10:01 SA
Thứ Sáu
3
Tháng Năm
2024

NGỌN THÁI SƠN CỦA TÔI - vhp.Hạ Vũ

14 Tháng Sáu 201512:14 SA(Xem: 9036)
 Ngọn Thái Sơn của Tôi
                                                vhp.Hạ Vũ
                                                               
                                       "Công cha như núi Thái Sơn,
                              Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."
                                                           Ca dao    
                                 
    Không biết lúc tôi còn nhỏ, cha tôi như thế nào nhưng từ khi tôi có chút trí khôn, tôi thấy cha mẹ tôi hơi khác với cha mẹ của mấy đứa bạn trong trường và trong xóm của tôi.  Thường thường các bài văn thơ toàn ca tụng "nghiêm phụ, từ mẫu".  Trong gia đình tôi, phải nói ngược lại: "từ phụ, nghiêm mẫu" mới đúng.    
    Tôi có phúc hơn một số bạn bè  của tôi có cha là chiến sĩ ở chỗ cha tôi là sĩ quan không quân, không phải đi hành quân xa nhà lâu ngày, nên chúng tôi gần gũi với ông hằng ngày.  Ngày nào không lúc ra đi thì cũng lúc về nhà, anh em chúng tôi đều được cha tôi ôm hôn y như trong mấy phim Âu Mỹ mà tôi được xem.  Rồi thì chúng tôi bá cổ, đu vai cha tôi. Ông nhấc từng đứa lên, ôm xoay vòng vòng.  Những biểu lộ tình cảm công khai và ồn ào kiểu này hiếm thấy trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ.  Chiều về, lần nào ông cũng có kẹo hay bánh trái cho chúng tôi. Mẹ tôi thì hay rên rỉ: "Anh ơi, đừng để chúng nó lờn mặt, khó dạy dỗ lắm." Lần nào cha tôi cũng chỉ có một câu: "Anh biết rồi.  Anh sẽ chừng mực mà."  Sau đó thì ông nháy mắt với chúng tôi, và cha con tôi tạm thời tan hàng. Từ khi tôi vào lớp một, cha tôi là người thầy dạy vỡ lòng cho tôi tập đọc, tập viết. Ông đã viết nhiều trang chữ a, b, c... bằng bút chì cho tôi đồ lên để tập viết, từ ngày này qua ngày khác cho đến khi tôi có thể viết một mình. Bởi vậy cho nên nét chữ của tôi hao hao giống chữ của cha tôi. Những khi cha tôi trực đêm ở phi đoàn thì tôi phải học với mẹ.  Tôi không thích học với mẹ lắm vì mẹ tôi rất nghiêm khắc với chúng tôi, nhưng là một cô giáo vui vẻ, dễ mến, dễ thương ở trường. Sau này lớn lên tôi mới biết sở dĩ mẹ tôi nghiêm khắc với chúng tôi là vì cha tôi quá dễ dãi. Mẹ tôi phải đóng vai "nghiêm mẫu" để kềm bớt chúng tôi, không cho đi quá đà.  Chưa bao giờ cha tôi la mắng hay phết vào mông anh em chúng tôi cả.  Những lúc chúng tôi bị mẹ phạt hay bị nghe "giảng luân lý", cha tôi thường lánh mặt, ra ngoài sân len lén nhìn vào.  Chờ chúng tôi thi hành hình phạt được một lúc, cha tôi vào bắt chúng tôi xin lỗi mẹ.  Lần nào cũng vậy, cha nói nhỏ vơi mẹ một câu là mẹ tôi đành "tha Tào"*
    Buổi tối, sau khi học bài xong là cha kể chuyện đời xưa hoặc những chuyện vui của các chú, các bác trong phi đòan cho chúng tôi nghe.  Chưa bao giờ cha kể những chuyện buồn, thương, chết chóc mà cha đối diện hằng ngày cho chúng tôi biết. Sau này lớn lên, tôi mới hiểu được rằng vì sinh mạng của cha treo đầu sợi tóc, nên cha lúc nào cũng giấu kỹ trong lòng chuyện buồn, chuyện chết chóc, chuyện lo âu... mà sống trọn vui với vợ con. Câu mà cha thường bỏ nhỏ cho mẹ là: "Em ơi, cho anh sống vui vẻ với con và em được lúc nào hay lúc ấy."  Một lần cha bị thương phải nằm bệnh viện.  Mẹ tôi đã khóc sướt mướt trên đường đến thăm cha, làm chúng tôi cũng khóc theo. Khi thấy chúng tôi, cha đã cười lớn và nói: "Chỉ bị kiến cắn một phát thôi, làm gì mà mấy mẹ con khóc dữ vậy?"  Mẹ tôi nắm lấy tay cha lặng lẽ rơi nước mắt.  Cha tôi lại là người an ủi mẹ:
- Mạng anh lớn lắm.  Em đừng lo. Tử vi nói anh thọ đến 90 tuổi, giống ba của anh.
