3:39 CH
Thứ Hai
29
Tháng Tư
2024

THÔNG DỊCH PHIÊN DỊCH - THUẦN NGỌC

06 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 9687)
blank

Trong Nam, to interpret là thông dịch. còn ngoài Bắc là phản dịch 1 . Chữ phản ở đây giống như chữ phản trong phản ảnh, tiếng Nam, hay phản ánh, tiếng Bắc. Phản dịch không hề hàm ý như trong câu tiếng Pháp Traduire, c'est trahir -- dịch tức là phản, vì chữ phản trong sau này có cùng nghĩa với chữ phản trong phản bội hay phản trắc. Phải dài dòng như thế vì thông dịch hay phản dịch rất phức tạp, khó khăn và rắc rối. Thông dịch hay phản dịch, nghĩa là dịch miệng, nói ra bằng lời ngay, tuy tiếng Anh không mấy phân biệt giữa interpretation và translation 2. Tiếng Việt dùng chữ phiên dịch để chỉ các bài dịch được viết ra hay in ra. 

Trong văn chương Việt Nam, phiên dịch đã có từ lâu lắm 3. Suốt một ngàn năm bị Tàu đô hộ, người Việt Nam học chữ Nho, tức là chữ viết của Tàu từ thời Khổng Tử và các môn đệ của Ngài. Nhưng dần dần người Việt đọc chữ Nho theo âm Việt, thành ra khi Việt Nam đạt đến thời kỳ tự chủ, sứ giả Việt Nam chỉ có thể bút đàm với quan lại người Tàu, nghĩa là viết ra giấy thì hiểu nhau được, còn nói thì khác hẳn âm với nhau. Dần dần người Việt kiện toàn chữ Nôm, là thứ chữ dựa trên chữ Nho, nhưng được đơn giản hóa phần nào để dùng chỉ các âm tiếng Việt, từ đó có sự phiên dịch từ chữ Nho ra chữ Nôm, mà trong văn chương gọi là diễn Nôm. Như Chinh phụ ngâm khúc do ông Đặng Trần Côn viết bằng chữ Nho, bà Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm thành Chinh phụ ngâm khúc diễn Nôm

Bà Đoàn Thị Điểm có thể được xem như tổ ngành phiên dịch vì bản dịch của bà rất sát với bản chính, lột hết ý nghĩa, tình tiết, mà văn rất trôi chảy, khi đọc không hề biết là văn dịch. Bà lại không nệ theo đúng mẫu bản chính, mà vẫn lột được tinh thần cũng như tư tưởng của tác giả. Tám câu đầu bản chính và hai khổ song thất lục bát do bà Đoàn Thị Điểm diễn Nôm (dịch ra) vừa sát nghĩa, vừa tràn đầy thi vị: 

Thiên địa phong trần 
Hồng nhan đa truân 
Du du bỉ thương hề 
Thùy tạo nhân. 

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi 
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên 
Xanh kia thăm thẵm từng trên 
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?
Cổ bề thanh động Trường thành nguyệt 
Phong vũ ảnh ám Cam Toàn vân 
Cửu trùng án kiếm khử dương tịch 
Bán dạ phi hịch truyền tướng quân 
Trống Trường thành lung lay bóng nguyệt 
Khói Cam Toàn mờ mịt thức mây, 
Chín tầng, gươm báu trao tay 
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh. 

. Một người có tài phiên dịch nữa là Nguyễn Du. Trong truyện Kiều, đoạn Thúy Kiều khảy đàn cho Kim Trọng nghe khi tái hợp sau mười lăm năm lưu lạc, tác giả đã dịch bốn câu trong bài thơ Cẩm Sắt của Lý Thương Ẩn: 


Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp, 
Thục đế đan tâm thác đỗ quyên, 
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ, 
Lam điền khí noãn ngọc sinh yên. 

Khúc đâu đầm ấm dương hòa, 
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh ? 
Khúc đâu êm ái xuân tình, 
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên ? 
Trong như châu nhỏ duềnh quyên, 
Ấm như hạt ngọc Lam điền mới đông. 

Một áng văn dịch tuyệt vời nữa là bản dịch bài thất ngôn trường thiên Tỳ Bà Hành từ nguyên tác chữ Nho của Bạch Cư Dị ra chữ Nôm. Ông Phan Huy Vịnh đã khéo léo dùng 22 khổ song thất lục bát để dịch đúng 88 câu của nguyên tác, vừa sát nghĩa, vừa đầy thi vị, lại giữ đúng y nguyên số câu và số chữ. Khổ thứ hai dịch câu năm đến câu tám trong nguyên tác: 

Túy bất thành hoan, thm tương biệt 
Biệt thời mang mang giang tm nguyệt 
Hốt văn thủy thượng tỳ bà thanh 
Chủ nhân vong qui, khách bất phát. 
Say những luống ngại khi chia rẽ, 
Nước mênh mông dằm vẻ gương trong. 
Tiếng tỳ chợt vẳng trên sông, 
Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi.

không gò ép, không dư, cũng không thiếu. Nhất là câu thứ bảy, giữa khoảng trời nước mênh mông, mà biến 
Hốt văn thủy thượng tỳ bà thanh ! 
thành một câu diễn được cái đột ngột, bất chợt, nhưng không có chút nào ngập ngừng, lạc lõng : 
Tiếng tỳ chợt vẳng trên sông, 
Dịch giả lại chuyển thành thái độ, lời kể trong nguyên tác mà không làm lạc ý : 
Chủ nhân vong qui, khách bất phát 
nghĩa đen là "Chủ nhân quên về, khách không đi," bằng câu 
Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi. 
để cho ta thấy rõ hơn thái độ và tư thế sống động của chủ và khách, chuyển dịch rất êm và không đi ngược lại, hay xa rời nguyên tác. 
Trọn bài dịch đáng khen nhất là câu 
Cùng một lứa bên trời lận đận 
đã vượt hẳn nguyên tác 
Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân 
và do đó rất được nhiều người biết đến và khen thưởng. (Nếu có dịp xin đọc nguyên tác và bản dịch trong Việt Nam Văn Học Sử -- Giản ước Tân biên, của ông Phạm Thế Ngũ, quyển hai, trang 331 đến 335.) 

