9:21 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

MÓN QUÀ GIÁNG SINH - HOÀNG THANH

18 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 19774)


Tôi bước vào tiệm food to go và thoáng thấy một phụ nữ da đen, mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi Châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn.Như thường lệ, tôi đứng đợi tới phiên mình. Bỗng dưng nghe chị này nói rất rỏ ràng bằng tiếng Việt:"Bán cho tui một phần cơm chiên nhỏ ", làm tôi ngạc nhiên quay lại nhìn, vì không ngờ chị ta nói tiếng Việt rành thế. Da chị này rất đen, đúng điệu là dân lai Mỹ đen chính hiệu. Khi tôi ra bàn ngồi ăn, chị ấy bước đến rụt rè chỉ vào chiếc ghế bên cạnh tôi và hỏi:"Tui ngồi đây được không? "Tôi gật đầu.
Trời Cali vào đông lành lạnh, ngồi gắp đủa mì Nam Vang nóng mà tôi nghe ấm cả lòng. Đang múc muổng nước lèo thì chị da đen lên tiếng:"Trời lạnh quá, ăn cái này ngon lắm mà không chắc bụng ". Tôi quay sang nhìn thì bắt gặp chị ấy vừa đưa tay chỉ chỉ vào tô mì tôi đang ăn, vừa nói với ánh mắt có vẻ thèm thuồng. Chị nói với cái giọng chân chất rất nhà quê:" Cơm chiên nó hổng ngon bằng, nhưng nó chắc cái bụng, tui mới khiêng đồ nặng nổi ".
Thấy ái ngại, tôi nói ngay: Chị ăn không? Tôi kêu tặng chị một tô ".Chị ấy lắc đầu: Giờ ăn hổng kịp đâu, trể xe bus là cả tiếng nữa mới có chuyến sau ".Tôi hỏi chị làm gì mà phải khiêng nặng? " Chị đáp: "Tui lau chùi cầu tiêu, lau sàn nhà, chùi rửa hết tất cả phòng, sắp xếp đồ đạc lại ngay ngắn, khiêng bàn ghế, nhiều bàn ghế nặng lắm, cái gì tui cũng làm hết đó, để mười giờ người ta vô thì mọi thứ sẽ sạch sẻ đâu vô đó ". Rồi chị tiếp: "Tui ở xa, nên 7 giờ phải dậy rồi, đi xe bus tới đây thì phải đổi xe bus khác mới tới. Nhưng đói quá nên tui phải xuống mua đồ ăn cho no cái bụng cái đã, rồi mới đón xe bus đi tiếp đến chổ làm ".
Tôi cứ nghĩ chắc chị này đi làm thêm overtime ngày cuối tuần, nên tôi nói:" Chị làm thêm cuối tuần vậy, họ trả chị khá không ? " Chị nói ngay: "Tui đâu có lảnh lương, làm cho nhà thờ mà, cái này là tui tự nguyện làm, tui làm là cho Chúa, mà tôi làm nhiều năm nay rồi...".Vừa thấy tội nghiệp cho chị, tôi vừa thầm khâm phục chị đã có can đảm mà đứng chờ hai chuyến xe bus từ 7 giờ sáng ngày Chủ Nhật, là lúc mà ai nấy đều đang ngon giấc với khí trời lạnh ở bên ngoài.Chị không những đã làm được điều phi thường đó không có lương,một cách vui vẻ, mà lại từ nhiều năm qua ...
Bỗng dưng tôi muốn làm quen: "Chị tên gì ? Mà tại sao chị lại tự nguyện làm công việc này từ bao lâu nay, nhà thờ không có người nào phụ chị sao ? ".Thấy có người quan tâm, chị có vẻ xúc động, nỗi xúc động mà tôi linh cảm như của một con người thường bị hất hủi bỏ rơi. Chị nói nhỏ lại: "Tui tên Amy, là tên Mỹ đó, còn tên Việt Nam,tui không thích nó ..."."Chị có tên Việt Nam? ". "Ừa, mà tui ghét nó lắm...".Tôi ngạc nhiên: "Tại sao chị lại ghét tên mình ? " Chị đen im lặng ,và rồi chị kể bằng cái giọng quê mùa mộc mạc ...
