5:17 SA
Thứ Năm
2
Tháng Năm
2024

CẦU TRƯỜNG TIỀN - NÉT THƠ XỨ HUẾ - NGUYỄN VĂN LIÊM

22 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 16142)
 Dẫu trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, dẫu có nhiều đổi thay thì cầu Trường Tiền vẫn soi bóng trên dòng Hương Giang hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền vẫn là một biểu tượng đẹp lãng mạn của đất cố đô, là một nét thơ xứ Huế. Hình dáng mềm mại, duyên dáng của cây cầu trong khung cảnh thơ mộng đã gợi nên nhiều cảm xúc cho các văn nhân thi sỹ. Cầu Trường Tiền cũng là một địa danh gắn bó với cuộc sống, tình yêu của con người nơi đây:
 “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
 Em theo không kịp, tội lắm em anh ơi!
 Bấy lâu mang tiếng chịu lời
 Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa”
(Ca dao. Cũng có tài liệu cho rằng đây là thơ của ông Hoàng giáp Đỗ Huy Liêu (người Nam Định sáng tác) 
huex1-large
 Năm 1941, trong thời gian lưu lạc tới xứ Huế, thi sỹ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu cùng màu sơn nhũ bạc (nguyên bản) như hình ảnh của chiếc lược ngà:
 “…Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”
(Vài nét Huế - Nguyễn Bính)
 Những thăng trầm lịch sử của cầu Trường Tiền cũng được ghi chép lại rất nhiều bằng thi ca, âm nhạc. Năm 1946, cầu bị sập và đã có câu ca mang âm hưởng hò sông thế này:
 Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
 Kể tự đời Thành Thái đến nay.
 Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
 Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?
 Đáp rằng:
 Chí quyết thắng Pháp Tây
Nên cầu nầy phải phá,
 Đừng buồn bã em ơi.
 Nước non khôi phục được rồi
,
Cầu nầy bắc lại, không mấy hồi đó em...
 Lịch sử, vị trí và số phận cầu Trường Tiền mặc nhiên đã làm cho cây cầu mang một trọng trách và cũng là niềm tự hào. Cho dù sau này có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương ở những thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau: cầu Bạch Hổ, cầu Phú Xuân, cầu Bãi Dâu…; thì cầu Trường Tiền vẫn là cây cầu số 1, cây cầu đẹp nhất, tiêu biểu nhất của đất Cố đô.
 Có một người con xứ Huế ở phương trời xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi...”
 
Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang.
 Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô. Hình ảnh những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, in trên bầu trời; hình ảnh những tà áo dài nữ sinh bên cầu, những con thuyền trên dòng sông dưới chân cầu, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu; hình ảnh cây cầu sáng rực rỡ lung linh trong đêm… mãi là những ký ức đẹp, những âm điệu và ngôn từ đẹp lãng mạn đến muôn đời của bài thơ xứ Huế,
 
 Hà Thành (trích)

 Huế không chỉ đẹp về những danh lam, thắng cảnh và di tích, Huế còn đẹp bởi những hàng cây xanh, những con sông xanh trong chảy qua thành phố. Nói đến những con sông ở Huế, chắc chắn bất kỳ ai cũng sẽ nghĩ đến dòng Hương “dùng dằng không chảy” giữa lòng thành phố, nhưng Huế không chỉ có Hương giang, bên cạnh đó con sông An Cựu “nắng đục mưa trong” cũng làm cho nhiều du khách ngỡ ngàng.
 Từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn vào đất Thuận hóa, qua mấy lần dời chỗ định đô từ Ái Tử đến Kim Long, cuối cùng nhà Nguyễn đã chọn vùng đất Phú Xuân trên bờ sông Hương làm nơi định đô lâu dài. Nơi đây, có dòng sông Hương chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường, xung quanh lại có các con sông Bạch Yến, sông Gia Hội bao bọc che chở bảo vệ cho Kinh thành. Không những thế, nhà Nguyễn còn khai thông, nạo vét nhiều dòng sông chảy quanh vùng ngoại ô, biến vùng đất này trở thành trung tâm quyền lực chính trị của vương triều mới. An Cựu là một trong những con sông như vậy được đào vào thời vua Gia Long.
 Lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng kinh thành và lập ra kế hoạch phát triển vùng phụ cận Huế.Sau khi quan sát địa lý hình thể và thăm dò ý dân nhà vua quyết định cho đào sông An Cựu. Cửa sông An Cựu khơi trên một lòng một con suối cũ, bắt đầu lấy nước sông Hương từ đoạn cuối cồn Dã Viên, chảy theo hướng bắc nam, bờ phía tây của sông chảy dọc theo dưới chân của gò Dương Xuân, Bến Ngự, Phủ Cam, Kho Rèn… Lúc này dòng sông vẫn còn rất nhỏ, có nhiều nơi rất cạn.
 huex2-large 
 Đoạn sông đầu tiên, hai bên bờ đang được tiếp tục chỉnh trang
 
