5:25 CH
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

Đọc “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao- Tô Đăng Khoa -

23 Tháng Tám 201810:25 CH(Xem: 9326)

Đọc “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao

CHIẾN TRANH: NHÂN CHỨNG VÀ NẠN NHÂN

Tô Đăng Khoa.

“Tình yêu cũng giống như chiến tranh ở chỗ: dễ bắt đầu, nhưng rất khó kết thúc”
-H. L. Mencken

nhân chứng

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng” là tác phẩm thứ ba của nhà văn Lê Lạc Giao, do Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành năm 2018.  Hai tác phẩm trước của Lê Lạc Giao là: “Một Thời Điêu Linh” (2013), và “Nửa Vầng Trăng Ký Ức” (2016), đều là thể loại truyện ngắn.  Với tôi, tuy hình thức khác nhau, nhưng cả ba tác phẩm của Lê Lạc Giao là một sự tương tục: ba tác phẩm-một chủ đề canh cánh trong lòng.

Qua hai tác phẩm trước, đọc giả có thể nhìn thấy mối quan tâm, trăn trở của nhà văn Lê Lạc Giao chính là các chủ đề rất phổ quát chi phối toàn bộ lịch sử nhân loại từ thuở khai thiên lập địa cho đến ngày nay, tức là chủ đề: tình yêu và chiến tranh, mà bản chất chính là sư phơi bày hai thái cực thương-ghét trong mỗi con người.  Nhìn từ khía cạnh này thì: Lịch sử của nhân loại chính là lịch sử của những cuôc chiến tranh; trong đó tình yêu thời chinh chiến như là một thứ gì đó cực kỳ diễm lệ nhưng lại rất mong manh, tương phản giữa đống hoang tàn, khốc liệt, và phi lý cùng cực của chiến tranh, giúp ngăn ngừa con người rơi vào hố sâu của tuyệt vọng.

Lần này trở lại cùng quý độc giả trong tác phẩm truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng,” nhà văn Lê Lạc Giao lại một lần nữa thẩm sát chủ đề muôn thuở của nhân loại (tình yêu và chiến tranh) dưới dạng truyện dài, từ một góc nhìn của “Nhân Chứng” trong bối cảnh “buổi hoàng hôn của một chế độ” trong vòng bảy năm (1968-1975).  Qua tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” chúng ta nhận ra rằng: những hệ lụy của cuộc chiến không hẳn kết thúc vào năm 1975.  Theo H.L. Mencken, tình yêu và chiến tranh có một điểm chung: dể bắt đầu, nhưng rất khó kết thúc.  Sự kết thúc của chúng thường hay kèm theo một vết thương rát buốt tâm can. Cuộc chiến Việt Nam tuy đã kết thúc hơn 40 năm, nhưng vết thương, sự hủy hoại, và những hệ lụy của nó vẫn ngấm ngầm như một lò than tiêu hủy các giá trị căn bản trên mọi phương diện từ vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho đến đạo đức.

Bốn mươi năm hơn đã trôi qua, nhưng “nửa vầng trăng ký ức” của “một thời điêu linh” vẫn vằng vặc trong tâm thức của những người may mắn sống sót sau cuộc chiến. Khối ký ức của cuộc chiến tàn khốc này như là một gánh nặng đối với người còn lại, một thế hệ mà nhà văn Lê Lạc Giao gọi là “những con người mang vác trên lưng nấm mồ của một thời nhân chứng.”

Bốn mươi ba năm chiêm nghiệm, ba tác phẩm, một chủ đề canh cánh, Chiến Tranh và Tình Yêu, Lê Lạc Giao với đức tánh cẩn trọng và thẩm sát của một nhân chứng cho chiến tranh và tình yêu, cùng với những chiêm nghiệm thậm thâm của Ông, chắc chắn sẽ đưa độc giả nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam từ một góc nhìn rất khác, từ trước tới nay.  Đó là góc nhìn độc lập, không chống đối, không hệ lụy của một Nhân Chứng sống sót sau cuộc chiến tàn khốc.  Khi bị ném vào bối cảnh của chiến tranh, thì sự chọn lựa quyết liệt nhất chính là sự lựa chọn làm nhân chứng hay nạn nhân của lịch sử.  Chính sự lựa chọn một cách dứt khoát này sẽ mang đến cho chúng ta một thái độ sống thích hợp trong chiến tranh. Vì sao? – Vì chỉ có làm nhân chứng của chiến tranh thì mới thấu hiểu được chiến tranh và có cơ hội vượt qua được những hệ lụy lâu dài của chiến tranh mang lại. Về mặt tác dụng và thái độ sống của từng con người, sự lựa chọn đó mang ý nghĩa rất to lớn:  Đó chính là sự lựa chọn giữa Tự Do và Nô Lệ!

