1:07 CH
Thứ Tư
1
Tháng Năm
2024

Ôn lại lịch sử trường Petrus Ký - Nguyễn Thanh Liêm

09 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 11137)
congtruongpetrusky-large-content


Ôn lại lịch sử trường Petrus Ký (trước 75)
 

Nguyễn Thanh Liêm

Tôi ra đời trong một làng quê ở tỉnh Mỹ Tho. Ngay từ lúc còn học ở trường Tiểu Học tỉnh, tôi đã được nghe ba tôi và chú tôi nói nhiều về trường Petrus Ký. Thấy các anh học sinh trường College Le Myre de Vilers với bộ đồng phục trắng có gắng phù hiệu trông rất uy nghi tôi đã nể phục các anh và ngưỡng mộ trường college này lắm rồi. Nhưng chú tôi bảo là Petrus Ký còn to hơn, quan trọng hơn Le Myre de Vilers nhiều lắm. Riêng ba tôi thì hình như lúc nào cũng nhắc là “nữa lớn con sẽ học trường Petrus Ký.” Thành ra trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó trường Petrus Ký là cái gì vĩ đại lắm, nó lớn lao quan trọng vô cùng. Tôi cũng nghe một người bà con bảo là “học Petrus Ký ra là làm cha thiên hạ đấy.” Lời phát biểu chói tai đó thật ra cũng có phần đúng đối với thế hệ của tôi và đối với người dân Miền Nam thời đó. Bởi vì cho đến năm 1945, sau ngày Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai chấm dứt, cả Miền Nam nước Việt chỉ có 4 trường Trung Học công là Petrus Ký, Gia Long, Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chiểu), và College de Cần Thơ (Phan Thanh Giản), mà trong 4 trường đó chỉ có trường Petrus Ký là trường duy nhất có bậc đệ nhị cấp (tức là lycée hồi đời Tây). Dù ra đời trễ nhất trường Petrus Ký vẫn là trường lớn nhất, cao nhất, và nỗi tiếng nhất ở trong Nam. Thời xưa, có được bằng Tiểu Học đã là oai lắm đối với dân quê, có được bằng Thành Chung thì kể như trí thức lắm rồi, thuộc hạng thầy thiên hạ, huống chi là có được bằng Tú Tài. Quí hóa vô cùng, có mấy ai có được bằng này. Vậy mà trường Petrus Ký lại sản xuất ra số ít người quí giá đó. Bởi thế nên phụ huynh học sinh, những người hiểu rõ giá trị của giáo dục, nhất là những người có con trai, ai ai cũng đều mong muốn cho con mình được vào Petrus Ký cả.
Nhưng khi lên trung học thì tôi vào Le Myre de Vilers chớ không phải Petrus Ký vì thời cuộc lúc này và vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Khi xong đệ nhất cấp, tôi mới xin chuyển về trường Petrus Ký và từ đó sống ở Sài Gòn luôn. Được vào Petrus Ký là kể như ước mơ đã thành, tôi mừng không thể tả, nhưng người vui nhất chắc chắn là ba tôi và kế đó là nhưng người thân trong gia đình tôi. “Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, tôi có cảm giác như tôi đang được vươn mình lên để lớn thêm và để mở rộng tâm hồn cho khoáng đạt, cho thích nghi với với cái khung cảnh uy nghi đồ sộ của ngôi trường. Khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật tôi nói thầm trong lòng rằng ở trên đời này chắc chưa có trường học nào có được cái kỷ luật chặt chẽ và cái không khí trang trọng như trường này. Nhất là khi vừa qua khỏi cổng vào sân trong, nhìn lên giữa hành lang chính (préau) thấy thầy hiệu trưởng Phạm Văn Còn cùng với thầy giám học (thầy Huấn) và thầy tổng giám thị (thầy Trương) oai vệ đứng đó tôi càng thấy cái không khí nghiêm trang của ngôi trường hơn, một sự nghiêm trang mà tôi chưa hề thấy được ở những ngôi trường nào tôi đã học qua.” (TTHPK tr. 115-116). So với Le Myre de Vilers, trường Petrus Ký lớn hơn nhiều lắm, cũng ra đời sau Le Myre de Vilers lâu lắm. Họa đồ xây cất trường do một kiến trúc sư người Pháp là ông Hebrard de Villeneuve vẽ hồi năm 1925, và trường được khởi công xây cất liền sau đó để hoàn tất vào năm 1927. Niên khóa đầu tiên khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với bốn lớp học sinh chuyển từ Chasseloup Laubat sang. Lúc này trường mang tên Collège de Cochinchine. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin. Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt tên cho trường, biến trường này thành lycée (trường Đệ Nhị Cấp) và cho đặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vào giữa sân trường. Lễ khánh thành tượng đồng Petrus Ký và trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký được đặt dưới sự chủ tọa của Tống Đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse. Trường nằm ở giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, trên khoảng đất rộng mênh mông với đầy đủ cung cách của một khu học đường trang nghiêm yên tịnh. Tất cả đất đai, và phần lớn cơ sở trong khu vực đóng khung bởi bốn con đường Cộng Hòa, Thành Thái, Trần Bình Trọng và Nguyễn Hoàng, đều thuộc lãnh thổ của Petrus Ký. Trường có sân vận động riêng của trường, sân vận động Lam Sơn. Nhưng vì sự phát triển nhanh của nền giáo dục trong thập niên 1950 khi nước vừa độc lập nên một số cơ sở và đất đai của trường Petrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để xài cho những cơ quan giáo dục khác. Trường Quốc Gia Sư Phạm, trường Trung Tiểu Học Trung Thu dành cho con em Cảnh Sát, Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục đều được xây trên phần đất của trường Petrus Ký. Ba dãy lầu lớn của trường Petrus Ký được dùng cho Đại Học Khoa Học và Đại Học Sư Phạm. Nhà Tổng Giám Thị Petrus Ký được dùng làm Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ, và một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số các viên chức Bộ Giáo Dục. Tuy bị cắt xén nhiều nhưng trường Petrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam Việt Nam.
(Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers tuy kỷ luật cũng khá chặt chẽ, tuy cũng có nhiều biện pháp mạnh trừng phạt học sinh như cấm túc, đuổi học, vv...nhưng vẫn không có cái không khí trang nghiêm uy nghi của trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers khi cổng trường mở thì học sinh cứ đi thẳng vào trước lớp học của mình chờ tới giờ sắp hàng trước cửa lớp đợi thầy đến cho phép là vào lớp. Ở Petrus Ký, sau khi vào cổng học sinh phải xếp hàng bên hông trường trước. Xong rồi mới theo lệnh giám thị tiến vào bên trong xếp hàng chờ trước cửa lớp một cách rất trật tự. Ở Le Myre de Vilers học sinh không thấy ông hiệu trưởng đâu, nhưng ở Petrus Ký, khi vào bên trong trường là học sinh sẽ thấy ngay ban giám đốc đứng giữa hành lang chính nhìn xuống toàn thể học sinh của trường. Tôi chưa hề chào cờ ở trường Le Myre de Vilers bao giờ. Nhưng ở Petrus Ký thì học sinh phải chào cờ mỗi sáng Thứ Hai. Cảnh chào cờ bao giờ cũng rất nghiêm trang và long trọng. Ở đây lúc nào bạn cũng cảm thấy như được ban giám đốc chiếu cố tới luôn). 
Muốn được vào học trường Petrus Ký người đi học phải chứng tỏ được rằng mình thuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể là ở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trăm đầu của những người cùng lứa tuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Ký là kỳ thi rất gay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Quyển Kỷ Yếu của trường Petrus Ký niên khóa 72-73 ghi thành tích học tập của niên khóa trước như sau: 
TÚ TÀI II 
Ban A: Dự thi 101, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình Thứ, tỷ lệ 100%. 