*Tuổi thơ đen...

"Khi Má sinh ra tui thì mọi người ai cũng đã ghét tui rồi. Chỉ vì tui ra đời dưới ngôi sao xấu, bởi vì cái màu da đen đúa không sao che dấu được của tui. Tui đâu có quyền được chọn màu da gì để sinh ra, cả Má tui cũng không chọn được cho tui.
Nhà tui nghèo lắm, ở ven bờ một con sông. Gia đình tui gồm có 6 người: Má và 5 chị em, chị Hai, chị Ba, chị Tư, tui rồi đến em trai Út. Mấy chị và em trai là da vàng, chỉ có tui là đen thui thôi. Nhà tui nghèo mạt rệp, cả căn nhà dột nát, không có cái bàn hay cái giường,cái ghế. Một mình Má đi mò ốc cả ngày để bán lấy tiền mua đồ ăn cho 6 miệng ăn.
Mới ba, bốn tuổi là tụi con nít đã ghét tui.
Tui tên Tí, họ Mai là họ của Má, vì Ba bỏ má từ khi Má có bầu tui.Tụi con nít cả đám cứ đi theo sau tui hát nhạo là:"Cút về Mỹ đi con Tí đen ".Có đứa còn lấy que tre vít cứt chim, cứt gà rồi kêu cả bọn xúm lại đè tôi xuống, trét vô miệng tui, tới khi nào tui lạy, tui khóc thì tụi nó mới tha.
Năm 6 tuổi, Má cho tui với mấy chị đi học trường làng, nhưng tụi học trò khinh ghét tui lắm. Có lần tụi nó hè hội đồng tống một đống cứt gà vô miệng, tui không chống cự được nên nuốc vô cổ họng, nghe thúi ình và chua loét.Tui oẹ ra, tụi nó bốc nhét vô lại.Tui vùng vẫy, la hét.Thấy tui khóc dữ quá, mấy chị và em trai xúm lại binh, thì tụi nó đánh mấy chị, vừa đánh tụi nó vừa chửi :"Đồ Mỹ đen không cha cút về nước đen mà sống ".lần đó tui chạy về khóc với Má sưng cả mắt. Má cứ im lặng và rồi bà cho tôi nghỉ học luôn.
Nhiều lúc tui thèm được đi học, thèm được chơi chung, bất cứ trò chơi nào với chúng bạn, vậy mà đứa nào cũng chê là tui đen, tui dơ, tui thúi... hổng ai thèm chơi. Tui tủi thân lắm nên hỏi Má. Má bảo là Ba bỏ Má từ lúc tui chưa sinh ra nữa. Tui ức lắm,hỏi lại: "Thế Ba tên gì ? Sao Má không đi tìm? " Má im lặng, rồi Má khóc.Tui thương Má quá và tui ghét Ba lắm. Tui thề sẽ có một ngày tui tìm gặp Ba và hỏi Ba cho ra lẽ.
Tôi im lặng. Chị đen tiếp :"Tại Ba mà giờ này tui vẫn chưa biết đọc, biết viết. Người ta nói là tui mù chữ. Mắt tui sáng mà, tui thấy đường, nhìn tờ báo thì tui thấy hình, chớ không biết đọc.
Một hôm Má tui nói là: "Tí đen ơi, đúng là trời thương Má con mình, mình sắp hết khổ rồi..." Thì ra chính phủ nước của Ba tuị (chính phủ Mỹ)cho nhà tui đi theo diện con đen(con lai). Má và tui mừng hơn bắt được vàng.