Nương theo tư tưởng trong tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của Lê Lạc Giao, tôi cũng suy tư rất lâu về sự lựa chọn giữa “Nạn Nhân” và “Nhân Chứng”.  Theo chỗ tôi hiểu trên bình diện nghĩa đen của ngôn từ, “Nạn Nhân” hay “Nhân Chứng” cả hai đều có chữ “Nhân” trong đó, tức là một sự lựa chọn có liên hệ mật thiết đến con người. 

Tuy nhiên, chữ “Nhân” trong “Nạn Nhân” đứng phía sau chữ “Nạn” mang ý nghĩa thụ động, cam chịu, trong đó “Nạn” như là tính từ hay thuộc tính của “Nhân”.   “Nhân” bị ném vào trong “Nạn”, phải chấp nhận, cam chịu “Nạn”;  “Nạn” theo “Nhân” như bóng với hình cho đến chết. “Nhân” trở thành nô lệ cho “Nạn” vì không còn khả năng tự quyết cho vận mệnh của chính mình.

Trong khi đó, chữ “Nhân” trong “Nhân Chứng” đứng phía trước chữ “Chứng” mang ý nghĩa chủ động, “Chứng” là một động từ, là hoạt động căn bản của “Nhân”.   Chính nhờ hoạt động “Chứng” (Witness) với một tâm thức quân bình, không bị cảm xúc chi phối, không thiên vị (biased) và độc lập, “Nhân” đạt tới sự hiểu biết rốt ráo (complete understanding) về thực tại.  Vì “Nhân” thấu thị thực tại của chính mình cho nên có khả năng lựa chọn khôn ngoan để tự mình “thoát ra” khỏi thực tại, tức là tình trạng “bị ném vào một bối cảnh Lịch Sử.”   Chính “Sự hiểu biết” về thực tại thông qua hoạt động căn bản hiểu biết của “chứng” sẽ làm cho “Nhân” thoát khỏi “Nạn” (trạng thái nô lệ)  và đạt đến Tự Do.

Chính vì thế, bản chất của sự lựa chọn quyết liệt này: “Nạn nhân hay nhân chứng” trong bối cảnh của chiến tranh tức là sự lựa chọn rất quyết liệt giữa: “Nô lệ và Tự Do”; hay nói cách khác một cách quyết liệt hơn, tức là sự lựa chọn giữa: “Tự Do hay là Chết”.

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng” lấy bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Nam làn nền, những câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp và thơ mộng của một nhóm bạn trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn làm mạng lưới liên kết các sự kiện cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và mạch lạc, nhưng giá trị chính của tác phẩm chính là: “Tạo ra một vùng sương bóng cho ngôn ngữ, cho kẻ chiêm niệm chịu chơi” (*) để tư duy về quá khứ, chấp nhận thực tại đang là, từ đó có sự lựa chọn khôn ngoan, dứt khoát, rõ ràng cho tương lai, cho chính mình và cho vận mệnh của dân tộc. 

Với lối hành văn lôi cuốn, những câu thoại bỏ lửng ngang chừng… chuyên chở tư tưởng triết học thật sâu sắc, nhà văn Lê Lạc Giao đã rất thành công trong việc tư duy cùng với độc giả, cùng vạch ra hướng đi thích hợp cho vận mệnh chính chúng ta, và có thể được chăng? --cho cả vận mệnh dân tộc.
 