Ban B: Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 Bình, 114 BT, tỷ lệ 100% 
Ban C: Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ 100% 
Đậu nhiều và nhiều người đậu cao, đó là thành tích học tập của học sinh Petrus Ký từ xưa đến giờ.
Trường Petrus Ký đối với tôi là một trường mẫu, lý tưởng, là tấm gương cho các trường khác noi theo. Lúc còn học ở Le Myre de Vilers bọn học sinh chúng tôi luôn lấy các bạn Petrus Ký làm mẫu trong mọi hoạt động. Bởi vậy nên khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, tôi quyết định lấy Petrus Ký làm ưu tiên một trong việc chọn lựa nhiệm sở của tôi. Tôi được về Petrus Ký theo ý muốn. Ở thời đại của tôi được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Đô thành thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Nói chung thì phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian. (Giáo sư Nguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm sau làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên). Đặc biệt là từ niên khóa 1964-65 giáo sư Petrus Ký giữ vai trò quan trọng trong việc soạn đề thi cho các kỳ thi trên toàn quốc. Họ cũng là những người đem bài thi trắc nghiệm khách quan (objective tests) thay dần vào chỗ những bài thi theo lối luận đề (essay). Một số giáo sư khác đã có những công trình nghiên cứu soạn thảo, viết sách giáo khoa rất có giá trị như giáo sư Phạm Thế Ngũ, giáo sư Vũ Ký, vv...Phần đông đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Thầy Đảnh, thầy Thái, thầy Ái, thầy Minh, thầy Hạnh, thầy Đính, thầy Nam... thầy nào học trò cũng thương cũng mến và thầy nào cũng hết lòng lo lắng cho học sinh, cũng như lo lắng cho trường. Mến thương học trò, mến thương trường Petrus Ký, đó là điều mà phần đông anh chị em giáo sư Petrus Ký đều cảm thấy. Cho nên năm 1962 khi tôi bị đưa đi làm hiệu trưởng ở Bình Dương tôi thấy rất khổ tâm khi phải rời khỏi trường. Cũng may là năm sau tôi lại được trở về Petrus Ký không phải để đi dạy lại mà để làm hiệu trưởng trường này.
Tôi là hiệu trưởng đời thứ 13 của trường mặc dầu trước tôi chỉ có 11 ông hiệu trưởng (vì ông Valencot làm hiệu trưởng tới hai lần cũng như giáo sư Trần Ngọc Thái sau này). Từ 1927 cho đến năm 1975 trường có tất cả 17 vị hiệu trưởng. Trong số 17 ông hiệu trưởng này, có 5 người Pháp (Banchelin, Valencot, Andre Neveu, Le Jeannic, và Taillade) và 12 người Việt Nam (Lê Văn Kim, Phạm Văn Còn, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Lược, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thái, Trần Văn Thử, Trần Văn Nhơn, Bùi Vĩnh Lập, và Nguyễn Minh Đức). So với những vị hiệu trưởng trước, tôi là người quá trẻ khi đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường này. Lúc đó tôi mới có 30 tuổi trong khi những vị hiệu trưởng trước tôi không có vị nào dưới năm mươi tuổi. Tất cả đều là bậc thầy của tôi. Nhưng cũng từ tôi trở đi thì hiệu trưởng Petrus Ký đều còn nhỏ tuổi cả (trừ ra giáo sư Trần Văn Thử), tất cả là đàn em của tôi về phương diện tuổi tác. Lớp trẻ chúng tôi tuy có rộng rải, cởi mở hơn thế hệ lớn tuổi nhưng tất cả đều không xa rời truyền thống tốt đẹp của trường Petrus Ký. Kỷ luật, trật tự vẫn đứng hàng đầu. Chọn lựa kỷ giáo sư, chọn lựa kỷ học sinh, thúc đẩy các hoạt động trong cũng như ngoài học đường, vận động mọi phương tiện, mọi nguồn yểm trợ để phát triển trường sở, thăng tiến việc học của học sinh, làm cho học sinh đậu nhiều và đậu cao trong các kỳ thi, đào tạo người giỏi cho non sông tổ quốc, đó là những điều chính yếu mà ông hiệu trưởng Petrus Ký nào củng cố làm. Ông hiệu trưởng nào cũng biết là trường mình là trường rất nỗi tiếng, rất được sự chú ý của chính quyền cũng như của dân chúng. Ông hiệu trưởng nào cũng biết trường mình là trường được giới giáo dục coi như là trường kiểu mẫu của trường trung học ở miền Nam tự do và là trường luôn được sự chú ý của mọi người và mọi giới. Những nhân vật hàng đầu của chính phủ thường đến thăm viếng trường, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Quốc Hội đến các Tổng Bộ trưởng, đến các quốc khách từ các quốc gia khác đến. Ai cũng biết trường mình là trường đã từng đào tạo rất nhiều nhân vật quan trọng, từng giữ những vai trò lãnh đạo trong chánh quyền bên này hay bên kia, từng đóng góp vào việc làm nên lịch sử cho xứ sở.
Và trên hết tất cả ai cũng hiểu rằng trường mình hết sức hãnh diện mang tên một nhà bác học, một nhà văn hóa có công rất nhiều đối với việc phổ biến nền học thuật mới ở Việt Nam hồi thế kỷ thứ XIX. Đó là nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký. Nói đến ông là người ta phải nhớ đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt sau đây: 
1. Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo trước tác. 
2. Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho, 
3. Làm báo theo đúng mẫu mực một tờ báo, và 
4. Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ kỹ lỗi thời của nho gia.
Qua công trình soạn thảo, trước tác của ông ta thấy ông là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, ba đặc tính quan trọng mà nền giáo dục chân chính và tiến bộ nào cũng cần phải có. Lý tưởng của ông là đào tạo được lớp người mới có đủ những kiến thức khoa học kỹ thuật của văn minh Aâu Tây đồng thời nắm vững những nguyên tắc đạo đức cổ truyền Á Đông, vừa có tâm hồn khai phóng, cởi mở, vừa có tinh thần dân tộc, vừa biết tôn trọng giá trị con người dù bất cứ trong xã hội nào. Lý tưởng đó được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam manh nha từ thời Pháp thuộc để phát triển và bành trướng mạnh mẽ từ Đệ Nhất qua Đệ Nhị Công Hòa.
Trường trung học được cái danh dự mang tên Petrus Trương Vĩnh Ký từ khi ra đời đã mang lý tưởng giáo dục đó biểu lộ trong hai câu đối ghi khắc trước cổng trường: 

“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt 
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.” 

Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia, đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở, đã trở thành một trường trung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam. 



Nguyễn Thanh Liêm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 2012(Xem: 15648)
Nhiều năm gần đây, đọc báo chí của nhà nước Hà Nội xuất bản tại Việt Nam, độc giả hãi hùng vì những trích thuật từ những áng “Kim Cổ Hùng Văn” của các cô cậu tú. Hãi hùng và buồn cười. Nghĩa là chết vì buồn, và vì cười.
01 Tháng Mười 2012(Xem: 10568)
Đứng trước tình thế này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã không thể ngồi yên và không quân là đơn vị đầu tiên được họ ưu tiên nâng cấp tăng cường sức chiến đấu
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9792)
Nói làm gì về chuyện: "Ca nữ bất tri vong quốc hận Cách giang do xướng hậu đình hoa"
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9249)
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9684)
Thua một trận đánh, không phải là thua cả cuộc chiến. Thua trên mặt trận súng đạn, quân chánh Miền Nam lưu vong ra hải ngoại tiếp tục cuộc chiến trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, mệnh danh là “cuộc chiến giữ lửa.”
29 Tháng Chín 2012(Xem: 9687)
Có thể nói, ai đã từng là học sinh Việt Nam, từng học sử Việt, thì không mấy ai xa lạ với danh từ “thời kỳ đô hộ” của Trung Hoa trong lịch sử suốt mấy ngàn năm của dân tộc.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 9601)
Bắc Kinh đang lợi dụng những gì mà họ coi là yếu kém của ASEAN, Mỹ, Nhật Bản để thúc đẩy cơ chế kiểm soát của Trung Quốc tiến về phía Nam và sâu hơn nữa vào “trái tim hàng hải” của Đông Nam Á (Biển Đông).