Chúng tôi lại nhào lên giường, níu áo lôi tay, đòi ông về nhà với chúng tôi.  Mẹ tôi phải ngăn cản chúng tôi sợ đụng đến vết thương của ông.  Khi ra về chúng tôi làm trận làm thượng đòi ông về chung mới chịu.  Cha lại hứa hẹn, chúng tôi mới chịu ra về.  Cha nhìn theo chúng tôi, miệng cười nhưng mắt đỏ chạch.    
    Chúng tôi sống hạnh phúc bên cha tôi như thế không được bao lâu.  Vào tháng tư năm 1975, cha thường xuyên ở trong phi đoàn, ít về nhà.  Mỗi lần về qua nhà, vẻ mặt ông vô cùng nghiêm trọng, và vắng đi nụ cười.  Ông thường to nhỏ với mẹ, cả hai đầy lo âu, sợ hãi.  Hàng xóm chúng tôi có những người chộn rộn việc ra đi.  Đi đâu, tôi không biết.  Họ đi mà không mang theo của cải.  Họ bỏ lại nhà cửa, những đồ vật có giá trị như Ti vi, tủ lạnh, bàn ghế... Có những đứa bạn cùng xóm với tôi, hôm trước còn đi học, đột nhiên sáng hôm sau vắng mặt, và không thấy chúng nó đi học nữa, nhà cửa đóng im ỉm.  Mẹ tôi cũng thu dọn quần áo cả gia đình vào va-li, và ngóng chờ cha tôi về.  Lần nào ông về, cũng nói ít câu với mẹ rồi tất bật ra đi.
    Rồi một ngày... cha tôi về nhà sớm hơn mọi hôm với dáng mỏi mệt.  Cha không cười.  Chúng tôi ôm lấy ông chờ đợi những nụ hôn như ngày nào, nhưng ông chỉ ôm chúng tôi và chảy nước mắt.  Lần đầu tiên tôi thấy cha tôi khóc.  Tôi, lúc đó 7 tuổi rồi, biết có chuyện quan trọng vô cùng nên ông mới buồn như vậy. Hai em tôi vẫn nũng nịu đòi ông bế và hôn như mọi ngày.  Cha miễn cưỡng làm theo, chợt thấy tôi đứng lặng lẽ một góc nhìn, ông ôm lấy tôi giọng sũng nước mắt:
- Cục Cưng của ba lớn rồi.  Nếu một mai không có ba ở nhà với các con, con thay ba giúp đỡ mẹ và chăm sóc em nghe con.
- Ba đi đâu.  Con không cho ba đi đâu hết. 
- Ừ, thì ba cố gắng ở bên các con.
Thế rồi từ ngày đó trở đi, trông cha buồn và thiểu não, cha không vào phi đoàn nữa.  Các chú, các bác đồng đội của cha thỉnh thoảng cũng ghé qua nhà.  Người nào cũng mất đi dáng vẻ tươi vui ngày trước.  Vào lớp học, tôi bắt đầu nghe những chữ lạ tai: "nguỵ quân, nguỵ quyền, Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa..."  Thầy cô giáo của tôi ai cũng có vẻ mặt bơ phờ, dáng đi mỏi mệt.    
 Sau đó không bao lâu, vào một buổi sáng trước khi tôi và đưá em kế đi học, cha tôi ôm lấy chúng tôi thật lâu và hôn anh em chúng tôi nhiều lần.  Nước mắt cha thấm ướt áo chúng tôi.  Cha tôi khóc.  Lần thứ hai tôi thấy cha tôi khóc.  Em tôi ngây thơ hỏi:
- Ba, chúng con ngoan lắm, sao ba lại buồn?
- Ba biết các con của ba ngoan lắm.  Nghe lời mẹ và chăm học nghe các con.  Mẹ sẽ cho điểm các con.  Ai ngoan nhiều ba sẽ cho quà nhiều. 
 Các em tôi nhao nhao:
- Chiều nay con ăn cà-rem.
- Con ăn chôm chôm.
Tôi nhìn ông và rơm rớm nước mắt.  Ông hỏi tôi:
- Trưởng nam của ba, ăn gì?
- Con không thích gì cả.  Con chỉ muốn ba vui vẻ thôi.
Ông nhoẻn miệng cười và nói:
- Ờ... thì ba đang vui đây nè, vì ba có ba đứa con ngoan và học giỏi.