 Theo truyền thuyết thì dòng sông được khơi dòng đúng vào nơi hang động của một con thuồng luồng khổng lồ nhiều năm ẩn dật dưới lòng sông Hương làm cho hang động của nó bị lộ ra, do vậy mà mỗi khi trời nắng, thời tiết nóng không chịu được nó trở nên dữ tợn, vẫy vùng, khuấy đảo phù sa, làm đục ngầu cả dòng nước nguồn, sông An Cựu trở nên đục vào những ngày nắng. Còn những ngày mùa thu, tiết trời mát mẻ, thuồng luồng nằm im trong hang động, dòng sông không bị khuấy đảo, nước sông An Cựu trở nên trong vắt như mặt nước Hương Giang. Chính vì vậy mà dân gian vẫn lưu truyền câu ca “Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/ Sông An Cựu nắng đục mưa trong”
 Sông An Cựu tuy là con sông đào, nhưng lại là con sông có đến 30km chiều dài (bằng chiều dài của sông Hương tính từ ngã ba Bãng Lãng nơi hợp nhất của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch cho đến cửa biển). Thời vua Gia Long con sông mang tên An Cựu. Năm Gia Long 13 (1814), sau khi khảo sát tình hình, nhà vua đã cho khơi đào thêm sông An Cựu khơi thông cùng với sông Hương và sông Đại Giang nhập vào phá Hà Trung, góp phần thau chua rửa mặn cho cánh đồng Hương Thuỷ, vì vậy đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821), sông An Cựu được đổi tên thành sông Lợi Nông. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) khi đúc Cửu Đỉnh, hình ảnh và tên sông đã được khắc vào Chương Đỉnh.
 Lúc khởi đầu khi đào sông chỉ vì mục đích lợi nông, biến hàng ngàn vạn mẫu đất hoang đầm lầy ngập mặn trở thành đồng ruộng phì nhiêu, nhưng khi kinh tế nông nghiệp phát triển thì kéo theo sự phát triển các cụm dân cư rải rác dọc theo 2 bên bờ sông như chợ Bến Ngự, chợ An Cựu… thì sông An Cựu trở thành thủy lộ duy nhất và quan trọng số một đi từ kinh thành về phía nam, rồi từ đầm Hà Trung thuyền có thể ra biển đông bằng cửa biển Tư Hiền và có thể theo đường bộ qua Hải Vân Quan.
 Bây giờ thì dòng sông An Cựu đã trở nên một dòng sông đẹp không kém gì dòng sông Hương, với những đường cong uốn lượn, những hàng chè tàu thẳng tắp hai bên bờ và những hàng kè dọc sông đầy màu xanh tươi mát. Trên con sông này những cây cầu mới, đẹp, đã và đang được dựng lên thay cho những cây cầu cũ kỹ ngày xưa.
huex3-large
 Cầu Ga ngày xưa, bên kia là Ga Huế
 
 huex4-large
 và cây Cầu Ga bây giờ

 Chỉ cách cửa sông 500m bạn sẽ bắt gặp cầu Ga, cây cầu gần nhất của dòng sông này và cũng là cây cầu đầu tiên bạn sẽ thấy nếu đến Huế bằng xe lửa. Cầu Ga - bởi lẽ đây là câu cầu nối liền thành phố và Ga Huế, ga đường sắt cổ kính được xây dựng từ năm 1909, là một trong những kiến trúc Pháp ít ỏi còn lại trên tuyến đường sắt xuyên Việt ngày nay.
 Từ đây dòng sông bắt đầu uốn lượn quanh co qua những địa danh quen thuộc hai bên sông: Nam Giao, Bến Ngự, An Cựu, Phủ Cam,… những địa danh mà bất kỳ người nào đã từng đến Huế đều được nghe nói đến.
huex5-large
 Ga Huế ngày nay
 
 Cây cầu tiếp theo trên dòng sông này là cầu Nam Giao trên con đường Điện Biên Phủ. Con đường này chạy thẳng tắp đến tận Đàn Nam Giao. Đường được hình thành vào năm 1898, nguyên trước nền rải bằng đất biên hòa. Lúc đầu đường có tên Nam Giao Tân Lộ (để phân biệt với Nam Giao Cựu lộ là đường Phan Bội Châu hiện nay), người Pháp thì gọi là Đại lộ Nam Giao (Avenue Nam Giao). Năm1977 đường được đặt lại tên mới là đường Điện Biên Phủ, nhưng dân gian vẫn quen gọi là đường Nam Giao. Điều thú vị là con đường này rất thẳng, nếu bạn đứng tại điểm cuối là Đàn Nam Giao nhìn thẳng hướng con đường sẽ nhìn thấy cột cờ Thành Nội phía bên kia sông Hương.
 Xưa kia khi xây dựng Kinh thành Huế, các nhà phong thủy đã bố trí các công trình trên một trục thẳng hướng về phía nam với quan niệm: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Kinh dịch – Thiên tử phải quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ), đó là Đàn Nam Giao – Kỳ Đài – Ngọ Môn – Điện Thái Hòa. Và như vậy có thể nói rằng con đường này như là một trục thẳng hướng từ Đại Nội đến Đàn Nam Giao. Một đồng nghiệp của tôi thuộc dòng dõi hoàng gia ngày xưa đã cho tôi biết thêm rằng thời kỳ ấy người ta đã dùng những ngọn đuốc vào ban đêm để nhắm thành một đường thẳng như vậy
huex6-large.
 Cầu Nam Giao vừa mới xây dựng lại
 
 huex7-large
 Nơi dòng sông uốn lượn

 Từ cầu Nam Giao xuôi theo dòng khoảng vài trăm mét nữa sẽ đến cầu Bến Ngự. Cũng không hiểu sao trên dòng sông này các cây cầu lại san sát nhau đến vậy. Cầu Bến Ngự nằm trên đường Phan Bội Châu. Con đường này được hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Đàn Nam Giao. Đầu thế kỷ 20 có tên Nam Giao Cựu Lộ, người Pháp gọi là đường Song hành phía Đông (Rue Parallèle Est) (để phân biệt với đường Song hành phía Tây, tức đường Nam Giao Tân Lộ). Bến Ngự là một địa danh hết sức quen thuộc. Bến Ngự, tức là bến sông nơi vua chúa hay đáp thuyền qua lại. Sở dĩ có tên gọi này, vì vào năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho dời dinh từ Bác Vọng về Phú Xuân và cho đắp đàn Nam Giao trên đất ấp Trường An, ở bờ Nam sông An Cựu. Hàng năm đều tế vào tháng trọng xuân. Suốt trong thời gian này, vua chúa và các quan đại thần đều đi thuyền từ sông Hương, vào sông An Cựu rồi neo thuyền ở bờ Nam, theo con đường Nam Giao cựu lộ, tức đường Phan Bội Châu này nay để đến đàn tế Nam Giao vì lúc đó chưa có con đường Nam Giao Tân lộ. Do vậy, nơi này mới có tên là Bến Ngự. Năm 1898, sau khi mở xong đường Nam Giao tân lộ, tức đường Điện Biên Phủ ngày nay, triều đình không dùng đường cũ để đến đàn Nam Giao nữa. Song địa danh Bến Ngự đã đi vào đời sống nhân dân.
huex8-large
 Cầu Bến Ngự
 
 Năm 2008, trong lúc đào móng thi công công trình kè hai bờ sông An Cựu tại khu vực gần cầu Bến Ngự, một số công nhân đã phát hiện ra 2 tảng đá thanh dài 2,4 m, dày 7,4 cm và được trục vớt lên mặt đất; còn một tảng đá xanh khác có trọng lượng lớn đang nằm dưới nước chưa trục vớt được, có thể đây là dấu tích Bến Ngự được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn?
 Bên cạnh cầu Bến Ngự là chợ Bến Ngự. Chợ được dựng lên vào đầu thế kỷ XX. Theo như trong gia phả của dòng họ tôi ghi lại thì người lập ra chợ Bến Ngự là Cao tổ dòng họ Nguyễn thuộc làng Dương Xuân Hạ nhũ danh là Nguyễn Thị Phú. Cụ là một người phụ nữ mù nhưng lại rất giàu có, người đã đặt nền móng đầu tiên cho nơi buôn bán sầm uất bên dòng sông này. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, mỗi kỳ cúng tế giỗ tổ tại chợ Bến Ngự, các tiểu thương tại chợ Bến Ngự vẫn dành ra một mâm cỗ đưa đến nhà thờ họ chúng tôi để tưởng nhớ người đã khai canh ra ngôi chợ này.
 Từ cầu Bến Ngự tiếp tục xuôi theo dòng sông An Cựu một đoạn ngắn sẽ bắt gặp cầu Phủ Cam. Cầu Phủ Cam vừa được xây dựng lại với kinh phí 15 tỷ đồng với quy mô vĩnh cửu, có chiều dài 54,7m, rộng 9m, lề bộ hành mỗi bên 2,25m. Địa danh Phủ Cam đã có từ xưa, tuy vậy vẫn có người gọi là Phú Cam.
 Từ thế kỷ 17 đây là nơi các hoàng tử lập phủ trồng cam, có lẽ vì vậy mà có tên là Phủ Cam. Điều đó không biết đúng sai thế nào nhưng thực tế thì nơi này trước đây vẫn còn có khá nhiều vườn cam còn lại. Năm 1739, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lập phủ chính ở làng Phú Xuân và trên đất làng Dương Xuân lập phủ Dương Xuân và phủ Cam. Về việc này trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quí Đôn từng chép như sau: “Ở thượng lưu về bờ nam có phủ Dương Xuân và phủ Cam.” Như vậy theo tài liệu này thì địa danh Phủ Cam chính thức được đặt tên vào thời điểm này.