28 Tháng Chín 2012(Xem: 11108)
Tất cả là giả tưởng Còn lại là thê lương Mấy triệu sống tha hương Còn lại tám mươi bảy triệu
28 Tháng Chín 2012(Xem: 11843)
Thợ mỏ TQ – Mối đe dọa mới ở Afghanistan Giờ đây, những người thợ mỏ Trung Quốc lại là mối đe dọa mới với những bức tượng Phật có tuổi đời hàng nghìn năm ở Afghanistan.
27 Tháng Chín 2012(Xem: 10387)
Khúc Hoàng tay Nguyệt còn chờ dạy, Cánh phượng đường mây đã vội chi. Chua xót lòng xem lời để lại, Hững hờ duyên bấy bước ra đi,
27 Tháng Chín 2012(Xem: 10352)
Không những có tài năng khiến mọi người nể phục, những nhà khoa học nữ này còn sở hữu nhan sắc khiến ai bất cứ quý ông nào cũng xiêu lòng.
25 Tháng Chín 2012(Xem: 10692)
Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed).Mình nghe nó đề nghị cái gì có vẻ trái tai thi luôn luôn kiếm second/third opinion.
24 Tháng Chín 2012(Xem: 9871)
Có ai hỏi anh từ đâu tới? Tôi trả lời, tôi từ đất nước Xưa là nước Việt Nam Nay chệt Tàu gọi là An nam đô hộ phủ,
24 Tháng Chín 2012(Xem: 10339)
Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy
24 Tháng Chín 2012(Xem: 22656)
Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 9267)
Quí vị không muốn đồng hành cùng dân tộc để cùng chống ngoại xâm thì không có gì để nói nếu quí vị muốn đồng hành cùng dân tộc thì quí vị nên có thành tâm trao trả tự do cho toàn dân
23 Tháng Chín 2012(Xem: 11218)
Khi con chim còn sống, nó ăn con kiến. Khi con chim chết, con kiến ăn con chim.
23 Tháng Chín 2012(Xem: 12074)
Nhìn hình chụp căn nhà của cựu Tổng Thống VNCH, ai cũng thấy đó chỉ là một căn nhà bình thường của giới trung lưu trước 1975. Nếu so với những dinh thự của các đảng viên cán bộ cộng sản thì không bằng cái nhà để xe của họ dù trước khi cướp được quyền họ chỉ là dân vô sản vô học.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 9904)
Định mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 10629)
Giới truyền thông Hoa Kỳ cho biết thêm là bộ phim đang làm chấn động thế giới Hồi giáo đã do đạo diễn Mỹ, Alan Roberts, 65 tuổi thực hiện.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 13217)
Nói vắn tắt thì Vương đạo dùng đức trị, còn Bá đạo dùng lực trị "dĩ lực phục nhơn giả Bá, dĩ đức phục nhơn giả Vương" (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu)
20 Tháng Chín 2012(Xem: 10343)
Đàn lòng ai oán mỗi đêm thâu? Hỏi bạn tri âm giờ ở đâu! Ngỗn ngang bao nỗi sầu nhân thế Thương, nhớ người ơi tóc bạc màu!
19 Tháng Chín 2012(Xem: 8689)
“ Dù sao thì hành động chống người thi hành công vụ của anh Đoàn Văn Vươn cũng phải được đưa ra xét xử. Nhưng, thông điệp mà các địa phương chờ đợi không phải là những năm tù cho anh mà là thái độ của nhà nước với chính quyền Tiên Lãng.
