11:17 CH
Thứ Năm
9
Tháng Năm
2024

Henriette Bùi Quang Chiêu nữ bác sĩ Việt đầu tiên tại Pháp

04 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 12249)
Thăm nữ bác sĩ Việt đầu tiên tại Pháp - Henriette Bùi Quang Chiêu


blank 


Nguyễn Quang
 
PARIS - Về lại Paris sau bao nhiêu năm xa cách, Paris vẫn là Thủ Đô Ánh Sáng, thủ đô tráng lệ, là cái nôi của văn hóa.
blank
Bà Henriette Bùi Quang Chiêu, ở tuổi 105. Hình chụp tại Paris nhân chuyến viếng thăm của đoàn bác sĩ từ Hoa Kỳ. (Hình: Tác giả cung cấp)
 Không ai có thể phủ nhận, rằng Paris là thủ đô ánh sáng, nhưng ở đây chúng tôi muốn đưa ra những “ánh sáng” ít khi được nêu lên, có liên quan đến cộng đồng gốc Việt chúng ta. Đó là những sinh viên Việt Nam xuất sắc, xuất thân từ các đại học ở Paris nói riêng và ở xứ Pháp nói chung, từ những thập niên 1920s, 1930s xa xôi. Thời gian ấy, người Việt Nam chúng ta vẫn còn rất “mù mờ” về nền văn minh Âu Tây!
Hội Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ - “Vietnamese American Medical Research Foundation” - được thành lập trên 15 năm qua. Ngoài việc nghiên cứu trong ngành y khoa, hội thường khuyến khích và vinh danh người Việt Nam tài ba, xuất sắc, làm rạng danh cộng đồng người Việt hải ngoại bởi những đóng góp của họ trong các ngành nghề vào cộng đồng thế giới. Chuyến đi tháng 6, 2011 vừa qua không ngoài mục tiêu vừa nêu ra.
blank
Di ảnh gia đình. Từ trái: Madeleine, Henriette, ông Bùi Quang Chiêu, Louis, Camille, Helene. Hình chụp tại Phú Nhuận, Sài Gòn, năm 1921. (Hình: Tác giả cung cấp)
Cách đây năm năm, Hội Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ ngỏ ý mời một nhân vật đặc biệt trong giới Y khoa Pháp sang Mỹ, để mừng thượng thọ 100 tuổi, và cũng để cộng đồng Việt Nam tại California được chiêm ngưỡng và vinh danh. Đó là bác sĩ Việt Nam đầu tiên, tốt nghiệp tại “Faculté de Médecine de Paris,” Đại Học Y Khoa Paris, từ năm 1934. Ý định này không thành, vì vị nữ bác sĩ vừa bị tai nạn và từ đó Hội Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ không còn liên lạc được với bà nữa.
Trong những câu chuyện hàng ngày, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, người sáng lập Hội Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ, từng ngỏ ý tiếc đã “để mất liên lạc với vị bác sĩ đặc biệt này.” May mắn thay, Bác Sĩ Nguyễn Tấn Phát, người sáng lập “Hiệp Hội Trường Không Biên Giới” - “École Sans Frontiere,” người thường sinh hoạt trong các trại tỵ nạn và trong cộng đồng Việt Nam ở Pháp, đã tìm được địa chỉ của nữ bác sĩ này. Ông còn xin được cái hẹn cho phái đoàn Hội Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ sang Pháp để gặp gỡ. Vị nữ bác sĩ tỏ ý “vui mừng đóng tiếp phái đoàn đến từ Hoa Kỳ.”
blank
Bà Henriette Bùi, thời sinh viên y khoa tại Bordeaux. (Hình: Tác giả cung cấp)
Dùng chữ phái đoàn nghe to lớn, trên thực tế, vì chuyến đi đột ngột, “phái đoàn” chỉ có hai ông bà Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và phu nhân, bà Bác Sĩ Nguyễn T. Hoàng Lan và hai ông bà nhạc sĩ Nhật Ngân. Chỉ có ba ngày, chúng tôi phải khăn gói lên đường đến Paris cho đúng ngày hẹn với “người đặc biệt,” và phái đoàn chỉ có... 5 người.