Đọc xong tác phẩm của Lê Lạc Giao, tôi có cảm nghĩ: “Niềm hy vọng này hoàn toàn khả dĩ, nếu tất cả chúng ta đều bắt đầu từ sự lựa chọn căn bản nhất: Nạn nhân hay nhân chứng.  Hãy đứng lên nắm lấy vận mệnh của chính mình, hãy là nhân chứng lịch sử. Hãy dứt khoát từ bỏ tâm thức nô lệ của nạn nhân.” Vì sao? Vì suy cho cùng, tất cả nhửng gì, dẫu hạnh phúc hay đau khổ, xảy ra cho chúng ta, do dân tôc ta, đều do chính chúng ta quyết định. Tâm thức nạn nhân, không có khả năng nhận ra sự thật rất đơn giản này, vì cái tâm thức đó luôn luôn đổ lổi cho những bất hạnh đang trút xuống đầu của chúng ta cho những tác nhân đến từ bên ngoài. Tiềm ần trong tâm thức nạn nhân là một sự tự lừa dối chính mình, một tâm thức chưa trưởng thành trên lãnh vực tư duy.

Câu hỏi quan trọng là: Thế nào là một “nhân chứng lịch sử”?  Về vấn đề này, nhà văn Lê Lạc Giao đã hết sức khéo léo, đưa ra nhận định ngay trong Chương Một, Biển và Di Chúc của Giấc Mơ, trong đó nhân vật chính là Phác, đã có môt cuộc đối thoại hết sức kỳ thú và huyền bí với hồn ma của Petrus Trương Vĩnh Ký, lúc Phác ngủ quên sau khi quét dọn rác rưởi và ô uế trong nhà mồ của ông:

 

(trích)

Buổi trưa, tôi ngủ quên trong nhà mồ của Petrus Trương Vĩnh Ký. Trong giấc ngủ Petrus Ký bảo tôi rằng, “Hãy làm nhân chứng, và thực sự trung thành vai trò nhân chứng của mình!” Tôi hỏi lại ông, “Thực sự làm nhân chứng có bình an, hạnh phúc hay không?” Ông trả lời, “Ta làm nhân chứng hơn thế kỷ rồi, ngươi hãy nhìn xem ta có hạnh phúc hay không?” “Ta là nhân chứng không phải của thành phố này mà là của lịch sử. Ta bằng lòng việc này. Không có gì quí hơn làm một nhân chứng lịch sử trung thực. Ta nói điều này có làm ngươi khó hiểu hay không?”

“Tôi hiểu mơ hồ, có phải tôi đang là nhân chứng của chính thời đại mình đang sống? Và nếu như thế không phải ai cũng là nhân chứng cho chính thời đại của họ hay sao?”

“Không phải, ngươi có thể là nhân chứng bằng chính trí tuệ và thái độ nhận thức của ngươi, trong khi những người khác chỉ là nạn nhân. Ta biết chắc rằng nhân chứng rất ít, rất hiếm hoi nhưng nạn nhân lại đầy rẫy khắp nơi. Ta nói không ngoa, không chỉ trên đất nước này mà cả thế giới đang là nạn nhân và họ chịu đựng vai trò nạn nhân của mình. Ngươi có thấy như thế hay không?”

“Nghe ông nói, tôi khám phá ra bấy lâu nay tôi chỉ là nạn nhân chứ nào phải là nhân chứng? Tôi chỉ thấy buồn bã, phiền muộn từng ngày. Một nhân chứng không thể có những hệ lụy như thế!”

 “..nạn nhân là sự chịu đựng thực tại mà không vượt thoát được thực tại. Trong khi nhân chứng là khả năng tố cáo thực tại để vượt qua nó.”   

(ngưng trích)

Theo Lê Lạc Giao thì hệ quả của tâm thức nạn nhân chính là “sự chịu đựng” và sự “không vượt thoát được thực tại”, không vượt thoát hiểu theo ý nghĩa bị mất tự do, đó là một tâm thức nô lệ có nguồn gốc từ “thói quen truyền thống” mà hậu quả của nó, có thể là cái chết của chính nạn nhân.  Chúng ta thử theo dõi lối suy nghĩ sau đây của Loan, một nạn nhân điển hình trong truyện:

Nhưng cô biết đè nén nỗi lòng mình, không biết có phải thói quen hay không, thỉnh thoảng đọc báo cô thấy phụ nữ chịu đựng quá nhiều bi thương mà sự thiệt thòi ấy cô cho là thói quen. Cô không suy nghĩ sâu xa nhưng bản tính phụ nữ gặp chuyện tiêu cực vẫn hay im lặng, chịu đựng như ông bà, cha mẹ cô đã từng chịu đựng. Từ đấy Loan suy luận nỗi đau của phụ nữ đã thành nếp gấp trong tiềm thức. Càng đau đớn thì những nếp gấp ấy càng hằn sâu như vết thương và vết thương này ngày càng sâu thêm cho đến lúc không chịu đựng được nữa thì nạn nhân chịu chết.”