 Thế rồi... chúng tôi đến trường.  Trưa hôm đó, anh em tôi đi học về, quà của chúng tôi cha đã để sẵn trong tủ lạnh.  Chúng tôi chờ ông về để ăn.  Chờ mãi đến chiều... đến tối cũng không thấy.  Mẹ tôi nói gạt chúng tôi là cha phải trực ban đêm.  Đêm về, tôi thấy mẹ không ngủ mà ngồi khóc.  Lúc đó, tôi còn nhỏ nhưng  cũng linh cảm chuyện gì quan trọng lắm đang xảy ra cho cha, cho gia đình tôi.  Em gái út của tôi, khóc tỉ tê đòi cha về ngủ với nó.  Tiếp theo cả nhà cùng khóc vì nhớ cha.  Chắc cha tôi cũng khóc vì nhớ chúng tôi.
     Cha tôi đi một ngày, hai ngày, ba ngày... rồi một tháng, hai tháng, ba tháng... một năm, hai năm, ba năm... liên tục không về.  Cả nhà chúng tôi buồn thảm vì thiếu cha. Chúng tôi không còn những tiếng cười dòn tan ngày trước nữa.  Thỉnh thoảng chúng tôi cũng nhận được thư của cha.  Mẹ nói cha ở xa lắm, không về được.  Lúc đầu, tôi ngạc nhiên vì có lần cha nói, máy bay của ông có thể bay tới bất cứ nơi nào trong nước dù xa xôi cách mấy.  Tôi thắc mắc sao lần này cha không lấy máy bay lái về với chúng tôi nhưng tôi không dám hỏi mẹ, vì mẹ tôi đang buồn.  Mỗi lần nhắc tới cha là mẹ khóc.  Lớn lên một chút nữa, tôi biết cha tôi đang bị ở tù.  Cha tôi hiền lành và vui vẻ lắm, tôi chưa thấy ông nặng lời với ai.  Cha tôi phạm tội nặng lắm hay sao mà phải ở tù?  Mẹ tôi vất vả kiếm sống.  Đồ đạc trong nhà tôi lần lượt ra đi.  Mỗi một món ra đi là mẹ khóc nhớ cha. Mẹ nhắc lại kỷ niệm của mẹ và cha gắn bó với những vật đó.  Mẹ tôi dù là "nghiêm mẫu" đi nữa vẫn là đàn bà, và vẫn chảy nước mắt nhiều lần. Từ ngày vắng cha, mẹ tôi ít nghiêm khắc với chúng tôi.  Khi mẹ viết thư cho cha, mẹ bắt chúng tôi cùng viết thư chung với mẹ. Thư của cha gởi về, cái nào cũng nói là cha khoẻ mạnh.  Lần nào ông cũng nhắc nhở tôi là anh lớn trong nhà, phải giúp mẹ mọi việc lớn nhỏ, các em phải nghe lời mẹ và tôi.  Cha khẳng định lúc nào cũng thương nhớ chúng tôi.  Nhận được thư cha, cả nhà vui vẻ vô cùng, vì biết cha còn sống, tuy rằng sống xa chúng tôi muôn trùng.  Nhưng đêm đó, mẹ tôi ôm lá thư vào giường để khóc lẻ loi một mình.
    Lớn thêm một chút nữa, tôi hiểu vì sao cha tôi ở tù và ở tù khổ sở như thế nào. Tư trang của mẹ tôi bán hết thì tới ti vi, tủ lạnh, tủ thờ, bàn, ghế... vĩnh biệt chúng tôi, mà cha thì vẫn biền biệt ở núi rừng Trung du Miền Bắc.  Hè về, mẹ đi thăm nuôi cha, tôi phải ở nhà trông nom, cơm nước cho hai em, và mưu sinh với những tấm vé số.  Trước nhà, mẹ tôi đặt một cái bàn để bán vé số.  Tôi và đứa em kế thay phiên nhau bán phụ mẹ những lúc không ở trường. Tôi nhớ tới câu ca dao mà mẹ tôi đã từng hát ru cho em tôi ngủ khi còn bé mà đau xót và nhớ thương ông vô cùng:
"Còn cha gót đỏ như son,
Đến khi cha mất, gót con đen xì."
    Ngày xưa, có cha bên cạnh, tuy rằng cha phải đối diện với lằn tên mũi đạn hằng ngày, nhưng chúng tôi chưa từng thiếu ăn, thiếu mặc, đói khổ như thế này.  Cơm tuy không cao lương mỹ vị nhưng đủ ăn mà còn có thịt cá ngon lành, áo quần chẳng những đủ mặc mà còn mặc đẹp.  Không khí gia đình chúng tôi vui vẻ, đầm ấm.  Chúng tôi sống hạnh phúc bên nhau.  Bây giờ chỉ còn một mình mẹ bên cạnh, tôi cảm thấy hụt hẫng.  Bốn mẹ con tôi thiếu đi một điểm tựa vững chắc trong đời. Có nhiều lúc tôi thấy cần vô cùng một người cha bên cạnh để được tâm sự.  Nhìn những đứa trẻ khác có cha bên mình tôi thèm thuồng vô hạn. 
