Nhạc sĩ
Lê Hựu Hà sinh ngày 5 tháng 6 năm 1946 tại
làng Bình Ý , Công Thanh Biên Hòa là anh cả trong một gia đình 3 trai và hai gái.
Đã theo thân sinh là ông Lê Hữu Khoẻ xuống
Sài Gòn lập nghiệp. Nhạc sĩ Lê Hựu Hà đã âm thầm vĩnh biệt cỏi đời vào ngày 9
tháng 5 năm 2003 tại Sài Gòn và được đưa về an tang kề cận mộ thân phụ ông tại Bình Ý Công Thanh Biên Hòa'... Tôi muốn
mình hoà với thiên nhiên... Không oán ghét không gây hận sầu...' ' Đã bao năm,
nhạc sĩ Lê Hựu Hà trải lòng như vậy. Và bây giờ sẽ là mãi mãi bình yên, có phải
không anh?
Trong
phong trào nhạc trẻ ở miền Nam thập niên 1970, xuất hiện ban nhạc trẻ Phượng Hoàng với hai nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang làm nòng cốt. Điều đặc biệt của ban nhạc này là tự sáng tác và biểu diễn thuần nhạc Việt Nam, không hát nhạc ngoại quốc. Riêng với nhạc sĩ Lê Hựu Hà, những ca khúc như: Tôi muốn, Phiên khúc mùa đông, Yêu người yêu đời... đã đóng góp cho sự phát triển của dòng nhạc trẻ Việt Nam qua sự sáng tạo nghệ thuật của anh.
"Tôi muốn mình hoà với thiên nhiên... Không oán ghét không gây hận sầu..."
Nhạc
sĩ Lê Hựu Hà, người mê nhạc Sài Gòn từng biết đến Lê Hựu Hà lần đầu tiên qua ban nhạc Hải Âu tại đại hội nhạc trẻ Taberd năm
1965, và anh nhanh chóng nổi tiếng từ phong trào nhạc trẻ những năm 1970 qua ban nhạc Phượng Hoàng, lúc ấy đã tạo được vóc dáng riêng vừa tiếp thu phong cách nhạc trẻ phương Tây, vừa phảng phất âm hưởng dân ca
Việt Nam. Những bài hát "Tôi muốn", "Hãy ngước mặt nhìn đời"... đã làm thay đổi hẳn cả môi trường âm nhạc vốn sùng ngoại của giới trẻ. Sau
Phượng Hoàng, anh cùng bè bạn thành lập ban nhạc Mây Trắng, rồi sau 1975 là ban Hy Vọng, Phiêu Bồng ra đời trong phong trào ca khúc chính trị… Sự tươi tắn và sôi động qua những ca khúc của anh được nhiều bạn trẻ mến mộ.
Lê
Hựu Hà tự học nhạc từ nhỏ, anh được nhiều nhạc sĩ đi trước đánh giá là
một trong những người Việt hoá nhạc trẻ Âu Mỹ đầu tiên, những năm gần đây, Lê Hựu Hà trở lại với nhạc trẻ, tiêu biểu là ca khúc "Vào hạ" - tác phẩm đã đưa Tam ca Áo trắng trở thành nhóm nhạc hàng đầu của VN.
Lê
Hựu Hà để lại một sự nghiệp chỉ khoảng trên 50 ca khúc, nhưng không vì
thế mà sự tài hoa và táo bạo của anh chìm khuất. Sáng tác của Lê Hựu Hà ứng dụng giai điệu, tiết tấu hiện đại của nhạc trẻ phương Tây mà vẫn
mang hơi thở rất VN, đưa thang âm ngũ cung VN vào ca khúc (Tình ca Việt Nam)... Lê Hựu Hà cũng là một trong những nhạc sĩ trong nước khá chuyên tâm trong việc chuyển dịch, biên soạn lời Việt cho các ca khúc quốc tế (anh đã viết lời Việt khoảng gần 100 ca khúc, nổi tiếng có bản Đồng xanh, Những lời dối gian...).