huex9-large
    Con sông Phủ Cam ngày xưa
 huex10-large
 
 Cầu Phủ Cam vừa mới được xây dựng năm 2010

huex11-large
 

 Ngay chân cầu Phú Cam phía bờ nam sông An cựu theo một đoạn dốc ngắn bạn sẽ đến Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam. Đây là một trong những giáo đường lớn và lâu đời nhất của cố đô, được xây dựng lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII, sau ba lần bị phá hủy toàn bộ, đến năm 1995 mới cơ bản hoàn thành. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã thiết kế thánh đường theo lối kiến trúc hiện đại vẫn trang trí theo phong cách nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Dáng vẻ thanh thoát nhẹ nhàng cùng với vị trí ở trên cao của nhà thờ khiến du khách khi ngắm nhìn từ xa cũng đã cảm thấy lòng thư thái hơn.
 Bên kia cầu là con đường Nguyễn Trường Tộ với hai hàng cây long não xanh um. Vẫn còn đó ngôi nhà số 11/3, nơi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng sống. Chính tại nơi đây, người nhạc sĩ tài hoa ấy hàng ngày vẫn nhìn bóng dáng của “một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế. Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường” và ca khúc "Diễm Xưa" đã ra đời tại đây, ghi một dấu mốc cho ca từ đầy chất huyền thoại của Sơn "...Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau".

   huex12-large
 Cầu Kho Rèn
 
 huex13-large
 Cây cầu tiếp theo sau cầu Phủ Cam là cầu Kho Rèn nối liền đường Lý Thường Kiệt và đường Trần Phú. Cầu dài 77m, rộng 4m, bằng bê tông cốt thép. Ngày xưa cầu này được gọi là cầu sắt Dương Phẩm. Bây giờ đường Lý Thường kiệt đã được mở rộng rãi, khang trang, hệ thống điện đã được ngầm hóa. Thành phố đang xây dựng con đường này trở thành con đường đẹp nhất cố đô. Cầu Kho Rèn cũng đã được xây dựng rộng rãi, đẹp và vĩnh cữu. Không còn là cây cầu cũ kỹ ngày xưa một thời gánh chịu tang thương. Vụ sập cầu Kho Rèn năm 1988 cho đến bây giờ nhiều người vẫn còn nhắc lại. Hôm ấy là một buổi chiều mùa đông, mưa bay lất phất. Có một vụ khám nghiệm tử thi ở dưới chân cầu, một số người rãnh rỗi tò mò, các em bé đi học về và nhiều người khác cũng dừng xe chen lấn, xô đẩy nhau ở trên cầu để xem. Lan can cầu cũ kỹ không chịu nổi sức nặng của nhiều người, gãy xuống, kéo theo một mảng nền cầu gãy theo rớt xuống sông cùng với tất cả những người trên đó, người nọ kéo người kia, khoảng chừng ba bốn chục người, cặp sách học trò, áo mưa, nón lá nổi khắp trên mặt sông. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ bởi lẽ chính buổi chiều hôm đó, khi từ trường đại học về nhà tôi đã đi ngang qua đám đông mà không dừng lại cho đến khi về đến cầu Bến Ngự mới được tin cây cầu đã sập. Nếu như lúc đó vì một chút tò mò thì có lẽ ...
 Bắt đầu từ cầu Phủ Cam, dòng sông An Cựu trở nên đẹp và thơ mộng hơn với những bờ kè xanh um màu lá. Theo tôi đây là đoạn sông đẹp nhất của dòng sông An Cựu. Mỗi lần qua đây tôi đều nhìn ngắm hoài không biết chán. Cũng bởi lẽ đó mà đoạn sông này có rất nhiều các phủ đệ ven bờ sông.
huex14-large

huex15-large
huex16-large
huex17-large 
   
 
Theo tục lệ nhà Nguyễn, các hoàng tử, công chúa đến tuổi trưởng thành phải rời Tử Cấm Thành ra ngoài lập phủ đệ riêng. “Phủ” là tên gọi tắt của vương phủ, nơi ở của các hoàng tử. “Đệ” chỉ nơi ở của các công chúa. Các phủ đệ nay tập trung hầu hết đều trên đường Phan Đình Phùng quay mặt ra sông An Cựu theo hướng nam. Trên đoạn đường Phan Đình Phùng từ Phủ Cam đến chợ An Cựu chưa đầy 2 km nhưng có đến hàng chục phủ đệ, nhà vườn. Vương phủ có tuổi thọ lâu đời nhất là Phương Thôn Thảo Đường của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, con trai thứ mười của vua Minh Mạng. Sinh thời, ông nổi tiếng với tài văn thơ xuất chúng, vua Tự Đức từng khen ông và người em cùng cha khác mẹ với ông là Tuy Lý Vương Miên Trinh: “Thi đáo Tùng, Tuy bất Thịnh Đường”. Có nghĩa là thơ văn giỏi như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì thơ thời Thịnh Đường không còn nghĩa lý gì cả.
   huex18-large
 Phủ Tùng Thiên Vương Miên Thẩm
 
 Ở địa chỉ 179 Phan Đình Phùng là vương phủ của Kiên Thái Vương Hồng Cai (1845-1876), con trai thứ 26 của Hoàng Đế Thiệu Trị. Kiên Thái Vương là thân phụ của ba Hoàng Đế Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), và Đồng Khánh (1885-1888).
   huex19-large
 Phủ Kiên Thái Vương

 Bên cạnh phủ Kiên Thái Vương là cung An Định. Cung được Hoàng Tử Phụng Hóa Bửu Đảo xây làm phủ riêng năm 1902. Năm 1916 Hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi thành Hoàng đế Khải Định thì An Định trở thành cung riêng của Hoàng thái tử Vĩnh Thụy, tức Hoàng đế Bảo Đại sau này. Kế cận cung An Định, ở địa chỉ 181, là ngoại từ để thờ phượng tiên tổ của Khôn Nghi Hoàng Thái Hậu Tiên Cung (1868-1944). Tiếp sau đấy là phủ của An Hóa Công Bửu Tửng, con trai vua Đồng Khánh, ở địa chỉ 185. Cuối cùng là Nguyễn Đức Đường Môn ở địa chỉ 189, phủ cũ của Bái Ân Công Chúa Nguyễn Phúc Lương Trinh (1830-1891).
   huex20-large
 An Định Cung

  Trừ Cung An Định được Nhà nước đầu tư kinh phí để phục hồi còn lại các phủ đệ khác vẫn đang ngày càng bị hư hỏng dần qua thời gian. Việc bảo tồn và gìn giữ các phủ đệ này cũng là một nét riêng rất Huế, đặc trưng của vùng đất Cố đô.
  huex21-large  
 và cả đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo
 
 Điểm cuối của con đường Phan Đình Phùng cắt ngang Quốc lộ 1A là cầu An Cựu. Cầu An Cựu đầu tiên được cầu được làm bằng gỗ từ đời Gia Long, dài 7 thước. Vào năm 1897, dưới thời vua Thành Thái, cầu được thay bằng sắt. Năm 1990 cầu được xây dựng lại bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu. Cạnh cầu An Cựu còn có Chợ An Cựu nằm bên bờ Bắc sông An Cựu, nằm ở chỗ tiếp giáp giữa đường Phan Đình Phùng và đường Hùng Vương (QL1A). Trước đây, chợ có tên là chợ Đường Ngang vì nó nằm trên một trong những đường ngang thẳng góc với sông Hương. Vị trí chợ ngày xưa bây giờ là Nhà Văn hóa trung tâm. Sau vì gần đó có trại lính Pháp nên người Pháp bắt chợ phải dời đến địa điểm hiện nay. Cũng vì sự kiện này mà ở Huế có câu ca dao:
 Kể từ Tây lại, sứ sang
Đò Trường Tiền khác bến, chợ Đường Ngang đổi dời
Ơi em ơi, em ăn ở làm cho có đất có trời
Đừng ham duyên mới phụ lời nước non.
huexua22-large 
 Cầu An Cựu xưa kia
 Từ An cựu thẳng về đầm Hà trung, trên con sông này còn thêm 3 cây cầu nữa nhưng nhỏ và không có tên. Và cũng từ đây, con sông bắt đầu đi ra phía ngoại ô thành phố, dòng sông An Cựu đã bị lấn dần, không được quan tâm, chăm chút nên không còn đẹp như những đoạn sông phía trên nữa.
 Hiện tại Huế đang thực hiện công tác chỉnh trang dòng sông Ngự Hà (trong Kinh thành Huế) với hệ thống bến thuyền, bờ sông phục vụ cho du lịch đường thủy trong kinh thành. Hy vọng một ngày nào đó, dòng sông An cựu cũng sẽ được chỉnh trang đẹp hơn, đầy đủ hơn và du khách có thể du thuyền trên dòng sông An Cựu thăm những địa danh quen thuộc, những phủ đệ xưa ven dòng sông thơ mộng này
 Nguyễn Văn Liêm


Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Sáu 20193:54 CH
Khách
Cầu Bạch Hổ chưa bao giờ bắt qua sông Hương nhé. Cầu Bạch Hổ nối Lê Duẩn với đường lên Kim Long. Sau này được đổi tên thành cầu Kim Long như bây chừ. Còn cầu Đường Sẳt được dân gian hiểu lầm gọi là cầu Bạch hổ mà thôi. Cầu mới xây gần nhất vào năm 2009 là cầu Dã Viên như hiện nay bắt qua cồn Dã Viên (gọi là Dữ Dã Viên).
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tám 2012(Xem: 13466)
Diễn tả một người lính trẻ trong lúc vượt qua ngọn đồi, phút chốc dừng lại quì cúi đầu cầu nguyện cho những vong hồn của đồng đội đã bỏ mình đêm qua.
09 Tháng Tám 2012(Xem: 9651)
Nhân bản là tình thương Không đương cự được súng đạn Nhưng súng đạn rồi sẽ hết Tình người còn dài lâu
08 Tháng Tám 2012(Xem: 8765)
Xin cùng nhau mở Hội nghị Diên Hồng, thực thi truyền thống Quyết chiến – Hy sinh, trước đánh đuổi bọn thái thú Tô Định, sau đánh tan xâm lược Tàu.
05 Tháng Tám 2012(Xem: 17088)
Bốn tuần huấn nhục mới thật gay go. Mở mắt ra là chạy! Ôm cây Garant M1 nặng 4 kí rưởi chạy đông, chạy tây từ phòng học nầy qua phòng học khác cả ngày mới thật là khổ.
01 Tháng Tám 2012(Xem: 9616)
không bằng kinh nghiệm chiến trường mà bằng tấm lòng ngạo nghễ của tuổi trẻ Việt Nam Chiến đấu và chết nhẹ tựa lông hồng HỒN TỬ SĨ, GIÓ Ù Ù THỔI
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 9942)
Chúng tôi cũng tin chắc rằng những kẻ ác độc, gian tham, thích làm cho người khác đau đớn, lo sợ, khổ nhục, chúng sẽ không biết đến Thiên-Đàng là gì và cũng không tìm được Thiên-Đàng trong đời này hay trong những kiếp sau./.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 71000)
Mẹ Nghĩa từ trăm năm trước liều thân chống thực dân Tây Mẹ Liêng ngày nay lấy thân làm đuốc thiệu rụi tà quyền cọng sản bất nhân
29 Tháng Bảy 2012(Xem: 10738)
Những mẫu tiền cũ được sưu tầm. Một tư liệu quý giá. Chân thành đồng hương đã đóng góp cho trang nhà
29 Tháng Bảy 2012(Xem: 9413)
Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau cũng nói lên những đặc tính của Olympia: Hoà bình, Vui tươi, Khoẻ mạnh, Chân thành và Tình bằng hữu.
28 Tháng Bảy 2012(Xem: 8781)
Trước thái độ “ Hèn với giặc, Ác với dân “ ngày càng ù lì, ngoan cố của tà quyền cs, gần đây dấy lên dư luận: Ngày nào giặc Tàu ra mặt xâm lăng mà ngụy quyền cs cúi đầu hàng phục thì chính quân đội nỗi loạn, lật đổ bạo quyền cs chớ không phải ai khác!
26 Tháng Bảy 2012(Xem: 9665)
Nếu như nữ nhân viên biên phòng Irak cương quyết không cho phép cô hành khách trẻ đẹp mang hộ chiếu Nhật đem chiếc radio bỏ túi Panasonic RF 082 vào máy bay thì đã chẳng xảy ra tai họa.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 9283)
Dân tộc Việt KHÔNG CẦN một khẩu hiệu nào khác ngoài danh tự: VIỆT NAM. Ngày hôm qua, tên độc tài Ác Sát xứ Lybia đã mang đầu máu trốn chạy khỏi quê hương và đồng bào của y!
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 15834)
Những năm về trước, người ta thờ ơ việc làm đẹp đôi bàn tay, nên ngành Nail ở Pháp không thịnh hành. Mấy năm trở lại đây, ngành Nail tại Paris mỗi ngày một phát triển.
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 10856)
UAV MQ-9 "Tử thần" là một loại máy bay không người lái vừa có khả năng sát thương, vừa có khả năng tình báo, giám sát và trinh sát. Ngay sau khi vừa kiểm tra hoạt động của MQ-9, không quân Mỹ đã quyết định đưa máy này vào chiến đấu, đồng thời thành lập phi đội tấn công UAV "Tử thần"
11 Tháng Bảy 2012(Xem: 8771)
Nhân bạn Thiên Đức Tự đề cập về giác quan thứ sáu hay linh tính Tui xin kể chuyện tánh linh pha thêm chút đỉnh bùa phép
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 8956)
Việt Nam, Quê hương ta Sống nô lệ bảy mươi năm qua Nào vùng lên, Thanh niên ơi! Đất nước gọi vang nơi nơi
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 8908)
Hy vọng đây là màn mở đầu khởi phát cuộc nổi dậy toàn dân trước khi bọn hoạt đầu trong nước và hải ngoại lập lại tai họa “ Chánh phủ Liên hiệp cò cưa” năm 1945 di họa cho Đất nước và Dân tộc đến ngày nay.
01 Tháng Bảy 2012(Xem: 10263)
Một vài dữ kiện khá lý thú về đoạn xa lộ được xem là tối tân nhất của Hoa Kỳ này: Xa lộ 105, còn được gọi là Century Freeway hay Glenn Anderson Freeway, được đề án vào năm 1958, và được thêm vào dự án Interstate Highways cuối thập niên 1960s.
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 9244)
Bài được ĐH chuyển ̣đến, nếu cần thiết quý đồng hương và thân hữu đọc cho biết
23 Tháng Sáu 2012(Xem: 9958)
Sống ở xứ người, phải học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ người là chuyện bình thường. Nhưng sống ở xứ người mà tập cho người bản xứ học tập ngôn ngữ và văn hóa xứ mình là một chuyện lạ và ngược đời.
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 10079)
Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp
22 Tháng Sáu 2012(Xem: 9852)
Điều dễ làm nhất chính là BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC Sai lầm lớn nhất chính là TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 9961)
Con đường dân tộc hiện đang bị tảng đá cọng sản chặn đường Hãy vùng lên lật đổ nó đi dể lấy lối đi CON ĐƯỜNG VIỆT NAM, DÂN TỘC VIỆT NAM ĐI
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 9486)
Thanh niên là NGƯỜI CHỦ TƯƠNG LAI của Đất nước Vận mệnh Đất Nước là ở trong tay các Bạn Hãy hành xử đúng tư cách là NGƯỜI CHỦ Với Tâm Niệm theo Truyền thống DIÊN HỒNG
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 11105)
“Chỉ có cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi bất hạnh của đồng loại và lo chăm chút cho bộ lông của chúng”.Đảng Cộng Sản Việt Nam không những quay lưng trước nỗi bất hạnh của đồng loại, mà chính họ là gieo rắc sự bất hạnh cho đồng loại, đồng bào
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 10503)
Nếu ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày đánh dấu sự “cuốn cờ” tháo chạy nhục nhã của cường quốc Hoa Kỳ tại NỬA NƯỚC VIỆT NAM thì, 37 năm sau, ngày 4 tháng 6 năm 2012 lại là ngày lịch-sử đánh dấu sự trở lại đầy vinh quang của đại cường quốc Hoa Kỳ trên TOÀN THỂ NƯỚC VIỆT NAM.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 9479)
Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 8972)
Thời kỳ hiện đại, với truyền thông điện tữ, mỗi người vừa là chiến sỉ cách mạng, vừa là lãnh đạo chính mình, căn cứ vào thông tin trên trang mạng, tự mình quyết định hành động cho kịp thời và ăn khớp với hành động của đám đông
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 9230)
ở thời điểm đó, tác giả người nước ngoài hiểu biết giới hạn về cách viết tên và địa danh tiếng Việt; người viết tin rằng tên viết trong các phụ chú cạnh hình chụp và những tên tiếng Việt ở đây cũng chỉ là phỏng đoán từ tên không có dấu, ắt có một số sai lầm.
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 10178)
Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 95127)
Chỉ còn hy vọng ngày mai Khi mọi lòng thức tỉnh Muốn sống còn phải vùng lên tự cứu Lang sói phải tiêu diệt Đừng quỵ lụy, van cầu!
06 Tháng Sáu 2012(Xem: 9449)
Đây là lúc từng đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam nên sám hối, trở về với dân tộc. Bài học của đảng Cộng Sản Liên Sô được “hạ cánh an toàn” nhờ không đàn áp nhân dân khốc liệt như đảng Cộng Sản Romania đáng để cho người Cộng Sản Việt Nam suy ngẫm.