blank

Việc phiên dịch ở Việt Nam sau đó, nghĩa là từ cuối thế kỷ thứ 19 đến giờ đã chia ra hai ngành chánh: một là phiên dịch sách Tàu, hai là phiên dịch sách Pháp. Sau này mới có phiên dịch sách viết bằng các thứ tiếng khác . 
Phiên dịch sách Tàu có hai khuynh hướng. Một là đem các điều mới mẻ, tiến bộ, có tính cách thức tỉnh quốc hồn, có ý duy tân và khuyến khích quốc dân đứng lên đòi độc lập, tự do, theo gương Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu vào cuối nhà Thanh bên Tàu, như Nguyễn Hữu Tiến đã dịch Gương đức dục (1930) và Học thuyết tư tưởng nước Tàu (1931), hai nguyên tác của Lương Khải Siêu 4. Khuynh hướng thứ hai là dịch truyện Tàu ra chữ quốc ngữ để làm giàu thêm cho ngữ vựng Việt ngữ, vì chữ quốc ngữ lúc đó còn phôi thai, cần được phát triển và phổ thông hóa trong nhân dân. 

Trong những người phiên dịch truyện Tàu lúc đầu có Phan Kế Bính dịch Tam quốc chí, Trần Tuấn Khải dịch Thủy Hử, sau đến Trần Phong Sắc, Nguyễn An Cư, Tô Chẩn, Nguyễn Chánh Sắt 5, Trương Minh Chánh dịchPhong Thần, Đông Châu Liệt Quốc (dịch chung), Thất Quốc Chí, Xuân Thu Oanh Liệt, Tây Hán Chí hay Hán Sở tranh hùng, Đông Hán diễn nghĩa, Tam Quốc Chí, Thuyết Đường, Tây Du, Chinh Đông, Chinh Tây, Phản Đường, Tàn Đường, cho đến các bộ Bắc Tống diễn nghĩa, Ngũ Hổ bình Liêu, Ngũ Hổ bình Tây và Ngũ Hổ bình Nam, Bao Công kỳ án, Thủy Hử, Tống Nhạc Phi, Tái sinh duyên, Đại Minh Hồng Võ ... và Càn Long du Giang Nam. Sau này Mộng Bình Sơn và vài người khác cũng dịch lại các truyện trên. 
Về văn học, trong thời kỳ này, Tản Đà và Ngô Tất Tố dịch nhiều bài thơ Đường đăng báo. Trần Trọng Kim gom vào tập Đường Thi, nhiều bài thơ dịch rất hay 6. Nhượng Tống dịch Tây Sương Ký ra kịch bản Mái Tây, vừa thi vị, vừa đậm đà. Nhiều người tiếp nhau dịch truyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh, trong đó có Tản Đà, Đào Trinh Nhất, Hiếu Chân ... Tiếp đó nhiều người khác đã dịch và giải nghĩa Tứ Thư , Ngũ Kinh sang tiếng Việt, tiếp nối công trình dịch thuật mà Trương Vĩnh Ký đã đề xuất khi dịch Trung dung (1875), Đại học(1877), và Minh tâm bửu giám (1893) khi trước 7

Ngoài những người phiên dịch sách, thơ và truyện Tàu, còn có nhóm thứ hai chuyên phiên dịch sách, thơ và truyện tiếng Pháp 8. Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là những người đi trước, khai phá nền văn chương quốc ngữ, dùng chữ Pháp, tra cứu chữ La tinh, cùng Hán tự để vun bồi chữ quốc ngữ. Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh ngay sau đó, đã dịch truyện, kịch và thơ Pháp ra tiếng Việt. Lúc đầu, việc dịch thuật còn mới, cách dùng chữ quốc ngữ vẫn có cái gượng ép và theo sát cách dùng chữ của nguyên tác. Ta thử đọc vài câu thơ Nguyễn Văn Vĩnh dịch một chuyện ngụ ngôn của La Fontaine: 

Ve sầu kêu ve ve. 
Suốt mùa hè, 
Đến kỳ gió bấc thổi; 
Nguồn cơn thật bối rối. 
Một miếng cũng chẳng còn, 
Ruồi bọ không một con, 
Vác miệng chịu khúm núm, 
Sang chị kiến hàng xóm ... 

và so với mấy câu dịch về sau (không nhớ tên tác giả) 

Con ve mùa hạ kêu ran 
Qua dông lạnh lẽo tấm thân cơ hàn 
Đến cùng chị kiến thở than ...

Lúc ban đầu, người dịch có khuynh hướng chuyển âm tên trong tựa sách hoặc dịch thật sát tựa nhưManon Lescault dịch là Mai Nương Lệ Cốt, (1918); Le malade imaginaire (1915) do Nguyễn Văn Vĩnh dịch là Bệnh tưởng, tuồng Lôi Xích, tức Le Cid, năm 1920, và tuồng Hòa Lạc, tức Horace, năm 1923, (đều do Phạm Quỳnh dịch). Nhưng cũng có những bản dịch thoát ra ngoài khuôn đó, như Tartuffe, (1915) mà Nguyễn văn Vĩnh dịch là Giả đạo đức; La porte étroite, Đỗ Đình Thạch dịch ra là Tiếng đoạn trường (1937), thay vì Khung cửa hẹp như sau này một người khác đã dịch. Trong thời gian từ 1948 đến 1954, cũng có nhiều người tiếp tục dịch hay phóng tác các tác phẩm Anh, Pháp 9. Tiếc là đôi khi người dịch, hoặc chuyển tên nhân vật và địa danh sang Việt Nam như truyện Tượng vua Lê (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà nội) dịch The Happy Prince của Oscar Wilde, hoặc vẫn dùng tên nhân vật và địa danh trong nguyên tác như truyện Con cánh cam vàng dịch truyện The Gold Bug của Edgar A. Poe, hay là truyện Người có bộ óc vàng dịch từL'homme à la cervelle d'or của Alphonse Daudet, đều không hề ghi là truyện dịch, không đề tên nguyên tác và tác giả 10. Âu cũng là một thiếu sót trong thời ấy. 
Từ 1950 đến 1975, việc dịch thuật phát triển nhiều hơn, nhưng vẫn theo hai ngành, một là dịch sách, truyện và thơ Tàu, hai là dịch sách, truyện Âu châu và Hoa kỳ. Sở dĩ phân như thế vì dịch sách hay truyện Tàu thường chỉ chuyên chú về vài tác giả mà thôi, như trong các năm 1958, 1959 đến suốt thập niên 1960, Quỳnh Dao và Kim Dung là hai tác giả Tàu được dịch nhiều nhất, sau này mới có thêm La Lan. Dịch sách truyện Âu và Mỹ châu tương đối rộng hơn, bao gồm nhiều tác giả quốc tế. Rất hiếm người dịch ra Việt văn thơ Anh hay Pháp. 
Việc dịch truyện kiếm hiệp đã mang nhiều chữ mới cho ngữ vựng Việt ngữ. Đành rằng có những chữ như hảo chiêu, nữ hiệp, giang hồ hành hiệp ... đã có sẵn, nhưng trước đó vẫn ít dùng, nay nhờ các bản dịch các pho truyện kiếm hiệp mà được nhắc đến thường hơn 11. Những chữ mới như truyền âm nhập mật, nhất dương chỉ, lăng ba vi bộ... lúc đầu tuy có hơi khó hiểu, nhưng nghe, đọc riết thành quen. Điều đáng tiếc là các nhà chuyên dịch truyện kiếm hiệp thường thiếu ngày giờ, vì phải dịch cho kịp với các ấn bản của báo Hương Cảng gởi qua. Do đó họ ít chú trọng đến văn từ, văn phạm, không trau chuốt, uốn nắn câu văn dịch như ý muốn, và có khi lại phải dịch bừa cả tựa pho truyện 12
Các tiểu thuyết của Quỳnh Dao may mắn hơn, vì thường không dài quá 300 trang, văn viết lại gọn gàng, sáng sủa, mạch lạc, nên người dịch có thời giờ đọc đi, đọc lại tác phẩm, rồi sửa chữa, thay đổi chữ dùng trong câu văn dịch. Nhờ đó mà bản dịch ít có lỗi chính tả, ít thiếu sót hay bỏ khuyết vài đoạn ngắn trong nguyên tác. 

Dịch sách Tàu có công phu hơn là các bản dịch của Nguyễn Hiến Lê 13, vì tác giả, ngoài việc dịch thuật, còn có ý giới thiệu, phổ biến, và chia sẻ cái hay, cái đặc biệt của văn chương, văn học Tàu. Tuyển tập truyện của Lỗ TấnSử ký Tư Mã Thiên ... là những sách dịch rất công phu. Cùng làm việc này, nhưng trong lãnh vực thơ và từ khúc có Trần Trọng San (1993-94), đã cho xuất bản ở hải ngoại hai quyển Thơ Đường, vàĐường, Tống Từ Tuyển, soạn dịch rất công phu. Ngoài ra còn có nhiều người (một phần lớn là các tu sĩ Phật giáo) sau khi đi du học ở Nhật Bản, đã dịch nhiều tác phẩm Nhật bản. 
Dịch sách Âu châu và Mỹ châu có Bàng Bá Lân, dịch Thầy giáo làng đã chuyển đạt được lối văn kể truyện (gần như tự thuật) giản dị, bình dân trong nguyên tác tiếng Anh The thread that runs so true của Jesse Stuart mà vẫn giữ được vẻ duyên dáng, thanh lịch, nói về giáo dục mà không có sự răn đời cứng ngắc. Chỉ tiếc là Bàng Bá Lân dịch sách này từ một bản dịch của nguyên tác sang tiếng Pháp Les cahiers d'un maĩtre d'école nên có chỗ không được như trong nguyên tác 14. Hà Mai Anh đã dịch tác phẩm danh tiếng Grand Coeur của Edmond de Amicis thành tác phẩm Tâm hồn cao thượng rất được phổ thông trong những thập niên 1950, 1960. Trong những năm 1956 đến 1960, Phạm Đình Tân và Phạm Đình Khiêm đề xướng Tinh Việt văn đoàn, có dịch sang tiếng Việt một số tác phẩm Pháp văn có tính cách triết lý của Lecomte de Nouye và của bác sĩ Alexis Carel. Đỗ Khánh Hoan 15 cũng bỏ ra rất nhiều công sức dịch thuật và giới thiệu các tác phẩm tiếng Anh sang Việt ngữ. Ông dịch rất công phu, chịu khó tra cứu, tìm tòi văn bản nguyên tác, giới thiệu tác giả, dùng chữ rất chọn lọc, dịch thật đúng và thật đầy đủ. Ông cũng có dịch nhiều tác phẫm tiếng Nhật. Ngoài ra, loại sách gián điệp của Ian Fleming, kể lại những chiến tích của điệp viên 007, James Bond, cũng được Hoàng Hải Thủy dịch gẫy gọn và lưu loát. 

Trên phương diện kịch, vào những năm 1973, 1974, Lê Tuấn (bút hiệu Luân Tế) và Duane E. Hauch đã dịch và đưa ra trình diễn các vở kịch Mưa (Rain) của Somerset Maugham, Chuyến xe Dục vọng (A Street Car Named Desire) của Tennessee Williams và Ước vọng dưới tàn du (Desire under the Elms) của Eugene O'Neill. Diễn viên gồm các sinh viên văn khoa và các kịch sĩ danh tiếng như Vũ Đức Duy, Bà Năm Sa đéc và cô Đỗ Anh. 