Ít ai biết anh vốn xuất thân là một viên chức
ngân hàng mẫn cán. "Tôi là dân Sài Gòn chính gốc. Gia đình
rất khó nên không dễ gì đến với âm nhạc. Từ nhỏ đến lớn ông bà già chỉ muốn tôi
làm viên chức nhà nước. Thế là tôi trở thành một viên chức ngân hàng mấy chục
năm. Tuy nhiên vì yêu âm nhạc từ thuở nhỏ, nên ban ngày thì làm việc, ban đêm
tôi lén học nhạc, rồi làm nhạc công ở các club và sau đó chính thức hoạt động
âm nhạc chủ yếu ở lĩnh vực biểu diễn. Còn sáng tác ca khúc, trước tiên tôi viết
cho chính tôi. Tôi dùng âm nhạc để giải toả những tình cảm khi vui, khi buồn của
chính mình".
Quả thật với những ca khúc của anh, người nghe
chỉ thấy những giai điệu và ca từ thật gần gũi giới trẻ, với độ sâu cần thiết để
lắng lại trong lòng người nghe dù đó có thể là giai điệu mượt mà của Hãy yêu
như chưa yêu lần nào, hay sôi nổi trẻ trung của Vào hạ. Cả hai ca khúc này đang
được rất nhiều ca sĩ trong nước và hải ngoại trình bày Trời xanh, hoa phượng đỏ
còn tôi thì cứ lang thang và nghĩ rằng: Cuộc đời có thể có nhiều điều làm chúng
ta không hài lòng, nhưng cuộc đời cũng có những cái để vui, thì tại sao lại cứ
phải u ẩn và than trách?"
Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Bảy 20117:00 SA
hutruc
Khách
Tôi thích bài "Tình Ca Việt Nam" của Lê Hựu Hà, nhưng chưa nghe ca sĩ nào hát ngoài Lê Hựu Hà và tìm trên trang web cũng không thấy. Lê Hựu Hà như cười với khổ đau và Trịnh Công Sơn khóc với đau khổ, còn Pham Duy thì sao!
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
hình ảnh trong sạch của ông vẫn còn được không ít người nhắc đến như một điểm son còn lại của chế độ và tương phản với các vụ tham nhũng, thối nát trong 43 năm qua.
Ước ao sao ở Búng, quê của Phan Văn Hùm và ở Tân Uyên (Biên Hòa), nơi của những năm biệt xứ, sẽ là hai địa danh có bia kỷ niệm người con người danh tiếng một thời của đất Đồng Nai.”
Bắc Sơn là tác giả 500 ca khúc trong đó bản dân ca Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè đã được cả nước yêu thích… Ông còn là kịch giả của 80 kịch bản, và đã đích thân tham gia 60 vai diễn trong điện ảnh.
Có lẽ đây là bài thơ "duy nhứt" của Nguyễn Tất Nhiên đã "lột trần" mặc cảm tâm lý: rất muốn "yêu" con gái Bắc dù trong lòng biết rõ chỉ "đơn phương" mà thôi và chỉ được họ "ngó nửa con mắt"
Anh đã vui trong niềm vui và buồn trong nỗi buồn qua các bài thơ của những thi sỹ đàn em. Đôi khi có những cảm xúc bất chợt đến vào nửa đêm anh đã thức dậy và ghi lại từng nốt nhạc trên trang giấy trắng
Tướng Đỗ cao Trí, nói về tài chỉ huy quân sự của ông thì khó ai có thể phủ nhận, xin được có đôi chút về ông mà người viết bài có lần được chứng kiến trong một trận đánh
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần Sinh ra là Tướng chết đi thành thần Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
Trưa ngày thứ bảy 11/26/ 2011, Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cùng đồng hương đã đến thăm viếng và tham dự lễ phủ cờ linh cửu ông Nguyễn Linh Chiêu, nguyên cựu Tỉnh Trưởng Biên Hòa tại nhà quàn Peek family funeral home thành phố Westminster Orange county
Hôm nay ở tuổi 85, Bs Phiêu có thể hãnh-diện mà nhận sự vinh-danh của các hội-đoàn và thân-hữu vì anh đã hiến cả một đời tận-tụy để phục-vu dân ta, phục-vụ y-khoa và phục-vụ quê-hương xứ-sở.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.