Từ những thói quen chịu đựng, lâu ngày trở thành những “nếp gấp trong tiềm thức” trong từng cá nhân, rồi dần dà phát triển thành một thứ “truyền thống dân tộc”, một tâm thức “nô lệ” của dân tộc Việt, và cuối cùng chấp nhận nó như là một định mệnh dân tộc:

“Phác nghĩ, chỉ có anh, bạn bè anh và những người dân Việt đang là nạn nhân kia biết được mình đang đứng chỗ nào, thấy cái gì, chịu nỗi khổ đau ra sao… để có thể rút mình ra khỏi vũng lầy cam chịu lúc này đã trở thành truyền thống dân tộc. Thứ truyền thống dân tộc xuất phát từ bóng tối của quá khứ hai nghìn năm điêu linh vì chiến tranh!...

Trong mỗi cuộc chiến tranh, lý do hoặc nguyên nhân có thể khác nhau nhưng hậu quả luôn giống nhau. Nỗi đau khổ do chiến tranh gây ra cho Việt Nam chúng ta đã thành truyền thống dân tộc.

… và hình như một khi được gọi là truyền thống thì cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác vinh danh nó, biến nỗi nhục nhằn, khổ ải thành niềm kiêu hãnh muôn đời!

 Đấy chính là định mệnh dân tộc mà với tất cả những người bạn của Phác hôm nay muốn thoát khỏi lò lửa chiến tranh chỉ là trốn chạy chứ không hề có ý nghĩa vượt thoát. Nếu cần sự vượt thoát thì chính đất nước, lịch sử phải vượt thoát.”

Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng” như là một tiền đề căn bản đầu tiên làm nền tảng một cuộc chuyển hóa toàn diện cho một vấn đề rất nan giải: “Làm sao thoát ra được định mệnh truyền thống của dân tộc?”  Một thứ tự hào về truyền thống hết sức vô nghĩa: “cứ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác vinh danh nó, biến nỗi nhục nhằn, khổ ải thành niềm kiêu hãnh muôn đời!”

Trên bình diện cá nhân, sự quyết đoán trở thành nhân chứng chớ không phải nạn nhân của chính cuộc đời mình là dấu hiệu báo trước sự trưởng thành trên lãnh vực tư duy.  Con người không thể nào đạt tới sự thấu hiểu về thế giới nếu còn giữ mãi tâm thức nạn nhân. Thông qua hoạt động của nhân chứng, mối liên hệ nhân-quả giữa truyền thống và định mệnh được tiết lộ. Lê Lạc Giao mô tả mối quan hệ này một cách rất tài tình trong truyện ngắn "Nửa Vầng Trăng Ký Ức" như sau:

Nhiều khi Ngãi tự hỏi, liệu có sự liên hệ nhân quả nào giữa truyền thống và định mệnh? Sau đó, anh lại nhận ra định mệnh chỉ là hóa thân của truyền thống. Cũng như nạn nhân chỉ là thứ âm bản truyền thống. Trên sân khấu đời, người ta có thể vừa tung hô truyền thống nhưng lại nguyền rủa số mệnh. Người ta mơ hồ hoặc không hề biết chính truyền thống đã tạo ra số mệnh. Số mệnh là chiếc khung giam hãm cuộc đời từng người sau khi người ta cho rằng đã làm hết bổn phận và bổn phận chỉ là sự lập đi lập lại mãi một khuôn thước mà ai cũng bảo là chân lý. Nhập vào quá trình vận động ấy, con người trở thành nô lệ và đánh mất chính mình."