Trong những năm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được phát triển, Tổng Cục Quân Huấn thuộc Bộ Tổng Tham Mưu và hai Khối Quân Huấn Hải Quân và Không Quân cũng dịch các sách kỹ thuật quân sự từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Riêng Hải Quân, ngoài Ban Dịch thuật thuộc Phòng Trợ Huấn, còn giao sách không thuộc loại kín, hay phổ biến hạn chế cho các cơ quan dịch thuật ngoài. Do đó Hải quân đã có được rất nhiều sách dịch từ tiếng Anh sang, từ các sách hoàn toàn quân sự như Hải pháo 127 ly, 76,2 ly, Không trợ tiếp cận ... hoặc có tính cách kỹ thuật như Phòng tai, Bảo trì dự liệu, hoặc thuộc loại tìm hiểu, khảo cứu nhưQuốc tế công pháp dành cho sĩ quan đi biển và Quyền lực trên biển. Khối Quân Huấn Hải quân cũng đưa ra tiêu chuẩn dịch và duyệt nâng phẩm chất các sách dịch được chuẩn nhận vào tủ sách huấn luyện của Hải quân. 

Sinh hoạt phiên dịch trong văn đàn Việt Nam tương đối dồi dào . Nhưng đã nói về phiên dịch cũng nên nhắc đến một trường hợp đặc biệt trong văn chương Việt Nam. Hồ Biểu Chánh 16 đọc xong tác phẩm tiếng Pháp, sắp xếp lại một cách gọn ghẽ, rồi viết lại thành một truyện hoàn toàn Việt Nam, tuy cốt truyện theo đúng cốt truyện Pháp. Ông khéo léo thay các địa danh, nhân danh Pháp, bằng địa danh, nhân danh Việt Nam, như Paris trong Les Misérables trở thành Gia Định trong truyện Ngọn cỏ gió đùa, còn Rémi trong truyện Sans famille thành thằng Được trong truyện Cay đắng mùi đời. Ông lại xuất sắc trong việc thay luôn sự kiện lịch sử của Pháp như vụ nổi loạn ở Paris bằng một sự kiện thuần túy Việt Nam, vụ Lê văn Khôi nổi loạn chiếm thành Gia định. Ông chuyển dịch rồi phóng tác rất công phu, và nhờ thế mà đọc các truyện của ông, có thể nghĩ là truyện do ông trước tác chứ không phải là truyện dịch, hay mô phỏng. Trường hợp các truyện nói trên của Hồ Biểu Chánh phải chăng cũng giống như trường hợp các truyện Hoa Tiên, dựa theo Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, hay truyện Kiều dựa trên truyện Thanh tâm tài nhân, hoặc Lục Vân Tiên, theo truyện Tây Minh ? 
Phiên dịch còn có nghĩa là dịch sách, truyện, thơ từ tiếng Việt ra tiếng Anh, tiếng Pháp. Trên lãnh vực này, Trương Vĩnh Ký đã đi trước, khi dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp (1875). Ông đã thành công trong việc giới thiệu áng văn chương sáng giá của Việt Nam với người Âu châu. Nguyễn văn Vĩnh cho in bản chú dẫn Truyện Kiều bằng chữ quốc ngữ năm 1925, nhưng đến 1942 bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp của ông mới được in (ông mất năm 1936). 
Ngoài ra còn có Nguyễn văn Tố (1936) và Nguyễn Tiến Lãng (1938) giới thiệu truyện Hoa Tiên bằng tiếng Pháp, Hoàng Xuân Nhị dịch Chinh phụ ngâm khúc (1939) ra tiếng Pháp, Dương Đình Khuê (1965) dịchTruyện Kiều vân vân. Đỗ Vạng Lý (1959) dịch sang tiếng Anh các truyện cổ tích như Tấm Cám, Thằng Cuội ... Huỳnh Sanh Thông dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh, và cùng với Nguyễn Ngọc Bích, góp phần rất lớn trong việc quảng bá văn, thơ Việt Nam với độc giả Bắc Mỹ. Cũng có nhiều người ngoại quốc dịch thơ văn Việt nam, trong đó có Abel des Michels (1884) và René Crayssac (1927) dịch Truyện Kiều, George Cordier (1929) dịch Cung oán ngâm khúc... Gần đây có Burton Raffel (1968) dịch thơ Lý Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Ngô Chi Lan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Huy Cận... Keith Bosley (1972) dịch vài đoạn Chinh phụ ngâmCung oán ngâm khúcKiều, thơ Hồ Xuân Hương (Đánh đu, Cây quạt), thơ Tản Đà (Vào thu), Nguyễn Vỹ (Sương rơi), Nguyễn Nhược Pháp (Sơn Tinh Thủy Tinh), Thâm Tâm (Tống biệt hành), T.T. Kh. (Hai sắc hoa ti-gôn), Hữu Loan (Màu tím hoa sim), và 18 bài ca dao. John Balaban (1974) dịch khoảng 50 bài ca dao Việt Nam qua tiếng Anh. Gail Graham dịch một số chuyện cổ tích Việt Nam (Giết chó khuyên chồng, Quan Âm Thị Kính, Sự Tích ba vợ chồng Táo quân, Tấm Cám . . .) và Mark Taylor dịch Trương Chi, Mỵ Nương. 
Sau 1975, chúng tôi có dịp đọc ba quyển "Thép đã tôi thế đấy," "Con đưởng đau khổ," và "Truyện cổ tích của Hans Anderson," không được biết tên người dịch và cũng không biết dịch theo ấn bản nào. Đọc trong hoàn cảnh lén lút và đói khát, thiếu thức ăn vật chất lẫn tinh thần, (tù cải tạo không được phép đọc sách) lại thêm không có nguyên tác để đối chiếu, thành ra chúng tôi không thể có ý kiến. Mấy năm gần đây, có nhiều sách dịch được in ấn ở Việt Nam (xin xem phụ bản: một số sách thấy ở thư viện), nhưng không biết là dịch theo nguyên bản nào, thành ra cũng khó đối chiếu. Đành để việc phê bình lại cho những người có được nhiều tài liệu hơn. Chỉ xin ghi ra trong phụ bản một vài tựa sách để độc giả tiện tra cứu. 
Thông dịch, phản dịch và phiên dịch sẽ mãi mãi gắn liền với người Việt Nam, nhất là trong tình trạng hiện nay có gần một triệu người Việt sống ở hải ngoại. Nhờ có sự phiên dịch mà nhiều người trẻ tuổi trong cộng đồng biết thêm được kho tàng văn hóa Việt Nam, nhiều người có tuổi biết thêm được cách suy nghĩ, cách diễn đạt tư tưởng của các sắc dân khác, và suy ra được tính đồng quy của nhân loại. Thiết nghĩ đây cũng là một vấn đề cần cộng đồng Việt Nam hải ngoại để ý đến để khuyến khích con em trau dồi tiếng Việt, học hỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, hay một ngoại ngữ khác, vừa để làm giàu thêm cho kho tàng tiếng Việt, vừa để giới thiệu với bạn bè và người ngoại quốc các sách, truyện, thơ có giá trị trong văn chương Việt Nam. 

Ghi Chú

1. Nguyễn văn Khôn , 1986. Anh-Việt Tân Tự-Điển. Glendale, CA: DaiNamCo. 
Các tự điển in ở Hà nội, Đà nẵng ... về sau này (1994, 1996 ...) đã bỏ chữ phản dịch. 
2. Trong bài này, chúng tôi không đề cập đến ba nhóm người có liên quan ít nhiều đến vấn đề thông dịch. Một là thông ngôn, là những người được đào tạo hoặc ở trường thông ngôn, hoặc ở Nhà Dòng hay trường đạo để làm việc thông dịch cho Pháp trong những năm Việt Nam bị Pháp đô hộ. Hai là các hạ sĩ quan thông dịch viên, có trình độ trung học, và sau một khóa thi, được học thêm Anh ngữ và mang cấp bậc trung sĩ đồng hóa, làm thông dịch cho các đơn vị hành quân Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam. Thứ ba là các sĩ quan cộng sản Hà nội mang danh hiệu sĩ quan liên lạc tên lửa, làm thông dịch viên cho các quân nhân Trung Cộng điều khiển các giàn hỏa tiễn ở Bắc Việt -- chúng tôi có được gặp những người này sau 1975. 
3. Trong tiếng Việt, phiên dịch là dịch một văn bản từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Trong tiếng Pháp, sự phân biệt kỹ hơn khi nói về dịch thuật cho học sinh, sinh viên. Dịch một bài văn từ tiếng mẹ đẻ sang một ngôn ngữ khác là thème, còn dịch từ một ngôn ngữ khác sang tiếng mẹ đẻ là version. Phiên dịch nói chung là traduction. Trong bài này chúng tôi cũng không đề cập đến việc dịch thuật do các giáo sĩ đã dịch Kinh Thánh, sách giảng ... từ tiếng La-tinh, hay Bồ-đào-nha ra Việt ngữ. 
4. Cũng cần ghi thêm là ông Nguyễn Hữu Tiến đã dịch và giải thích hai quyển Mạnh Tử (1932) và Luận ngữ (1935). Trước đó, ông Nguyễn Trọng Thuật dịch Tả truyện và Đại học (1928-30). 
5. Riêng ông Nguyễn Chánh Sắt, trong các bản dịch như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tống Từ Vân, Ngũ Hổ Bình Liêu ..., lâu lâu ông có thêm vào một, hai câu phê bình dí dỏm, lột trần được cá tính của nhân vật, hay bình phẩm thắm thía mà nhẹ nhàng về cảnh huống trong truyện. Có hai nữ dịch giả là bà Trần thị Sĩ và bà Phạm thị Phượng. Về các ông Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc, cùng các dịch giả truyện Tàu xin xem: Các giai thoại Nam Kỳ Lục tỉnh của ông Hứa Hoành (1997). 
6. Sự nghiệp văn học, biên khảo và dịch thuật của ông Trần Trọng Kim rất quan trọng. Từ những năm 1914 trở về sau, ông đã dịch và diễn giải các danh từ triết học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, trước cả ông Phạm Quỳnh, đồng thời ông cũng làm công tác phổ biến tư tưởng Khổng Tử qua bộ sách Nho giáo, đạo thuyết của Thích Ca Mâu Ni qua quyển Phật học, triết lý của Lão Tử qua sách Đạo giáo 
7. Cũng có người dịch các tác phẩm bằng chữ Nho do người Việt viết, như ông Phan Kế Bính dịch Đại nam Nhất Thống Chí, ông Nguyễn Hữu Tiến dịch Vũ trung tùy bút ... 
8. Ngoài sách Pháp, còn có các ông Nguyễn Giang dịch từ tiếng Anh các kịch Midsummer Night's dream (Giấc mộng đêm hè), Hamlet (Hăm Liệt), Macbeth (Mặt biệt) của William Shakespeare, Vũ Ngọc Phan dịch Ivanhoe (Y văn hoa) của văn sĩ Anh Walter Scott, và Anna Karénine (An-na Kha lệ Ninh) của văn sĩ Nga Léon Tolstoi. 
9. Trong khoảng 1948-1950 nhóm các ông Vũ Đình Long (nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy ở Hà Nội) có dựa vào vỡ kịch này, và chuyển tác (như ông Hồ Biểu Chánh đã làm với Ngọn cỏ gió đùa ... ) thành một bi kịch thuần túy Việt Nam. Bối cảnh là cuộc chiến giữa ba anh em họ Chế của Chiêm Thành chiến đấu với ba anh em họ Lý của Việt Nam. Kịch được rất nhiều người khen ngợi, cổ xúy -- trong đó có cả ông Phạm Hoàng Hộ, lúc đó đang là sinh viên ở Pháp viết thư khích lệ. 
10. Tượng vua Lê in trong Tiểu thuyết thứ bảy, hai truyện còn lại in thành sách. 
11. Thật ra trước đó có rất ít truyện dịch từ kiếm hiệp Tàu (như Long hình Quái khách, Hỏa thiêu Hồng Liên Tự ...). Các truyện "kiếm hiệp" như Lục Kiếm Đồng, Chu Long Kiếm, Võ Hiệp Kỳ Án là những truyện do ông Phạm Cao Củng viết ra (không phải dịch) và dùng các danh từ trên. 
12. Như pho truyện kiếm hiệp của Kim Dung "Ỷ Thiên Kiếm, Đồ Long Đao," mà dịch giả chỉ đoán mò rồi đặt tựa là Cô Gái Đồ Long trong suốt hai quyển đầu , không ăn nhằm gì đến cốt truyện. 
13. Ông Nguyễn Hiến Lê cũng dịch sách tiếng Anh như loại sách học làm người - hai bộ của Dale Carnegie - Đắc nhân tâm, và Quẳng gánh lo đi . Sau ông còn dịch quyển Kiếp người từ một ấn bản Of Human Bondage của Somerset Maugham (vì có nhiều ấn bản dài hay thu ngắn), và vài tác phẩm khác như Chiếc cầu trên sông Drina. 
14. Dịch giả bản tiếng Pháp là Claude Lévy. Cũng như bản dịch bài thơ If của Rudyard Kipling. André Maurois dịch bài này ra tiếng Pháp, thành ra tuyệt phẩm Si, đọc không biết là thơ dịch, nhưng ông đã phải thay đổi thứ tự các khổ thơ trong nguyên tác. Triều Dương dịch ra bài Nếu, rất hay, nhưng theo sát bài Si, nên khi so sánh, bài dịch ra tiếng Việt không theo thứ tự của nguyên tác If của Kipling. 
15. Ông Đỗ Khánh Hoan nguyên là giáo sư Anh văn, và trong những năm 1972-1973, là trưởng ban Anh văn, trường Đại Học Văn Khoa Sàigon. Bản dịch Đường kỷ niệm, từ nguyên tác Rue d'Archambaut của Gabrielle Roy, nữ văn sĩ Québec, đăng trong Thời Báo, rất được ưa chuộng. 
16. Xin xem "Chân dung Hồ Biểu Chánh" của Nguyễn Khuê, Lửa Thiêng xuất bản năm 1974, Xuân Thu (Los Alamitos, CA. in lại, không đề năm. 

