2

\\
Intro chapeau:
Thế giới của chúng ta theo phật giáo chỉ là cõi tạm bợ, kiếp sống của chúng ta là kiếp phù vân vô thường, chúng ta hiện hữu để rồi mất đi tan biến thành cát bụi. Quan điểm "Sống gởi thác về ...", với ý niệm "gởi gấm" xác thân nghe như triết lý, dù là xác thân ta gởi ở trần gian một ngày, năm mười năm, vài chục năm, thông thường thọ niên ít ai vượt qua con số một trăm năm, cuối cùng chỉ cần một "sát na" là ta sẽ chuyển đổi ngay từ sống thành chết, từ cõi tạm này tại cái tinh cầu có vui có buồn này sang cõi khác. Như khi Đức Phật đã nói: “Đời sống mong manh và cái chết là điều chắc chắn”.
Như đã nói, trần gian cũng chỉ cho mỗi chúng ta một cuộc sống tạm bợ mà thôi. Theo kinh Bát Dương của Phật giáo ghi nhận: “Thân này có ra cũng tự nhiên; năm vóc kia tự nhiên có đủ; trưởng đại đó tự nhiên trưởng đại; lão thành kia tự nhiên lão thành; sanh ra đó tự nhiên sanh ra; ngày chết kia tự nhiên phải chết”. Do vậy sự chết đến với mỗi người chúng ta như sự tự nhiên, bởi vì "Sinh hữu hạn, tử bất kỳ".
Trong cái chu kỳ hiện diện ở cõi trần gian này thì sự vô thường già, bệnh, chết không hẹn trước với ta, nhưng nó sẽ đến với ta bất cứ giờ phút nào. Thế gian là cõi tạm nên khi mới sinh ra con người chẳng có tài sản gì và đến khi nhắm mắt cũng chẳng mang theo thứ gì cả. Dù con người cao sang quyền quý hay thông minh, dốt nát như thế nào, đến khi nhận sự chết, hay qua đời đều giống như nhau, không thể ôm theo bất cứ của cải vật chất nào cả.
Nếu một lúc nào đó chúng ta đối diện với cái chết vì nó luôn rình rập chúng ta, ít nhiều sự hiểu biết về cái chết khi ở tình trạng bế tắc và không cứu chữa được, không giải quyết được thế cờ sống còn, phải chấp nhận buông xuôi ra đi, chúng ta có thể lập luận duy lý rằng sự sống hay cái chết là một huyền nhiệm. Như nhà thơ Văn Thiên Trường (hay Tống Thiên Trường) cho là "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử (Từ ngàn xưa người thế tục ai mà không chết. Nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia, kiêm đạo diễn phim ảnh Jean Cocteau đã bàn luận về cái chết trong phim Orphée. Tương tự, triết gia Albert Camus cũng đã nói nhiều đến cái chết trong hai tiểu thuyết nổi danh của ông: Cuốn L'Étranger (The stranger, Người khách Lạ) và La Peste (Plague, bệnh dịch hạch). Trong hai tác phẩm này, các tác giả đã cho ta thấy cái uy quyền vạn năng của tử thần luôn lấn át sinh mạng của chúng ta và rằng con người bất lực trước cái chết.
Tôi nhập đề luân khởi dài dòng như trên vì tâm tư buồn quá. Ngày hôm qua tôi tiễn đưa người bạn thân, võ sư Nguyễn Khánh Hồng, mang phong vị huyền đai đệ bát đẳng Tae Kwon Do, dĩ nhiên khi trước anh khỏe hơn tôi, khi tôi thăm ở nhà thương trước đây, anh nói anh mỗ tim, anh yếu lắm, ngày anh ra đi vừa qua thật nhẹ nhàng, không gặp mặt các bạn bè thân chị Hồng cho biết anh nhắc tên tôi, một trong những bạn thân của anh, anh nằm ở UCLA cách nhà tôi 35 phút nhưng anh ra đi lúc 7 giờ sáng, anh đã xa bạn bè. Một người bạn khác Phạm Ngọc Châu trên San Jose chịu đựng cơn đau di căn vì bệnh phổi bác sĩ bó tay, ngẫm nghĩ con người như sợi chỉ mành rất mong manh trước gió. Rồi người bạn Petrus Ký Nguyễn Tấn Pháp ghé nhà đưa mấy quyển đặc san Petrus Ký 2014 số đặc biệt về nhà văn kiêm giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng, tôi có góp hai bài viết về ông như trong links:
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng - Văn Chương và Quê Hương,
Việt Hải Los Angeles:
http://chimvie3.free.fr/52/vhan108_NguyenXuanHoang.htm
Văn Chương, Triết Học và Nguyễn Xuân Hoàng,
Việt Hải Los Angeles:
http://www.aihuubienhoa.com/D_1-2_2-71_4-4917_5-50_6-1_17-462_14-2_15-2/
http://www.ninh-hoa.com/VietHai-VanChuongTrietHocVaNguyenXuanHoang.htm
Rồi tôi hôm qua cô emcee Vân Khanh gọi phone thăm từ San Jose chúng tôi chat về thơ Cung Trầm Tưởng, cùng một số nhạc phẩm mới của nhạc sĩ Ngọc Loan và những tác phẩm do Nguyễn Xuân Hoàng viết, tôi được biết ông vẫn còn yếu lắm. Sáng nay tôi đọc bài viết "Nguyễn-Xuân Hoàng trên con dốc tử sinh" của nhà văn y sĩ mũ đỏ Ngô Thế Vinh:
http://damau.org/archives/32289
Ngô Thế Vinh kết luận là "Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh...", mang air buồn, như tác phẩm "Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu" (tùy bút, 1974), ông can đảm nhìn sự thật, đối diện với thực tế, ông từ chối hospice để ở gần người thân. Theo tôi nghĩ Nguyễn Xuân Hoàng thực sự chia sẻ tư tưởng của Queen Latifah: Hãy gan dạ, có đủ can đảm chúng tỏ đấy thực sự chính bạn (Be bold, be brave enough to be your true self). Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm.
Kính chúc Thầy Hoàng chân cứng đá mềm, Dieu soit avec vous!
VHLA
Gửi ý kiến của bạn