5:30 SA
Thứ Bảy
4
Tháng Năm
2024

SỰ CỐ - Phạm Thắng Vũ

18 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 11032)

SỰ CỐ TẠI NƠI TRAO TRẢ TÙ BINH

Inline image
 1
Chú bộ đội đang mơ về vùng đất Tự Do!


Sự Cố Tại Nơi Trao Trả Tù Binh Bên Phe Việt Cộng Và Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến. 
Sự cố! Một danh từ mà phe Việt Cộng mang vào thủ đô Sài Gòn của chính quyền miền Nam VNCH ngay sau buổi trưa ngày 30-4-1975. Sự cố, nguyên là từ Hán Việt chỉ một việc vừa xảy ra (Chữ Sự thuộc bộ Quyết, chữ Cố thuộc bộ Phác) nhưng hầu như được hiểu là điều bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình hoạt động nào đó: Máy có sự cố, có sự cố trên đường đi... (Đại Từ điển tiếng Việt, trang 1408). Ít người thuộc phía miền Nam VNCH biết đến danh từ này ngoại trừ những ai đã từng có thời gian làm việc, sống gần với phe Việt Cộng như trong các phiên họp, tù giam ở các nhà lao, nhà máy, khu vực doanh trại bộ đội...

 Bài viết này, tác giả viết về các sự cố xảy ra ở những buổi trao trả tù binh cho phe Việt Cộng trong thời kỳ thi hành Hiệp Định Ba Lê 1973. Trước tiên, tác giả xin giải thích chữ Việt Cộng dùng trong bài viết là để chỉ chung Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam (tức Mặt Trận Giải Phóng và sau này họ cải danh là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam (sau ngày 6-6-1969) nhưng ai cũng biết cả hai phe họ đều là một và đều do chính quyền Hà Nội chỉ huy). 

 Ngoại trừ phần lớn tù binh quân nhân Hoa Kỳ (hầu hết là phi công) được phe Việt Cộng trao trả tại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội (giam tập trung ở nhà lao Hỏa Lò sau vụ tập kích Sơn Tây ngày 20-11-1970) thì chỉ có một số rất ít tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh như Úc, Tân Tây Lan... được trao trả tự do tại Lộc Ninh. Về tù binh các bên người Việt thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và Việt Cộng được Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thi hành Hiệp Định Ba Lê) ấn định sẽ được trao trả tại các địa điểm như bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị), Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), Bồng Sơn (tỉnh Bình Định), Lộc Ninh, Minh Hòa (tỉnh Bình Long), Bình Thủy (tỉnh Cần Thơ)... 

Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát có tên là International Commission of Control and Supervision (gọi tắt là ICCS) đã ấn định 4 đợt trao trả chính như sau: 

Đợt 1 khởi sự từ 12 tháng 2 đến 26 tháng 2 năm 1973 và phía miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7000 (bẩy ngàn) tù binh (bao gồm cán binh trong các lực lượng võ trang cùng tù chính trị) để nhận lại 1032 (một không ba hai) người (thuộc quân nhân, công chức, cán bộ) và 163 tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 2 khởi sự từ ngày 8 cho đến ngày 13 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng là 5.596 (năm ngàn năm chín sáu) người để nhận lại 1.004 (một ngàn lẻ bốn) người cùng 142 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 3 khởi sự từ ngày 14 cho đến ngày 19 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7.294 (bẩy ngàn hai chín tư) người để nhận lại 1.214 (một ngàn hai một bốn) người cùng 140 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 4 khởi sự từ 23 đến tháng 4 năm 1973, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 6.619 (sáu ngàn sáu một chín) người để nhận lại 2.178 (hai ngàn một bẩy tám) người cùng 149 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

 Mỗi ngày trao trả thường có từ 8 đến 10 chuyến máy bay vận tải C 130 của phía chính quyền miền Nam VNCH chở tù binh phe Việt Cộng đến tại nơi trao trả. Tù binh thuộc Cộng Sản Bắc Việt (các lực lượng chánh qui xâm nhập) được trao trả tại Quảng Trị (bờ sông Thạch Hãn) và tù binh thuộc Việt Cộng miền Nam (gồm tù chính trị, các lực lượng võ trang địa phương...) được trao trả tại nhiều địa điểm ở miền Nam.

 Ngoài ra, còn có các vụ trao trả lẻ tẻ không đúng theo kế hoạch mà ICCS đã dự trù. Nơi trao trả tù binh người Việt đầu tiên là tại Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long. Ta biết Lộc Ninh (cấp quận) nguyên là một vùng dân cư hẻo lánh nằm cạnh thung lũng sông Rừng Cấm của tỉnh Bình Long, khi trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa (1972) xẩy ra thì Lộc Ninh lọt vào tay Việt Cộng (vào ngày 7 tháng 4) và kể từ đây, Lộc Ninh trở thành thủ đô của cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Ở Lộc Ninh có một phi trường nhỏ nằm giữa rừng cao su, cách quốc lộ 13 khoảng 1 km (thuộc quyền kiểm soát của trung đoàn 9 Bộ Binh miền Nam VNCH trước đó) và đã trở thành nơi để trao trả tù binh. 