  Mười năm bị đày ải trong lao tù, cha tôi được ra về với thân xác còm cõi, gầy đét, đen đúa, tay chân chai cứng.  Ngày xưa, cha tôi đẹp trai và oai phong biết bao nhiêu.  Cha là thần tượng của tôi. Đã có nhiều lần cha hỏi tôi:
- Cục Cưng của ba, lớn lên làm nghề gì nào?
- Con sẽ lái máy bay giống ba vậy.
- Lúc đó, hết chiến tranh rồi. Kiếm nghề khác làm đi, con.
- Không, con chỉ thích giống ba thôi.
- Ừ, cũng được. Nhưng phải hơn cha mới là nhà có phúc.
  Bây giờ hết chiến tranh rồi, nhưng tôi không bao giờ được lái máy bay để bảo vệ vòm trời Tổ quốc như cha tôi.  Tôi đang ngồi bán vé số đây, không biết tuơng lai rồi ra sao.  Trước viễn ảnh tôi bị gọi đi nghĩa vụ quân sự, và bị đưa đi Campuchia để  xâm lăng nước láng giềng và bỏ thây nới xứ lạ, cha tôi tìm cách đưa tôi cùng vượt biên với ông.  Cha tôi có người cùng quê cần người biết xem hải đồ và định tọa độ, nên cho cha tôi đi miễn phí.  Cha tôi đã nài nĩ chủ ghe thêm tôi và em trai kế đi cùng. Nhiều lần nằm bờ, núp bụi, lội sình, lội sông, ém bãi... thất bại hoàn thất bại, lại thêm các trại tị nạn đóng cửa, cha tôi đành bỏ cuộc, lo đi theo diện H.O.  Trong thời gian chờ đợi, cha lo chuyện kiếm sống, bắt anh em tôi lo việc học hành, bỏ bán vé số.  Nhìn dáng cha ốm yếu, gầy còm đạp chiếc xe cũ kỹ "chạy sô" dạy Anh văn tư gia, tôi thật muốn bỏ học để cùng cha mẹ lo cho gia đình. Cha nhịn  ăn, nhịn mặc gom góp tiền "cúng" cho bọn chính quyền điạ phương để hoãn nghĩa vụ quân sự cho tôi,  tôi vô cùng chua xót.  Có những buổi tối về tới nhà, cha uể oải, ngồi vào bàn cơm đạm bạc, tôi đau lòng. Đã vậy cha còn dạy thêm cho anh em chúng tôi Anh văn.  Tuy thế, tôi chưa thấy cha tôi lớn tiếng hay nặng lời với ai, lúc nào ông cũng ăn nói hoà nhã, vui vẻ với mọi người.
    Rồi cũng tới những ngày chúng tôi sắp rời bỏ quê hương xóm làng, bỏ người thân và bạn bè để đi Mỹ.  Tinh thần chúng tôi phấn chấn, tuy nhiên mặt mày cha mẹ tôi hiện vẻ u sầu.  Quê hương này cha tôi đã từng đổ máu để bảo vệ mà đành phải bỏ lại ra đi.  Còn ông bà nội tôi nữa.  Ông bà tôi già lắm rồi, bỏ lại ông bà cũng là một quyết định đau lòng của cha tôi.  Tôi biết cha tôi đã chọn tương lai của chúng tôi mà đành đoạn bỏ lại quê hương và cha mẹ.  Cả tháng trước khi đi, cha tôi nhiều lần ngồi hằng giờ và nhắc kỷ niệm ngày cha còn bé với ông bà nội.  Cha tôi là người vui vẻ lạc quan là vậy mà ngày ra phi trường Tân Sơn Nhất, tôi thấy mắt cha tôi đỏ hoe. 
     Ở nước người, cha là cột trụ của gia đình.  Lúc đầu, ông làm hai việc một lúc: một toàn thời gian ở một xưởng điện tử và một bán thời gian làm vệ sinh cho một clinic cuối tuần, để cho chúng tôi vào trường học.  Mẹ tôi lãnh hàng may gia công. Tôi thương cha vô cùng vì một phần ông mỏi mệt và không có ngày nghỉ ngơi, một phần vì ngày xưa ông là một cấp chỉ huy của Phi Đoàn, bây giờ làm nhân viên vệ sinh!  Nhưng, lúc nào cha cũng vui vẻ, không có mặc cảm tự ti. Ông khích lệ chúng tôi bằng cách hô hào "cha con ta thi đua để cùng nhau đứng vững vàng trên đôi chân của mình ở xã hội mới này."  Ông thường bảo chúng tôi: "Không có nghề hèn, chỉ có người hèn.  Mình không ăn trộm ăn cắp, mình không bán nước, hại dân, đục khoét của chung... thì không có gì phải xấu hổ hết.  Lương tâm là ông tòa công minh nhất."  Mỗi khi tôi gặp khó khăn, trở ngại trong việc học việc làm, ông là hướng đạo viên dẫn đường chỉ lối cho tôi vượt qua, là cổ động viên khích lệ cho tôi vươn lên.
      Ngay những ngày tháng vừa đặt chân trên nước Mỹ, anh em chúng tôi được nhà trường và xã hội Mỹ giang rộng tay đón nhận, đùm bọc.  Chúng tôi vừa học vừa làm để đỡ đần phần nào cho cha mẹ.  Chả bù ngày xưa ở VN, cha con tôi muốn tìm một việc làm mà không ai mướn.  Mẹ tôi bị bắt buộc thôi dạy học khi nộp đơn đi nước ngoài vì "ôm chân đế quốc, tư tưởng không vững vàng, không thể dạy học trò yêu nước yêu Xã Hội Chủ Nghĩa được".  Còn mấy anh em tôi bị bà hiệu trưởng Bắc Kỳ 75 buộc thầy cô chủ nhiệm của chúng tôi đánh giá đạo đức trong học bạ từ hạng tốt xuống trung bình vì "tội" theo cha mẹ "ôm chân đế quốc". Khi qua Mỹ, tôi vào ngay Đại Học Cộng Đồng và được hưởng chương trình giúp đỡ cho sinh viên thuộc gia đình có lợi tức thấp là Financial Aid và Work Study. Hai em tôi vào trung học.  Anh em chúng tôi quyết tâm vượt lên trong xã hội mới này nên nỗ lực, chuyên cần học hành.  Ngay cuối năm học đầu tiên, hai em chúng tôi nhận được những lời khen ngợi không ngớt của thầy cô giáo.  Có một câu nhận xét và phê bình của người thầy Mỹ về đứa em học lớp 12 làm chúng tôi nhớ đời.   Đó là câu: " Em... tiến bộ vượt bực.  Gương học tập này đáng để cho cả chính tôi noi theo."  Thầy noi gương trò, nếu trò làm tốt, nếu trò là gương sáng!  Một nhận xét phê phán bình đẳng, trung thực, không bị chi phối bởi chính trị, bởi lý lịch, bởi cha mẹ làm, con bị ảnh hưởng lây như ở trường học XHCN VN.  Chả trách đất nước người tiến bộ như thế mà ta tuột hậu là vậy. 
    Dần dà cuộc sống của gia đình tôi được ổn định. Cha tôi tìm được một việc khá hơn.  Cha khích lệ mẹ đi học lấy bằng cô giáo nhà trẻ.  Có thì giờ rỗi rãnh, cha tôi tìm gặp lại bạn bè cũ, và tham gia các công việc trong Cộng Đồng như gây quỹ giúp trẻ mồ côi, thương binh VNCH còn đau khổ ở trong nước, tham gia những cuộc biểu tình đòi hỏi tự do, nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.  Cha tôi ở bên này bờ Thái Bình Dương mà trái tim ông để lại bên kia bờ.  Vào những ngày lễ hội, cha thường dẫn anh em chúng tôi cùng tham dự.  Cha tôi mong muốn chúng dù tôi ở quê người vẫn không quên nguồn cội và ao ước một ngày nào đó, khi cha không còn bên cạnh, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc dang dở của thế hệ ông. Ông thường nói với chúng tôi thế hệ của ông đã không làm tròn trách nhiệm và bổn phận với quốc gia dân tôc, đã để đất nước lọt vào tay Cộng Sản khiến dân tộc lầm than, mất những tự do căn bản của con người, đất nước tụt hậu, mất đất, mất biển mà hàng ngàn năm nay tổ tiên đã đổ xương máu để bảo vệ.  Bây giờ gánh nặng nước non này để lại cho thế hệ cháu con. Thật là một gánh quá sức nặng!  Bởi thế cho nên bây giờ còn hơi thở ngày nào thì ông còn phải trả nợ cho nước non dân tộc ngày đó theo khả năng của ông. Cha tôi đã phấn đấu, kiên cường trong bất kỳ hoàn cảnh nào.  Mỗi khi tôi gặp trắc trở trong đời, cha tôi là tấm gương để tôi noi theo, ngẩng cao đầu mà tiến bước.
    Bây giờ thì ông già yếu lắm rồi, đi phải có gậy chống, và đầu óc không còn minh mẫn nữa, nhưng cha tôi vẫn là tấm gương sáng để tôi noi theo, vẫn là cột trụ vững chắc cho tôi dựa.  Ông là ngọn Thái Sơn của anh em chúng tôi.  Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước, dân tộc, và gia đình, cũng để nói lên tình yêu thương vô vàn, lòng tôn kính không cùng của anh em chúng tôi đối với Cha Tôi. 
                         vhp.Hạ Vũ
         (Viết thay cho con của một chiến sĩ VNCH) 
 
Chú thích
* Tha Tào: Nhắm mắt bỏ qua.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13817)
Tôi trầm ngâm hồi lâu trước bóng đen dày đặt mà bùi ngùi khi mường tượng chúng tôi như những con chim ướt cánh, xụi bại, ngơ ngác nhìn vào khoảng không tối mịt mà không biết làm sao bay lên, làm sao thoát ra
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16737)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là cuộc họp mặt với bạn hữu tứ Hai, họp mặt với học trò Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho tôi và Lynh dù là đã xa cánh gần 40 năm
18 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14357)
Trong suốt hành trình dài của mỗi đời người, với những bể dâu gập ghềnh trong cuộc sống, mà mình vẫn còn giữ được chai dầu gió xanh để làm bạn đồng hành thì âu đó cũng là niềm vui và hạnh phúc vậy.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15339)
Nhân Mùa Giáng Sinh 2012, gia đình Kiều Oanh xin kính chúc quý vị, quý đồng hương một đêm Noel, bình an, hạnh phúc, cùng một năm mới an khang thịnh vượng
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 23310)
Tôi thầm nghĩ có một dịp về thăm quê nhà sẽ ghé qua Biên Hòa, đứng trên Cầu Mát hít thở không khí trong lành của sông, của gió đồng nội Đồng Nai.
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 18202)
Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không? Đừng nói với em là chị còn trên biển lạnh. Có người sẽ lại khóc tiếp một mùa Xuân...
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 17928)
Bây giờ Thầy trò chúng ta khó mà có cơ hội gặp gỡ, nhưng em mong rằng trái đất tròn còn sống là Thầy trò vẫn còn có dịp mừng vui đoàn tụ
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13786)
Thái Thụy Vy không chỉ khóc cho mình mà còn thương cho những thân phận cô đơn đọa đầy khác trong chuyện phim "Children of a Lesser God" và "The Last Emperor" cho cô bán hàng sách, và cho cả những người tị nạn HO
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14094)
Cái lãng mạn dễ thương chấp nhận được giữa đời thường, tâm sự có chắt lọc của một cây bút viết bằng máu hoa niên và mặc dầu sáng tạo là một điều hiển nhiên, song ở đôi chỗ, chúng ta cũng còn bắt gặp "chất tiền chiến" bàng bạc trong một số đoạn thơ.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14587)
Sao khuya lấp lánh khắp nơi Đèn hoa sáng tỏa, ánh ngời hào quang Giáng Sinh vừa xuống trần gian Thánh ca năm cũ miên man thật buồn?
02 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15516)
Đêm Tri Ân thầy cô giáo của nhóm CHS.NQBH, đã thành công ngoài sự mong đợi. Một chút thiếu sót nếu có, sẽ khiến mọi người mong mong nhớ nhớ để luyến tiếc hẹn gặp lần sau…
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 19889)
Em nhớ những bối rối không kịp dấu che, khi anh bắt gặp ánh nhìn trộm của em gắn trên đốm lửa nhỏ nhoi ở đầu điếu thuốc, ngậm hờ hững trên môi anh
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15496)
Cám ơn nghề cầm phấn, Cho tôi bước vào đời Cám ơn học trò tôi, Cho tôi nhiều kỹ niệm.
13 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14835)
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, tôi muốn mượn những dòng chữ này để cảm ơn tất cả mọi người, đã trôi qua dòng đời mà tôi như chiếc thuyền con bập bềnh trên dòng sông uốn khúc.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 16634)
sự thay đổi của Tuấn cũng chỉ vì số phận, nhiều khi Tuấn thấy mình mang mặc cảm tội lỗi với vợ, nhưng Tuấn không đủ can đảm nói rõ hoàn cảnh của mình hiện giờ, hầu để bù đắp lại khoảng trống đó
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 18487)
chị không biết được tin tức của đồng hương Biên Hòa. Và hôm nay, hội ái hữu Biên Hòa California và chị Võ Thị Tuyết đã là cầu nối giúp chị gặp lại người quen biết cũ.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 15922)
Tôi vẫn là tôi và em vẫn là em. Một người vợ mà tôi mang ơn sâu thẳm. Nếu không có em thì có lẽ đời tôi không biết đi đâu, chẳng biết lối về và không biết đường ra. Sẽ không ai biết , sẽ chẳng ai hay. Với tánh của tôi, em còn khổ mãi!
28 Tháng Mười 2012(Xem: 21608)
Ước gì tui có được phần nào cái " ngu " của ông Bill Gate , ông ta đã thấy rất xa qua " Cửa sổ
25 Tháng Mười 2012(Xem: 17821)
Trong chiến tranh chẳng còn gì ngoài những hư hao mất mát. Bao nhiêu nhân tài nằm xuống cho những chủ nghĩa ngoại lai vong bản
25 Tháng Mười 2012(Xem: 16708)
không biết có phải những người đàn bà tuổi Dần đều có cùng số phận như dì Dần của tôi: cao số, cứng cỏi, khó khăn và suốt đời đơn độc?
25 Tháng Mười 2012(Xem: 16305)
Tất cả những ước mơ thầm kín tận đáy tim nàng, nàng chỉ thấy lại trong những giấc mơ nàng hay mơ. Những giấc mơ nàng thấy, mình được trở về quê hương thanh bình nơi nào đó còn có mẹ cha như ngày nào cũ...
24 Tháng Mười 2012(Xem: 16531)
Huy nhìn con, lòng đau như xé. Còn không ổn gì nữa! Rõ ràng đã không ổn kể từ ngày thằng bé bắt đầu bỏ ăn. Nhưng biết làm sao đây? Đem đi đâu bây giờ?
21 Tháng Mười 2012(Xem: 25495)
hãy cùng nhau đấu tranh dành một nền Tự Do cho đất nước khỏi ách cộng sản và cùng chung vai xây dựng đất Việt phú cường. Chỉ có thếgiấc mơ Tự Do và Dân Chủ của nước mình mới trở thành sự thật được
20 Tháng Mười 2012(Xem: 23113)
Mái tóc ngắn mà cô chủ tiệm và vài người khách chiều nay mới khen mình trông trẻ ra, sao mình thấy nó vô duyên quá! Giả bộ cười với mình trong gương, nhưng lòng đau giống như một nhát kéo cắt ngang mái tóc.
20 Tháng Mười 2012(Xem: 16924)
Những tràng cười thoải mái, những câu chọc tiếu lâm gà nhà cho thấy sự gần gũi ấm áp. Cô chủ quán lăng xăng tiếp tân và phục vụ. Những thức ăn chay, mặn ngon lành khiến mọi người thích thú. Những câu xưng hô, con, cậu, đã cho tôi biết đây như là một gia đình.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 16849)
Hèn chi hồi xưa có một vị vua, bị ông Trạng Quỳnh chơi khăm bỏ đói cả ngày trời. Lúc bụng đói meo, Trạng Quỳnh mời ổng ăn cơm với tương chao, vậy mà ông ta thấy ngon hơn sơn hào hải vị trong Cung đình
18 Tháng Mười 2012(Xem: 21403)
Đong đưa ngày tháng như ông kể ra cũng quá lý tưởng. Nhưng trong ông vẫn vương vấn nỗi buồn. Vẫn mơ một ngày được trở lại quê xưa, sống lại thời trai trẻ, được “tự do” phát biểu tư tưởng chẳng chút ngại ngần, được thấy mọi người đều bình đẳng với nhau
17 Tháng Mười 2012(Xem: 20991)
Tôi không bao giờ quên cảnh tượng ba tôi châm lửa đốt từng trang giấy nhạc xé ra vội vàng, nét mặt ông đau đớn tận cùng, nước mắt nhòe nhạt rơi xuống từng dòng. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ba tôi khóc
12 Tháng Mười 2012(Xem: 22427)
ngày về đất cũ thằng anh moi ra lá thư không bao giờ được gởi đi mà lại ngủ say trong cái nón xếp hai mươi mấy năm dài đời quả phụ. Nó nghiến răng chửi thề mắt đỏ hoe
09 Tháng Mười 2012(Xem: 17596)
Đó, tiếng nước tôi là đấy. Là tình tự, là quê hương, là nỗi niềm của những kẻ tha phương. Là “bốn nghìn năm thành tiếng lòng tôi”. Xin hãy nhớ lấy và xin hãy trân trọng giữ gìn .
07 Tháng Mười 2012(Xem: 17663)
Thế là ta đã tìm lại nhau, nhưng trong hoàn cảnh mới, không gian mới... Thời gian khắc nghiệt đủ cho hai mái tóc xanh đã muối tiêu cả rồi... Ôi mối tình đầu của ta...!
06 Tháng Mười 2012(Xem: 18662)
Còn ngoài đời có nhiều người quyền cao chức trọng, làm hư việc ảnh hưởng đến biết bao nhiêu con người khác nhưng không hề biết… từ chức là gì!!
06 Tháng Mười 2012(Xem: 19415)
Tôi kể vài kỷ niệm xưa để bạn nghe cho vui. Bạn nói rất đúng, có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!
05 Tháng Mười 2012(Xem: 19142)
Xin chuộc lỗi Người, với lời thề son sắc. Xin nguyện Một Đời với Đất Mẹ cưu mang Xin được làm Đất Vàng, Nước Bạc, Bón cho cây, cho trái nở Hoa Tình./.
04 Tháng Mười 2012(Xem: 24314)
Ước mong hàng thức giả trong, ngoài nước dõng mãnh đứng lên vì Đại Nghĩa Dân Tộc dẫn dắt toàn dân tiến bước, dứt trừ hoạn họa cộng sản tham tàn
03 Tháng Mười 2012(Xem: 18704)
30 tháng 4 năm 1975. Đây là ngày mà không ai có thể quên được đến khi nhắm mắt lìa cõi trần gian đầy mồ hôi, nước mắt và xương máu, nhứt là với những chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 18504)
Ai dè, đúng 4 tháng, vâng, đúng 4 tháng thôi, bà vợ đã có một ông chồng khác trong nhà. Làm sao mà hay như vậy thì không ai biết! Tôi xót xa nghĩ đến những gì đã nói với bà Mỹ về người Việt Nam hôm nọ.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 17920)
Bây giờ cậy vào đồng tiền và quyền thế đã là “mốt” thời thượng rồi cháu ạ! Mọi chuẩn mực giờ đây là dựa vào:” có bao nhiêu tiền và có ai đỡ đầu không “.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 23336)
Cho dù anh chỉ còn hơi thở cuối cùng. Anh hãy cố vươn lên mà sống! Vì xung quanh anh còn có bạn bè. Sau lưng anh còn tình đồng nghĩa đội
28 Tháng Chín 2012(Xem: 24661)
Cái thằng hàng xóm im lặng đứng chờ trước ngạch cửa chỉ để nhìn con bạn gái thôi, không hiễu là bao nhiêu ngày tháng năm của tuổi dại khờ.
27 Tháng Chín 2012(Xem: 22390)
Vậy đó, nên nhỏ bạn mới rầy tôi, “có gì đâu, mà mày cứ cầm chi lâu nỗi nhớ?”, thế mà nó đâu biết, nó lại là người vừa nắm lấy bàn tay tôi, mở ra, đặt thêm vào đấy một vùng kỷ niệm ngọt ngào.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 19091)
Tôi ngượng ngùng kéo vạt áo chùi vội vàng hai dòng nước mắt! ''Đã bảo đừng khóc mà bây giờ như thế này, tệ thật đó !''. Nước mắt vừa chùi đi thì hai dòng khác lại trào ra khóe mắt rồi, biết làm sao bây giờ? Thời gian có chờ đợi ai đâu?
26 Tháng Chín 2012(Xem: 24066)
Mùa Thu luôn đầy ắp kỷ niệm vì nó là mùa tựu trường để bạn bè vui mừng gặp lại nhau sau ba tháng Hè rong chơi. Mùa Thu cũng mang đến nhiều kỷ niệm vì nó thường bắt đầu cho một chuyện tình
23 Tháng Chín 2012(Xem: 19695)
Em thẫn thờ đặt bàn tay lên ngực trái, nơi tim em đang lạc một nhịp rồi. Anh ơi ''DÙ CHO MƯA, XIN ANH ĐƯA EM, ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜi'', niệm khúc cuối cùng em gởi cho anh đó, người thơ, tình thơ của em…
21 Tháng Chín 2012(Xem: 21719)
Trong nỗi bàng hoàng sửng sốt của toàn thể người dân Hoa Kỳ, trong sự xúc động của cả nhân loại vào cái ngày đại hoa ấy, còn có những nỗi đau âm thầm riêng lẻ mà đôi khi người ta đã bỏ quên
19 Tháng Chín 2012(Xem: 21877)
Nỗi dịu dàng của mùa thu dễ làm người ta da diết. Bỗng dưng tôi thèm được nhắm mắt, thiếp đi trong những bàng hoàng nhớ nhung bủa vây không duyên cớ này.
19 Tháng Chín 2012(Xem: 28474)
Càng đọc tôi càng tin chắc đây là thông tin mình muốn tìm. Xúc động oà vỡ. Run rẩy. Tôi không dám tin đây là sự thật. Tôi định thần đọc đi đọc lại bài báo để biết chắc mình không nằm mơ.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 21179)
Mọi sự đau khổ đều bắt nguồn từ vô minh. Vì vô minh, không thấy được thực tại, không thấy được tính chất vô thường của sự vật nên chúng ta tự tạo đau khổ cho mình và người
15 Tháng Chín 2012(Xem: 21847)
Khoảnh đất tuổi thơ tôi nhỏ bé nhưng hết sức diệu kỳ. Tôi muốn được dang tay ôm lại nhiều lần, ôm thật chặt… Bởi tôi sợ mai đây, tôi sẽ tiếc ngậm ngùi! Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường …
15 Tháng Chín 2012(Xem: 30846)
Mà tại sao phải mặc cảm chứ, khi anh Nguyễn Ngọc Ánh đã bền bĩ vượt qua khốn khó, và tự mưu sinh bằng sức lực chân chính của mình?...