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 9544)
Xét cho cùng : chính sự thất bại và sự hy sinh cao cả tại Thiên An Môn đã khiến Đế Quốc Cộng sản không còn là hiểm họa khiến nhân loại có thể bị tận diệt với hiểm họa chiến tranh nguyên tử toàn diện.
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 9194)
Rốt cuộc rồi thì: Saigon-Huế-Hà Nội cùng nắm tay nhau bước lên điểm hẹn: Niềm Ước Mơ Tripoli Bản Trường ca Cách mạng Dân tộc rồi cũng khảy lên nốt nhạc cuối cùng: Tripoli
02 Tháng Sáu 2012(Xem: 9223)
Hiện nay, bọn csvn đang tứ đầu thọ địch: Bên ngoài chúng bị cả Mỹ, Trung Cộng thúc ép như gọng kềm siết chặc. Bên trong, vấn đề cưởng chế đất đai bùng nỗ, kinh tế đang trên bờ vực thẩm, giống như cuồng phong, vũ bảo chực chờ càn quét hàng triệu gia đình vào cơn tuyệt vọng
31 Tháng Năm 2012(Xem: 12853)
Có một nơi, rất độc đáo, đã góp phần làm nên bản sắc Sài Gòn: đó là Phố cổ Chợ Lớn. Nghĩa là, chưa tới nơi này, chưa gọi được là biết tới Sài Gòn, mặc dù Phố cổ Chợ Lớn nằm tận quận 5, quận 10, nghĩa là ở một không gian địa lý xa trung tâm Sài Gòn.
31 Tháng Năm 2012(Xem: 9192)
Chúng tôi lúc nào cũng muốn đội các ngài lên đầu, xưng tụng các ngài là sư, là sĩ, để nghe lời chỉ giáo; nhưng xin tha mạng, đừng mang ảo tưởng dụ chúng tôi quên tội ác của Cộng!
30 Tháng Năm 2012(Xem: 9415)
Thơ là máu đào hòa nước mắt Khóc thương Đất nước, họa diệt vong Thơ là trái tim rướm máu Thổn thức vì đồng bào khốn khó lầm than
29 Tháng Năm 2012(Xem: 10400)
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm
29 Tháng Năm 2012(Xem: 9798)
Hiện tại đảng CSVN vẫn là một trở ngại cho sự đoàn kết dân tộc vì chủ trương độc tài và thù hận. Với xu thế và những chuyễn biến về hướng dân chủ hóa toàn cầu, đảng CSVN sẽ đi về đâu trong tiến trình này?
29 Tháng Năm 2012(Xem: 10224)
Dân Nam bộ vốn hiền hòa, nhẫn nhục, nhưng có mức độ, nhất là dân miệt thứ từng lấy mác đâm lủng bụng cò Tây. Đến một lúc, tức nước, vỡ bờ là...chém! Rồi đây, cục bướu “ Đất đai” sẽ tới ngày bừng vỡ. Cường quyền chết chôn thây vì đất có ngày!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 10355)
Người ta cũng thấy trên các báo chí ở trong nước, những trang được gọi là “pháp luật” nói là đã “phá những tổ chức buôn người”; nhưng lại không dám nói đến những tên đứng đầu của tổ chức buôn người này, là những tên cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 10357)
Chữ “nhân” tuy chỉ có hai nét, một nét phẩy một nét mác, nhưng lại không dễ viết. Hai nét này hàm nghĩa phong phú, triết lý sâu xa, không viết đúng được một nét thì không thể gọi là một đời người hoàn chỉnh đúng với ý nghĩa chân thực.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 9315)
Miền Nam, quê tôi thuở ấy Dù chiến tranh đổ máu lẽ nào Quân dân sát cánh nhau chung chịu Quyết gìn làng, giữ xóm bình yên
24 Tháng Năm 2012(Xem: 14636)
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỹ” - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật.
23 Tháng Năm 2012(Xem: 14847)
Giây phút tưởng nhớ Việt-Nam Cộng-Hòa. Có tiền cũng không mua được tài liệu quý giá này
23 Tháng Năm 2012(Xem: 11112)
Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ.
22 Tháng Năm 2012(Xem: 9835)
Nếu quí vị thật lòng vì dân, vì nước, hãy dũng mãnh đứng lên, làm ngọn đuốc soi đường để đồng bào các giới nương theo, vùng lên tự cứu mình, cứu nước. Đó mới thật là ăn năn, sám hối chớ không phải là những lời đãi bôi, sáo rỗng.
20 Tháng Năm 2012(Xem: 10084)
Một khi mà giới trẻ nhận thức được sụ cách biệt giữa thể chế “nhân bản” truyền thống dân tộc và chế độ độc tài, toàn trị bạc ác, bất nhân thì cuộc chiến giũa “thiện”, 'ác” sẽ đi vào kết cuộc dù là bao nhiêu lâu chăng nữa.