 Các sự cố đã xẩy ra trong các buổi trao trả mà đều do tù binh phe Việt Cộng gây ra. Trong ngày cuối của đợt 2, một tù binh Việt Cộng tên Nguyễn Văn Chẳng (nguyên là quân nhân thuộc Công Trường 9) trong lúc chờ làm các thủ tục thì đột nhiên, anh ta xin được quay về trại tù (Phú Quốc) thay vì sẽ đi sang phần đất thuộc phe Việt Cộng (các lều dã chiến gần đó) để nhận tư trang mới. Sự chọn lựa của tù binh Nguyễn Văn Chẳng là một bất ngờ, làm bối rối tất cả những nhân viên có nhiệm vụ tiến hành việc trao trả-nhận lãnh người đang có mặt tại chỗ (bao gồm đại diện ICCS, phía miền Nam VNCH cùng phe Việt Cộng). Khi được thông báo tin có tù binh xin ở lại (không về với rừng sâu âm u cùng các đồng đội-đồng chí nữa) thì khá đông các tù binh Việt Cộng khác (từ các lều bên phe Việt Cộng) liền xông đến và đả thương anh Nguyễn Văn Chẳng liền. Các đại diện của ICCS cùng nhân viên phía miền Nam VNCH liền nhẩy vào can thiệp, đám tù binh gây rối bị giải tán và bị buộc phải quay trở về chỗ cũ (các lều dã chiến). Nguyễn Văn Chẳng được các đại diện của ICCS đưa gặp các nhân viên phía chính quyền miền Nam VNCH để làm các thủ tục mới về trường hợp của cá nhân anh (chuyển sang quy chế chiêu hồi) nhưng thật không ngờ, anh ta lại đổi ý lần nữa và xin được trao trả về với đồng đội của mình. ICCS đành tiến hành tiếp các thủ tục bàn giao anh ta cho phe Việt Cộng. Việc anh Nguyễn Văn Chẳng vừa xong thì chỉ chốc lát sau, có một tù binh thứ hai (không rõ tên) xin được ở lại phía chính quyền miền Nam VNCH. Khi được thông báo, các đại diện của ICCS đã vội cách ly anh nầy đến một chỗ khá xa các lều dã chiến của phe Việt Cộng (có lẽ họ rút kinh nghiệm từ chuyện đả thương vừa rồi). Khi các thủ tục cho việc xin ở lại này đã xong, đại diện của ICCS đã hộ tống người thứ hai này ra đến tận máy bay trong chuyến quay về lại phi trường Biên Hòa.

blank

blank
 
blank

blank


Bạn tù Việt Cộng đả thương Nguyễn Văn Chẳng trước sự chứng kiến của các đại diện ICCS và UBLHQS.
blank
Tù binh Việt Cộng thứ hai được đại diện ICCS hộ tống đến máy bay C 130 để về lại phi trường Biên Hòa.


ICCS là tên gọi tắt của International Commission of Control and Supervision mà được dịch là Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thì hành Hiệp Định Ba Lê 1973) nguyên khởi đầu có 4 quốc gia thành viên là Indonesia, Canada, Ba Lan và Hung Gia Lợi. Cuối tháng 7-1973 thì Canada từ bỏ nhiệm vụ và ra khỏi tổ chức ICCS (lý do là một thành viên người Canada bị phe Việt Cộng bắt giam và hăm dọa vô lý do) để liền sau đó, ghế trống này được thế bằng quốc gia Iran (tháng 1-1974) cho đến khi tàn cuộc chiến. Trong cuộc chiến tại Ban Mê Thuột (bắt đầu từ ngày 10-3-1975) phe Việt Cộng còn công khai bắt giữ 2 đại diện ICCS của Indonesia và Iran (cấp đại úy) và chỉ trao trả họ về nước sau khi đã chiếm được toàn miền Nam VNCH. Những phương tiện đi lại của ICCS (máy bay, xe cộ, tàu thuyền...) đều được sơn 4 vạch mầu da cam để tránh ngộ nhận có thể bị tác xạ. Thực tế đã có các vụ tác xạ vào phi cơ trực thăng UH (do phe Việt Cộng gây ra) nhưng được bào chữa là do phi công bay lạc nên phía Việt Cộng hiểu lầm là phía miền Nam VNCH cố tình sơn 4 vạch để bay đánh phá vùng cách mạng. ICCS không hoạt động từ đầu năm 1975 (vì sự vi phạm trắng trợn của phe Việt Cộng khi công khai tiến chiếm tỉnh Phước Long trong ngày 6-1-1975) cho đến khi tự động chấm dứt nhiệm vụ trong ngày 30-4-1975.

Mỗi buổi trao trả đều có mặt đại diện của ICCS và 4 bên gồm Mỹ, miền Nam VNCH, Việt Cộng miền Nam và Cộng Sản Bắc Việt (gọi là Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự (UBLHQS)có trụ sở chính là trại Davis nằm trong phi trường Tân Sơn Nhứt)
blank

Các đại diện của UBLHQS tại một buổi công tác.


Ngày 25-3 (cuối đợt 4) tại phi trường Biên Hòa, trong khi chờ đợi được trao trả cho phe Việt Cộng, 210 (hai trăm mười) tù binh xin được ở lại phần đất của chính quyền miền Nam VNCH thay vì về với phe Việt Cộng. Con số người hồi chánh quá đông đã gây bối rối cho tất cả các thành viên của ICCS cùng UBLHQS nên sự quyết định không được thống nhất. Số tù binh này liền tỏ ý quyết liệt, sẽ tự sát tại chỗ nếu như họ bị buộc phải trả về cho phe Việt Cộng. Cuối cùng ý nguyện của họ được chấp thuận. 


blankblank


210 tù binh Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH thay vì về với đồng chí và rừng núi âm u.


Tại sao lại có một con số quá đông tù binh xin chọn được hồi chánh khi mà cảnh xum họp với đồng đội mình chỉ sẽ diễn ra trong khoảng khắc? Câu trả lời sẽ không lạ khi ta quay trở về đợt trao trả đầu tiên tại phi trường Lộc Ninh. Buổi xế trưa ngày 22-2-1973, vừa được trao trả xong thì một nữ tù binh (trong số 904 phụ nữ) tên Bùi (người gốc Bình Định) đã bị bạn đồng tù giết chết trước sự chứng kiến của các nhân viên ICCS cùng UBLHQS. Lý do của việc thủ ác này được các tay thủ ác giải thích vì nữ tù tên Bùi đã phản bội lý tưởng Cách Mạng, là nhân viên của Thiên Nga, làm tay sai cho giặc (phía miền Nam VNCH) khi còn ở trại giam Quy Nhơn, Cần Thơ. Thấy có người bị giết chết, các đại diện của ICCS đòi lập biên bản, phía chính quyền miền Nam VNCH đòi phe Việt Cộng phải trao trả lại các hung thủ để họ sẽ truy tố. Đại diện của phe Việt Cộng (trong UBLHQS) từ chối với lý do người của họ phải để cho họ giải quyết và họ đã hứa sẽ thi hành (có hay không thì không ai biết) khi về tới căn cứ (sâu tuốt luốt trong rừng). Sau cùng, sự việc đành phải để êm xuôi vì trong Hiệp Định Ba Lê không có chi tiết về giải quyết các hành vi bạo động trong việc trao trả tù binh (Điều 8, Chương III). Một sĩ quan thuộc binh chủng Quân Cảnh miền Nam VNCH (tên Đoàn C Hậu) đã kể lại những nữ tù binh tham dự việc thủ ác như sau: " Từ lúc còn ở sân trại giam Cần Thơ cho đến khi chờ lên máy bay C 130 để đến đây (Lộc Ninh), cái đám giặc cái này lúc nào cũng lấy khăn che kín mặt như sợ ai nhìn thấy, biết tụi nó là Việt Cộng... Đâu ngờ đến đây lại giở trò ". 

blank
blank

Nữ tù binh Việt Cộng lấy khăn che kín mặt tại sân trại giam Cần Thơ.

210 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH vì họ sợ hình ảnh thảm sát bởi đồng đội một khi đã bước chân hẳn vào rừng sâu âm u, không còn ICCS hoặc UBLHQS để có thể can thiệp. Những vụ tù binh bị bạn đồng tù giết chết trong các trại giam (Phú Quốc, Côn Đảo...) không xa lạ với các tù binh Việt Cộng. Nhẹ thì bị vây đánh tập thể, xô té xuống giếng nước (khi tắm rửa-giặt giũ)... Nặng thì bị móc bóng đèn (1 hoặc 2 mắt), lấy ráy tai (cây sắt đâm xuyên qua 2 tai)... và có thể tin tức về vụ giết người tại phi trường Lộc Ninh (trong buổi trao trả ngày 22-2-1973 kể trên) đã được các quân nhân Quân Cảnh miền Nam VNCH kể lại cho các tù binh nghe. Địa ngục trần gian mà phe Việt Cộng thường kể về các trại tù binh của chính quyền miền Nam VNCH (tại Phú Quốc, Côn Đảo...) chính là vì có những quỷ sứ (cái gọi là chi bộ Đảng CS trong nhà tù) sống lẫn lộn trong các phòng giam chứ không là ai khác. 

Trong các buổi trao trả, tổng cộng có tất cả là 240 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại phần đất thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH (chuyển sang quy chế chiêu hồi) và không hề có một tù binh phía miền Nam VNCH nào xin được ở lại với phe Việt Cộng.

Có khi vì sốt sắng muốn bắt liên lạc với giới lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, tháng 2-1967, chính phủ Hoa Kỳ khẩn khoản với chính quyền miền Nam VNCH trả tự do vợ của 2 nhân vật quan trọng (của phe Việt Cộng miền Nam) là bà Phạm Thị Yến (vợ của Trần Bửu Kiếm) và sau đó vào tháng 12-1967 lại giao thêm bà Mai Thị Vàng (vợ của Trần Bạch Đằng) như một cử chỉ muốn thương thảo dù khi đó phía quân đội Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam VNCH đang ở thế thượng phong tại các chiến trường. Kết quả là trận Tết Mậu Thân 1968 cho thấy thái độ Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam có muốn thương lượng tìm giải pháp hòa bình hay không. 

Đặc biệt có một tù binh phe Việt Cộng (thuộc thành phần chính trị) được phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả nhưng phe Việt Cộng cương quyết không tiếp nhận dù biết rõ nhân thân tù binh này là đảng viên Cộng Sản (được kết nạp vào đảng ngày 3-2-1966), có bí L.71 khi y hoạt động trong nội đô Sài Gòn. Tù binh đó là Huỳnh Tấn Mẫm, người có thời là quyền Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn (1969). Huỳnh Tấn Mẫm sinh năm 1943 tại Gia Định (ngoại ô Sài Gòn), sinh viên Đại học Y Khoa (1963)... Phe Việt Cộng giao cho Mẫm nhiệm vụ bằng mọi cách y phải nắm được những vị trí hợp pháp, công khai trong tập thể sinh viên để dấy lên mạnh mẽ phong trào sinh viên-học sinh đấu tranh ngay tại thủ đô Sài Gòn và y đã thi hành các việc phá rối-trị an như: Đốt xe Mỹ, Hát cho đồng bào tôi nghe (kêu gọi phản chiến có một phía), Chống Quân Sự Học Đường...

Sau 2 vụ Biệt Động Thành Việt Cộng (T4) ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật (ngày 28-6-1971) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (ngày 10-11-1971) thì Huỳnh Tấn Mẫm bị bắt giam (ngày 5-1-1972) cho đến 20-2-1974 thì phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả y tại Lộc Ninh (chung với gián điệp Huỳnh Văn Trọng, luật sư Nguyễn Long, sinh viên Cao Thị Quế Hương...) nhưng phe Việt Cộng đã từ chối. Phía chính quyền miền Nam VNCH đành phải đưa Mẫm trở về, nhưng biết chắc nếu thả ra, y ta sẽ lại lãnh đạo một số sinh viên-học sinh ở thủ đô Sài Gòn và lợi dụng luật pháp để tiếp tục phá rối trị an xã hội. Chính quyền miền Nam VNCH đã giam y tại nhà lao Chí Hòa rồi chuyển sang giam tại Tổng Nha Cảnh Sát. Hai tháng sau, ngày 21-4-1974, Mẫm được chuyển ra trại chiêu hồi tại eo biển Lagi-Hàm Tân cho đến tháng 4-1975 thì nhân viên coi trại chuyển Mẫm về giam tại Sài Gòn (bót cảnh sát gần Thảo Cầm Viên). Ngày 29-4-1975, Mẫm được trả tự do và ngay sau đó (buổi tối) y lên tiếng trên hệ thống truyền thanh (Radio và Truyền hình), ngỏ lời cám ơn những người đã ủng hộ y và y yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH thả hết tù chính trị, kêu gọi đồng bào hãy ở lại, đừng di tản ra nước ngoài.

Tại sao phe Việt Cộng lại cố tình không tiếp nhận tù binh Huỳnh Tấn Mẫm (nêu lý do Mẫm là sinh viên, không phải là tù binh (trong các lực lượng võ trang) và yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH trả Mẫm về với gia đình). Có người cho là phe Việt Cộng làm vậy vì họ còn muốn lợi dụng Mẫm (ở thế hợp pháp sống trong lòng nội đô Sài Gòn) nhưng làm vậy, họ đã đẩy Mẫm phải tiếp tục cảnh tù đầy (bởi các quyết định của đồng chí mình). Phe Việt Cộng đối xử với Mẫm như vậy vì có thể thấy nếu tiếp nhận y vào mật khu thì khi có dịp tiếp xúc với các người trẻ khác (thanh niên dễ hòa đồng với nhau), có thể sẽ y gieo vào đầu óc họ các ý tưởng đấu tranh-biểu tình (như khi y còn hoạt động ở nội đô Sài Gòn). Và, nếu sự việc có vậy thì họ sẽ giải quyết trường hợp y ra sao? Làm giống như chính quyền Hà Nội đã làm (bắt tập trung cải tạo) với những công nhân (hồi hương từ nước Pháp về miền Bắc Việt Nam ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến) đã lãn công, biểu tình (trước nhà máy) khi thấy công đoàn (đoàn viên đoàn Thanh Niên Lao Động) chà đạp quyền lợi của một số công nhân trong phân xưởng làm việc. Tốt hơn hết để cho chính quyền miền Nam VNCH tiếp tục giam cầm Mẫm trong bối rối (tìm cách giải quyết). 

Nhìn các con số tù binh được trao trả trên đây, ai cũng thấy phía chính quyền miền Nam VNCH trả tự do nhiều người hơn bên phe Việt Cộng. Có buổi trao trả, phía chính quyền miền Nam VNCH trao cho phe Việt Cộng 1200 (một ngàn hai trăm) tù binh để nhận lại chỉ vỏn vẹn có 3 người tù mà họ phải nằm trên cáng như ở buổi trao trả ngày 21-3-1973 tại bờ sông Thạch Hãn.
blank

3 người tù phía chính quyền miền Nam VNCH đổi lấy 1200 người tù phe Việt Cộng.


Phe Việt Cộng thường rêu rao phía chính quyền miền Nam VNCH thường cố tình ém nhẹm con số tù binh và họ phải làm dữ (tiếp tục đấu tranh) thì phía chính quyền miền Nam VNCH mới trao trả 3.506 (ba ngàn năm không sáu) tù binh cho đợt cuối cùng (từ ngày 8-2 đến ngày 7-3-1974). Trong các phiên họp của UBLHQS tại trại Davis, phe Việt Cộng vẫn lải nhải nói là không còn giam giữ bất kỳ một tù binh thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và giải thích tù binh phía chính quyền miền Nam VNCH bị bắt trong chiến dịch Lam Sơn 719 là do Pathet Lào cầm giữ (trường hợp điển hình là đại tá Nguyễn Văn Thọ (Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù) cũng như họ chối nói không biết về các tù binh biệt kích (chương trình OPLAN-34) của miền Nam VNCH bị bắt trên vĩ tuyến 17. Sau ngày 30-4-1975, những tù binh này tiếp tục ở tù thêm nhiều năm thì mới được thả. Về các tù binh Hoa Kỳ, phe Việt Cộng vẫn chối, nói không còn giam giữ bất kỳ người nào khi chiến tranh chấm dứt (quân nhân Mỹ cuối cùng rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt vào ngày 29-3-1973) nhưng vào mùa Hè năm 1976, sau khi có sự tiếp xúc giữa nhân viên sứ quán Việt Cộng tại Paris-Pháp Quốc và một cựu nhân viên CIA (Frank Snepp) thì chính quyền Hà Nội đã trao cho chính quyền Hoa Kỳ danh sách mới của 12 quân nhân Mỹ mất tích. Những nguồn tin từ các người tù thuộc chính quyền miền Nam VNCH (thời gian bị tập trung tù cải tạo sau ngày 30-4-1975) cho biết, họ đã từng thấy (tận mặt) các tù binh Hoa Kỳ còn sống tại các trại giam đèo heo hút gió ở miền Bắc VN.

Phía chính quyền miền Nam VNCH đã không thể trao trả cho phe Việt Cộng một tù binh nổi tiếng khác vì lý do người này khăng khăng không nhận cấp bậc và chức vụ thật của y. Đó là Nguyễn Tài (hay Nguyễn Công Tài, con ruột nhà văn Nguyễn Công Hoan), mang cấp bậc là đại tá và là Thứ trưởng Bộ Công An của Cộng Sản Bắc Việt. Nguyễn Tài bị cảnh sát quốc gia bắt được khi hoạt động gián điệp tại nội đô Sài Gòn nhưng dù đã thấy các bằng chứng về mình (do cảnh sát miền Nam VNCH chưng ra), y vẫn chối, nói một cái tên khác và khai cấp bậc y chỉ là Đại úy. Chính vậy mà phía chính quyền miền Nam VNCH không thể trao trả y cho phe Việt Cộng trong các buổi trao trả tù binh được. Ngày 30-4-1975 Nguyễn Tài được một nhân viên cảnh sát quốc gia giải thoát khỏi nhà lao Chí Hòa nhưng khi về với phe mình thì y đã bị cấp trên nghi ngờ về lòng trung thành của bản thân. Y như trường hợp của các cựu tù binh Việt Cộng khác sau khi được tha, họ phải tập trung tại các trại an dưỡng ở Sầm Sơn-Thanh Hóa và phải buộc làm kiểm điểm nhiều lần y như đang bị ở tù lần nữa. Lãnh đạo phe Việt Cộng có cái suy nghĩ quái gở là khi nhận lãnh tù binh bên phe mình về thì một mặt gọi các tù binh nầy là anh hùng, kẻ chiến thắng... nhưng mặt khác thì lại nghi ngờ về sự trung thành của họ. Thậm chí có lãnh đạo đảng còn muốn các tù binh khi bị sa vào tay chính quyền miền Nam VNCH (tại mặt trận hay trên đường hoạt động) thì người đó nên chết đi còn hay hơn là ở tù (trong tay đối phương) và để cấp trên phải đi lãnh về. 

Ngày nào đó, nếu có một tù binh Hoa Kỳ còn sống mà vượt thoát được đến nơi tự do, thì đây sẽ là một sự cố lớn trong các sự cố về việc trao trả tù binh của các bên tham chiến trong thời chiến tranh tại Việt Nam.

blank

Tù binh Mỹ (cấp trung tá) Ronald Dodge còn sống nhăn khi bị bắt nhưng phe Việt Cộng vẫn chối không biết tin tức gì.


Phạm Thắng Vũ
Sep 15, 2012.

http://ubtttadcsvn.blogspot.com.au/2012/09/su-co-tai-noi-trao-tra-tu-binh-ben-phe.html
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Chín 2011(Xem: 12294)
04 Tháng Chín 2011(Xem: 12686)
02 Tháng Chín 2011(Xem: 14007)
Những tưởng đây là dịch vụ có phần… điên rồ, song nó lại thu hút không ít sự hiếu kỳ của công chúng. Hơn 200 người trên mọi miền Malaysia đã đăng ký tham gia “hành trình” có một không hai này.
18 Tháng Tám 2011(Xem: 13181)
Hoa Kỳ và Singapore đang thảo luận chi tiết về một kế hoạch đồn trú cho một loại chiến hạm tàng hình (stealh) thuộc loại mới nhất của Hoa Kỳ gọi là LCS.
09 Tháng Tám 2011(Xem: 13385)
Phở là một món ăn hoàn toàn do người Việt Nam sáng chế ra, một món ăn rất bình dân và được phổ biến một cách rộng rãi không những trên toàn cõi Việt Nam, mà còn trên khắp thế giới nữa. Ở đâu có người Việt Nam, ở đó có Phở, và ngược lại,
06 Tháng Tám 2011(Xem: 13995)
Hàng năm, tháng 7, từ hai mươi năm nay, anh em bạn bè điện thoại cho nhau, gọi nhau, rủ rê nhau làm sao ráng gặp nhau, ráng đi Giỗ Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Anh em tuổi mỗi ngày một cao, mỗi năm kiểm điểm, lại vắng mặt vài tên
04 Tháng Tám 2011(Xem: 12221)
Bác Sĩ Henriette Bùi, biểu tượng của cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như tại Paris nói riêng, một nhân vật đặc biệt, chứng nhân của cả một thế kỷ Việt Nam đầy biến động.
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 13194)
Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ,
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 12461)
Những người còn sống sót để đến được các miền đất tự do phải cảm thấy một bổn phận linh thiên đối với những người đã tử nạn trên đường đi. Đó là những bạn đồng hành trên đường đi tìm tự do nhưng không được may mắn như chúng ta. Trong những cơn nguy khốn, họ là những đồng đạo đã cầu nguyện cùng một đức Phật, cùng một đức Chúa như chúng ta
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 13263)
Chỉ là một hòn đảo nằm chơ vơ giữa Thái Bình Dương, nhưng cảnh đẹp mê hoặc cùng tấm lòng hiếu khách của người dân Hawaii đủ khiến hòn đảo này được mệnh danh là thiên đường của hạ giới
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 14420)
Bức tượng Marilyn Monroe Nghệ Thuật thì phải tuyệt tác rồi Khoảnh khắc "tốc váy" nổi tiếng của "biểu tượng sex thế kỷ 20" đã được tạc tượng cao tới 8m và đặt tại Chicago.
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 12222)
vị tu sĩ được nhiều người gọi là Phật Sống này nói rằng “thế giới là của nhân loại, và quốc gia là của người dân -- chứ không phải của đảng nào, vua nào, hay lãnh tụ tinh thần nà
10 Tháng Bảy 2011(Xem: 13500)
Tham vọng về đất đai của chúng tôi, nếu có là chỉ xin vừa đủ đất để chôn những người tử trận không thể trở về nhà….. Yên lặng như tờ. Yên lặng đến nỗi có thể nghe được chiếc kim rơi….
09 Tháng Bảy 2011(Xem: 19608)
Tác phẩm “Tội Ác và Hình Phạt” của Đại Văn Hào Fyodor Dostoevsky đã cung cấp nền móng cho các nhà văn viết về thứ tội ác thúc động do một thứ triết lý sống, viết về cách bào chữa cho tội ác bằng những phương pháp không tưởng, về giá trị của bản ngã qua các hành động.
07 Tháng Bảy 2011(Xem: 11266)
Để tưởng niệm người đã có công hiện đại hóa nền văn học nước nhà qua những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn mà ông chủ trì và sáng tác, Việt Thức nhận đăng tải một thi phẩm truy niệm – cảm đề của thi sĩ Vũ Hoàng Chương sáng tác đầu năm 1964 và bản dịch tiếng Anh của Chu Việt kèm theo bài “nỗi niềm” của dịch giả.
04 Tháng Bảy 2011(Xem: 14010)
Thấm thoắt đã nửa thế kỷ trôi qua, Giờ Thứ Hai Mươi Lăm vẫn là một trong những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất, hàng trăm năm mới có tác phẩm hay như vậy
03 Tháng Bảy 2011(Xem: 14801)
Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Quân đội Mỹ liên tục đầu tư tiền của để nâng cấp và phát triển các hệ thống vũ khí chiến lược. Có những hệ thống vũ khí mà người ta chưa bao giờ biết tới
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 13059)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 12950)
Biểu tượng quốc gia của Mỹ, Tượng Nữ Thần Tự Do chào mừng những người đói nghèo và kiệt sức, những người đã bị chính quê hương mình từ chối, những kẻ vô gia cư, những người bị dập vùi sau cơn bão tố! Thế rồi, sau đó chính họ là những người đã xây dựng nên nước Mỹ của ngày hôm nay!
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 13462)
Chính sách "cho đi rồi lấy lại" (Give and Take policy) của Mỹ đã được áp dụng rộng rãi trong các vấn đề đối nội và đối ngoại. Và hầu như khi nào Mỹ cũng áp dụng chính sách "Give and Take
24 Tháng Sáu 2011(Xem: 16085)
So với tư cách một vài trường hợp của những vị tướng khác, những vị tướng trong hàng trí thức, xuất thân từ những trường võ bị, nhưng vị thì chết vì thượng mã phong, hay vị thì chỉ được biết vì thành tích đoạt người yêu của thuộc cấp hoặc cướp vợ của bạn, thì Lê Quang Vinh, xét cho cùng, quả thật xứng đáng được vinh danh là một Tướng, một loạn tướng anh hùng.
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 14151)
Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, sống đời lưu vong, nhưng ngày đêm vẫn vọng tưởng Cố Hương, vẫn nhớ tiếc về những năm tháng của một thuở đã xa, mà lòng rưng rưng, mà tim quặn thắt; bởi chỉ còn biết tìm lại qua những câu hát, lời thơ của một thời đã mất:
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 13107)
Do đó chữ thần tượng ở đây không phải trong ý hướng thần thánh hóa, mà thần tượng vì con người đơn giản bình dị của Ngài đã ban cho mỗi chúng ta lòng hoan hỷ vô biên khi được sống bên Ngài
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 12068)
Đối với chúng ta, những người Việt Nam, tên tuổi Eiffel sẽ mãi mãi được ghi nhớ không chỉ như một công trình sư lỗi lạc đã để lại cho nhân loại những kỳ đài kiệt tác, mà còn là cha đẻ của những công trình đã trở thành dấu ấn ba miền của đất nước
09 Tháng Sáu 2011(Xem: 18619)
hoàn thành cây cầu bắc ngang qua sông Hậu Giang trong năm 2010 mới đây, không sao có thể bù đắp được sự mất mác những di sản văn hóa nêu trên. Những di sản nầy vốn đã in sâu trong ký ức của người Cần Thơ và không bao giờ nhạt phai trong lòng cư dân các tỉnh Miền Tây.
04 Tháng Sáu 2011(Xem: 13049)
Hạnh phúc không phải do tìm kiếm là có được, mà phải do ta tạo ra...
04 Tháng Sáu 2011(Xem: 12754)
“Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động”
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 13275)
Từ những chiếc lá mỏng manh, đơn giản, con người cũng có thể tạo nên những kiệt tác nghệ thuật. Quả thật, óc sáng tạo và tài năng của con người là không có giới hạn, hãy cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm kỳ diệu này nhé!
29 Tháng Năm 2011(Xem: 13746)
Một Khoa Học Gia Gốc Việt, Tiến Sĩ Định Nguyễn, hiện là Trưởng Công Trình Nghiên cứu Chế tạo loại Vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL). Đây là loại Vũ khí mới để phá huỷ Hoả Tiễn tấn công của đối phương, kể cả Hoả Tiễn DF-21D của Trung Cộng
29 Tháng Năm 2011(Xem: 13646)
Sự tính toán chính xác ảnh hưởng của chăn nuôi đối với môi trường là cơn ác mộng toán học. Và dù tính chi li hay xuê xoa, dù chỉ là 5-10%, hoặc lên tới 50% lượng khí làm Trái đất nóng lên, thì ngành chăn nuôi vẫn thuộc loại hình hoạt động làm hủy hoại môi trường lớn nhất.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 12919)
Ba triệu người Việt lưu vong là ba triệu trái tim nồng nàn vẫn yêu thương Việt Nam và thắp sáng mãi Sàigòn Hòn Ngọc Viễn Đông nay thắp sáng ở xứ người. Sàigòn đã ra đi và tương lai sẽ có lúc, Sàigòn trở lại, như một Châu Về Hiệp phố. Sàigòn khi ấy sẽ rực sáng tin yêu của Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.
26 Tháng Năm 2011(Xem: 12090)
Hãy quên đi chuyện cướp những máy bay, bởi vì, ông nói,những tên khủng bố sẽ không bao giờ cướp máy bay nữa, vì chúng biết rằng người trên phi cơ sẽ không khoanh tay và sẽ chống cự.. Aviv tin rằng an ninh phi trường hiện nay lỏng lẻo,chúng ta đã chỉ phản ứng thay vì đóng góp để kiện toàn hệ thống chông khủng bố hửu hiệu.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 12194)
Bất cứ người dân nào cũng tò mò muốn biết: Chiếc VLHN của Mỹ có hình dạng như thế nào? Và bên trong nó có chứa đựng những gì? Thành phần và nguyên tắc hoạt động của chiếc VLHN luôn là bí mật
24 Tháng Năm 2011(Xem: 12070)
22 Tháng Năm 2011(Xem: 12517)
Đến nay thì 4 chiếc ấn, không biết ở đâu, ai giữ, nhưng theo Tô Vũ nghĩ thì chắc chắn ở trong tay của bọn cộng sản. Tuy nhiên cũng có tin đồn rằng Hoàng đế Bảo Đại giữ một chiếc bảo ấn bằng vàng
18 Tháng Năm 2011(Xem: 11933)
Họ tưởng tượng chiến tranh có thể kết thúc nhanh hơn. Rõ ràng, nếu chúng tôi nghỉ ra cách có thể kết thúc cuộc chiến tranh sớm, thì chúng tôi đã làm điều đó rồi
17 Tháng Năm 2011(Xem: 11952)
Chánh Án Jacqueline Nguyễn vừa được Thị Trưởng Antonio Villaraigosa và HĐTP Los Angeles vinh danh vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu, 13 Tháng Năm, trong một buổi lễ tổ chức tại Phòng Thương Mại Los Angeles
15 Tháng Năm 2011(Xem: 13172)
Nghệ thuật “vẽ tranh” độc đáo trên cánh đồng lúa Nhật Bản Kể từ năm 1993, năm nào người dân làng Inakadate ở Nhật Bản cũng tạo những bức tranh tuyệt đẹp trên cánh đồng lúa, nhằm thu hút khách du lịch.
14 Tháng Năm 2011(Xem: 13065)
Louis Pasteur là một nhà bác học thực hiện được bốn lý tưởng: Niềm Tin, Hi Vọng, Lòng Bác Ái và Khoa Học (Faith, Hope, Charity and Science).
12 Tháng Năm 2011(Xem: 13143)
Người Mỹ đã sử dụng máy bay lên thẳng “tàng hình” trong chiến dịch bí mật đột kích tiêu diệt Bin Laden? Các mảnh vỡ còn sót lại của chiếc máy bay bị trục trặc cho thấy đây là loại máy bay lên thẳng khác hoàn toàn với các loại thông thường.
12 Tháng Năm 2011(Xem: 11965)
Hoa Kỳ sẽ đưa ra một hệ thống báo động công cộng mới sẽ thông báo cho các điện thoại di động trong trường hợp xảy ra một tình huống khẩn cấp. Hệ thống này được bắt đầu đưa vào sử dụng tại các thành phố New York và Washington DC và sẽ hoạt động trên toàn quốc chậm nhất là vào tháng Tư năm 2012.
12 Tháng Năm 2011(Xem: 11880)
Tập đoàn Boeing của Mỹ hôm 5/5 tuyên bố đã thử thành công máy bay ném bom tàng hình không người lái Phantom Ray tại căn cứ quân sự Edwards ở California vào ngày 27/4 vừa qua.
11 Tháng Năm 2011(Xem: 12125)
Ngũ GiÁc Đài đã đề nghị họ phát triển một mẫu máy bay hình chim có thể bỏ vừa trong túi quần để phục vụ việc do thám và trinh sát. Họ nói rằng, chiếc máy bay có thể giống một con chuồn chuồn hay chim ruồi.
08 Tháng Năm 2011(Xem: 12668)
Bí mật của chiếc máy đọc ý nghĩ này là một thể hình trụ nhỏ được cấy vào trong não con người, cài sẵn chương trình có khả năng nhận biết được những sóng não do não bộ tạo ra khi con người nghĩ đến một điều gì! Các nhà khoa học tin rằng thành công của nghiên cứu có thể ứng dụng cho những người bị tổn thương não.
08 Tháng Năm 2011(Xem: 13341)
Chuyển tiếp đến quý vị nào thích NGHIÊN CỨU tìm hiểu về Kinh tế thì đọc bài nầy mới thấy hay.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 11329)
Bài viết và hình ảnh tổng hợp cập nhật, Biệt Kích Hải Quân Hoa Kỳ hoàn thành sứ mạng diệt tên khủng bố Bin Laden.. Xin mời Quý Vị theo dỏi…
24 Tháng Tư 2011(Xem: 28289)
Những hình ảnh và chú thích, hướng dẩn đến mộ phần của Cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM và thân nhân. Xin mời Quý Vị xem, phổ biến, giúp tài liệu cho những ai có lòng và cơ hội, muốn đến thăm nơi an nghĩ cuối cùng của Cố Tổng Thống và thân nhân.
22 Tháng Tư 2011(Xem: 14901)
Với mục đích ngăn chặn nạn làm giả, đồng 100 USD được thiết kế lại với nhiều họa tiết khó bắt chước hơn. Dự kiến, đồng tiền này sẽ chính thức được đưa ra lưu thông từ ngày 10/2/2011.
13 Tháng Tư 2011(Xem: 12327)
kho vàng của CDTLB New York được cho là kho vàng lớn nhất thế giới, nơi lưu trữ khoảng 1/4 trữ lượng vàng của thế giới. Hai trăm năm trước, danh hiệu này thuộc về ngân hàng Trung ương của Anh. Nhưng sau khi đế quốc Anh bước vào giai đoạn thoái trào và buộc phải bán vàng, nước Mỹ đã trở thành người mua lớn nhất của Anh, và kho chứa vàng của Anh giờ chỉ là kho chứa đồ
12 Tháng Tư 2011(Xem: 11661)
Trong năm 2007, Mỹ và chó mèo đã chết bất ngờ, họ thấy thực phẩm thú vật của Trung Quốc có chứa melamine. Đầu năm 2008, tại Trung Quốc, sự gia tăng bất thường trong trường hợp trẻ em bị sạn thận đã được báo cáo.