 
Nhân vật đặc biệt
 
Người mà chúng tôi tìm kiếm cho chuyến thăm viếng này là bà Bác Sĩ Henriette Bùi Quang Chiêu. Bác Sĩ Henriette Bùi Quang Chiêu sinh tại Hà Nội ngày 8 tháng 9, 1906, là ái nữ của ông Bùi Quang Chiêu, người miền Nam, và bà Vương Thị Y.
Sau khi ông Bùi Quang Chiêu tốt nghiệp Kỹ Sư Canh Nông tại Pháp quốc, ông trở về Việt Nam làm việc trong ngành chuyên môn. Là người của khoa học, ông Chiêu lại nổi tiếng về lập trường chính trị. Ông sáng lập đảng Lập Hiến, sở hữu tờ báo “La Tribune Indochinoise.” Mặc dầu hoạt động trong khuôn khổ bất bạo động, theo lập hiến để đòi quyền tự trị, ông là người Tây du, đi cùng đường hướng với cụ Phan Châu Trinh, người Đông du, dưới con mắt của người Pháp thuộc địa, ông là người có tinh thần quốc gia nguy hiểm, không khác nào người làm cách mạng.
Đảng Cộng Sản Việt Nam thì xem ông như một chướng ngại vật có tầm vóc nên Việt Minh không ngần ngại sát hại ông cùng rất nhiều nhà yêu nước khác, đồng thời buộc tội ông là người hợp tác với chính quyền Pháp thuộc địa.
blank
Bà Henriette Bùi, hình chụp năm 1931. (Hình: Tác giả cung cấp)
Con gái ông Bùi Quang Chiêu, là bà Henriette Bùi Quang Chiêu, thừa hưởng tính chất năng nổ, hoạt bát từ người mẹ, đồng thời được sống trong môi trường thuận lợi: gia đình khá giả, có kiến thức của hai nền văn hóa Âu Á, được thêm sự giáo dục phóng khoáng. Vì nền tảng ấy, từ rất sớm, bà đã thể hiện cá tính độc lập với năng lực khác thường. Sống ở Saigon khi còn bé, vào tiểu học năm 1915 “l'École Primaire Superieure des jeunes filles,” sau đó bà vô Lycée Marie Curie. Cô học sinh Henriette là một người thông minh, lại có tính bướng bỉnh nhưng không kém phần hoạt kê, dí dỏm. Bà đỗ bằng tiểu học Certificat d'Études với thứ hạng cao, rồi sau đó nằng nặc đòi thân phụ cho đi học ngành Y khoa ở Paris như người anh Henri của bà.
Gởi con gái đi xa gia đình, vào thời bấy giờ là chuyện hy hữu. Bà Henriette cứ tiếp tục “quấy nhiễu” thân phụ mẫu, đòi được sang Pháp du học. Cuối cùng, ông bà phải chiều ý. Cô tiểu thư Henriette Bùi ra bến tàu Sài Gòn, xuất ngoại mùa Hè 1921, khi chưa tròn tuổi 15.
Henriette vào Lycée d'Agen và Bordeau năm 1922-25, thuộc miền Tây Nam nước Pháp. Cô học sinh gốc Á hấp thụ đời sống Âu Tây một cách tự nhiên, lấy bằng tú tài năm 1926 dưới sự giám hộ của giáo sư triết Madame Meyerson, nơi bà thường gặp nữ bác học Marie Curie. Bà bắt đầu vào trường Y Khoa năm 1926. Thời bấy giờ, đại học còn rất ít sinh viên nữ, và ngành Y khoa lại càng hiếm hoi hơn. Sau mười năm “tu luyện” nội trú trong các bệnh viện, bà chọn ngành chuyên môn là Sản Phụ Khoa, với luận án bác sĩ được tưởng thưởng huy chương. Bà trở thành bác sĩ gốc Việt đầu tiên xuất thân từ Đại Học Y Khoa Paris. Lúc ấy, bà vừa tròn 28 tuổi. Sự kiện bà hồi hương năm 1935 là một biến cố quan trọng, làm chấn động dư luận xã hội và truyền thông thời bấy giờ.