Lúc vô phỏng vấn, tui run quá nên cứ khóc, mà tay chân thì lạnh ngắt.Tui cứ sợ ông Bill-tên ông hỏi chuyện Má tui, mà thấy tui đen, tui xấu , tui hôi, tui dơ...ổng không cho đi thì tui phải ở đây suốt đời tui khổ lắm.
Má tui cũng khóc, năn nỉ cô thông dịch xin ông Bill cho đi Mỹ. Lúc đó tui nghe ai cũng nói ở Mỹ sướng lắm, con nít được đi học, dù mình đen cũng không ai đánh mình, không ai nhét cứt vô miệng mình... Khi đó chị Hai và chị Ba có chồng rồi, còn chị Tư và em trai thì chưa. Má định nếu được đi Mỹ rồi thì Má sẽ nhờ người làm đơn xin chính phủ cho chị Tư và em tui đi sau.
Đêm trước hôm phỏng vấn, Má lo quá không ngủ được, mấy mẹ con cứ ngồi ôm nhau khóc cả đêm.Với gia đình tui, thì nước Mỹ là thiên đàng,chỉ tới Mỹ thì chúng tôi mới hết khổ. Khi ông Bill biết rằng chị Tư và em trai còn độc thân, ông nói:" Chiến tranh đã làm cho Bà và các con cực khổ, nên nay vì nhân đạo, chúng tôi cho Bà, cô con gái lai và cả hai người con độc thân cùng đi, để qua Mỹ đùm bọc mà sống ". Cả nhà tui khóc vì mừng quá, đến nổi quên cả lời cám ơn ông Bill ... "
* Bước rẻ ngoặc cuộc đời
 ...
"Đặt chân đến ' thiên đàng ' Virginia, bốn Má con tui không biết một chữ tiếng Anh, nói không được câu nào, mà đọc cũng rặn không ra, còn viết thì một chữ bẻ đôi cũng không biết. Một người quen cùng làng ngày xưa nhận ra Má, nên giúp tìm dùm cho chúng tôi thuê một căn appartement nhỏ xíu một phòng ngủ để cả nhà ở chung.
Cả nhà tui đi làm đi làm đủ thứ nghề nặng nhọc để đắp đổi qua ngày.Tui còn nhớ lần thi vô quốc tịch, tui lo quá chừng, cứ học thuộc lòng những câu hỏi như con vẹt, vì tui có đọc và hiểu được chữ nào đâu. Có một chị người Việt đọc cho tui nghe các câu hỏi rồi biểu tui học cho thuộc, hể người ta hỏi thì trả lời y như đã thuộc.Vậy mà may mắn ghê, tui đậu.
Khi họ hỏi tui muốn có tên Mỹ không, hay vẫn muốn giữ cái tên Việt Nam là Tí Mai, thì tui khóc.Không biết nói tiếng, tui nhờ cô thông dịch nói dùm với ổng là "Tui ghét lắm cái tên Tí đen, vì nó đen như màu da tui,đen như tuổi thơ nghèo hèn của tui ". Ông Mỹ trắng hỏi tui muốn tên gì. Lúc đó tui chỉ nhớ đến đứa cháu họ xa, đi lính cho quân đội Mỹ.Có một lần về thăm Má con tui ở Virginia, nó nói lý do nó đi lính là vì nó muốn đền ơn chính phủ. Tui nhớ mang máng nó có nói quân đội Mỹ gọi là ..'AMI'... gì đó thì phải.
Thiệt tình khi đó tui không biết chữ 'AMI ' viết làm sao nữa, nên tui nói đại với cô thông dịch là ' Tui muốn cám ơn chính phủ Mỹ, cám ơn ông Bill đã thương cho Má con tui đi, nên tui muốn có tên Mỹ là AMI, có nghĩa là quân đội ' Tui còn nhớ khi nghe tui nói vậy thì cô này cười,dễ thương lắm và cô viết tên tui lên tờ giấy đưa cho ông Mỹ.
