7:11 SA
Chủ Nhật
6
Tháng Mười
2024

Thằng Đực Với Khung Trời Kỷ Niệm - LHA Con Dâu Biên Hòa

23 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 9997)


"Thằng Đực với khung trời kỷ niệm"

 **********

-Quê nội Đực ở Long Lộc-Bình Long.

-Quê ngoại ở Tân Trạch-Cù Lao Mỹ Quới.

-Thuở xưa, thời Tây còn cai trị, trai tráng trong làng, ngoài việc phải đóng thuế thân, còn bị điền lính đi Pháp đánh Đức. -Ba Đực, muốn ở lại quê nhà, gần gủi, chăm sóc cha mẹ và trông coi ruộng nương, nên đăng vào lính Mã Tà ở Biên Hòa.

-Thế là Đực được sanh ra và lớn lên thời thơ ấu trong trại lính Mã Tà.

-Trại lính nằm trong khung viên rộng lớn, chung quanh có tường và song sắt cao, phía bên phải của dinh quan chánh tham biện Tây (Tỉnh Trưởng) tỉnh Biên Hòa.

-Thời thơ ấu, thú vui của Đực là ở truồng tắm nước phông tên (fontaine), tắm mưa, nhứt là tắm sông Đồng Nai.

-Muốn xuống bờ sông, Đực phải đi qua vườn rau cải, vườn bông và chuồng nuôi chim thú của quan chánh.

-Tắm ở bờ sông không thú vị, vì không có bến, lại có nhiều đá lởm chởm. Đực thường lội lại cầu Ông Chánh, phía trước dinh mà tắm cho đã, vì hai bên có nấc thang bằng sắt bắt xuống khỏi mặt nước.

-Dinh Ông chánh có nuôi chó dữ (loại dalmatian), Đực không dám đi thẳng qua trước dinh để xuống cầu, mà phải rùng mình đi len lỏi trong vườn cải.

-Trong thú vui tắm sông cầu Ông chánh, cũng có cái cãm giác hồi hợp thích thú và mộng mơ ước thành quan chánh tham biện sau nầy, để ở dinh thự to lớn và cầu mát dưới mé sông.

-Ngày xưa, dân chúng bên ngoài đâu có được vào khung viên nầy. Đứng ở chợ cá, hoặc nhà giây thép bưu điện nhìn vào, chỉ thấy thoáng qua cầu Ông Chánh mà thôi.

 caumat-large-contentchoca-large-content

-Đang sống vui thú tắm sông cầu Ông chánh thì Nhựt lại đảo chánh ngày 9 tháng ba 1945 (thường gọi ngày neuf mars).

-Sáng sớm ngày hôm ấy, Đực không còn thấy chú lính Mã Tà đứng gác ngay tại cổng vào dinh Ông chánh, cạnh trường Mỹ Nghệ Thực Hành Biên Hòa, trước centre unique (công trường Sông Phố bây giờ), mà lại là chú lính Nhựt Bổn lùn, thấy dễ sợ. Không biết chú lính bị Nhựt thủ tiêu hay bắt đi đâu mất?

-Đực theo gia đình tản cư về Bến Cá, nơi đây ba Đực có một tiệm thuốc hiệu "Ông Tiên", bán cao đơn hoàn tán, cạnh chợ, nằm ngay trên bờ rạch, chi nhánh sông Đồng Nai, phân cách Bến Cá và Tân Triều. Ban đêm, tiệm thuốc có treo đèn cháy chớp xanh đỏ, để "câu khách".

-Lúc ròng, nước sâu dưới đáy và đầy rẩy lục bình, có thể đi ngang qua được.

-Lúc nước lớn, tràn ngập lên đến gần bờ đường và lục bình trôi đi bớt, nước trong, mát.

-Thế là Đực được một phen tắm lội trở lại. Nhưng cũng chưa đả, thỉnh thoảng, Đực leo lên cầu Huyện, bắt ngang qua rạch, nối liền Bến Cá với Tân Triều, để nhảy plongeon từ trên cầu xuống rạch, cách khoảng chừng ba thước. Cũng vì mê tắm lội nầy mà nhiều phen Đực bị đòn ê đít.

-Trong thời gian ở Bến Cá, Đực theo các anh lớn, "thanh niên tiền phong", làm "thiếu nhi tiền phong", lúc nào cũng có đeo bên lưng cây dao găm (poignard) tự tạo. Khoái lắm lắm!!! Đực cũng lân la theo các chú lính Nhựt (lúc đó chắc đang làm công tác dân sự vụ?!), để được cho kẹo, bút chì, hình vẽ và tập vở...