Về Việt Nam, Bác Sĩ Henriette Bùi được bổ nhiệm làm trưởng khoa Hộ Sinh ở Chợ Lớn, và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên có trách nhiệm chăm lo hệ thống bệnh viện thuộc địa thời ấy. Với cá tính độc lập, bướng bỉnh, bà thường gặp nhiều khó khăn với các “ông tây thuộc địa,” và sự tranh chấp, đố kỵ xảy ra gần như hàng ngày. Tương truyền, bà từ chối mặc y phục Âu Tây để người Pháp kính nể hơn. Giới bác sĩ Pháp thời ấy nói rằng, nếu bà mặc y phục Việt Nam, người ta sẽ lầm tưởng bà là một “bà mụ đỡ đẻ” hơn là một bác sĩ sản khoa. Bà cương quyết từ chối, vẫn cứ tiếp tục hãnh diện trong bộ y phục Việt Nam của mình!
Không những thế, bà không ngừng chống đối sự kỳ thị, về giới tính và chủng tộc. Trong nghề, bà để hết tâm huyết, công sức mở các lớp huấn luyện các bà mụ sản khoa. Một trong những chế độ kỳ thị trắng trợn thời ấy là, cho dầu cùng là bác sĩ, những đồng nghiệp cùng khoa bảng lãnh lương cao gấp 10 lần nữ bác sĩ bản xứ. Đơn giản, vì các đồng nghiệp ấy là... người Pháp. Bà nhất định tranh đấu, đòi quyền bình đẳng, cho bà, cho nữ giới bản xứ, và cho cả bệnh nhân người bản xứ. Người Pháp rất bực mình về thái độ của bà; họ tố cáo bà “làm cách mạng.”
Trong cuộc sống xã hội, Bác Sĩ Henriette Bùi hành xử rất “Tây.” Bà làm những việc gần như không thể chấp nhận được cho nữ giới thời ấy: bơi lội trong các hồ bơi tập thể, lái xe hơi. Bà chỉ tiếc là đã bỏ cuộc trong việc học lái máy bay!
Cuối năm 1950, bà lại sang Nhật Bản học châm cứu, rồi trở về Pháp hành nghề trong ngành chuyên môn mới, rất thành công tại Paris.
Đến năm 1966 bà gia nhập một tổ chức từ thiện, trước khi tổ chức “Medecins Sans Frontière” (Bác Sĩ Không Biên Giới) được thành lập. Khi chiến tranh Việt Nam bùng nổ dữ dội, bà tận tụy chữa trị mọi người, không phân biệt bạn, thù.
Bà trở về Pháp năm 1971, làm việc đến năm 1976. Về hưu, bà vẫn tiếp tục công du khắp lục địa.
Về đường gia đình, nữ Bác Sĩ Henriette Bùi thành hôn với ông Vương Quang Nhượng, luật sư nổi tiếng của Tòa Án Sài Gòn, cũng là người bạn thân của thân phụ bà. Hai người ly dị hai năm sau. Sau đó, bà sống với người bạn đời mà bà từng quen biết khi ông còn đi học ở Paris. Đó là ông Nguyễn Ngọc Bích, người từng tốt nghiệp Kỹ Sư Cầu Cống từ trường nổi tiếng bậc nhất xứ Pháp, “École Polytechnique,” vốn chỉ dành riêng cho sinh viên uu tú nhất của nước Pháp và thế giới thời ấy. Ông Nguyễn Ngọc Bích thuộc thành phần người quốc gia, yêu nước chân chính, đáp lời tiếng gọi quê hương, gia nhập phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, ông được các anh em đồng đội tin tưởng và ngưỡng mộ, bầu làm Khu Bộ Phó Khu 9. Ảnh hưởng của ông càng ngày rộng lớn, và vì ông từ chối gia nhập Đảng Cộng Sản, ông bị Việt Minh gài cho quân đội Pháp bắt trong vùng tỉnh Sóc Trăng. Dù bị tra tấn, ông nhất định không tiết lộ tên thật, và bị lên án tử hình.
Những năm đau khổ nhất trong cuộc đời của bà Henriette Bùi là khi cha và anh bà bị Việt Minh ám sát tháng 9, 1945. Rồi đến 1947, người bạn đời của bà, kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, bị Việt Minh gài cho quân đội Pháp bắt, rồi bị lên án tử hình. Được tin không lành, bà Henriette Bùi ráo riết tìm các bạn học trường Polytechnique cùng chồng, là những người nay trở thành những nhân vật có ảnh hưởng quan trọng trong chính quyền Pháp, nhờ can thiệp. Kết quả, ông Nguyễn Ngọc Bích được chuyển sang danh sách trao đổi tù binh, thay vì án tử hình. Đổi lại, ông không được trở lại Việt Nam, mà phải sang Pháp lưu trú. Tại đây, ông trở lại trường Y khoa và thành tài trong mấy năm sau. Tuy nhiên, ông không hành nghề bác sĩ và lại trở thành giáo sư dạy môn Vật Lý tại trường Y Khoa. Chuyện liên hệ ngẫu nhiên: giảng sư Nguyễn Ngọc Bích lại là thầy của Bác Sĩ Vũ Ngọc Quỳnh, người gần gũi ông nhất (Bác Sĩ Quỳnh cũng có mặt trong buổi thăm viếng với phái đoàn) và cũng là thầy của Bác Sĩ Nguyễn Tấn Phát, người bắt được liên lạc với bà Bác Sĩ Henriette Bùi.
 
Người 105 tuổi
 
Phái đoàn đến thăm viếng bà Henriette Bùi tại nhà dưỡng lão sang trọng thuộc Quận 19, Paris. Bà tiếp phái đoàn 8 người trong một phòng khách rộng lớn, trên lầu cao có cả sân thượng. Trên đường đến thăm bà, tất cả những người trong phái đoàn ai cũng hân hoan nhưng lo ngại, không biết bà sẽ như thế nào. Đến khi gặp mặt, mọi người đều vui mừng, thán phục thấy bà tuy tuổi đã cao, nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn ở tuổi 105.
Bà vui mừng nắm tay từng người, hỏi han từ đâu đến và hành nghề gì. Bà vui mừng khi biết các bác sĩ từ Hoa Kỳ đến thăm. Bà rất thoải mái trong bầu không khí trẻ trung không gò bó, ai cũng gọi “bà Henriette,” thay vì gọi “bà cụ” hay “bác sĩ.” Khi bác sĩ Hoàng Lan xin chữ ký, bà để chức vụ “M.D. Henriette Bùi Quang Chiêu” chứ không dùng chữ Docteur vì biết Bác Sĩ Hoàng Lan đến từ Hoa Kỳ. Kể ra những chi tiết để thấy bà vẫn còn minh mẫn, và vẫn còn tính... nghịch ngợm, khôi hài.
Trong lúc trò chuyện, bà hay hỏi lại tên người này người kia vì bà hay quên những gì trong hiện tại, trái lại những gì trong quá thì bà nhớ rất rõ. Bà đọc lại bài vè thật dài, học được khi còn bé, cho mọi người hiện diện cùng nghe. Rồi bà quay qua hỏi người mà bà từng đỡ cho ông được sinh ra 75 năm trước: “Ông là ai?” Người này trả lời: “Dạ thưa, con là Nguyễn Duy Tân.” Bà thản nhiên phát ra một câu không chờ đợi: “A! ông ắt phải là một ông lớn.” Mọi người hiện diện trong phòng cười rộ lên. Bà tỏ ra phấn chấn, vì biết câu nói đùa của mình được mọi người tán thưởng.
blank
Ông bà Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Nguyễn Thị Hoàng Lan trao “plaque” kỷ niệm chuyến viếng thăm bà Bác Sĩ Henriette Bùi Quang Chiêu ngày 6 tháng 3, 2011. (Hình: Tác giả cung cấp)
Động tác của bà cụ 105 tuổi nay đã chậm, nhưng tư duy vẫn rất nhạy bén. Nói về quá khứ, bà nhớ từng chi tiết một, và khi hỏi bà có hận thù cộng sản đã giết cha và anh của bà không? Bà trả lời: “Không oán hận, vì đó là lịch sử.” Bà nói, mọi chuyện hãy “để cho lịch sử phán xét.”
Trên hai tiếng đồng hồ rộn tiếng cười, đột nhiên bầu không khí trở nên nghiêm trang khi ông bà Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Bác Sĩ Hoàng Lan trao tặng bà tấm phù điêu thủy tinh, vinh danh bà và cũng để đánh dấu ngày 3 tháng 6, 2011, ngày kỷ niệm phái đoàn của Hội Nghiên Cứu Y Khoa Việt-Mỹ đến thăm viếng. Cảm động, bà ôm lấy tặng vật vào lòng, một hình ảnh xúc động, dễ thương!
Trời đã trưa, phái đoàn ngỏ ý mời bà dùng buổi cơm trưa ngoài phố, bà đồng ý ngay. Có người đỡ bà đứng dậy, rồi bà tự động cầm lấy cán xe (walker), thong dong đi một mình đến gọi thang máy để xuống lầu. Nhà hàng ăn ngoài phố không xa nơi bà cu trú. Khi đẩy xe bà đến, tất cả nhân viên của nhà hàng niềm nở đón tiếp như thượng khách; bà là khách thường xuyên ở đây!
Sau gần năm tiếng đồng hồ được trò chuyện, sinh hoạt cùng bà, mọi người đưa bà trở lại nơi cư ngụ. Bịn rịn, cảm động, bà bắt tay từng người, bảo: “Phải trở lại thăm bà nữa nhé.” Khi chúng tôi chúc bà sức khỏe và trường thọ, bà phán: “Bà sẽ sống đến 121 tuổi để lấy giải sống lâu hơn một bà người Pháp sống đến 120 tuổi.”
Bác Sĩ Henriette Bùi, biểu tượng của cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như tại Paris nói riêng, một nhân vật đặc biệt, chứng nhân của cả một thế kỷ Việt Nam đầy biến động.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Năm 2012(Xem: 10110)
Một khi mà giới trẻ nhận thức được sụ cách biệt giữa thể chế “nhân bản” truyền thống dân tộc và chế độ độc tài, toàn trị bạc ác, bất nhân thì cuộc chiến giũa “thiện”, 'ác” sẽ đi vào kết cuộc dù là bao nhiêu lâu chăng nữa.
16 Tháng Năm 2012(Xem: 20463)
Và còn biết bao nhiêu điều xin nhường cho các coment bình luận... Quốc ca của một đất nước phần nào cũng thể hiện quan điểm của một dân chế độ đúng không các bạn? Chẳng trách hôm nay chúng ta...
11 Tháng Năm 2012(Xem: 16956)
Một mình tay chống tay chèo Xuôi theo vận nước khó nghèo do ai?
10 Tháng Năm 2012(Xem: 9615)
Ngày nay dù có bị bôi bác đến mức nào chăng nửa, thì sự thật cũng là sự thật. Đó là thành quả sau chín năm hiện hữu của nền đệ nhất Cọng Hòa Miền Nam từ 1955 đến ngày 1-11-1963, đã tạo được một chính quyền hợp hiến và nền an ninh trật tự, suốt từ Bến Hải vào tới Cà Mau.
10 Tháng Năm 2012(Xem: 9476)
Sẽ có một ngày, ly nước tràn đầy! Cường quyền dù bạo ngược lẽ nào, khi người dân đến chỗ cùng đường, vùng lên thành giông bảo, quét sạch loài bán nước, hại dân. Hởi ai người hào kiệt, hãy đứng lên tựu nghĩa, dẫn dắt dân tộc nầy qua chốn lầm than!
09 Tháng Năm 2012(Xem: 92143)
Như cụ Đồ mộc mạc ngày xưa: “ Nước trong rửa ruột sạch trơn Một câu danh lợi chi sờn lòng đây Sớm voi, tối vịnh vui vầy”
07 Tháng Năm 2012(Xem: 9375)
Thầy nhập thiền, trò nghiền ngẫm về những điều vừa được nghe. Chú tiểu đồng bỗng nhớ lại câu: “Đạo là để thực hành chứ không phải là để nghiên cứu suông”. Ánh bình minh ló rạng, chú tiểu có cảm giác lòng mình cũng đang có bình minh.
04 Tháng Năm 2012(Xem: 10748)
Những người tin hoàn toàn vào định mệnh thì sẽ rất thụ động. Nói đúng hơn họ sợ làm cái gì đó khác hơn để thay đổi hoàn cảnh, nên phải đứng yên cắn răng chịu đựng
04 Tháng Năm 2012(Xem: 11082)
Là người con Phật xứ Việt, chúng ta xin chia xẻ niềm vui thành tựu Phật sự vĩ đại này đến với Phật giáo thế giới và xin chắp tay nguyện cầu cho Trung tâm Dhamakaya tiếp tục thành công trong sứ mệnh mang ánh sáng hòa bình và an lạc cho nhân sinh trong kỷ nguyên mới này.
03 Tháng Năm 2012(Xem: 10652)
Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới .
27 Tháng Tư 2012(Xem: 10318)
Lịch sử VN từ ngày có đảng và nhà nước cộng sản VN là những sai lầm nối tiếp sai lầm, gắn liền với những cụm từ gợi lên những ký ức kinh hoàng. Từ “cải cách ruộng đất,” “nhân văn giai phẩm,” vụ án xét lại, thuyền nhân, cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp, v.v... và bây giờ là “cưỡng chế, giải phóng mặt bằng”!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 12524)
Quả thật, những quyển sách giáo khoa sẽ không bao giờ nhắc tới cộng sản Việt Nam hay "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" kèm theo tấm hình một cái xác đang bốc mùi nồng nặc, đàng sau là lá cờ đỏ sao vàng rách nát. Đây không phải là Việt Cộng của những năm 1960, đây chính là cộng sản Việt Nam ngay lúc này!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28666)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
26 Tháng Tư 2012(Xem: 11304)
Từ ngàn xưa, tiền nhân chúng ta đã từng vượt biển để tránh bị tiêu diệt. Đó là trường hợp của hậu duệ nhà Lý. Trưóc chánh sách “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc” của Trần Thủ Độ, con cháu nhà Lý đã phải liều chết vượt biển sang Triều Tiên tị nạn. Ở lại chắc phải chết; liều mạng ra đi may ra có thể sống còn; thế là tiền nhân chúng ta quyết định ra đi!
26 Tháng Tư 2012(Xem: 10363)
Mặt khác trong tập hồi ký của cố Tổng Thống Richard Nixon, ông viết rằng, khi thấy đoàn người Việt Nam di tản ngơ ngác trước cảnh lạ quê người, ông thầm nghĩ nếu ông còn tại chức sẽ không có cảnh tượng đáng thương nầy. Lòng trắc ẩn thật hay lương tâm bất ổn vì những quyết định tàn nhẫn của chính mình?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29985)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
24 Tháng Tư 2012(Xem: 10529)
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
24 Tháng Tư 2012(Xem: 9902)
Ngay sau khi Bạc Hy Lai – ngôi sao đang lên của phe Tân Tả và “thái tử Đảng” – bị quản thúc cùng lúc với lệnh bắt giam bà vợ Bạc là Cốc Khai Lai, những phần tử trung thành nhất của phe này đã lên tiếng kêu gọi đấu tranh vũ trang.
22 Tháng Tư 2012(Xem: 10962)
Các phương tiện truyền thông như tạp chí “Wired” Mỹ, mạng tin tức kỹ nghệ quốc phòng Nga cho biết, quân Mỹ tuyên bố đã không còn sợ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Cộng nữa, bởi vì phương pháp tác chiến (chiến pháp) đáp trả đã “thành hình”.
19 Tháng Tư 2012(Xem: 10294)
Tôi vốn gốc nhà quê hiền lành, lớn lên gặp thời chinh chiến điêu linh, cảnh máu đổ, thây phơi cũng trông thấy đủ nhiều nên chuyện binh đao cực chẳng đã phải đem ra luận bàn vì tình thế nước nhà đang trong cơn nghiêng ngả.
14 Tháng Tư 2012(Xem: 11237)
SUY GẨM NHÌN LẠI MÌNH TRONG CUỘC SỐNG, ĐỂ SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI Ý NGHĨA HƠN
14 Tháng Tư 2012(Xem: 11742)
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này,
13 Tháng Tư 2012(Xem: 10994)
Mời xem ảnh thú vật, côn trùng tạo từ nghệ thuật ghép ảnh
12 Tháng Tư 2012(Xem: 9720)
Dòng tộc CHXHCNVN hiện đang trong tình trạng kẹt to về kinh tế vĩ mô. Uy tín tín dụng quốc tế bị suy giảm vì vụ này. Thằng S&P to mồm la ầm lên và đánh sụt hạng tín dụng quốc tế từ hồi tháng 12/2010. Tình cảnh kinh doanh bi đát
11 Tháng Tư 2012(Xem: 19645)
"Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm." Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém
11 Tháng Tư 2012(Xem: 10300)
Thanh niên là “ Rường cột Quốc gia “, Thanh niên là “Người chủ tương lai của Đất nước”. Ngay lúc nầy đây, các bạn hãy hành xử cho xứng đáng là người chủ tương lai của nước Việt, nước Việt của Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh, một thời xưng Quốc hiệu Đại Cồ Việt.
11 Tháng Tư 2012(Xem: 9615)
Nhà Trắng được xây dựng từ năm 1792 tới năm 1800, là một biệt thự được sơn màu trắng và được xây dựng bằng sa thạch theo kiểu tân cổ điển. Bên trong Nhà Trắng như thế nào? Hãy cùng khám phá nhé!
09 Tháng Tư 2012(Xem: 9470)
Chỉ vì chúng, chính chúng, phường phản nước, hại dân sồng phè phởn, ca múa trên bửa tiệc đầu lâu, xương máu dân lành ! Một tay gạt nước mắt, một tay run rẩy gõ bàn phiếm những dòng mở đầu, giờ đây không còn nghĩ gì được nữa, xin dừng lại nơi đây.
04 Tháng Tư 2012(Xem: 94346)
Nhân bản là tình thương Không đương cự được súng đạn Nhưng súng đạn rồi sẽ hết Tình người còn dài lâu
01 Tháng Tư 2012(Xem: 9213)
Ngày nay lớp người kể trên phần lớn đã già yếu lại thêm nhiều tật bệnh sau bao năm tù đầy gian khổ. Tuy nhiên hầu hết đều giữ được trong lòng “chút lửa thiêng sông núi Việt” dành chuyển lại cho thế hệ mai sau.
27 Tháng Ba 2012(Xem: 9998)
Tôi tin rằng khi sự thể đi đến chỗ quyết liệt, không thiếu gì người trẻ có lòng, dù không quay về với đồng bào, chắc chắn cũng khước từ dùng bạo lực súng đạn.
22 Tháng Ba 2012(Xem: 9975)
Là con Phật thực hành hạnh bồ tát, “tự giác, giác tha”, vừa dứt trừ biệt nghiệp ác bản thân vừa góp phần diệt cộng nghiệp ác cho nhân quần xã hội: Ác nghiệp cọng sản.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 12306)
Hiện nay, Cánh đồng Chum vẫn là một bí ẩn đầy sức cuốn hút đối với các nhà khảo cổ học cũng như những du khách tới đây. Bởi vẫn chưa có một câu trả lời chính xác cho nguồn gốc, thời gian ra đời của những chiếc chum này.
17 Tháng Ba 2012(Xem: 13603)
Tôi muốn nói với mọi người rằng những mầm măng non của đất nước sẽ lớn lên trên đống hoang tàn của chiến tranh nhờ sự hy sinh của người lính Việt Nam Cộng Hòa.”
17 Tháng Ba 2012(Xem: 10286)
Ngày nay, giới trẻ đã thức tỉnh. Chỉ còn quả quyết dấn thân tranh đấu vì Đại nghĩa Dân tộc là xốc tới. Xin nhắc lại đây tinh thần lẫm liệt Diên Hồng:
15 Tháng Ba 2012(Xem: 10522)
bắt đầu bằng:”Bàn tay nhỏ xíu của thai nhi, 21 tuần của Samuel Alexandre Armas ló ra từ tử cung của người mẹ để nắm lấy ngón tay của bác sĩ Joseph Bruner như tỏ ý muốn cám ơn vị bác sĩ đã tặng mình sự sống “
14 Tháng Ba 2012(Xem: 10001)
Chúng tôi chiến đấu trên mặt trận văn hóa. Bắt chước ông Luật sư, tôi bảo: Thời gian của tôi không còn nhiều, tôi chỉ có khả năng gõ bàn phiếm góp phần tranh đấu giải trừ chế độ toàn trị cs
08 Tháng Ba 2012(Xem: 9464)
Ngày nay, lớp trẻ nối nghiệp cha, ông quyết chí đạp đổ cường quyền, không phải vì ước mơ công hầu khanh tướng mà chỉ vì cứu nước, cứu dân mới thật là hào hùng, cương liệt.
05 Tháng Ba 2012(Xem: 10561)
Hơn nữa, chúng ta cũng đã từng được nghe các cụ nhắc nhủ nhiều lần: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”, hoặc “tham thì cực thân, Phật đã bảo thầm thì chớ có tham [ăn]”.
05 Tháng Ba 2012(Xem: 10806)
Đối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố đau thương nhứt của một đời người. Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, từng nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc
04 Tháng Ba 2012(Xem: 9984)
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ
03 Tháng Ba 2012(Xem: 9876)
Trong khi VC đang bị áp lực tranh đấu của đồng bào Hải ngoại mà chùn tay trong việc bắt bớ,giam cầm những người chống đối trong nước,thì việc một số người Việt vì mưu đồ phe nhóm toan làm nhẹ sức mạnh tranh đấu của đồng bào Hải ngoại là Tội Ác.Vì làm như vậy là bỏ rơi những anh em Quốc Gia chống Cộng chết rục trong tù.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 12769)
Nên nhớ là không có thuốc nào có thể chữa bệnh Alzheimer được hết kể cả thuốc thiên nhiên, thuốc Đông y, thuốc Bắc, vân vân. Và lang băm vẫn còn là vấn nạn trầm trọng hiện nay!
02 Tháng Ba 2012(Xem: 18601)
Hãy chọn cho mình một bộ đồ thật thoải mái và một căn phòng thoáng khí trước khi lên giường ! Mà trước khi đi ngủ, đừng xem những bộ phim ma hay kiếm hiệp gây ảnh hưởng tinh thần. Ngay cả việc ngồi liên tục với máy tính trước khi lên giường cũng khiến dễ dàng bị bóng đè.
29 Tháng Hai 2012(Xem: 13295)
NHỨT TƯỚNG CÔNG THÀNH VẠN CỐT KHÔ, NHỮNG HÌNH ẢNH ĐƯỢC GHI LẠI NƠI YÊN NGHỈ CỦA NHỮNG NGƯỜI NĂM XUỐNG TRƯỚC BIẾN ĐỔI CỦA ĐẤT NƯỚC
28 Tháng Hai 2012(Xem: 11643)
Chuyện lạ có thật Một mặt trời nhân tạo khổng lồ được dựng lên ở quảng trường Trafalgar thu hút sự chú ý đặc biệt của những người dân thủ đô nước Anh trong những ngày giá rét này.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 10712)
Lần đầu tiên, tất cả 44 vị tổng thống của nước Mỹ bằng tượng sáp đã hội ngộ tại một phòng trưng bày mới khai trương ở thủ đô Washington.
24 Tháng Hai 2012(Xem: 13376)
Họ là những nông dân tự trang bị cho mình đạn dược, súng ống, lương thực, quần áo. Đó là truyền thống của cao bồi Texas còn lưu đến bây giờ. Chính quyền có thể cấm bài bạc, đĩ điếm nhưng cỡi ngựa mang súng là quyền tự do cá nhân đó.
23 Tháng Hai 2012(Xem: 16163)
Giây phút ngọt ngào của các chính trị gia Có thể họ là những nhà lãnh đạo cực kỳ nghiêm nghị trên chính trường nhưng khi ở bên người bạn đời của mình, họ lại trở nên rất ngọt ngào.
23 Tháng Hai 2012(Xem: 14235)
Nhưng trên thực tế,đã có nhiều người nhớ về tiền kiếp,có những người tái sanh do ý nguyện độ sinh như những vị Lạt ma Tây Tạng,có những người đã trải qua kinh nghiệm cận tử,có những nhà ngoại cảm có thể tiếp xúc với người chết…thì như vậy,sau cái chết,còn có nhiều điều bí ẩn mà ngay cả Khoa học cũng chưa giải thích được