19 Tháng Chín 2012(Xem: 28465)
Càng đọc tôi càng tin chắc đây là thông tin mình muốn tìm. Xúc động oà vỡ. Run rẩy. Tôi không dám tin đây là sự thật. Tôi định thần đọc đi đọc lại bài báo để biết chắc mình không nằm mơ.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 11021)
Có buổi trao trả, phía chính quyền miền Nam VNCH trao cho phe Việt Cộng 1200 (một ngàn hai trăm) tù binh để nhận lại chỉ vỏn vẹn có 3 người tù mà họ phải nằm trên cáng như ở buổi trao trả ngày 21-3-1973 tại bờ sông Thạch Hãn.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 9892)
Em đi, chàng theo sau. Em không dám đi mau, Ngại chàng chê hấp tấp, Số gian nan không giàu.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 9572)
Vốn yêu quí thiên nhiên và thích khám phá thiên nhiên, chính vì thế mà các nhà nhiếp ảnh luôn mong muốn sử dụng ngôn ngữ nhiếp ảnh để thể hiện trạng thái và cung bậc tình cảm của mình với thiên nhiên
16 Tháng Chín 2012(Xem: 9822)
Nhưng với email đó, ký tự @ từng suýt bị bỏ đi đã trở thành một biểu tượng vô cùng quan trọng của cuộc cách mạng truyền thông của loài người.
16 Tháng Chín 2012(Xem: 9578)
Nếu sĩ phu và giới trẻ cứ mắt lắp tai ngơ, không quyết lòng tiến hành công cuộc cách mạng Dân tộc Toàn triệt, sớm giải trừ nọc độc cọng sản thì đời con của em bé bán gà sẽ lại cũng giống như mẹ
09 Tháng Chín 2012(Xem: 11963)
Thiệt tình là không còn tâm trí đâu mà viết nên xin gởi lại bài viết khi phó vương Tàu Tập Cận Bình tuần tra An Nam hồi năm ngoái để nói lên tình thế nguy ngập kề cận của nước nhà.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 23892)
Điểm duy nhất chúng ta hoàn toàn khác biệt với họ là chúng ta không có khái niệm về “người Tàu Quốc gia” và “người Tàu Cộng sản” dù rằng nước ta có hoàn cảnh chẳng khác họ bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một tổ quốc Trung Hoa vĩ đại và đó chính là niềm tự hào của dân tộc chúng ta .
07 Tháng Chín 2012(Xem: 10512)
tuổi thơ của tôi được dạy dỗ là như vậy: từ học hỏi tính tốt làm người cho đến lòng tự hào dân tộc chí đến truyền thống yêu nước, chống xâm lăng.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 9062)
Vi sinh, vi khuẩn, vi trùng đều có thể bị diệt trong các loại thức ăn được nấu chín. Nhưng còn độc tố do các hóa chất mang lại? Việc nấu chín hay không nấu chín, trong trường hợp này, thật ra, chẳng khác nhau mấy.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 10041)
Con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù
27 Tháng Tám 2012(Xem: 10104)
Với tấm lòng yêu quê hương nòi giống, ước mong đem sự học hỏi hiểu biết trong đời mình hầu tạo dựng một cuộc cách mạng bản thân cho thế hệ thanh niên Việt Nam hùng mạnh để phục vụ cho quốc gia
27 Tháng Tám 2012(Xem: 9163)
hậu quả vẫn dẫn tới hỗn loạn tài chánh, đi tới sụp đổ kinh tế, gây ra hỗn loạn xã hội và cuối cùng là nổi loạn mà cho dù bọn “ chỉ biết còn đảng, còn mình” hung hản cách nào cũng bị tràn ngập.
25 Tháng Tám 2012(Xem: 9693)
Trên bình diện quốc tế, nếu có một tổ chức nào mạnh và giàu, đem áp dụng trò ảo-thuật “short selling” đó vào một quốc gia yếu và nghèo, thì cả hệ thống kinh tế và hệ thống kỹ nghệ còn non nớt của quốc gia ấy sẽ bị “nuốt” mất hết ……….Mà tổ chức mạnh và giàu đó đã có sẵn rồi ……..Đấy là IMF & World Bank. . .* *
22 Tháng Tám 2012(Xem: 11194)
Một đồng hương đã chuyển đến cho BCH Hội ái hữu Biên Hòa California, như một lời nhắn nhủ một lòng tri ân bao anh linh đã nằm xuống cho quê hương đất nước
21 Tháng Tám 2012(Xem: 8983)
Ngày nào hàng hàng, lớp lớp những anh thư, hào kiệt như trên nhất tề vùng dậy thì bọn gian tà mãi quốc, cầu vinh cs chết không có đất chôn. Tiền của tham ô, cướp giựt của chúng hiện nay đang ùn ùn tẩu tán ra hải ngoại, Quốc dân Cách mạng Việt Nam sẽ thâu hồi lại.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 9148)
với nhạc tiền chiến và cải lương, và nhất là những bộ phim kinh dị "kể lúc không giờ". Ký ức từ những năm tháng đó mới thực sự làm gương mặt của người đạo diễn tài ba sáng rực lên khi nói chuyện, hơn cả hai bộ phim anh tâm đắc là Ván Bài Lật Ngửa và Con Ma Nhà Họ Hứa.
19 Tháng Tám 2012(Xem: 8809)
Chiều thứ Hai 6.8.12 đầu tuần này, sau 3 giờ một chút rất nhiều người trên thế giới phải chịu đựng "bảy phút kinh hoàng". Bảy phút này bắt đầu từ 3 giờ 8 phút (giờ Đông bộ Úc). May mắn "bảy phút kinh hoàng" đã kết thúc bằng tiếng reo hò vui mừng vào 3:15 phút. Đó là lúc chiếc xe mang tên "Curiosity, Tò Mò" đáp xuống Hoả Tinh.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 10194)
Nếu lúc đó Bạn đã có nhiều phương tiện di tãn (tốt) trước hay trong ngày 30/4/1975, chắc chắn Bạn chưa bao giờ hiễu nỗi thống khỗ , hay biết thế nào là khóc trong sự tức tưỡi cũa người dân miền Nam
16 Tháng Tám 2012(Xem: 9221)
Trong cộng đồng người Việt tại Czech có người tốt kẻ xấu, một thiểu số gây nên những tệ nạn xã hội như: nạn buôn người, trồng cần sa…v.v và vv…vì họ là những người Việt Nam không chịu từ bỏ „cái đỉnh cao trí tuệ“ để học cái hay, cái đẹp, cái chân thật mà hội nhập với thế giới văn minh tiến bộ Đó là nỗi buồn chung của chúng ta!
16 Tháng Tám 2012(Xem: 8856)
Trong lịch sử của nước Mỹ, tính đến nay chỉ có 28 người nhập cư trở thành công dân của nước này khi đã ở tuổi trên 100.và ông Trần Chất là người thứ 28 có tuổi quá “bách niên” nhập quốc tịch Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử đất nước này.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 9090)
Mới đây, nghệ sĩ người Nga Anna Dancheeva đã công bố một dự án đặc biệt bao gồm những bức ảnh cực độc đáo do cô sáng tạo. Dự án này có tên "365 ngày", được thực hiện từ tháng 12 năm ngoái và hiện vẫn đang tiếp tục.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 9230)
Nhân khi Tàu cọng âm mưu cùng Việt gian cọng sản, dùng sách lược “tầm ăn dâu”, biến dất nước ta thành An nam đô hộ phủ thời hiện đại, xóa nhòa dân tộc tính.Xin gởi lại bài viết cũ có đôi lời về DÂN TỘC TÍNH VIỆT NAM.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 8868)
Đời người, đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy người. Đời người, phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 12152)
Những hình ảnh Tượng Đài Mỹ Việt được xây dựng khắp nơi. Như sự tưởng nhớ đến bao anh linh đã nằm xuống cho Miền Nam Việt Nam
13 Tháng Tám 2012(Xem: 9896)
Tiếng bom xăng Thủ Thiêm kháng cự cường quyền cướp đất đã nỗ rền. Bình ắc quy điện cũng đã từng kích hỏa. Máu cũng đã đổ ít nhiều! Thủ Thiêm màu hòa nước mắt!