Vài tài liệu tham khảo (ngoài các sách dịch có nêu tựa): 

Dương Quảng Hàm, 1968. Việt Nam Văn Học Sử Yếu. Westminster, CA: Sống Mới in lại 1979. 
Dương Quảng Hàm, 1968. Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển. Westminster, CA: Sống Mới in lại 1979. 
Marr, David. 1992. Vietnam. Santa Barbara, CA: Clio Press. 
Phạm Thế Ngũ, 1965. Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên. Glendale CA: DaiNamCo in lại. 
Trần Trọng Kim, 1971. Việt Nam Sử Lược. Glendale CA: Đại Nam in lại.

Thuần Ngọc

quehuongngaymai.com
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Hai 2012(Xem: 12294)
Nhắc đến HKMH thì người ta hay nghĩ tới sức mạnh khủng khiếp của nó. Vậy sức mạnh của HKMH nằm ở đâu? Bao gồm những loại vũ khí gì? Trước đây đa số đều nghĩ HKMH có rất nhiều súng ống, đại bác và tên lửa, phi đạn trên boong, là một pháo đài nổi trên biển
21 Tháng Hai 2012(Xem: 13603)
Đây là một cuộc hành quân có giới hạn trong thời gian lẫn không gian, với mục tiêu duy nhất và rõ rệt là phá vỡ hệ thống tiếp vận và xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt trên phần đất Lào mà chúng đã chiếm đóng và xử dụng từ nhiều năm nay để tấn công vào Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta.
20 Tháng Hai 2012(Xem: 11187)
Ghi lại những sự kiện các vì vua Việt Nam
19 Tháng Hai 2012(Xem: 10050)
Đất đai là miếng mồi ngon nhất, lớn nhất. Trong một cơ chế độc quyền lãnh đạo, kẻ nào nắm độc quyền lãnh đạo ắt thèm rỏ dãi, ắt dùng tổ chức công khai, dùng con dấu để “cướp ngày, cướp cạn”
19 Tháng Hai 2012(Xem: 10732)
Năm 2009, có khoảng 3,3 triệu thùng/ngày được vận chuyển từ các cảng Baltic về hướng tây vào thị trường châu Âu, so với 2,4 triệu thùng/ngày năm 2005. Ngoài ra, ước tính mỗi ngày có khoảng 0,3 triệu thùng dầu thô, từ Na Uy, được vận chuyển về hướng đông cung cấp cho thị trường Scandinavia./.
19 Tháng Hai 2012(Xem: 26537)
Xã hội Việt Nam ngày nay oan trái chập chùng, tang thương như thế! Nếu không biết cùng nhau toan liệu, ngày một ngày hai càng đổ nát, vô phương xoay trở! Hãy cùng nhau vùng lên tự cứu!
17 Tháng Hai 2012(Xem: 9215)
Cuộc lưu vong thế hệ thứ ba của con gái tôi với con con trai “những cựu kẻ thù” của cha tôi là để hàn gắn sai lầm và hậu quả của cuộc lưu vong “đỏ” thứ nhất. Đó có thể gọi là cuộc lưu vong màu xanh
14 Tháng Hai 2012(Xem: 10065)
Xưa cũng thế mà nay cũng thế, mỗi người một vị thế bất kể trong, ngoài nước, mỗi người một bàn tay góp phần xóa tan độc tài, bán nước, hại dân, nói làm gì chuyện trí thức cùng không trí thức!
12 Tháng Hai 2012(Xem: 10068)
Xem chừng như các hoạt động chống lại bạo quyền ngày càng lan rộng, vượt quá tầm tay của bộ máy an ninh ngụy quyền. Phải chăng đây là dấu hiệu khởi dầu của hồi kết cuộc: Sự sụp đổ của “đảng cướp sạch VN”?!
08 Tháng Hai 2012(Xem: 11443)
Xin đừng trông chờ cs theo gương Miến Điện, cũng đừng trông đợi nơi sự giúp đở của nước ngoài. Vì lòng tự trọng dân tộc, hãy cũng nhau liệu toan, tự giúp mình trước rồi trời mới giúp. Lại cũng có câu, “Ai không dám tranh đấu cho Tự do – Dân chủ thì không xứng đáng được hưởng hai thứ ấy.”
03 Tháng Hai 2012(Xem: 9961)
Tâm của con người được hỷ lạc nhất là khi con người sống đời tri túc, biết đủ, tri nhàn, biết thư giản, không còn tâm tham lam, sân hận và si mê.
31 Tháng Giêng 2012(Xem: 9961)
“Thân này là vô thường, là khổ, là vô ngã, thấy thân này là bất tịnh uế nhiễm, hôi thúi (đàm, nước tiểu, phân,máu,mủ,..), bệnh tật, khổ đau, thấy những người thân quyến thuộc là nhân quả, là những người vay nợ với nhau, không có chi là thường còn, vĩnh viễn
30 Tháng Giêng 2012(Xem: 10319)
Tiếng bom Đoàn Văn Vươn, dư âm còn chưa tan dứt! Cái chết tức tửi, câm lặng cùa cô Thôn nữ vô danh thôn La Dương, Hà Đông còn chưa được giải oan! Cái chết của nông dân Nguyễn Văn Hùng, thôn Quyết Tiến, Bắc Giang vì bị công an đánh đập khi đi biểu tình chống cường quyền “cưởng chế” cướp đất còn đang sôi động.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 11318)
Khi toàn bộ Bách Việt ở vùng Hoa Nam bị tiêu diệt và đồng hóa, sử sách của họ cũng cùng chung số phận. Tuy Lạc Việt (Việt Nam) tránh được nạn diệt vong và mất nước nhưng sử sách cũng bị Hán tộc thiêu hủy. Quyển quốc sử cổ xưa nhất của Lạc Việt còn lưu lại là quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) của sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần, quyển này cũng chỉ mới được biên soạn vào năm1272.
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 12184)
Coronado đã được cải tiến lớn về độ an toàn và khả năng hoạt động hiệu quả, việc triển khai phương pháp hạ thủy mới đã làm đơn giản hơn trong quá trình hạ thủy tàu, cũng như Austal đã nỗ lực lớn để giảm chi phí và thời gian hoàn thành con tàu để cung cấp cho Hải quân trong tương lai gần.
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 11510)
Như vậy, câu hỏi “làm sao để làm động/ biến hết tất cả các hào trong quẻ thành THUẦN KHÔN?” được giải đáp: Bằng cách huy động toàn lực quần chúng để biến Thuần càn cs thành Thuần Khôn Dân tộc. Cầu mong trong năm Nhâm Thìn, phước đáo Tâm linh, lời giải đoán thô thiển kể trên được ứng nghiệm.
25 Tháng Giêng 2012(Xem: 11545)
Bài gõ nầy đúc kết lại cái nhìn của một số nhà khoa học phương Tây về những thủ đoạn của một số người chuyên bán ảo tưởng, để mong gạt gẫm bệnh nhân hầu trục lợi. Người ta gọi đó là những lang băm! NTC
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 10415)
Ngày 30 mươi Tết còn là ngày đoàn tụ gia đình, anh em, cha mẹ, con cái quây quần quanh mâm cơm cúng gia tiên vừa dọn xuống, trong làn hương trầm tỏa thơm ngát từ các bàn thờ trang trọng, ấm cúng . Mọi người vừa ăn uống kể chuyện, ôn cũ, bàn mới trong không khí hòa thuận của gia đình .
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 9852)
Năm Nhâm Thìn, Năm giống Rồng Tiên bừng lên sức sống, tái hiện Mùa Xuân Kỷ Dậu, Đại Đế Quang Trung hành quân thần tốc nhập Thăng Long, cờ vàng truyền thống Dân tộc Việt tung bay phất phới nơi Cố Đô, xua tan loài quỷ Đỏ tham tàn. Toàn dân Việt cất tiếng hoan ca:
22 Tháng Giêng 2012(Xem: 9916)
Viết tới đây, chợt nhận được bản trích doạn 23 điều tiên đoán của chiêm tinh gia Canada Nikki Perazo, thật là kinh khiếp. Trong 23 điều, csvn chiếm 4 điều. Ba điều nói, toàn bộ đảng csvn bị thảm sát, còn một điều nói, con em bọn chúng đi du học nước ngoài cũng bị oan hồn theo đòi nợ!
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 26031)
Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 11786)
Xin phép forward vài điều nên để ý vào chiều 30 Tết Cổ Truỳền theo phong tục của Việt Nam ta ,bài cũa Nhà Văn Song Thuận.Nhà Văn Song Thuận đã trình bày trực tiếp vời Hương Án và Lễ Nghi cụ thễ ngày ra mắt Xuân Thời Luận 2012 theo yêu cầu cũa Nhà Văn Đỗ tíến Đức.
17 Tháng Giêng 2012(Xem: 9208)
Rồi những ngày chinh chiến, những năm tháng dài sống lưu vong, năm nào cũng như năm nào đều hy vọng là năm cuối cùng trong cuộc đời xa xứ, sẽ được trở lại quê nhà để cùng mẹ già ăn một cái tết rực rỡ
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 26507)
Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "Tùy Thuận Duyên Giác",
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 9517)
Tóm lại, ác giả, ác báo. Kẻ cầm quyền chỉ biết dùng bạo lực cai trị, gây oán thù chồng chất, đến một lúc người dân không còn chịu đựng được nữa thì phải vùng lên tự cứu. Đó là lẽ thường ở đời.
12 Tháng Giêng 2012(Xem: 10685)
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất.
12 Tháng Giêng 2012(Xem: 10908)
Tóm lại, trong khi ở miền Bắc hay Trung, các địa danh thường có những tên văn hoa thì ở miền Nam các địa danh lại có đặc tánh bình dân, mộc mạc. Chỉ trừ các nơi khi bắt đầu khai phá được các quan chức thời xưa đặt cho các tên văn chương Hán Việt như Biên Trấn, Gia Định, Tân An, Long Hồ...
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 12587)
Bò Kobe được nuôi ở Nhật Bản từ thế kỉ thứ II là động vật làm việc nặng nhọc, được sử dụng trong cày ruộng trồng lúa,kéo xe , thồ hàng. Khi thịt bò trở nên nổi bật hơn trong xã hội, người ta bắt đầu thuê công nhân mát-xa cho những con bò để cải thiện phẩm chất thịt.
09 Tháng Giêng 2012(Xem: 9842)
Trước đây, từng có bao nhiêu người Việt Nam yêu nước đã nói tới chánh sách đoàn kết của Cộng sản Hà Nội? Họ nói bằng tiếng nói của thể nghiệm cay đắng, uất hờn, bằng nước mắt của tủi nhục và uất hận
09 Tháng Giêng 2012(Xem: 10656)
Có thể không cố tình chạy đua với tổng thống George W. Bush, nhưng tổng thống Barack Obama cũng vừa đoạt được thành tích treo cổ một tổng thống Ả Rập: ông Mahmoud Ahmadinejad, tổng thống Iran.
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 10046)
Thay cho lời viếng, đây là những lời tâm huyết của một người đã được „ơn“ của nhân dân Séc, đã được sống, học tập tại đây, đã được hưởng nhiều điều tốt đẹp của chế độ dân chủ!
08 Tháng Giêng 2012(Xem: 9519)
súng nổ ở cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng. Làm sao xã hội giữa thời bình lại có mìn nổ, súng nổ ở đây? Thưa rằng là công an, dân quân hành quân cưởng chế thu hồi ao đầm chạm súng với dân
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 11039)
Miệng ngọt ngào thêm một chút nữa. 2. Đầu óc hoạt động thêm một chút nữa. 3. Nóng giận ít thêm một chút nữa. 4. Độ lượng nhiều hơn một chút nữa.
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 11757)
Gì thì gì Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu ghi danh về tham dự tất niên Biên Hòa rồi tính sau
07 Tháng Giêng 2012(Xem: 10487)
Họ là những nhà hoạt động nhân quyền, tướng lĩnh quân đội, hoàng đế, nguyên thủ quốc gia bị ám sát bởi thù hận, ghen tức, bất đồng hay chỉ vì kẻ giết người muốn nổi tiếng. Không ít người trong số họ là phụ nữ
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 10460)
Phải cảm ơn những công việc Bill Gates đang làm với quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates, khi ông cho đi hàng tỷ USD của mình để chống lại sự lây lan của dịch bệnh và phát triển nguồn lương thực cho những người cần thiết nhất trên thế giới
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 9957)
Câu chuyện không ngừng ở đó. McRaven chữa lành vết thương, và một thời gian sau được thăng cấp. Trong lúc đó, tên Osama bin Laden vẫn còn sống, hắn trốn trong rừng sâu, hay núi đồi hiểm trở
05 Tháng Giêng 2012(Xem: 15195)
Chiêm ngưởng vẽ đẹp của thiên nhiên
03 Tháng Giêng 2012(Xem: 11386)
“ Độc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội Dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi Lẽ nào trời đất tha cho? Ai bảo thần dân nhịn được?” Muốn tự cứu phải cùng nhau hành động thôi!!!
02 Tháng Giêng 2012(Xem: 10492)
"Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn."
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 9360)
Nhiều tổ chức không biết điều này, và “sở thuế IRS cho mọi người 3 năm để làm quen với luật mới, sau 3 năm thì ai vẫn chưa nộp tờ khai Form 990 họ bắt đầu tự động cắt quy chế bất vụ lợi.”
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10273)
Iran tiếp tục đối đầu với Mỹ và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này. Bất chấp sức ép dồn dập mà phương Tây nhằm vào Iran bằng những biện pháp trừng phạt liên tiếp với mức độ ngày càng mạnh mẽ, Tehran vẫn kiên quyết không chịu lùi bước.
30 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10479)
Cách đây hơn 24 năm, ngày 5/10/1986, tờ The Sunday Times, một tờ báo hằng tuần uy tín của Anh xuất bản tại Luân Đôn đăng một tin làm chấn động thế giới: Do Thái làm bom nguyên tử từ năm 1966, và hiện có một kho bom nguyên tử ngang hàng với 5 nước Hoa Kỳ, Nga Xô, Trung quốc, Anh và Pháp.
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 11623)
Một nước Cộng Sản khép kín với thế giới bên ngoài. Từ đó đã đặt đất nước nghèo đói qua sự cai trị độc tài của đảng cộng sản. Ghê sợ hơn nền thống trị nầy lại cha truyền con nối
28 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10846)
Ngày nay, các bạn trẻ ở vào vị thế thuận lợi hơn, giương cao ngọn cờ CHÁNH NGHĨA DÂN TỘC, sát cánh cùng đồng bào các giới, đánh đuổi bọn Việt gian Lê Chiêu Thống, cả và bọn thái thú Tô Định chạy về Tàu. Cho dù có phải ngả gục cũng thanh thản ra đi trong vòng tay thân thương của đồng bào kề cận!
27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10703)
Ngày 25/12/1991 đánh dấu sự kiện lớn lao của lịch sử, khi Mikhail Gorbachev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên bang Xô Viết từ chức. Một ngày sau đó, Liên bang Xô Viết lẫy lừng suốt một thế kỉ tan rã, đánh dấu chấm hết của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đây cũng chính là người kí lệnh giải tán Đảng cộng sản với 20 triệu đảng viên.
27 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10899)
Theo dự kiến, K-MAX sẽ phục vụ tại Afghanistan trong 6 tháng, để quân đội Mỹ có thể đưa ra được những đánh giá toàn diện về loại khí tài mới này. Tuy nhiên, nhiều khả năng nó sẽ nhanh chóng được phê duyệt và được đưa vào biên chế hoạt động của quân đội Mỹ.
26 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 10973)
Sau trận tổng công kích Tết Mậu Thân Tổng thống Johnson quá mệt mỏi vì cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 31-3-68, ông tuyên bố không tái tranh cử và tạm thời cho ngưng oanh tạc một phần lớn lãnh thổ Bắc Việt từ vĩ tuyến thứ 20 trở lên, ông kêu gọi Hà Nội hãy tỏ thiện chí hòa đàm nếu không sẽ cho nếm mùi sức mạnh. Một tháng sau Cộng Sản Bắc Việt nhận lời đàm phán.