Đoạn văn ngắn gọn như trên là sự cô động của cả kinh nghiệm đời người của một thời nhân chứng! Ở cấp độ cá nhân chúng ta đã “trở thành nô lệ và đánh mất chính mình” trong quá trình vận động rập khuôn đó của truyền thống đã đành, thì mặt khác, ở cấp độ xã hội, truyền thống chiến tranh đã trở thành di sản lịch sữ của dân tộc khiến cho oan khiên cứ trút xuống đầu người dân quan suốt bề dày 4000 năm lịch sữ:

có lẽ phần lớn do truyền thống: thứ khuôn đúc có hai mặt,mặt tốt đẹp luôn bị đè bẹp bởi mặt xấu xa, tiêu cực. Điều đáng phê phán là dân tộc chúng ta chỉ biết bằng lòng hiện tại, luôn cổ xúy quá khứ và cho rằng đấy là những khuôn vàng thước ngọc không thể thay đổi được. Trong khi thời đại thay đổi, tiến bước mà suy nghĩ con người không thay đổi, chỉ quanh quẩn với bao khuôn mẫu không còn hợp thời. Cứ như thế đám con cháu cắm cúi đi theo thứ định mệnh lịch sử ấy. Chiến tranh là một trong những di sản lịch sử dân tộc khô cứng, nhục nhằn, bi đát nhất vì nó gặt hái bằng máu xương đồng bào nhưng được hành xử khiến một dân tộc vốn hiếu hòa lại dường như hiếu chiến, khôn ngoan lại tỏ ra ngu xuẩn vì chính cái truyền thống kể trên…”

 

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng” là tác phẩm kinh điển không có lệ thuộc thời gian. Nó giúp độc giả hậu bối như tôi có thể “ôn cố tri tân” nó giúp tôi hiểu và thương hơn nữa một thế hệ cha ông sinh ra trong lò lửa của chiến tranh. Tuy oan nghiệt không ngớt trút xuống đầu vẫn cam đảm không chấp nhận tâm thức nạn nhân để vươn tới Tự Do và Chân Thiện Mỹ.

Truyện dài “Có Một Thời Nhân Chứng”  với tôi là một di sản tư tưởng rất quan trọng, có khả năng giúp tôi trưởng thành trong đường lối tư duy.  Trong bối cảnh lịch sử đương đại, sự lựa chọn giữa nạn nhân và nhân chứng càng trở nên bức thiết và quyết liệt hơn nữa khi mà quá trình “trở thành nô lệ và đánh mất chính mình” càng ngày càng gia tốc thật kinh hoàng. Trên sân khấu đời người ta vẫn còn đang “vừa tung hô truyền thống nhưng lại nguyền rủa số mệnh”.   Chính vì lý do này mà tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao do nhà xuất bản Văn Học phát hành năm nay, không chỉ là một hồi ký lịch sử, mà còn mang tính thời sự vô cùng nóng bỏng. Và trong tương lai, ngày nào còn có người “đánh mất chính mình” để tình nguyện cam chịu trở thành “nạn nhân của bối cảnh lịch sử”, thì ngày đó tác phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao cũng cần phải được đọc lại và suy ngẫm một cách cẩn trọng.

Xin cám ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm văn học, tư tưởng, chính trị, thời sự -“Có Một Thời Nhân Chứng” đến quý bạn độc giả gần xa.

Trân trọng,

Tô Đăng Khoa

08.08.2018.

(*) Ghi Chú:  Mượn ý của Bùi Giáng trong bài  “Một Đường Lối Dịch Thơ”:  Cái bí quyết của thiên tài sáng tạo, cũng như thi tài dịch thuật, là: tạo nên một vùng sương bóng cho ngôn ngữ. Sương bóng đó có thể bắt gặp bóng sương Hy Lạp, hay Đường Thi, hay Tây Trúc – không hề gì. Không hề gì. Miễn là nó mở ra một chân trời cho chiêm niệm chịu chơi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13148)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12034)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14212)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14324)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13860)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12128)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12032)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13188)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13508)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10314)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13108)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12355)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11892)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12700)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11019)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12406)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11406)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18266)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12371)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13036)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11701)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12571)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14475)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 13031)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13542)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20187)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12098)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14548)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14984)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13869)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13419)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13256)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12418)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14051)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13212)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13814)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14567)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18452)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15133)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13652)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12434)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17989)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12525)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13243)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13530)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13918)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18156)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18805)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14320)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14537)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu