4:29 SA
Thứ Ba
30
Tháng Tư
2024

NHỮNG NGƯỜI BẠN - Nguyễn Hữu Hạnh

10 Tháng Tư 20208:39 CH(Xem: 6315)

NHNG NGƯỜI BẠN

 

nhung_nguoi_ban-large-content

 

 “Hạnh thân. Cám ơn bạn vẫn nhớ đến mình và đề nghị mình viết bài về những kỷ niệm với Hải. Rất tiếc phải từ chối bạn một lần nữa. Lý do thứ nhứt là trí nhớ mình kém quá, sợ vì thế mà viết không chính xác, không trung thực. Thứ hai là mình không muốn ăn theo tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên. Đó là vì mình đã đọc rất nhiều bài của nhiều người viết tào lao những chuyện toàn tưởng tượng nên mắc cở dùm mà không muốn vô tình giống họ. Cuối cùng là từ lâu rồi mình đã mất khả năng sáng tác. Chúc Hạnh vui khỏe và thành công. Thiên Thọ...”

 

 Để chuẩn bị những bài viết cho đặc san xuân Quý Tỵ với chủ đề “Biên Hòa Thời Thơ Dại” và tưởng nhớ Nguyễn Tất Nhiên, tôi đã liên lạc với Thọ, người bạn học Ngô Quyền từ Thất 4 đến 12 B2. Đinh Thiên Thọ không xa lạ gì với Nguyễn Tất Nhiên, đã cùng tôi chung lớp với Nguyễn Hoàng Hải; Thọ với bút hiệu Đinh Thiên Phương, tập tểnh cùng Hải với những tập thơ đầu đời khi Hải còn là Hoài Thi Yên Thi. Người biết và có nhiều kỷ niệm với Nguyễn Tất Nhiên thì không muốn viết, thôi thì tôi đành làm “người viết tào lao” liều mạng như Kinh Kha một chuyến sang Tần “Tưởng Nhớ Nguyễn Tất Nhiên”.

Với Nguyễn Tất Nhiên, khi ra hải ngoại tôi đã gặp gỡ nhiều người bạn, đàn anh lẫn đàn em, đều nhận mình là bạn học của nhà thơ nổi tiếng nầy, có thể Nguyễn Tất Nhiên tên tộc Nguyễn Hoàng Hải đã từng học nhồi lớp nhì, lớp nhất ở trường Tiểu Học Nguyễn Du và từ Khóa 8 Ngô Quyền xuống khóa 9 vào năm Đệ Ngũ. Riêng tôi nghĩ Nguyễn Hoàng Hải sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 chắc hẵn không là tuổi trẻ tài cao, để vào Nguyễn Du học sớm mà ở lại lớp. Hải cùng chúng tôi thi đậu vào Ngô Quyền năm 1963, bạn bè chúng tôi phần đông sinh năm 1951, 1950. Nguyễn Hoàng Hải là người trẻ tuổi nhất. Vào Ngô Quyền được vài tháng là cơn biến động cách mạng tháng 11, tuổi trẻ chúng tôi lại ngơ ngác không biết gì xảy ra, chỉ biết mừng là được nghỉ học và buồn khi đi học trở lại. Tiếng chuông trường lại reng lại, chúng tôi tiếp tục cắp sách vở vào trường. Theo sổ điểm danh vần chữ “H” Hải luôn đứng cạnh tôi, tôi vẫn còn nhớ rành rành: Trịnh Khắc Hà, Hà văn Hai, Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Hữu Hạnh. Những kỷ niệm tôi vẫn còn nhớ lại trong giờ Toán của Thầy Nguyễn Văn Phố, nhứt là lúc thầy rà cây bút vào sổ điểm danh kêu lên lớp khảo bài, cả 4 trò trong bụng đều đánh lô tô, không sao tránh khỏi, không Hà Hai cũng Hải Hạnh, thấp thỏm vì cả 4 tên đều không khá về toán. Không hiễu bạn bè cùng lớp nhìn tướng Hải thế nào? Lại đặt tên “ Hải Ngáo” rồi chết tên luôn. Tôi còn nhớ năm học ngũ 4 vào cận Tết, việc học hành cũng được buông lỏng trong giờ Sử Địa của thầy Nguyễn Ngọc Ẩn, thầy Ẩn đã hỏi chúng tôị có tiết mục gì để giúp vui cho lớp, tôi đã tình nguyện lên ca bản tân nhạc “Ai Cho Tôi Tình Yêu”, kế đến là Hải ca một bản nhỏ cổ nhạc vui và nhún nhảy với lời ca “Kim Cúc, Kim Lan. Minh Chí, Việt Hùng”, đã mang đến cho thầy Nguyễn Ngọc Ẩn nụ cười mỉm, tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ.

 Sau năm đệ Ngũ, Hải ở lại lớp sau nầy vẫn còn chơi thân với những người bạn cùng lớp như Đinh Thiên Thọ, Phạm Thái Nam và Lê Quang Hùng, riêng tôi vẫn trong nhóm bạn cũ gồm Giang Hưng, Đỗ Đình Tâm, Phạm Ngọc Nhanh, Nguyễn Nhựt Hoành, Lê Bá Kim và Nguyễn Hữu Đức. Khi tôi lên đệ Tam mới nghe bút danh Hoài Thi Yên Thi, Đinh Thiên Phương sinh hoạt trong nhóm thi văn Biên Hòa, còn có Anh Phong, Mây Trắng, Tất Cẩm Hoàng Thy Lynh. Vào thời gian nầy chiến tranh đã về đến thành phố trong Tết Mậu Thân, chúng tôi đã mất một người bạn cùng lớp, Nguyễn Tấn Hiệp chết tạị nhà gần ga xe lửa vì đạn pháo kích. Sau đó là Hà văn Hai chết vì vụ nổ lựu đạn tại quán kem Tuyết Viên kế trường Nguyễn Du. Những nỗi kinh hoàng, khủng hoảng rồi cũng qua, tiếp tục việc sách đèn trước cơn gió lạ. Khung trời đại học rộng mở, tôi lại mất thêm Nguyễn Nhựt Hoành. Hoành cùng người tình chết chung trong một tai nạn tại cây Trôm bên bờ sông Đồng Nai, trong thời gian theo học tại trường bộ binh Thủ Đức.

Rời Biên Hòa tôi lên Sài gòn đi học, được quen biết bạn bè tứ phương, nghe lóm bạn bè bàn tán xôn xao về nhạc phẩm mới được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, mới biết thằng bạn mình đã có đất đứng và nổi danh. Bút danh của Hải được nhiều người biết đến, nhưng người thì chưa, ngay cả những chàng, những cô một thời áo trắng của trường Nguyễn Tất Nhiên theo học. Tôi được người em gái của thằng bạn, Phan Lệ Hông kể lại:

em cùng nhóm bạn học trong đó có Duyên, một buổi chiều tung tăng trên đường phố Trịnh Hoài Đức, khi đi ngang qua quán cà phê Tuyệt, một cô bạn hướng về một người con trai dáng cao cao đi ngược chiều và kêu lên Nguyễn Tất Nhiên kìa tụi bây... Lúc bấy giờ Duyên vẫn là tính tự nhiên ngổ ngáo và tự tin, ngoảnh mặt quay đi một cách lạnh lùng như tượng đá... ”

Từ mẫu chuyện kể nầy khi ra hải ngoại tôi đã trau chuốt lại trong Tuyển Tập Ngô Quyền “cô Bắc Kỳ tên Duyên không muốn người tình si đưa tên mình vào văn học sử”.

1972 chiến trận càng ác liệt với mùa hè đỏ lửa, tôi đã quên những lời thơ của Nguyễn Tất Nhiên, để nhớ về bom đạn, nhớ về bạn đồng đội và thương những người lính dưới quyền tôi. Sau lần bị thương và trở lại chiến trường, ngồi trên chuyến xe đò gần 3 tiếng đồng hồ từ Cần Thơ vào Chương Thiện vì đường xá bị đấp mô, ngồi bên cạnh những dân quê với những khuôn mặt chất phác hiền lành, đang thả hồn theo những bản tân cổ giao duyên mùi mẫn từ máy cassett trên xe, tôi chợt nghe tim mình đứng lại khi được nghe bản nhạc ”Thà Như Giọt Mưa” cũng được biên soạn tân cổ giao duyên với tiếng hát ngọt ngào buồn thảm của Chí Tâm và Thanh Kim Huệ, nước mắt tôi muốn rơi, nhưng không biết khóc cho Hải hay khóc cho tôi...

 Nằm tiền đồn trong những đêm mưa, những giọt mưa rơi trên poncho, trong ánh đèn pin đọc những cánh thư từ bạn bè gửi đến, của Phạm Ngọc Nhanh đang thụ huấn khóa bay từ Hoa kỳ, kể chuyện đất Mỹ nhiều rượu ngon, nhưng không thiết tha vì không biết uống rượu. Trớ trêu thay sau 1975, còn ở lại Việt Nam bạn tôi lại trở thành con sâu rượu đế. Thư của Phan văn Hết từ Biên Hòa báo tin Trần Quốc Việt đã mất tích trận Pleiku. Riêng Hải được thư bạn bè cho biết Hải đã từng vào Dưỡng Trí Viện Biên Hòa và nổi cơn quậy phá trong trung tâm huấn luyện Quang Trung. Những đợt pháo kích liên hồi, đã lấy mất tôi giòng tư tưởng nhớ về những người bạn...

1975 đổi đời theo vận nước nổi trôi, bạn bè kẻ mất người còn, lại gặp nhau trong hoàn cảnh đày đọa khốn cùng. Tôi đã không gặp lại Hải từ đây, mãi đến năm 1992 nhận được tin Hải đã tự kết liểu đời mình, một thiên tài đầu hàng với số phận.

 Nhắc đến bản nhạc “Thà Như Giọt Mưa”, tên Duyên người con gái Bắc đã gắn liền tên với bản nhạc nầy. Nhân ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền vào tháng 7 năm 2012 tại San Jose, tình cờ gặp lại Duyên đến từ tiểu bang Michigan Hoa Kỳ, mọi người đều vui mừng tận măt, bạn bè bạn đồng môn chung trường trung học Ngô Quyền, Duyên vui vẻ cùng tôi và mọi người chụp hình lưu niệm.

 hanh_-_duyen-large-content

Tôi cũng có lời mời Duyên về Nam California dự họp mặt tất niên và mừng xuân Quý Tỵ, cùng chia sẻ với chúng tôi trong đặc san Xuân “Biên Hòa Thời Thơ Dại'' và tưởng nhớ Nguyễn Tất Nhiên. Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.

 Trong đầu năm 2012 tôi có dịp trở về Biên Hòa, từ sự thương mến của bạn bè tôi đã được gặp lại đầy đủ bạn hoc ngày xưa còn lại, có Trịnh Khắc Hà gần 44 năm không gặp về từ Bình Long. Trong phút giây luyến nhớ tôi đã ca lại hai câu vọng cổ “Thà Như Giọt Mưa”, như lời gọi bạn từ miên viễn, khô dần trên tượng đá... Trịnh Khắc Hà, Nguyễn Hữu Hạnh còn đây, nhưng Hà Văn Hai và Nguyễn Hoàng Hải đã yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng...

 Nhớ những người bạn đã mất..

NGUYỄN HỮU HẠNH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13148)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12042)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14222)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14325)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13868)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12131)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12042)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13199)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13512)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10314)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13110)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12374)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11901)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12704)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11020)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12412)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11414)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18276)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12374)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13038)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11703)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12571)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14477)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 13047)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13542)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20193)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12101)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14550)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14989)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13874)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13420)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13270)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12427)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14054)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13223)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13824)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14567)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18462)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15137)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13652)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12436)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17994)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12525)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13250)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13533)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13919)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18178)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18817)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14338)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14550)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu