TỪ SIHANOUK ĐẾN HUN SEN: CON BÀI CỦA BẮC KINH Ở ĐNA
Hà Nhân Văn
Cố Miên vương Shihanouk, dù cách nào, ông vẫn được toàn dân Miên kính mến như "cha già của dân tộc Kampuchia". Khoảng hơn một triệu dân Nam Vang và các vùng phụ cận tấp nập đổ về trung tâm hoàng cung chào kính Cố vương lần cuối. Khoảng 200,000 dân và hàng nghìn sư sãi từ phi trường cung nghinh quan tài Cố vương về hoàng cung. Được tin Sihanouk qua đời ngày 15-10, Thủ tướng Hun Sen cùng quốc vương Sihamoni bay qua Bắc Kinh ngay và cùng Thái hậu Monique tháp tùng quan tài Cố vương về Miên. Sau ba thập niên cầm quyền, Hun Sen đã thành cáo già chính trị. Biết rằng dân Miên vẫn tôn sùng Sihanouk và ngai vàng, Hun Sen gắn liền thân thế ông ta với cái chết của Cố vương. Hun Sen tuyên bố để quốc tang cố vương một tuần lễ, quan tài quàn ở hoàng cung ba tháng để dân đến kính viếng. Hun Sen cùng quốc vương Sihamoni đi bộ sau quan tài tiếp theo hàng nghìn sư sãi. Hơn ai hết, Hun Sen được thừa hưởng di sản rực rỡ của cố vương chứ không phải đương kim quốc vương Sihamoni và các hoàng tử. Theo dư luận chung ở ĐNA, sau cái chết của Sihanouk, Hun Sen trở thành hình bóng của Sihanouk ở xứ chùa tháp, Hun Sen sẽ mãi mãi là một Sihanouk thực sự lãnh đạo và trực tiếp cầm quyền Cao Miên. Hun Sen cũng thừa kế con bài Sihanouk của Bắc Kinh từ thời Mao Trạch Đông - Chu Ân Lai đánh dấu bởi hội nghị phi liên kết Bandung Nam Dương năm 1955, Chu Ân Lai trở thành bạn thân và người đỡ đầu ông vua còn non trẻ ham chơi của xứ Chùa Tháp. Hơn nửa thế kỷ Sihanouk trở thành con bài đắc ý nằm gọn trong vòng tay Mao-Chu. Và từ nay, Hun Sen thừa kế, trở thành con bài đắc ý nhất của Bắc Kinh ở ĐNA. Hun Sen hạ lệnh đảng và chính phủ tổ chức "cực kỳ long trọng" tang lễ cố vương, theo giới quan sát cũng là đại lễ chuyển giao di sản của cố vương và tấm lá chắn an toàn của Bắc Kinh cho Hun Sen. Từ đây, Bắc Kinh cư xử với Hun Sen như đối với con bài Sihanouk từ năm 1955. Trong nửa thế kỷ, Sihanouk đã ngăn chặn VN cho Bắc Kinh.
Năm 1979, sau hiệp định Paris về hòa bình Cao Miên, Sihanouk chấp nhận hợp tác với Khmer chống VNCS và làm Chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Kampuchia, Sihanouk tuyên bố với báo The Washington Post, "Hà Nội Việt Nam hóa cuộc chiến Cao Miên (đánh Khơme Đỏ) chỉ là tham vọng biến Cao Miên thành miền Nam VN thứ hai". Sihanouk phát biểu đúng luận điệu của Nhân Dân nhật báo Bắc Kinh tố cáo VN chủ trương bành trướng và Việt hóa Miên. Cũng như tháng 5, 1973, hãng thông tấn AFP hỏi Sihanouk nghĩ thế nào về VN miền Bắc và Miền Nam (VNCH), Sihanouk trả lời ngay: "Cả hai đều như nhau" (Ils sont égaux).
Hun Sen tuy khác, do sinh trưởng ở miền Nam, được giáo dục ở VN (từ Sóc Trăng đến Hà Nội) nhưng chàng Miên gốc Việt Khơme Krom cũng vẫn như Sihanouk, đã ngã hẳn vào vòng tay Bắc Kinh, làm sống lại tinh thần dân tộc Khmer bài Việt và "cáp duồn" từ thời xa xưa.
Tóm lại, cái chết của cố vương Shihanouk là cơ hội vàng của Hun Sen và đồng thời Bắc Kinh có con bài mới thay thế Sihanouk.
SIHANOUK: ĐẠI HỌA CỦA VNCH XƯA
Thời hoa niên còn học ở Sàigòn (Trung học), Sihanouk đã làm quen với lối sống Việt Nam, nói được tiếng Việt, có nhiều bạn thân là VN (như Bs. Phan Quang Đán). Theo cụ bà Henriettet Tư, bạn học của cố vương, bạn thân của thái hậu Monique, thì "không có dấu hiệu nào của Sihanouk lúc ấy mà tỏ ra thù ghét VN, trái lại ông rất thân tình". Theo lời đồn đại do mật thám Pháp tiết lộ vào thời gian 1954-1955, sinh mẫu của Sihanouk là người Việt gốc Hà Nội, nữ sinh trường Sainte Marie mà ông Hoàng xứ Chùa Tháp, du học ở Sài Thành, say đắm, cô mang thai, sinh ông hoàng con năm 1922. Nhưng do khác tôn giáo lại là người Việt, toàn quyền Pháp sai mật thám đem ngay cậu bé về Nam Vang để hoàng thái hậu Sisowath Norodom nuôi, xóa gọn vết tích Việt Hà Nội. Năm 1941, được 19 tuổi, vua Sisowath Norodom chết, Sihanouk được nối ngôi (Năm 1960, theo hồi ký của Bs. Trần Kim Tuyến (chưa in), tình báo Pháp cho Hà Nội biết nguồn gốc Việt lai của Sihanouk và tìm được sinh mẫu của Miên vương, bà là dân trưởng giả lại không di cư. Phạm Văn Đồng trực tiếp giải quyết việc cơ mật này, thu xếp để Sihanouk bí mật ra Hà Nội nhận mẹ. Từ đây, Miên vương gắn bó tình cảm với sinh mẫu. Vẫn theo tình báo Pháp, hoàng thái hậu tuy đã già vẫn còn nhớ rõ sự việc, sinh mẫu Sihanouk cũng còn giữ được kỷ vật cũ với ông hoàng Miên. Hà Nội tận dụng khai thác sự kiện tối mật này).
Kể từ năm 1955, Sihanouk trở thành tai họa cho VNCH. Đã ghét Việt, lại căm thù Mỹ nên Sihanouk là một trong mấy yếu tố chính đưa VNCH đến sụp đổ. Trong cuốn hồi ký của cố vương, Norodom Sihanouk: My war with CIA, đã cho ta thấy rõ vai trò của Shihanouk trong việc đánh phá VNCH: không nhân nhượng, không tiếc thương (without mercy). Năm 1960, sau khi MTGPMNVN ra đời, Bắc Kinh nhảy vào cuộc với ý đồ nắm tay trên Hà Nội và như một điều kiện để Hà Nội và MTGPMNVN phải tùy thuộc vào Bắc Kinh. Đây là thế thượng phong của Mao-Chu: Bắc Kinh ký mật ước với Sihanouk, giành cho TC được sử dụng cảng Sihanoukville chuyên chở võ khí đạn dược, kể cả quân dụng cung cấp cho VC, giành cho TC ưu tiên hoạt động ở vùng biên giới tiếp giáp VN, mở các kho chứa lúa gạo, đạn dược dành cho VC, kể cả phi trường Pochentong, lãnh đạo MTGPMN có thể từ Nam Vang đáp máy bay đi Hà Nội, Bắc Kinh. Mở cửa biên giới cho VC tự do di chuyển, đưa lúa gạo từ Hậu Giang qua Miên. Nam Vang là trung tâm "rửa tiền" số 2 của VC sau Hồng Kông. Như thế này: VC thu thuế lấy tiền đồng VN, chuyển qua Nam Vang, đổi qua dollars Mỹ để mua võ khí, thuốc men, Nam Vang là trung tâm cung cấp thuốc Tây cho VC... Nghĩa là từ các trung tâm hậu phương này, Trung ương cục Miền Nam, bộ tư lệnh Miền đều ở trên đất Miên do thỏa hiệp mật giữa TC và Sihanouk chứ không phải giữa Hà Nội và Nam Vang. Căm thù Mỹ và VNCH từ vụ mưu sát bất thành năm 1958 gọi là "Cú đạp Chhuon", Sihanouk đi hẳn với Bắc Kinh (xem The Dap Chhuon plot", chapter 7, My war with the CIA, pp. 102-106 ...) nhưng cũng chẳng tin gì Hà Nội, chỉ là thân thiện bề ngoài. Có thể nói Nam Vang là đầu não của Bắc Kinh khống chế MTGPMN. Thế rồi, Nam Vang biến động. Lon Nol đảo chính khi Sihanouk đang công du ở Mạc Tư Khoa. Nga giấu kín tin này khi tiễn chân Miên vương lên máy bay, đến gần Bắc Kinh, Miên vương mới được phi hành đoàn báo tin cho biết, phi trường Pochenton đóng cửa, Lon Nol đảo chính. Kể từ đây, Sihanouk lưu vong ở Bắc Kinh, Chu Ân Lai dành cho ông tòa biệt thự của sứ quán Pháp... Trải qua bao thăng trầm, Sihanouk trở thành con nuôi của Bắc Kinh. Ông qua đời, Tập Cận Bình là người đầu tiên đến biệt thự chia buồn với thái hậu và viếng xác cố vương (xem tiếp kỳ báo sau). Bắc Kinh dành phi cơ đặc biệt chở quan tài cố vương, thái hậu, Miên vương Sihamoni và Hun Sen tháp tùng về Nam Vang. Vua Sihamoni còn độc thân, một nghệ sĩ, không tham vọng chính trị. Hun Sen nổi bật, trở thành Sihanouk con, di sản của Bắc Kinh, tiếp tục đặt Cao Miên trong vòng tay Tập Cận Bình như thời Mao - Chu để khống chế VN và ĐNA. Hun Sen càng ngày càng cách biệt VN. Chưa chống lại VN nhưng đã có dấu hiệu như Sihanouk.
HÀ NHÂN VĂN
(22/10/2012)
( Tân Sơn Hòa chuyển )
Hà Nhân Văn
Cố Miên vương Shihanouk, dù cách nào, ông vẫn được toàn dân Miên kính mến như "cha già của dân tộc Kampuchia". Khoảng hơn một triệu dân Nam Vang và các vùng phụ cận tấp nập đổ về trung tâm hoàng cung chào kính Cố vương lần cuối. Khoảng 200,000 dân và hàng nghìn sư sãi từ phi trường cung nghinh quan tài Cố vương về hoàng cung. Được tin Sihanouk qua đời ngày 15-10, Thủ tướng Hun Sen cùng quốc vương Sihamoni bay qua Bắc Kinh ngay và cùng Thái hậu Monique tháp tùng quan tài Cố vương về Miên. Sau ba thập niên cầm quyền, Hun Sen đã thành cáo già chính trị. Biết rằng dân Miên vẫn tôn sùng Sihanouk và ngai vàng, Hun Sen gắn liền thân thế ông ta với cái chết của Cố vương. Hun Sen tuyên bố để quốc tang cố vương một tuần lễ, quan tài quàn ở hoàng cung ba tháng để dân đến kính viếng. Hun Sen cùng quốc vương Sihamoni đi bộ sau quan tài tiếp theo hàng nghìn sư sãi. Hơn ai hết, Hun Sen được thừa hưởng di sản rực rỡ của cố vương chứ không phải đương kim quốc vương Sihamoni và các hoàng tử. Theo dư luận chung ở ĐNA, sau cái chết của Sihanouk, Hun Sen trở thành hình bóng của Sihanouk ở xứ chùa tháp, Hun Sen sẽ mãi mãi là một Sihanouk thực sự lãnh đạo và trực tiếp cầm quyền Cao Miên. Hun Sen cũng thừa kế con bài Sihanouk của Bắc Kinh từ thời Mao Trạch Đông - Chu Ân Lai đánh dấu bởi hội nghị phi liên kết Bandung Nam Dương năm 1955, Chu Ân Lai trở thành bạn thân và người đỡ đầu ông vua còn non trẻ ham chơi của xứ Chùa Tháp. Hơn nửa thế kỷ Sihanouk trở thành con bài đắc ý nằm gọn trong vòng tay Mao-Chu. Và từ nay, Hun Sen thừa kế, trở thành con bài đắc ý nhất của Bắc Kinh ở ĐNA. Hun Sen hạ lệnh đảng và chính phủ tổ chức "cực kỳ long trọng" tang lễ cố vương, theo giới quan sát cũng là đại lễ chuyển giao di sản của cố vương và tấm lá chắn an toàn của Bắc Kinh cho Hun Sen. Từ đây, Bắc Kinh cư xử với Hun Sen như đối với con bài Sihanouk từ năm 1955. Trong nửa thế kỷ, Sihanouk đã ngăn chặn VN cho Bắc Kinh.
Năm 1979, sau hiệp định Paris về hòa bình Cao Miên, Sihanouk chấp nhận hợp tác với Khmer chống VNCS và làm Chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Kampuchia, Sihanouk tuyên bố với báo The Washington Post, "Hà Nội Việt Nam hóa cuộc chiến Cao Miên (đánh Khơme Đỏ) chỉ là tham vọng biến Cao Miên thành miền Nam VN thứ hai". Sihanouk phát biểu đúng luận điệu của Nhân Dân nhật báo Bắc Kinh tố cáo VN chủ trương bành trướng và Việt hóa Miên. Cũng như tháng 5, 1973, hãng thông tấn AFP hỏi Sihanouk nghĩ thế nào về VN miền Bắc và Miền Nam (VNCH), Sihanouk trả lời ngay: "Cả hai đều như nhau" (Ils sont égaux).
Hun Sen tuy khác, do sinh trưởng ở miền Nam, được giáo dục ở VN (từ Sóc Trăng đến Hà Nội) nhưng chàng Miên gốc Việt Khơme Krom cũng vẫn như Sihanouk, đã ngã hẳn vào vòng tay Bắc Kinh, làm sống lại tinh thần dân tộc Khmer bài Việt và "cáp duồn" từ thời xa xưa.
Tóm lại, cái chết của cố vương Shihanouk là cơ hội vàng của Hun Sen và đồng thời Bắc Kinh có con bài mới thay thế Sihanouk.
SIHANOUK: ĐẠI HỌA CỦA VNCH XƯA
Thời hoa niên còn học ở Sàigòn (Trung học), Sihanouk đã làm quen với lối sống Việt Nam, nói được tiếng Việt, có nhiều bạn thân là VN (như Bs. Phan Quang Đán). Theo cụ bà Henriettet Tư, bạn học của cố vương, bạn thân của thái hậu Monique, thì "không có dấu hiệu nào của Sihanouk lúc ấy mà tỏ ra thù ghét VN, trái lại ông rất thân tình". Theo lời đồn đại do mật thám Pháp tiết lộ vào thời gian 1954-1955, sinh mẫu của Sihanouk là người Việt gốc Hà Nội, nữ sinh trường Sainte Marie mà ông Hoàng xứ Chùa Tháp, du học ở Sài Thành, say đắm, cô mang thai, sinh ông hoàng con năm 1922. Nhưng do khác tôn giáo lại là người Việt, toàn quyền Pháp sai mật thám đem ngay cậu bé về Nam Vang để hoàng thái hậu Sisowath Norodom nuôi, xóa gọn vết tích Việt Hà Nội. Năm 1941, được 19 tuổi, vua Sisowath Norodom chết, Sihanouk được nối ngôi (Năm 1960, theo hồi ký của Bs. Trần Kim Tuyến (chưa in), tình báo Pháp cho Hà Nội biết nguồn gốc Việt lai của Sihanouk và tìm được sinh mẫu của Miên vương, bà là dân trưởng giả lại không di cư. Phạm Văn Đồng trực tiếp giải quyết việc cơ mật này, thu xếp để Sihanouk bí mật ra Hà Nội nhận mẹ. Từ đây, Miên vương gắn bó tình cảm với sinh mẫu. Vẫn theo tình báo Pháp, hoàng thái hậu tuy đã già vẫn còn nhớ rõ sự việc, sinh mẫu Sihanouk cũng còn giữ được kỷ vật cũ với ông hoàng Miên. Hà Nội tận dụng khai thác sự kiện tối mật này).
Kể từ năm 1955, Sihanouk trở thành tai họa cho VNCH. Đã ghét Việt, lại căm thù Mỹ nên Sihanouk là một trong mấy yếu tố chính đưa VNCH đến sụp đổ. Trong cuốn hồi ký của cố vương, Norodom Sihanouk: My war with CIA, đã cho ta thấy rõ vai trò của Shihanouk trong việc đánh phá VNCH: không nhân nhượng, không tiếc thương (without mercy). Năm 1960, sau khi MTGPMNVN ra đời, Bắc Kinh nhảy vào cuộc với ý đồ nắm tay trên Hà Nội và như một điều kiện để Hà Nội và MTGPMNVN phải tùy thuộc vào Bắc Kinh. Đây là thế thượng phong của Mao-Chu: Bắc Kinh ký mật ước với Sihanouk, giành cho TC được sử dụng cảng Sihanoukville chuyên chở võ khí đạn dược, kể cả quân dụng cung cấp cho VC, giành cho TC ưu tiên hoạt động ở vùng biên giới tiếp giáp VN, mở các kho chứa lúa gạo, đạn dược dành cho VC, kể cả phi trường Pochentong, lãnh đạo MTGPMN có thể từ Nam Vang đáp máy bay đi Hà Nội, Bắc Kinh. Mở cửa biên giới cho VC tự do di chuyển, đưa lúa gạo từ Hậu Giang qua Miên. Nam Vang là trung tâm "rửa tiền" số 2 của VC sau Hồng Kông. Như thế này: VC thu thuế lấy tiền đồng VN, chuyển qua Nam Vang, đổi qua dollars Mỹ để mua võ khí, thuốc men, Nam Vang là trung tâm cung cấp thuốc Tây cho VC... Nghĩa là từ các trung tâm hậu phương này, Trung ương cục Miền Nam, bộ tư lệnh Miền đều ở trên đất Miên do thỏa hiệp mật giữa TC và Sihanouk chứ không phải giữa Hà Nội và Nam Vang. Căm thù Mỹ và VNCH từ vụ mưu sát bất thành năm 1958 gọi là "Cú đạp Chhuon", Sihanouk đi hẳn với Bắc Kinh (xem The Dap Chhuon plot", chapter 7, My war with the CIA, pp. 102-106 ...) nhưng cũng chẳng tin gì Hà Nội, chỉ là thân thiện bề ngoài. Có thể nói Nam Vang là đầu não của Bắc Kinh khống chế MTGPMN. Thế rồi, Nam Vang biến động. Lon Nol đảo chính khi Sihanouk đang công du ở Mạc Tư Khoa. Nga giấu kín tin này khi tiễn chân Miên vương lên máy bay, đến gần Bắc Kinh, Miên vương mới được phi hành đoàn báo tin cho biết, phi trường Pochenton đóng cửa, Lon Nol đảo chính. Kể từ đây, Sihanouk lưu vong ở Bắc Kinh, Chu Ân Lai dành cho ông tòa biệt thự của sứ quán Pháp... Trải qua bao thăng trầm, Sihanouk trở thành con nuôi của Bắc Kinh. Ông qua đời, Tập Cận Bình là người đầu tiên đến biệt thự chia buồn với thái hậu và viếng xác cố vương (xem tiếp kỳ báo sau). Bắc Kinh dành phi cơ đặc biệt chở quan tài cố vương, thái hậu, Miên vương Sihamoni và Hun Sen tháp tùng về Nam Vang. Vua Sihamoni còn độc thân, một nghệ sĩ, không tham vọng chính trị. Hun Sen nổi bật, trở thành Sihanouk con, di sản của Bắc Kinh, tiếp tục đặt Cao Miên trong vòng tay Tập Cận Bình như thời Mao - Chu để khống chế VN và ĐNA. Hun Sen càng ngày càng cách biệt VN. Chưa chống lại VN nhưng đã có dấu hiệu như Sihanouk.
HÀ NHÂN VĂN
(22/10/2012)
( Tân Sơn Hòa chuyển )
Gửi ý kiến của bạn