(Các bạn đồng hương thân hửu nào có sống ở thời điểm nầy, xin liên lạc, giao lưu với Đực, gợi nhớ những kỷ niệm xa xưa cho vui, trong lúc tuổi già xế bóng nhá!!!).

-Gia đình đông con, sống ở Bến Cá không thuận tiện, ba Đực lại tiếp tục di tản về quê nội ở Long lộc-Bình long, sát bên cạnh bờ tả ngạn thượng lưu sông Đồng Nai.

-Nơi đây, hàng ngày, Đực theo các anh chị con nhà chú bác đi ra bàu "Mật Cật" tát đìa, chao cá, tép v.v.. hay dắt trâu ra đồng ăn cỏ, cho đến chiều về, xuống bến tắm trâu.

-Lại thêm một lần nữa, Đực có cơ hội tha hồ tắm lội, mặc trâu, trâu tắm, mặc Đực, Đực tắm, cho đến khi nào đã rồi, Đực mới dắt trâu về chuồng.

-Bến tắm trâu rộng rải, tha hồ bơi lội, hoặc đứng trên lưng trâu mà nhãy plongeon xuống nước...Những ngày không tắm trâu, Đực tắm ở bến nhà Ông nội, nhưng không bơi lội được, vì có rào tre đăng bao bọc, để ngăn những bó gốc mía ngâm nước không trôi dạt.

-Vào thời điểm nầy, Đực lại có dịp gặp anh Lương văn Lựu (LVL) và các "đồng chí" với anh.

-Ban ngày, các anh làm gì không biết, nhưng đêm đến, các anh hợp lại ở nhà của Ông chú Đực để đờn ca giãi trí...

Thực ra, lúc đó, Đực đâu có biết anh LVL là ai, chỉ nghe các anh chú bác gọi tên như vậy thôi. Sau nầy, hồi cư về Biên Hòa, lớn lên một chút, có dịp đến Sở Trường Tiền (Công Chánh), Đực mới gặp lại và biết anh là ai và thời điểm ấy anh đến Long Lộc làm gì...Các anh đi kháng chiến!!! Thật là một nhà biên khảo có tâm hồn và tư tưởng lớn của quê mình...

-Trong thời gian nầy, Đực cũng có gặp Huỳnh văn Nghệ (HVN). Đực không biết HVN là ai, chỉ biết thoáng qua là một người rất quan trọng, vì có cận vệ. Trong khi HVN nằm võng trong nhà của Ông chú Đực thì viên cận vệ đi canh gác ở hàng rào tre bên ngoài. Đực thường lân la với người cận vệ để được cho xem ống dòm. Có lẽ viên cận vệ nầy thấy Đực có mang dao găm bên hông, tưởng cũng là "đồng chí mén", nên thường cho Đực xem ống dòm. Từ nhà, ở sát bờ sông, nhìn ống dòm ra bàu "Mật Cật", thấy rất gần và rõ từng cây. Đực khoái chí lắm, chớ thường khi, đi ra bào "Mật Cật", phải mõi chân lắm mới tới.

-Sau nầy, lớn lên, đọc tài liệu và biên khảo, Đực mới biết quá ra: A ha! đó là tướng VC Huỳnh văn Nghệ. Gần đây, xem quyển "LỚN LÊN VỚI ĐẤT NƯỚC" của anh Vy Thanh, nhà biên khảo về thời kỳ Việt Minh và Cộng Sản, Đực mới nghiệm ra rằng, vào thời điểm ấy tướng HVN trên đường đi đến chiến khu Tân Tịch. Đực cũng nghiệm ra rằng, tại sao Tây thường đến bố ráp ở Long Lộc-Bình Long. Khi Tây vào làng, bằng tàu,theo đường sông, lên thượng nguồn sông Đồng Nai, thì ba Đực chạy ra bàu "Mật Cật" trốn. Khi họ vào bằng đường bộ, từ ngõ Cây Đào, Vỏ Xa, qua vườn cao su, thì ba Đực chạy xuống bờ sông trốn.

-Sống ở giửa hai lằn đạn, một bên là Tây bố ráp, một bên là Việt Minh bắt đi công tác..., ba Đực quyết định hồi cư về Biên Hòa, trình diện, đăng ký lại lính Mã Tà.

-Đực tiếp tục được sống lại tuổi xuân thời thơ ấu trong trại lính.

-Nhựt đầu hàng, Tây trở lại Đông Dương, nhưng không còn quan chánh tham biện tây nữa, Đực không còn sợ chó dữ, thường rông chơi trong khu vườn Ông chánh, có nhiều cây to bóng mát, cây đa cổ thụ, vườn hoa, vườn cải, chuồng chim thú..., nhứt là tự do xuống cầu mát tắm lội thả giàn.