Thế là passport của tui có cái tên Ami Mai từ đó. Mãi sau này tui mới biết là cô đã quên chữ e rờ (R), vì quân đội viết là "army ", nhưng sao có người lại nói với tui là cô ta cố tình quên ...? 
Sau đó vài năm, thì phác giác ra là Má tui bị có nước trong phổi. Bác sĩ sau khi hỏi cặn kẻ đã giải thích rằng, do Má ngâm nước lạnh hằng mấy chục năm liền khi đi mò ốc, nên giờ phổi Má yếu lắm. Mấy chị em sợ quá, đứa nào cũng đi làm quần quật mà không sao đủ tiền mua thuốc cho Má .May mà trời thương, nên lại có người hàng xóm ngày xưa biết chuyện, bảo chị em tui qua Cali ở đi, thì khí hậu ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của Má.
Nhưng tiền đâu mà mua vé máy bay? Cô Anh bảo "Khi xưa lúc chồng cô mới chết, cô một mình với con nhỏ, sức khỏe yếu nên không sao ngâm nước nổi, nhờ Má cho cô nữa bịch ốc, khi mấy con tôm mà sống qua ngày, nên cô muốn đền ơn Má bằng cách mua bốn vé máy bay cho chúng tôi qua Cali, cô cũng đã thuê sẳn một appartement nhỏ (cô Anh đã trả trước một tháng tiền nhà )cho Má con tui. Thế là cả nhà kéo nhau qua Cali.
Cả tháng trời không ai xin được việc làm. Khi chỉ còn vài ngày là hết tháng, tụi tui lo lắm vì tiền đâu để trả cho tháng tới ? Gọi phone cho cô Anh thì cô và gia đình đi đâu rồi nên không sao liên lạc được.
Một buổi tối trước ngày Giáng Sinh, mấy Má con đứng đón xe bus về nhà. Trời lại lạnh, bụng ai cũng đói, nên không còn sức mà đi,cứ đứng mà run.
Chúng tui thấy có nhiều người đi vào một nhà thờ nhỏ.Vì lạnh quá, nên chúng tui cũng đi vô đại, định tìm một chổ trú cho ấm chút rồi sẽ về. Đó là buổi đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chúng tui. Trên kia, mục sư Bảo đang giảng về tình yêu của Chúa .Ông nói:" Chúa luôn luôn giang rộng vòng tay yêu thương cho mọi người ".
Có lẽ lúc ấy vì quá buồn, mỏi mệt và tủi thân, nên bốn Má con đứng khóc ròng. Một người đàn bà bước lại hỏi thăm(sau này tui mới được biết là vợ mục sư Bảo )Má con tui thật lòng kể hết.
Vợ chồng mục sư cùng một vài cô chú ở nhà thờ thấy tội nghiệp nên chở giùm mấy Má con về nhà, rồi hôm sau người ta đem đồ đến cho, bàn ghế ,quần áo, tiền bạc, thức ăn. Rồi đích thân vợ chồng mục sư giúp điền đơn giùm Má con tui để xin tiền bệnh,tiền trợ cấp.
Cũng chính nhờ sự khuyến khích, nâng đở cả về vật chất lẫn tinh thần, mà Má con tui mới sống nổi qua ngày ... "
*Con đến với Ngài ..
..
"Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi Chủ Nhật. Cám ơn Chúa . Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui ,không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết.Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu "Amy, đến phụ cô làm cái này đi ! Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵn làm chứ cháu ..." Và tui biết là nơi nào có Chúa, thì tui có tình thương...
Mang ơn vợ chồng mục sư Bảo và các cô chú trong nhà thờ, nên mấy chị em tui tình nguyện làm bất cứ việc gì nhà thờ cần.Tiền thì không có, nên chúng tui đóng góp bằng công sức và thời gian.Tui không bao giờ buồn vì công việc mình làm hết. Mà cầu tiêu ở Mỹ sạch sẻ lắm kìa ,không có dơ, không có thúi như mấy đống cứt gà mà hồi nhỏ tui phải nuốt đâu.Tui vui lắm,dù công việc có cực nhọc cách mấy, vì tui biết mình làm là đền đáp công ơn Chúa ...
Và rồi một ngày, Chúa gọi má tôi về với Ngài. Bà chết khi trong túi mấy chị em cộng lại hết vẫn chưa đuợc một đồng.
Lúc còn sống, Má cứ ước có tiền về Việt nam thăm chị Hai, chị Ba và các cháu.Vậy mà mơ ước chưa thành,Má đã ra đi.
Tui còn nhớ lúc biết mình sẽ không qua khỏi, Má nói với các chị em tui:" Ngày xưa Má cứ ước ao cả nhà mình qua đến được thiên đàng, nhưng nếu Má có mất, thì mấy con ráng lo cho Má về Việt nam mà chôn cất, dù gì nằm bên bờ sông ngày xưa với mấy con ốc, Má vẫn thấy ấm lòng hơn .. "
Cả nhà ai cũng đều biết ước nguyện cuối cùng của Má là được chôn nơi miền quê cha đất tổ, mà đào đâu ra tiền để chở xác Má về Việt Nam? Tụi tui chỉ biết khóc, vì không mua nổi một quan tài cho Má.Vợ chồng mục sư Bảo biết rỏ ước nguyện của Má, nên tối nào mục sư củng lên đài kêu gọi mọi người giúp một tay. Đêm nào mấy chị em cũng ngồi trên đài với mục sư Bảo và tụi tui cứ khóc, thương Má, mang ơn vợ chồng mục sư và tất cả những người hảo tâm.
Nhiều người mang tiền đến tận nhà giúp. Cuối cùng quyên góp được 16 ngàn đồng, một gia tài mà mấy chị em tui không bao giờ dám mơ tới. Phải 13 ngàn đồng con số này suốt đời tôi không thể nào quên. Đó là công ơn của hàng trăm người, mà nhiều nhất là vợ chồng mục sư Bảo và bác sĩ Nguyễn Hùng. 
Anh Tuấn ở nhà quàn biết hoàn cảnh nhà tui, nên anh bớt cho hai ngàn tiền chi phí chuyên chở xác Má về Việt Nam. Em trai tui đuợc mua vé đi cùng về Việt Nam với Má.Thế là cuối cùng, Má cũng được về yên nghỉ vĩnh viễn bên vùng ven biển ngày nào, với những con ốc nhỏ ngày xưa. Tạ ơn Chúa.Tạ ơn những tấm lòng ..."
Chị Amy ngừng kể. Tôi im lặng, vì tôi biết nói gì cũng sẽlà rất thừa thải vào giây phút này. Bất chợt chị nói: "Tui không biết tên Ba, phải chi tui gặp lại ông Bill năm nào phỏng vấn, có thể tui nhờ ổng tìm ra Ba tui ..."
"Chị mong gặp lại Ba chị à ? Chị không giận Ba sao? " 
"Ngày xưa tui ghét Ba lắm. Nhưng Chúa dạy rằng "Mình phải biết tha thứ và yêu thương " ."Tui chỉ mong gặp Ba, để nhìn ông và kêu tiếng Ba một lần trong đời.
Ngừng một chút chị tiếp:" Và tui sẽ nói rằng Ba đã làm Má khổ và con buồn. Vậy thôi "

 *Món quà con dâng Chúa
Gió ngoài trời lành lạnh, báo hiệu một mù Giáng Sinh nữa sắp đến.Tôi hỏi: "Năm nay Giáng Sinh chị sẽ làm gì? " Chị Amy buồn buồn đáp:"Tui đến nhà thờ dọn nhà cầu, khiêng bàn ghế, lau chùi các phòng, dự Thánh lễ rồi về nhà ...nhớ Má. Má mới mất năm ngoái thôi nên tui nhớ bả lắm.."
Chị lại tiếp:" Năm nào tui cũng đâu có tiền mà mua gì dâng tặng nhà thờ, hay tặng vợ chồng mục sư, người mà gia đình tui mang ơn cả đời, nên tui chỉ biết cầu nguyện cho mọi người. Nhiều lúc tui buồn lắm, vì không năm nào có tiền mua món quà dâng Chúa .."
-"Những gì chị làm, chắc chắn là Ngài sẽ biết mà. Tôi tin chắc là thời gian, công sức và tấm lòng của chị sẽ là một trong những món quà mà Ngài ưng ý nhất ..."
Chị Amy chỉ cười, không nói.Tự dưng chị hỏi: "Khi nào có báo, chị cho tui xin 3 tờ được không ? "
-"Được chứ " Tôi đáp ngay.
-"Tui sẽ mang biếu vợ chồng mục sư Bảo một tờ, bác sĩ Nguyễn Hùng một tờ, còn một tờ tui sẽ nhờ ai đó đọc cho tui nghe, tại tui không biết chữ, rồi thì tui sẽ giữ nó mãi suốt đời. Phải chi Má còn sống, nghe đọc tờ bào này, chắc Má tui vui lắm ..."
Chị Amy nhờ tôi gửi bài viết này kính tặng vợ chồng mục sư Nguyễn Xuân Bảo, bác sĩ Nguyễn Hùng cùng tất cả những tấm lòng nơi Thánh đường Sài Gòn. Chị nói, đây là món quà - từ trái tim- chị dâng tặng mọi người nhân mùa lễ Giáng Sinh.
Trước khi chia tay, tôi hứa sẽ mang tặng chị Amy ba tờ báo và sẽ đọc cho chị nghe. 
Chị nói:" Cám ơn người đẹp" 
Tôi ngượng ngùng: "Chị đừng gọi tôi là người đẹp, kỳ lắm "
Amy đáp : " Đẹp chứ, bởi vì chị trắng hơn tui ..."
Tôi quay đi. Chạnh cả lòng. Nhìn xuống làn da mình, tôi tự hỏi, cuộc đời này có được bao người "trắng da" hơn chị ?
Hoàng Thanh/Viễn Đông



bon week end

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 2019(Xem: 8619)
Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị
17 Tháng Giêng 2019(Xem: 8429)
Tình yêu và lòng bao dung của Thượng Đế hiện diện trong lòng người là chân lý vĩnh hằng…
06 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 6966)
Đầu Tháng Mười Hai, 2018, nước Mỹ có một tin buồn. Đó là tin vị tổng thống thứ 41 của Mỹ là ông George H.W. Bush vừa mới qua đời, hưởng thọ 94 tuổi
01 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 7251)
Khi tôi có dịp nói chuyện với một số bạn bè người Mỹ và nói về câu chuyện của Jack và Amy qua truyện ngắn “Vùng Trời Quê Bạn”
16 Tháng Mười Một 2018(Xem: 9316)
một lời cầu nguyện cho những linh hồn xấu số, không một lời từ giã vợ con trước lúc ra đi, được sớm siêu thoát
14 Tháng Mười 2018(Xem: 39202)
Một phần tài sản nên tổ chức phóng sinh.Tóm lại vợ con ông muốn cứu ông thì phải làm thật nhiều việc thiện để hồi hướng công đức cho ông.
08 Tháng Chín 2018(Xem: 40861)
Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài
08 Tháng Chín 2018(Xem: 49133)
Vì bị trượt đại học oan uổng, nên nó đâm ra bất mãn, chán đời, lêu lổng chơi bời, để rồi giờ... nó trở thành thằng ăn cướp!”.
09 Tháng Tám 2018(Xem: 8814)
Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, Sài Gòn trong tim tô
29 Tháng Bảy 2018(Xem: 9051)
Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp
19 Tháng Năm 2018(Xem: 9329)
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.
17 Tháng Tư 2018(Xem: 43496)
Truyện ngắn Tiểu Tử là những giọt nước mắt, những tiếng thở dài, nụ cười trong những ngày bình an và ngay cả trong cơn đớn đau cùng cực.
04 Tháng Tư 2018(Xem: 40891)
rằng hận thù cho sức mạnh, làm ta tỉnh táo, đề phòng.
13 Tháng Ba 2018(Xem: 41557)
Đạo Phật không thể tồn tại được nếu chúng ta cứ theo một khuôn mòn lối cũ; đó là ê a tụng niệm kinh kệ bằng tiếng Hán
25 Tháng Hai 2018(Xem: 10057)
Sài Gòn cũng không còn được như xưa nữa, vì sao? Ai đã làm nó trở nên hoang tàn như thế? Ai đã làm cho nó mất tình người như thế?
17 Tháng Giêng 2018(Xem: 10027)
Việc mà chỉ có những đại anh hùng, các bậc trượng phu không biết “tham sinh úy tử” là gì họa may mới làm được. Thật là anh hùng. Tôi xin ngã mũ.
15 Tháng Giêng 2018(Xem: 8942)
Nhưng điểm chính là phải sống làm người lương thiện, sống không vì cơm áo, sống để giữ giống da vàng, sống biết thương
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 8134)
thân tàn danh liệt, thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
17 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9187)
Noel nào tôi cũng nhớ tới buổi chiều đi gánh gạo, nhớ cái vẫy tay của anh Thu, nhớ chai dầu lửa, nhớ cục kẹo đường đen ở Cẩm-Nhân
10 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9573)
Chủ nghĩa cộng sản đã là một thảm họa của nhân loại. Kể từ khi thứ chủ nghĩa này xuất hiện trên thế giới, nó đã giết chết không biết là bao nhiêu nạn nhân vô tội
07 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7994)
“Không còn cách nào để cho các thành phần như cháu sống còn cả. Ngoại trừ… ngoại trừ bỏ nước ra đi. Chỉ có con đường đó thôi.”
12 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8379)
họ muốn biểu lộ lòng biết ơn đó bằng cách để lại toàn bộ gia tài chắt chiu cả đời cho chính phủ Mỹ .
03 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9229)
Ngồi trên máy bay rồi, tôi cũng chưa chắc sẽ được đi Mỹ. Cho đến lúc máy bay rời khỏi mặt đất, tôi mới dám nói lời: Vĩnh biệt kinh tế mới.
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8167)
Khi biết những người mà tôi cứu vớt có một cuộc sống tốt đẹp, có được hạnh phúc và tương lai rộng mở, tôi cảm thấy mình vui lây và hạnh phúc lây
19 Tháng Chín 2017(Xem: 8111)
không có cả những bài "điếu văn tưởng niệm" lâm ly bi đát, nhưng đầy ắp những tình yêu thương từ xa xưa đọng lại
14 Tháng Chín 2017(Xem: 10739)
quyết mang đạn bom và xương máu ra để đổi lấy Tự Do. Bởi bên cạnh họ còn có một rừng người cùng chung một chính nghĩa, cùng chung một lý tưởng.
24 Tháng Tám 2017(Xem: 11396)
Đúng là ‘hữu thù bất báo…phi quân tử’ diễn Nôm là có thù mà không trả thì “sẽ không lớn nổi thành người”!
21 Tháng Tám 2017(Xem: 10201)
Lên án người thì dễ, nhưng mở lòng cưu mang giúp đỡ họ mới là khó.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 11468)
Hiện tại, tôi chơi nhạc đám ma. Cái chết – quy luật tất yếu giúp tôi sinh tồn, các giá trị nghệ thuật cao quý chỉ còn là hoài niệm!
31 Tháng Ba 2017(Xem: 9356)
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng
10 Tháng Ba 2017(Xem: 20311)
Những làn sương mù tan dần trên những ngọn cây trơ trụi lá, lộ hé cảnh tượng tàn phá kinh khiếp của bom đạn suốt đêm qua
26 Tháng Hai 2017(Xem: 11901)
Thân thương biết mấy! Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở
23 Tháng Giêng 2017(Xem: 10072)
Tui cũng mừng rỡ vì nghe nói ông Tổng Thống mới sẽ oánh Trung Quốc là tụi tôi mừng rồi.
20 Tháng Giêng 2017(Xem: 10249)
Hôm nay chúng ta cũng đang đối diện với thảm họa mất nước. Tại sao chúng ta không có niềm tin về chính nghĩa, về chân lý
21 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10052)
dẫu biết cô ta sẽ không hiểu sao bỗng nhiên ông nói thế, ông thì thầm: “I love Little Saigon”.
20 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 16150)
Thời gian thấm thoắt, ba mươi sáu năm đi qua. Mỗi người có riêng một hành trang, mang nó suốt đời trên vai…
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8832)
bởi chỉ cần con có sức khỏe, có thể tự chăm sóc cho bản thân thì bất luận tương lai như thế nào, cho dù con ở đâu cũng đều có thể sống tốt."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10334)
Mất quá khứ, mất hiện tại, vô vọng với người thân. Mẹ xa lánh mọi người, chỉ trừ nó, con chó
10 Tháng Mười 2016(Xem: 9403)
Truyện ngắn của Phạm Chinh Đông. Tám Hà và Kim Oanh diễn đọc. Video HD 720. Mời xem thêm tại: http://phamchinhdong.com hoặc http://phamchinhdong.blogspot.com.
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10394)
Chúng ta, những người Việt ở hải ngoại có tiếng nói, thì hãy lên tiếng để tranh đấu, để vận động và để nói thay cho những người không được nói
24 Tháng Chín 2016(Xem: 10709)
Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột
18 Tháng Chín 2016(Xem: 11036)
Đời quân ngũ đã đi vào tâm tư tình cảm tuổi trẻ khi vào đời nên gần như cả đời họ cứ vẳng nghe được tiếng nói “Thủ Đức Gọi Ta Về”
13 Tháng Chín 2016(Xem: 17573)
Nếu sự việc để đi vào lãng quên là một thiếu sót vì tôi có đề cập đến nhiều sĩ quan TQLC hồi sơ khai mà đa số anh em chưa bao giờ biết
13 Tháng Chín 2016(Xem: 11078)
anh Nguyễn Ngọc Khang là người hiền lành, tốt bụng, tận tâm và “truyền cảm hứng một cách kỳ lạ đến mỗi cuộc sống anh gặp trong đời
09 Tháng Chín 2016(Xem: 10693)
nghe hát bài " Dòng sông tuổi thơ ", tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy Cương ơi ! Bây giờ mầy ở đâu ?
04 Tháng Chín 2016(Xem: 9900)
trút lên họ những cáo buộc thiếu công bằng để chính mình không phải trả lời câu hỏi trước giờ lương tâm phán xét.
15 Tháng Tám 2016(Xem: 14156)
Là bạn, là thù, là người yêu câm lặng hoặc là “hóa thân” của lý tưởng Tự Do ? Sao ngươi mãi bám theo người chiến sĩ
15 Tháng Tám 2016(Xem: 12151)
Ôi! quả báo! Quả báo! Chắc kiếp trước ta có bắt giam người, nên kiếp nầy người mới bắt giam ta. Ôi! quả báo, quả báo!
11 Tháng Tám 2016(Xem: 10869)
Về nhà sau trước không ai,Hỏi ra em đã theo trai mất rồi.