-Qua bao cuộc đổi thay, cầu Ông chánh không được tu bổ, các thanh sắt bị rỉ sét, ván lót cái còn, cái mất, mái tôn có chỗ bị trốc bay mất, mưa dột, ván mục..., không còn đẹp

như xưa, nhưng Đực rất mừng, vì được tự do tha hồ tắm lội, leo lên thành rào sắt nhảy xuống sông, có lúc còn lấy ván rời của nền cầu làm bệ để plongeon, ôi thú vị làm sao!

-Thời thơ ấu sắp hết, thú mê tắm lội ở cầu Ông chánh, trên sông Đồng Nai cũng phai dần...

-Quê nhà chưa có trường trung học, Đực phải đi Saigon học tiếp.

-Qua những thăng trầm của thời cuộc, tản cư, di chuyển, chăn trâu, câu cá, tắm lội, hồi cư...thất học nhiều thời gian.

-Đực thích thiên nhiên hơn ham học. Thú đam mê nào cũng có cái giá. Thích nằm nhà đọc sách, viết văn thì không hưởng được hương đồng gió nội...

-Đực học kém, đi Saigon, Đực phải rán sức học nhảy lớp để bù lại những giai đoạn đã mất, kẻo:

"...ta hỏng Tú Tài, ta hụt tình yêu,

 thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày đi..."

(Thơ Nguyễn Tất Nhiên)

-Chinh chiến điêu linh, xa gia đình, xa quê hương, xứ sở, Đực thương nhớ lắm thời thơ ấu tắm sông Đồng Nai, nơi cầu Ông chánh, nhưng không có dịp về thăm.

caumattre-large-content

-Cách nay đúng nửa thế kỷ, một dịp hy hữu, Đực có về thăm quê hương, xứ sở, ghé lại cầu Ông chánh, chụp cho các con một tấm hình, để kỷ niệm thời thơ ấu của ba, ở tuổi các con, ba đã say mê hưởng thú hồn nhiên tại nơi đây.

-Ngày nay, mỗi khi lên mạng, vào trang www.aihuubienhoa.com

nhìn thấy logo của hội có hình cầu Ông chánh, ký ức xưa lại hiện ra, Đực thương nhớ làm sao ấy!

 logobh-thumbnail

(click vào đây để thấy logo)

-Theo Trần Trung Đạo:

"...Ví mà tôi đổi thời gian được,

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười..."

-Theo Đực:

Ví mà tôi đổi thời gian được,

Đổi cả thiên thu "thằng Đực" nầy.

để mãi mãi Đực còn hồn nhiên với thời thơ ấu, bên cầu Ông chánh, trên bến sông Đồng Nai, của xứ bưởi Biên Hòa, với địa linh nhân kiệt...

LHA

Con dâu Biên Hòa

(Viết theo lời kể của chồng tôi)

 *******

Về lại Cầu Mát Biên Hòa

Công viên đẹp ngày xưa mình đã hẹn
Cầu Mát nầy anh mòn mỏi đợi em
Hàng dừa cũ chờ em bao thương nhớ
Nỗi hoài mong thắp lửa phố lên đèn

Em còn nhớ bó hoa anh mang tới

Yêu nhau rồi mơ chắp cánh chơi vơi
Đôi ta cùng sánh bước có chung đôi
Xóm nghèo ấy rực tình đêm trăng sáng

Cây Chàm cũ trong những ngày mưa nắng

Vẫn chờ anh hai buổi bước ngang qua
Tiếng chim vui lảnh lót, dáng mượt mà
Đêm thương nhớ gối đầu xanh giấc mộng

Thời áo trắng, anh chờ em trước cổng

Thơ tình anh viết vội lén đưa mau
Có ngờ đâu mùa ly loạn xa nhau
Trùng dương khóc sóng đôi bờ dang dở

Vế Cầu Mát nghe sóng tình than thở

Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
Giăng làn mưa sũng ướt lệ chan hòa
Người yêu cũ với tình đầu ngây dại...

VÕ THỊ TUYẾT

Thằng Cu Lửa hdl xin kính chào Chú Đực. Kính chúc cô chú luôn vui tươi khỏe mạnh.
Hoàng Duy Liệu

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Bảy 2024(Xem: 1270)
nhớ nhiều nhất thời gian quân trường rất gắn bó nhau, bây giờ khi thời gian đã qua mau, họp mặt nơi đây còn gặp lại bạn cùng khóa rất vui.
02 Tháng Mười 2023(Xem: 1080)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 4680)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 3732)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1982)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 2527)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 3180)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 5535)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6839)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 8497)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 14909)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 6115)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7653)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 9009)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 7346)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6552)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 8236)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 7016)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 10753)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6929)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 7277)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 10055)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 9406)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 7162)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt