5:21 SA
Thứ Hai
14
Tháng Mười
2024

VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH - PHILLIP B . DAVIDSON

09 Tháng Tư 20168:32 CH(Xem: 10776)

            

                                                          VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH                                             
                    VIETNAM AT WAR 
                              TÁC GIẢ : PHILLIP B . DAVIDSON
                                                         Dịch: Huỳnh Minh                               

                 Vài hàng về tác giả cựu Trung tướng Phillip B Davidson tốt nghiệp trường Võ Bị Westpoint 1939. Ông đã phục vụ qua 3 cuộc chiến. Trong chiến tranh thế giới 2, ông từng là tiểu đoàn trưởng và sĩ quan hành quân của lữ đoàn 3 thiết kỵ . Ông đã tham gia 4 chiến dịch, trong suốt thời Hàn chiến ông là 1 thành viên tình báo thuộc phòng 2 tham mưu của Tướng Mc Arthur. Trong chiến tranh Việt Nam ông đã phục vụ 2 năm (1967-69) như là 1 thành viên trong ban cố vấn viện trợ quân sự Mỹ MACV dưới quyền của Tướng Westmoreland và Abrams nắm trưởng cơ quan tình báo (J2 ) phòng 2 .

Ông tốt nghiệp trường chỉ huy tham mưu, trường lục quân cao cấp, và đại học quân sự quốc gia, Ông cũng là giảng viên phụ tá giáo sư môn quân sử của Võ Bị Westpoint.

Trung tướng Davidson hồi hưu về sống ở San Antonio - Texas.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Mặc dù cuộc chiến tranh giữa Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản Bắc Việt đã qua đi hơn 40 năm, nhưng câu hỏi tại sao Mỹ 1 quốc gia hùng mạnh về mọi mặt lại thua trong cuộc chiến với 1 đối thủ thuộc các quốc gia nghèo đói lạc hậu trong thời gian đó; dĩ nhiên có rất nhiều câu trả lời tự đó đến nay, tôi xin trích dịch 1 chương trong quyển " Vietnam at war " (Việt Nam trong chiến tranh) của cựu Trung Tướng Phillip B Davidson, chương 27 _ Why we lost the war ( tại sao chúng ta bại trận .

                                                                                     CHƯƠNG 27

  Như trong phần giới thiệu tôi đã viết quyển sách này trong 1 cố gắng để nghiên cứu làm thế nào để 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới chiến thắng mọi trận đánh ở Việt nam nhưng lại thua trong cuộc chiến. Giờ đây sau 11 năm hơn, Tôi biết câu trả lời - Ít nhất để chính tôi hài lòng - nhưng để được cho là thành thật, Tôi trình bày câu trả lời này với những ngờ vực sâu xa.

 Cuộc chiến Đông Dương lần 2 là 1 cuộc chiến phức tạp, cuộc chiến kỳ cục nhất mà người Mỹ từng chiến đấu, cuộc chiến quan trọng này nó đã bị ảnh hưởng bởi những sự kiện ở 1 nơi xa xôi cách chiến trường, không những bởi khoảng cách không gian mà còn bởi những liên kết không thể hiểu nổi. Trên hết, chính cuộc chiến đó phát động trong thời kỳ có nhiều tranh cãi, nhưng không thể xác định được  đặc tính. Nó để lại 1 vết hằn tăm  tối trong tâm hồn nước Mỹ, 1 vệt đen sâu thẳm trong tâm lý người Mỹ.

Từ tất cả những cái gọi" bài học " gặt hái trong cuộc chiến Việt Nam, những điều được thảo luận nhiều nhất là: người cộng sản đã chiến thắng cuộc chiến như thế nào? Câu trả lời được rút ra sau cơn hồng thuỷ này thì mơ hồ và thay đổi 1 cách rộng lớn .Những người theo trường phái ý thức hệ cho là nước Mỹ đã bị đánh bại ngay tại cửa ngõ của 1 quốc gia của những con người có tư tưởng bài ngoại. Những người theo cánh hữu lại cho rằng chẳng có yếu tố tiền định nào trong việc bại trận, người Mỹ thực ra đã chiến thắng trong cuộc chiến từ năm 1973 nhưng lại thua cuộc trong 2 năm kế tiếp.

Với 1 số nhà phê bình đã chỉ ra lý do chính yếu mà người cộng sản chiến thắng: Họ đã có 1 chiến lược ưu việt, chiến lược ưu việt được định nghĩa như là: " Tận dụng được mọi nguồn lực của quốc gia để đạt thành mục tiêu chính trị ". Từ lúc khởi đầu cho đến lúc chấm dứt những cuộc chiến trong cuộc chiến tranh Đông Dương - Người cộng sản có mục tiêu quốc gia - Độc lập và thống nhất đất nước trước hết sau là tiến tới độc lập toàn cõi Đông Dương  - - Họ đặt thành mục tiêu quốc gia này bằng ý niệm, sự phát triển, vận dụng sự nối kết trường kỳ, 1 chiến lược chủ động và khôn ngoan - CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG ( CLCTCM ) chiến lược này là công thức cốt lõi để chiến thắng của người cộng sản. 

Giờ đây, chẳng có 1 chiến lược nào từ thoạt kỳ thuỷ hơn chiến lược khác. Trong vài trường hợp chiến lược tiêu hao là tốt nhất; dưới 1 hoàn cảnh khác chiến tranh hạn chế hay chiến tranh cách mạng có thể ưu việt trong điều kiện thực tế chiến lược nào được cho là ưu việt là tùy theo hoàn cảnh nào mà nó phát động. Đặc biệt hơn nữa, chiến lược ưu thế là lợi dụng được nhược điểm của địch và ngay trong sách lược được cho là mạnh mẽ nhất của họ, trong khi hóa giải được sức mạnh của địch thủ và xóa được nhược điểm của chính họ.

 Đây chính là điều bình thường hợp lý trong chiến lược chiến tranh cách mạng chứng tỏ là ưu thế hơn thứ chiến lược ta dùng để chống lại nó.

Chiến lược ưu việt chiến thắng trong chiến tranh. Quân bắc Việt có 1 khẩu hiệu mà họ thường viện dẫn, đó là:

1/  Chiến lược sai và chiến thuật sai cuộc chiến thất bại 1 cách mau chóng.

2/  Chiến thuật đúng nhưng chiến lược sai trận chiến có thể thắng nhưng cuộc chiến thua.

3/ Chiến thuật sai nhưng chiến lược đúng trận chiến có thể thua nhưng sẽ thắng cuộc chiến.

4/ Chiến thuật đúng và chiến lược đúng cuộc chiến sẽ thắng mau chóng.

Điều nầy hiển nhiên là quá đơn giản trong 1 đề mục phức tạp mà nó chứa đựng giống như câu khẩu hiệu nó là cái nhân chắc chắn của chân lý. Nhìn qua cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2, người Mỹ đã điều hành cuộc chiến rơi vào trường hợp thứ 2, trong khi đó bắc Việt rơi vào trường hợp thứ 3. Đây là thứ chiến lược ưu việt mà cộng sản bắc Việt đã xử dụng được diễn tả bên trên, nhưng đó cũng chính là những thất bại đầy rẫy chê bai trong sự thật bại của chúng ta, rất có thể trong tương lai nó sẽ được xử dụng ở 1 nơi nào khác chứng tỏ là đúng như bảng tóm tắt.

Bối cảnh then chốt của CTCM là: 

1/ CTCM phát động để dành được quyền kiểm soát chính trị của 1 chế độ. Nó có 2 mặt hồ trợ công khai hay bí mật bởi quyền lực bên ngoài; dù sao trong thực chất của nó CTCM là cuộc chiến chiến tranh chính trị (CTCT ) .

2/ CTCM là chiến tranh tổng lực. Nó huy động và xử dụng tất cả mọi người để hỗ trợ cho mục tiêu của nó. Nó tổng hợp và xử dụng tối đa tất cả mọi mặt đã có của sức mạnh - quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, địa lý và tâm lý.

3/ CTCM được phát động với nổ lực thống nhất toàn diện . Đặc tính của nó là phối hợp và kiểm soát chặc chẽ xử dụng tất cả mọi mặt của sức mạnh bởi 1 nhóm của những lãnh đạo nhỏ , mà kinh nghiệm của họ không chỉ là những lý thuyết gia quân sự nhưng mà là những nhà khoa học chính trị , những nhà tâm lý , những nhà ngoại giao .

4/ CTCM đặt trọng tâm vào chỗ nhập nhằng những từ ngữ và những ý niệm được xử dụng để làm cho đối thủ hoang mang , thay trắng đổi đen và rồi dẫn đối thủ vào những sai lầm và những thực hành tương phản .

5/ CTCM là cuộc chiến trường kỳ. Thời gian là đồng minh của CM vì thời gian cần để xây dựng 1 căn cứ CT ( chính trị ) và phát huy sức mạnh quân sự của nó. Chiến tranh trường kỷ xói mòn ý chí của đối phuong phô ra 1 bức tranh ảm đạm của cuộc chiến bất tận, chẳng có mục tiêu khả thi và chẳng có viễn ảnh chấm dứt.

6/ CTCM là 1 cuộc chiến thay đổi. Bởi chính bản chất bình thường của nó lúc khởi đầu và hầu như thuần túy chỉ là CTCT ( chiến tranh chính trị ) với những toán du kích nhỏ, khi mà sức mạnh quân sự lớn mạnh nó sẽ có nhiều vai trò chủ yếu hơn nhưng vẫn chỉ đạo bới CT.

Sau cùng LL du kích lớn mạnh thành 1 tổng hợp của LL quân sự qui ước và LL du kích lớn với sự nổ lực cân bằng giữa CT và quân sự gộp lại. Trong những bước sau cùng nó trở thành hầu như thuần túy là LL qui ước với nổ lực thu nhỏ lại cái gọi là chính trị.

Đây chính là công thức chính yếu của CTCM để đạt thắng lợi của cộng sản. Người ta có thể bàn cãi rằng thành tích chiến thắng của csvn đối với chiến lược ưu việt quá đơn giản. Chủ yếu nó vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố khác như sự viện trợ to lớn của Trung Quốc và Liên bang Sô Viết, xử dụng Lào và Kampuchia làm an toàn khu, những điểm yếu kém của chính quyền Nam Việt Nam và lãnh đạo, tinh thần chiến đấu là yếu tố quan trọng của binh sĩ Bắc Việt và thật vậy, những yếu tố gắn kết và tập trung của người cs từ đầu đến đến cuối là chiến lược CTCM. Không có nó, ắt sẽ không có chiến thắng của cs.

Nếu Mỹ chiến thắng trong cuộc chiến ở Việt Nam thì nó sẽ phát triển 1 chiến lược ưu việt hơn CTCM. sức mạnh của chính mình và nhược điểm của cộng sản trong khi đó loại bỏ được điểm yếu kém của mình và sức mạnh của địch. Nhược điểm của chúng ta là không thể tách rời nên dân chủ dính kết của nó - không thể chịu đựng được cuộc chiến kéo dài quá lâu, không mục tiêu, không kết thúc, cuộc chiến đẫm máu cách xa quê nhà, không biết phải định nghĩa như thế nào trong mục tiêu quốc gia. Chúng ta còn những nhược điểm khác, nhưng như trên là nhược điểm chết người của chúng ta.

Chúng ta (Mỹ) rất mạnh, những lợi thế chủ yếu của chúng ta là vượt trội hơn địch về sức mạnh quân sự. Ít nhất, trên lý thuyết, chiến lược của Mỹ ở VN đáng lý tránh được 1 cuộc chiến trường kỷ và tấn công cs Bắc Việt va vc ngay như có thể với 1 lực lượng quân sự đầy đủ để đưa cuộc chiến tới 1 giải pháp thỏa đáng và mau chóng . Điều này không có nghĩa là cần xử dụng vũ khí nguyên tử ( Ắt hẳn đó là 1 bất lợi về chính trị và quân sự không cần thiết ) có nghĩa là xử dùng sức mạnh áp đảo để đạt được 1 giải pháp thích đáng và chấm dứt cuộc chiến mau chóng    . Một cuộc tấn công với sức mạnh áp đảo như vậy chắc hẳn không chỉ đạt thành mục tiêu của Mỹ ở nam Việt Nam , nhưng khi so sánh với cuộc chiến trường kỳ mà chúng ta đã chiến đấu nó có vẻ nhân đạo hơn nhiều  .

.Cuộc chiến ngắn thì số thương vong sẽ ít hơn của 2 phía ta và địch , tránh được rất nhiều những hủy hoại của cuộc chiến kéo dài , tiết kiệm hàng tỉ đô la có thể được dùng tốt hơn vì lý do nhân đạo ở quê nhà cũng như ở hải ngoại .

Như chúng ta biết , Tổng Thống Johnson và những lãnh đạo khác đã loại bỏ những hoạt động như trên . Nếu nước Mỹ đã không khai thác được sức mạnh quân sự to lớn trong nổ lực nhanh chóng và áp đảo , để phát triển 1 thứ chiến lược chống lại và vô hiệu hóa phần chiến lược CTCM của BV  . Theo Tôn Tử hơn 2 ngàn năm trước " những điều cực kỳ quan trọng trong chiến tranh là tấn công ngay chiến lược của địch "  .

Nhiệm vụ này chắc chắn không dễ dàng .Thật vậy , Douglas Pike trong quyển PAVN ( People's Army Vietnam : Quân Đội Nhân Dân Việt Nam )  , viết về CTCM  "...... đối với 1 chiến lược mà chưa từng có chiến lược chống lại ," trong khi người ta ngần ngại bất đồng với ý kiến với tác giả nổi tiếng như Pike , riêng với ý kiến của tôi chẳng có thứ chiến lược nào vô địch như thế , nhưng Pike có lý của ông , về mặt lý thuyết có thể phát triển được chiến lược chống lại CTCM , vấn đề không phải là Mỹ hay Pháp , tạo ra nó trong cuộc chiến chống cộng sản Việt Nam .

Có nhiều lý do của sự thất bại . Mãi cho đến khi xuất hiện chính quyền Nixon , Nước Mỹ đã chẳng bao giờ khẳng định mục tiêu rõ rằng của họ ở Việt Nam . Từ cuối những thập niên 50 đến đầu 1964 , chỉ có 1 hiểu biết mơ hồ của Mỹ ở VN trong nỗ lực cố vấn đề giúp đỡ Nam Việt Nam từ việc chống lại phiến loạn Cộng Sản .

Mãi đến tháng 3/ 1964 Nghị định thư 288  (NASM )  tuyên bố mục tiêu của Mỹ là vì " Một chính quyền Nam Việt Nam độc lập , ổn định và phi công sản " mục tiêu này cũng có nhiều sai lầm . Quá rộng lớn để có thể thực hiện , và đã đuoc diễn giảng bằng nhiều cách . Để đạt được mục tiêu độc lập đã là 1 lượng đình quá lớn đối với chính quyền Nam VN , và đó lại là 1 chính quyền ốm yếu như sậy , cải tiến nó cũng là 1 điều vượt quá quyền lực  của Mỹ .

Với tuyên bố của Mỹ về mục đích bản chất tự vệ là chính , nó không định nghĩa " thành công "hay " chiến thắng " và thiếu cả sức hấp dẫn đối với quần chúng Mỹ có thể gom góp lại được .

Với 1 tuyên bố mơ hồ về mục tiêu quốc gia . Chẳng trách mà bất cứ 1 kẻ thừa hành nào trong chính quyền Johnson mà không bối rối ? Tướng Wesmoreland khi là trưởng khối cố vấn và viện trợ Mỹ ( COMUSMACV ) đã nói rằng , ông đã không rút ra được 1 kết cục cho sứ mạng của ông là "  ...trừng phạt CSVN cho đến khi họ phải ngồi vào bàn hội nghị ... Tuong Maxwell Taylor lại cho ra 1 diễn giảng khác về mục tiêu quốc gia . Giải trình truoc quốc hội , ông đã nói rằng chúng ta đã không cố đánh bại địch " mà chỉ đưa đến nguyên nhân để họ có cớ sửa chữa lại những sai lầm họ mắc phải "

Chính quyền Nixon thì có mục tiêu , mặc dù chẳng có 1 tí oai hùng nào :  Rút ra khỏi cuộc chiến ở VN trong khi vẫn duy trì quyết tâm của Mỹ . Nixon va Kissinger đã ngụy trang việc rút quân bằng VN hóa chiến tranh và đàm phán . Họ đã đem được Mỹ ra khỏi VN , và sau cũng là 1 sự sụp đổ nhục nhã của VN CH đó là phần thất bại trong mục tiêu giữ được lời hứa danh dự của chính quyền Mỹ .

Trong khi không có được 1 chiến lược to lớn nào được thảo ra vì chẳng có 1 mục tiêu quốc gia rõ ràng . Vô khối những vấn để làm Mỹ thất bại . Vấn để to lớn nhất mà Mỹ phạm phải trong câu châm ngôn của Clausewitz " Trước tiên , trên hết , để đạt được hiệu quả nhất của sự phán đoán là chính trị và chỉ huy phải được thành lập .. cuộc chiến tranh gì mà họ đang tiến hành , vừa không được lầm lẫn , không được thay đổi   , thành 1 thứ bản chất xa lạ . Đó chính là câu hỏi đầu tiên trong mọi chiến lược và phải hiểu biết triệt để  . Người Mỹ đã thất bại để đạt được " đầu tiên , tối thượng này , để đạt hiệu quả xa nhất " phán đoán sai đã đánh bại Mỹ . 

Những lãnh đạo Mỹ chỉ nắm bắt 1 cách mơ hồ về nguyên tắc to lớn của CTCM , chẳng bao giờ hiểu biết gì dù chỉ nét khái quát của nó .Robert Komer đã khẳng định điều này , viết ,  " Trong khi tiếp nhận nhiều về tính thiết yếu của chính trị và bản chất cách mạng trong cuộc xung đột , chúng ta đã tính toán sai lầm cả hai , trong sự thống nhất và cách đối phó mà nó đòi hỏi  .  " Đó là cách nói tốt nhất về người Mỹ đã nắm bắt được CTCM . Nhưng Giáp nói ngắn gọn hơn . Ông nói về Mỹ ,  ' họ không để vào đầu họ rằng cuộc chiến ở VN phải được hiểu có nhiều giai đoạn trong chiến lược chiến tranh nhân dân , vấn đề của nó không phải nhân lực và tài lực , vấn để đó không thích đáng " và người Mỹ đã chẳng bao giờ hiểu được các giai đoạn trong cuộc chiến này , Họ đã đáp trả không tương ứng và ù lì , để có thể khẳng định được lời phán xét này , chúng ta sẽ xem xét từng mặt của CTCM mà người Mỹ đã đối phó trong chương này .

Đầu tiên CTCM là 1 cuộc chiến chính trị . Mục tiêu của nó là hoàn thành chính trị thống lãnh chế độ , và quyền lực quân sự là công cụ để đạt thành mục tiêu nầy . Từ sau khi người Mỹ tiếp nhận và chiến đấu trong cuộc chiến , từ đầu đến cuối , như là cuộc chiến đấu bằng quân sự đặt lên hàng đầu . Ở các cấp độ bộ máy công quyền Mỹ , cuộc chiến đã điều hành không dưới lá chắn của Bộ Ngoại Giao ( hai 1 nhóm chủ tọa bởi BNG )  , nhưng bởi Bộ Quốc Phòng và Bộ Tổng Tham Mưu . Tính toán trên mọi qui mô có sẵn - từ sự lựa chọn lãnh đạo , giới truyền thông báo chí , chi phí tiền bạc - chỉ thấy chỉ thấy dồn tất cả vào sức mạnh quân sự trên tất cả các bối cảnh trong nỗ lực chiến tranh của Mỹ .

Mỹ đã thất bại ngay đầu tiên về mặt CT trong chiến tranh và sau này được xác định bằng chương trình bình định lịch sử . Đây là 1 công cụ CT quan trọng nhất mà chính quyền Mỹ có trong tay . Về các vấn đề rắc rối chính trị của Nam VN thì nhiều nhưng Mỹ chỉ làm được rất ít , nhưng nó cũng  góp được phần chính trong việc bình định . . Nhưng theo những ghi nhận tiên khởi , chương trình bình định của chúng ta đã thả nổi 1 cách tuyệt vọng giữa các cơ quan và các cá nhân từ đầu thập niên 60 mãi đến 1967 , khi mà 1 chương trình năng động của Komer được bảo trợ dưới quyền chỉ huy của tướng Wesmoreland , những ngay đến như thế nó vẫn bị coi như 1 đứa con ghẻ . Nhấn mạnh , cả Mỹ và Saigon , trên các đơn vị lớn trong cuộc chiến và ROLLING THUNDER ( nhào lộn sấm sét : ý là các cuộc không tập ) .

Trong hầu như suốt cuộc chiến Mỹ chỉ chú ý rất ít đến vấn đề chính trị , kinh tế ,và hiệu quả tâm lý của những cuộc hành quân của họ . Những hoạt động trong các cuộc hành quân kết quả chỉ đưa đến người dân thương vong và những hủy hoại không cần thiết cả hai chỉ mang đến những hậu quả ngược lại về chính trị . Những cố gắng ít ỏi để giúp đỡ và hỗ trợ cho quân đội VNCH trong vấn để tuyên truyền về vai trò chính trị mà nó đòi hỏi .

Sau cùng , Mỹ đã chẳng bao giờ hành động trên nguyên tắc đó để chiến thắng trong cuộc chiến CTCT ở Nam VN và những đòi hỏi cải tổ trong chính quyền NVN nếu chính đó là mặt trận để chiếm được lòng tin của người dân NVN , nhưng khi chính quyền VNCH từ chối thẳng thừng hay lẩn tránh đề nghị của chúng ta , chúng ta cũng rút lui 1 cách hèn nhát cùng với họ .

Chính từ sau những cái tổ đó sẽ tuyệt đối chính yếu thành công cho phần chiến lược chống lại CTCM .

Đặc tính thứ nhì của CTCM là tổng lực . Mục tiêu của nó là chiến thắng , không có chỗ cho sự lưng chừng . Nó phát động bởi tất cả quần chúng và tất cả các cơ quan dưới quyền kiểm soát của CM , quần chúng được tuyên truyền 1 cách rộng lớn , những tổ chức chặt chẽ . Khai thác mọi nỗ lực cho CTCM . Kết quả là Bắc VN va VC chấp nhận thương vọng và hủy diệt đối với phương tây đó là 1 điều ghê gớm và thất bại , mà theo đó CSVN quyết tâm theo đuổi . Trong ý nghĩa sâu xa đối với họ " chẳng có gì thay thế cho chiến thắng "  .

Cộng thêm vào cho sự bắt buộc toàn diện trong chiến tranh . Bộ CT Bắc Việt đã điều động nó với tất cả nổ lực , đặt khuôn khổ cho mọi mặt của guồng máy nhà nước cho mục đích tối hậu . Pike gọi đó là " mạng lưới liền lạc không có mối nối " trong đó mọi phương diện quyện lại thành 1 khối duy nhất . Trương Như Tảng nguyên là bộ trưởng tư pháp của MTGPMN diễn tả sự toàn diện này như sau " Mỗi cuộc hành quân , mỗi cuộc biểu tình , mọi sự tuyên truyền kêu gọi được xem như là 1 phần trong tổng thể , mọi thứ đều có 1 hậu quả vượt xa kết quả tức thì của nó ".

Khi BV xử dụng công cụ quyền lực , họ xử dụng tới mức tối đa của giới hạn . Họ đã xử dụng tất cả các sự đoàn ( ngoại trừ 1) và tất cả các trung đoàn biệt lập ( ngoại trừ 4 ) trong cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa 1972 . CS cũng lèo lái 1 cách cứng rắn trên bàn đàm phán với Mỹ . Họ xử dụng việc lên án , phỉnh phờ , nước mắt , đe dọa ,im lặng , lắc léo trong ngôn ngữ và phiên dịch và ngay như giả bịnh trong khi đang tiến hành đàm phán và sau cùng đạt điều họ muốn qua hiệp ước . Người Mỹ đã đáp trả sứ mạng tổng lực của cs bằng ngập ngừng và bối rối . Thay vì xác quyết " chiến thắng " rồi theo đuổi nó với giải pháp , những lãnh đạo Mỹ chỉ nhìn nó với ý nghĩa của " những mục tiêu giới hạn " đòi hỏi it - đối phó it - hơn là tận dụng sắp xếp cuộc chiến thích hợp với quốc gia này. Thật vậy Johnson đã cố tình chiến đấu trong cuộc chiến này không kêu gọi dân chúng Mỹ không đòi hỏi sự hy sinh của người dân như là 1 khối. Điều đó đã không hữu hiệu . Dean Rusk có lần nói ,  " Anh không thể chiến đấu trong cuộc chiến nóng bỏng bằng máu nguội lạnh."

Khi Mỹ xử dụng những công cụ của chính quyền , nó được xử dụng 1 cách lụng vụng và không có giải pháp, chúng ta đã chẳng bao giờ dùng đến 1 phần nhỏ trong sức mạnh quân sự to lớn của chúng ta . Chúng ta đã chẳng bao giờ động viên quân trừ bị hay truy đuổi theo những nhược điểm to lớn của BV - Những con đê trên sông  Hồng . Bị áp lực bởi những người bất động về cuộc chiến , và, sau cùng bởi Quốc Hội , những nhà đàm phán của chúng ta nhượng bộ hết điểm này đến điểm khác với Lê Đức Thọ và phái đoàn của ông ta và sau cũng là vất bỏ Nam VN.

Mỹ đã đáp ứng với mạng lưới xuyên suốt của BV 1 cách tạm bợ . Mặt thứ ba , nỗ lực thống nhất  của CTCM , chỉ có thể đối phó bằng nỗ lực thống nhất , điều nầy Mỹ đã chẳng bao giờ làm được - ngay như ở Hoa Thịnh Đốn hay ở VN . Lãnh đạo Mỹ đã chẳng bao giờ phát động cuộc chiến bằng sự thống nhất toàn diện . Đôi khi 3 cuộc chiến , đôi khi 4 mỗi cuộc chiến lại tiến hành bởi những bộ chị huy hay cơ quan riêng biệt chỉ chú ý chút ít đến những cơ quan khác sự hợp tác cũng ít ỏi. những cuộc dội bơm của Mỹ làm chảy màu vàng và vài nhà ngoại giao tiếp xúc để đàm phán . Chương trình bình định và phối hợp quân sự đã chẳng bao giờ thật sự phối hợp . Mặt trận " nhân tâm của Mỹ " chẳng bao giờ được xem là cần thiết .- và chính yếu - mặt trận trên chiến trường . Robert Komer người đã làm việc vất vả với Hoa Thịnh Đốn(HTD ) và Sài gòn , đã viết ,  " ai là người chịu trách nhiệm cho những xung đột về điều hành trong cuộc chiến VN ?" bộ mày hành chánh nằm dưới cấp độ Tổng Thống mọi người và chẳng có ai chịu trách nhiệm khi họ ở trong cuộc." 

 Có rất nhiều lý do của việc thiếu thống nhất trong nỗ lực của HTD . Chính quyền Jonhson trượt dần vào cuộc chiến , về lâu về dài nó được điều khiển cuộc chiến như 1 " công việc làm ăn bình thường " tất cả chỉ phản ứng như 1 công việc tới đâu thì làm tới đó hơn là xem đó như 1 công việc phải hoàn tất và tái tổ chức để hoàn thành nó . Thật vậy , Johnson đã quyết định điều hành cuộc chiến 1 cách bình thường không để người dân Mỹ biết như là họ vẫn sống an lành . Điều này kéo dài mãi tới tết Mậu Thân 1968, chẳng bao giờ có cảm giác khẩn trương ở HTD , chẳng bao giờ có cảm giác rằng tình trạng mới đòi hỏi và 1 tiến trình tái tổ chức sâu xa. khi những cơn chấn động của Tết Mậu Thân đánh vào HTD , nó đã làm cho cảm giác không phải là leo thang cuộc chiến trong tình trạng khẩn cấp và 1 sự kiểm soát chặt chẽ nhưng là 1 thứ tâm lý bỏ chạy khỏi cuộc xung đột.

Kẻ thù lớn nhất của nổ lực thống nhất nằm trong bộ máy điều hành của chính quyền Johnson , tuy nhiên , sự khép kín của các cơ quan . Nỗ lực thống nhất đáng lẽ có thể đạt được chỉ bằng cách cắt bỏ truyền thống của bộ máy thư lại và đặc quyền. Để đạt được sự thống nhất, Một ủy ban đặc nhiệm đáng ra phải được khai triển với 1 quyển lực to lớn . Sự tái tổ chức như vậy cũng sẽ hủy diệt những chuỗi quyền lực truyền thống và xiết chặc trong điều hành và những tham mưu phụ thuộc- không giống như tất cả những gì bất định và bị ghét bỏ của quân đội và dân sự. Một tiến trình như vậy quá to lớn nó đào tận gốc rễ của các cơ sở là việc quá to lớn làm nản lòng chính quyền Johnson và Nixon. . Đó là 1 kết quả , chính quyền Johnson chấp nhận sự  cục bộ này , bằng cách đó chỉ có đáp ứng 1 cách vụn vỡ , sự thi đua của các chương trình , nhưng nổ lực hoang phí , và không có khả năng nhìn thấy để đáp ứng với tình hình chung và chiến lược CTCM của Giáp. 

TT Nixon lại dùng cách khác , ông cố thống nhất nỗ lực của Mỹ bằng cách tập trung tất cả các quyết định quyền lực vào ông và Kissinger , phụ giúp bởi 1 ban tham mưu nhỏ , với sự cãi tiến nỗ lực thống nhất,  điều đó, cũng , có những thất bại nghiêm trọng. Đó là đặt hết cả gánh nặng quá sức vào cố vấn tham mưu của hội đồng an ninh quốc gia , chẳng có điều nào trong việc đó được cho là việc điều hành của 1 cơ quan . Việc tập trung quyền hành ở mức độ cao như vậy nó đã tước bỏ đi của người quyết định nhiều ý kiến và thông tin mà quân sự , chính sách ngoại giao , và những cơ quan tình báo của chính quyền đáng lẽ ra được cung cấp . Sau cùng nó hạn chế những hỗ trợ tham mưu có được cho cố vấn an ninh quốc gia , cộng thêm vào việc loại trừ những cơ quan bình thường khỏi tiến trình làm quyết định , cản trở những đòi hỏi cần thiết để bảo đảm việc tuân hành những chỉ thị của Tổng Thống. 

Cách tháo gở của HTD đã phản ảnh và làm trầm trọng thêm cho nổ lực ở VN . Mỹ đã chiến đấu hoàn toàn không phối hợp nhau trong 3 cuộc chiến phụ ở VN. COMUSMACV ( chỉ huy , yểm trợ chỉ huy quân sự Việt, Mỹ ) điều hành chiến tranh trên bộ ở VN , CINPAC điều hành chiến tranh trên không ngoại biên VN (tách biệt ra B52 điều hành bởi SAC - chỉ huy chiến lược trên không )  ; và chương trình bình định , dưới sự đỡ đầu của COMUSMAV , nhưng trên thực tế , nó được tiến hành như là 1 lãnh vực riêng rẽ của Bob Komer và sau này là Bill Colby . Harold Brown bộ trưởng bộ không quân và sau này là bộ trưởng bộ quốc phòng , có lần đã tuyên bố ,  " Một cách chắc chắn , dây chuyền chỉ huy ở VN là sự kiện kém hiệu quả nhất trong lịch sự đương đại ". Trong khi hiển nhiên là 1 thành phần cố ý phóng đại , Brown đã nói gần đúng  sự thật .

Nỗ lực không hợp tác của Mỹ đã được phản ảnh qua VNCH . NVN đã cố gắng chống lại CTCM bằng sự sắp xếp thiếu hiệu quả , cũ kỹ , sự ganh đua của các bộ ngành, và hợp tác lỏng lẻo ở thượng tầng . Chương trình Bình Định được điều hành bởi 1 trong các bộ ., trong khi đó những cuộc hành quân , 1 cách bình thường lại được điều hành bởi Tổng Tham Mưu , nhưng thật ra là bởi TT Thiệu và các Tư Lịnh quân khu của ông ta .

Sự thiếu thống nhất này thuộc về những cá nhân của Mỹ và VNCH đã bị làm trầm trọng thêm trong việc phối hợp của những cuộc hành quân đồng minh . Có những lý do dù công khai hay che dấu , không chỉ vì việc thiết lập 1 sự thống nhất của Mỹ / VNCH / sự chỉ huy của liên mình quân sự đã được đưa ra thảo luận. Nhưng trong toàn cảnh của sự chống lại CTCM , sự cần thiết để có 1 chỉ huy thống nhất quân sự đã bị đặt xuống quan trọng hàng thứ nhì -  " tốt nhất là phải có "  . Nhưng không thiết yếu . Những gì gọi là thiết yếu - hoàn toàn thiếu vắng - đó là 1 hội đồng quân sự tối cao Một hội đồng như thế đáng lẽ ra sẽ tạo ra bởi những đại điện cao cấp ( ngay cả như những người đứng đầu của chế độ ) trong sự đóng góp vào sức mạnh của liên minh nó sẽ hợp tác về quân sự , chính trị, ngoại giao, tâm lý và kinh tế trong nỗ lực đánh bại được CTCM của cs . Trong việc thành lập và những cuộc hành quân như vậy hội đồng sẽ giữ 1 vai trò to lớn để đối phó với những trở ngại, đánh bại CTCM không thể thiếu .

Việc thất bại trong việc tạo ra 1 hội đồng quân sự tối cao , Mỹ đáng lẽ ra phải bổ nhiệm 1 " thượng hội đồng " cho NVN ( đó là ý niệm của Sir Robert Thompson ) với thẩm quyền trên tất cả cơ quan quân sự Mỹ, chính trị, kinh tế, cơ quan tâm lý chiến và những cuộc hành quân trong nước. Một người như vậy phải là một nhân vật uy tín có tiếng tăm- Một Mathew Ridgway, Maxwell Taylor, hay 1 Earle Wheeler. Nói 1 cách công bằng là chính quyền Johnson đã thử thành lập 1 " thượng hội đồng " như vậy khi bổ nhiệm tướng Maxwell Taylor khi làm đại sứ vào tháng 6 nam 1964. Trong 1 bức thư viết vào lúc Taylor bắt đầu nhận nhiệm sở, TT đã cho ông toàn quyền trên những hoạt động của Mỹ trong nước, đặc biệt bao gồm trong lãnh vực quân sự của Mỹ. Taylor đã chối bỏ cách thi hành quyền lực này, vì nói rằng nó sẽ đụng chạm đến trách nhiệm quân sự của CINPAC ( tổng tư lịnh Thái Bình Dương ) hay Tham Mưu Liên Quân và buộc Westmoreland ( đang là chỉ huy COMUSMAC chỉ huy và cố vấn quân sự Mỹ ở VN ) phải phục vụ cho 2 ông chủ. Khi Henry Cabot Lodge trở lại làm đại sứ vào 1965 , ông cũng được ban cho 1 quyền lực như thế, nhưng ông từ chối xử dụng nó. TT Johnson đành để cho ý niệm nầy chết , thật là không may.

Để kết luận phần này trên vấn đề trọng yếu là nổ lực kết hợp trong cuộc chiến đấu với CTCM. Người ta chỉ cần nhìn vào 2 thí dụ đương đại mà CTCM đã bị đánh bại - Malaysia va Philippines. Đã hoàn thành , sự trân trọng xem xét coi đó như là 1 bằng chứng dù cho mọi cuộc chiến đều có điểm độc đáo, cả hai cuộc chiến cũng có những điểm khác biệt với cuộc chiến VN nhưng cũng có những điểm tương đồng, dù sao , chúng cũng nói lên 1 cách mạnh mẽ sự cần thiết của 1 nỗ lực thống nhất.

 

 

Ở Phi luật Tân, yếu tố then chốt mang lại sự thống nhất chính là cá nhân và sự lãnh đạo của Ramon Magsaysay, ông bắt đầu là bộ trưởng quốc phòng trong cuộc chiến chống phiếm quân CS được biết đến dưới danh hiệu là Huks., nhìn thấy nhu cầu cần thiết về việc kiểm soát quân sự và chính trị, đơn giản là nắm giữ lấy ,Ông cải tổ quân đội và viên chức an ninh cấp nhỏ, và quyền đó.  Ở  Mã lai Á ngài Gerald Templer, 1 chiến binh nổi tiếng, thống nhất mọi quan điểm trong nổ lực chống phiếm loạn dưới chỉ dẫn của ông. Ông và người tiền nhiệm của ông, Ngài trung tướng Harold Briggs thành lập 1 ủy ban hành quân cấp quận , nhà nước và những cấp độ quốc gia nơi điều hành tất cả các cơ quan ( cảnh sát, quân đội, chính trị, kinh tế ) tất cả gộp lại dưới 1 cấu trúc chỉ huy duy nhất.

 

Đặc tính thứ 4 của cuộc chiến CTCM là tính tạo ra sự nhập nhằng của nó. Lối dùng chữ nghĩa lắc léo và thông tin sai lạc được xử dụng  như là 1 vũ khí để làm địch bối rối , do đó nó sẽ dẫn tới việc đối  phó sai lạc . Để chống lại cuộc chiến CTCM về tính nhập nhằng là phải dẹp bỏ nó , và Mỹ đã thất bại khi làm việc này . Đã để cho CSBV gọi đó là " cuộc nổi dậy của dân chúng miền nam " hay " giải phóng". Dẫn dụ những lãnh đạo Mỹ tập trung vào sự nổi dậy của VC thay vì là sự xâm lăng của BV  . Cho đến khi nhiệm kỳ tranh cử của TT Nixon Mỹ vẫn còn khăng khăng vào thứ ngụy tạo của BV là Kampuchea và Lào là quốc gia trung lập bằng cách đó được miễn trừ khỏi cuộc tấn công trên đất nước đó trong trường hợp của Kampuchea cũng được khỏi bị tấn công từ trên không , những đối thủ của ông đã bị dẫn dụ ( có lẽ ?  ) bởi thứ ngụy tạo này , kết án ông là mở rộng chiến tranh. Chẳng có 1 đối thủ nào của ông có 1 chút bận lòng về việc BV đã xử dụng những lãnh thổ của 2 quốc gia đó nhiều năm trước khi bị Mỹ và NVN có những cuộc tấn công.

Một tuyệt tác nhập nhằng mờ ảo đã được cho là " sự thấu hiểu " trong đó BV và chính quyền Johnson đã đồng ý vào năm 1968 Mỹ ngừng dội bom BV từ vĩ tuyến 19 . BV đồng ý không xử dụng vùng phi quân sự , không phát động cuộc chiến qui mô tấn công NVN , không tấn công vào những tỉnh thành và đô thị bằng hỏa tiễn và cho phép những chuyến bay trinh sát trên không phận BV. Vào lúc BV nhấn mạnh tới những " sự hiểu biết " như vậy nhưng chẳng bao giờ đặt bút viết xuống , và họ đã ngay tức thì cố tình vi phạm bởi CS. Khi mà những đại diện Mỹ trong cuộc đàm phán than phiền về những sự sai quấy như thế, BV trơ tráo trả lời cho là chẳng có " sự hiểu biết " nào như thế hiện hữu .

Mỹ không những đã chấp nhận sự nhập nhằng của CSBV còn biến nó thành vài sự ít ỏi. Chúng ta gọi những cuộc không tập của Mỹ là " phản ứng tự vệ " và sự xâm chiếm Kampuchea chỉ là 1 cuộc tấn công " chớp nhoáng". Tuy nhiên, sự mập mờ lớn nhất là Nghị quyết vịnh bắc bộ, biểu quyết khi đó là hoàn toàn chuẩn thuận bởi lưỡng viện Quốc Hội , chẳng có 1 nghị sĩ nào đã bỏ phiếu biết rõ điều gì đã xảy ra. 

Những tài liệu có chủ ý này sau đó đã làm gia tăng sự bối rối và đấu đá của đảng , và ngay như sau này nó đã bị " thâu hồi". Những sự mập mờ lộn xộn này không những chỉ trong lớp lãnh đạo Mỹ , nhưng còn cả trong quần chúng Mỹ. Chiến tranh không còn là chiến tranh, nhưng là 1 cái gì khác và chẳng có 1 tập hợp nào để gọi ra những báo hiệu không chắc chắn như thế.

Đặc tính thứ 5 của CTCM là trường kỳ . Trường kỳ là sức mạnh to lớn nhất của nó. Đặc biệt khi quân dịch là 1 quốc gia dân chủ phương tây . Nếu trường kỳ là sức mạnh của chiến CM , thì đáng lẽ ra mình phải rút ngắn lại cuộc xung đột.  Mỹ đã chẳng cố làm điều này. Nhưng trái lại nó đã chấp nhận lọt vào trong ý niệm cuộc chiến kéo dài của địch - chiến lược chiến tranh hạn chế.

" chiến lược CT hạn chế " của 1 nhóm lý thuyết gia với đầu óc non nớt , họ tin rằng 1 cuộc chiến có thể chiến đấu với phương tiện hạn chế cho 1 mục tiêu hạn chế . Cách thức của nó là áp dụng " Sức mạnh tinh tế cùng với thay đổi liên tục .... mà buộc đối thủ của nó tìm cách ứng phó qua mỗi giai đoạn quân sự 1 cách tiệm tiến..."    " Chủ trương tiệm tiến" này lại nằm trong tay của Giáp và CTCM của ông ta. Ông ta muốn kéo dài chiến tranh bởi vì nó cho phép ông ta tăng cường sức mạnh cùng lúc xói mòn tinh thần và giải pháp của địch.

Về phía Mỹ đã có những bất lợi khác trong cuộc chiến hạn chế ở VN. Những " tín hiệu" của " những chiến binh hạn chế" đã gửi cho Bộ CT BV đả thường gửi "sai"  , đọc sai , hiểu sai và bị bỏ qua, BV đã đọc được những dấu hiệu của Mỹ trong việc kềm chế là dấu hiệu suy yếu và thiếu kém 1 giải pháp quốc gia . Một trong những bất lợi khác trong cuộc chiến giới hạn chính đó là sách lược khôn ngoan mà nó đòi hỏi 1 sự phối hợp tuyệt đối trong mọi nỗ lực của chính quyền Mỹ- cả 2 điều này là cực kỳ khó khăn , nếu không muốn nói là bất khả thi. Có thể nói là khiếm khuyết lớn nhất của Mỹ về cuộc chiến hạn chế nó không chỉ đã lạc hướng với BV và sau cùng làm cho người Mỹ bối rối và thất vọng. Những " dấu hiệu " tinh tế đã gián tiếp xử dụng trong sức mạnh của Mỹ đã thuyết phục người dân Mỹ rằng chính quyền đã không đặt nặng về chiến tranh hay những giải pháp trong sự truy tố nó, hơn thế nữa chiến tranh đa đang tiến triển mà chẳng có 1 dấu hiệu tiến bộ rõ rằng nào, và người dân đã tin rằng cuộc chiến sẽ chẳng có thể chiến thắng , và qua đó ,cách tốt nhất là vứt bỏ nó .

Sau cùng, CTCM là cuộc chiến thay đổi . Để chiến đấu với điều nầy kẻ địch của nó phải được lưu ý với nhiều giai đoạn khác trong cuộc chiến và tính chất thay đổi của nó. Để chống lại cuộc nổi dậy như thế chẳng những phải điều chỉnh theo sự thay đổi của nó mà còn phải am tường nó nữa. Đây , 1 lần nữa, Mỹ đã thất bại , Và Mỹ / NVN đã cung cấp 1 thì dụ rõ ràng cho sự thất bại đó. Suốt trong những cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 , sự đe dọa của chính quyền VNCH nằm trong giai đoạn 1 của cuộc nổi dậy của CS . Suốt trong thời kỳ này, những cố vấn Mỹ và những lãnh đạo NVN đã tổ chức và huấn luyện trang bị nặng cho các trung đoàn và sư đoàn kế hoạch tiên khởi là chống lại cuộc tấn công của CSBV. Những gì họ cần , dĩ nhiên là , những đơn vị bộ binh nhẹ để chiến đối với bọn du kích. Nhưng cần thiết trên hết hơn cả sức mạnh quân sự , họ cần phải tập trung trên để chiến thắng trong đấu tranh chính trị.

Lúc cuộc xung đột đi vào giai đoạn 2 của CTCM. Những gì được đòi hỏi là một lực lượng phân nữa để chiến đấu chống lại cuộc chiến du kích và phân nữa chống lại cuộc chiến qui ước. Nhưng đây lại 1 lần nữa,  , Quân Lực VNCH lại bị nhồi nhét với những trang bị nặng nề , những sư đoàn không cơ động, không có hiệu quả khi chống lại cả quân du kích và những lực lượng chính qui - Và năm 1964 NVN hầu như thua trận . Khi LL diện địa Mỹ thay thế để chống lại CSBV và chủ lực của VC , bằng cách đó đã gánh lấy gánh nặng chống lại du kích chiến của quân lực VNCH , và quân đội NVN vẫn duy trì tình trạng không thích ứng với những tổ chức rời rạc .

Trong năm 1968 và 1969 , khi BV đổi qua cuộc chiến du kích đặc công , quân đội Mỹ đã bổ túc chiến thuật của họ để thích ứng với sự thay đổi nhưng quân lực VNCH đã chẳng thay đổi về chiến thuật cũng như tổ chức . Trong năm 1970 khi quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút quân , QLVNCH và cố vấn HK đã nhìn thấy rõ nhu cầu cần thiết không chỉ cho các sư đoàn NVN để chống lại các sư đoàn của BV , những còn phải cơ động hiện đại hoá các LL võ trang về năng lực chiến đấu để đương đầu với cuộc chiến qui mô và qui ước.

Sự điều chỉnh để hiểu biết các giai đoạn thay đổi của cuộc chiến CTCM tiến hành ngoài tổ chức . Nó đi vào những lãnh vực liên kết như chiến lược , chiến thuật , vũ khí và tình báo. Chiến lược của TT Thiệu năm 1973- 1974 giữ chặt mọi nơi hợp lý ,  nếu đó là chiến đấu với quân phiến loạn , nhưng đó là 1 thứ chiến lược tự sát khi đối mặt với 1 cuộc chiến qui mô theo lối qui ước. TT Thiệu đã thất bại khi không nhận ra BV đang trong cuộc chiến ở giai đoạn sau cùng của CTCM. Sự nguy hiểm không phải ở chỗ rối loạn chính trị mà bằng 1 sự xâm lăng qui mô , hiện đại của những LL chính qui.

Vấn để vũ khí cũng bị ảnh hưởng , bởi sự thay đổi tính chất của cuộc chiến . Những vũ khí hạng nặng , như pháo , thiết giáp, và phi cơ phản lực phần lớn đều vô dụng để chống những quân du kích , nhưng tuyệt đối cần thiết để chống lại quân địch trong cuộc chiến qui ước . Những hoạt động , tình báo, huấn luyện,  hành quân đều là những quyết định chính yếu trong các giai đoạn CTCM . Những chiến thuật thay đổi 1 cách rộng lớn qua các giai đoạn nên qua đó huấn luyện phải thay đổi. Mục tiêu tình báo thay đổi cùng với phương pháp thu lượm và các cơ quan. Lần nữa hay lắng nghe lời khuyên của Clausewitz -" hãy biết mình mình đang chiến đấu trong cuộc chiến gì - đừng cố làm cho nó khác đi "_ Từ đó để khẳng định những gì phải làm.

Sau cùng 1 trong những quan điểm của CTCM mà nó quan trọng đến nỗi cần phải lưu ý- Đó là chương trình địch vận của BV nhằm làm tan nát sự hỗ trợ của quần chúng Mỹ cho cuộc chiến. Chương trình đó của BV phần lớn tự nó chẳng thành đạt được gì, nhưng mục tiêu của nó đã thành công 1 cách sáng chói bởi CS vì những đồng mình không khôn ngoan của Mỹ.

Nhưng ngoài chương trình đặc biệt này, toàn thể chiến lược của Giáp sau tết Mậu Thân là nhằm vào 1 mục tiêu quyết định - Đó là tấn công vào nhược điểm lớn nhất của Mỹ : ý chí tiếp tục chiến đấu của họ. Một cuộc chiến trường kỳ, tuyên truyền, 1 cuộc đàm phán không kết thúc, nhập nhằng, và những hoạt động quân sự điều đó sẽ tạo ra tổn thất cho Mỹ tất cả hòa trộn với nhau và xử dụng như 1 đòn tấn công vào điểm yếu của Mỹ.

Khai thác được nhược điểm sinh từ nầy nó đã nâng cấp Giáp lên hàng đại chiến lược gia hàng đầu . Bằng cách tấn công vào ý chí tiếp tục chiến đấu của Mỹ, ông ta đã tạo ra 1 chiến lược song hành điều mà nhà chiến lược nổi tiếng của thế kỷ nầy B.H . Liddell Hart tuyên bố đó là bản chất của 1 thiên tài quân sự : Ông ta đã vận dụng 1 cách tiếp cận gián tiếp và ông đã đặt nước Mỹ vào nguy cơ của sự tiến thoái lưỡng nan. Sau 1968 , Giáp đã tránh đụng độ trực tiếp với LL quân sự của chúng ta ở VN chỉ nghiêng về ưu thế tấn công vào ý chí của người dân Mỹ. Bằng vào chiến lược này , ông ta không chỉ làm cho bằng với sức mạnh chống lại chỗ yếu kém của chúng ta nhưng còn chuyển cả những trận chiến trên đồng ruộng vào đường phố của nước Mỹ-Đó là 1 thí dụ chiến lược tiếp cận gián tiếp cổ điển . Ông ta buộc nước Mỹ vào 1 thế chiến lược tiến thoái lưỡng nan không thể chiến thắng bằng như những cách tấn công vào mặt trận tại ngay quê nhà Mỹ. Nếu lãnh đạo Mỹ buộc theo cuộc chiến 1 cách toàn diện , đó là 1 sự nguy hiểm khi mất sự hỗ trợ tại quốc nội để theo đuổi cuộc chiến , nếu nước Mỹ đã dãi đãi không cứng rắn trong cuộc chiến như vậy. chỉ trích và kềm chế các sáng kiến và những lượng định, thi hy vọng cho 1 chiến thắng sẽ vượt khỏi tầm tay vĩnh viễn. Bất kỳ 1 người Mỹ nào đi đây giữa nhưng cực đoan , chỉ chảy lòng vòng theo họ ( như Nixon đã làm ) sau cùng thì đó là 1 bảo đảm cho thất bại - một chiến lược chiến thắng chói lọi sẽ thuộc về  tay người cựu thầy giáo  trung học dạy sử.

Nhưng Giáp cũng phải chia xẻ chiến thắng của mình cho hoàn cảnh bất thường của nước Mỹ trong cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70. Sâu xa trong sự thất bại của Mỹ nhằm duy trì sự hỗ trợ của quần chúng đã thiếu sự đồng thuận của đa số trí thức, giới truyền thông , và những thành phần chính trị cốt lõi. từ ít nhất  những thập niên 50 đã từng là những người ly khai khỏi chính sách quốc gia đáng lý ra cho mục tiêu hải ngoại và những nơi nào cần xử dụng LL quân sự mà họ đang tham dự.Sự thiếu thống nhất đã được gọt dũa bằng thứ lý tưởng chủ nghĩa cực đoan , phe nhóm CT và tham vọng cá nhân. Khoảng cách đó cũng rộng lớn như cuộc chiến đã xảy ra , đặc biệt là sau khi Nixon đắc cử , đã giải thoát cho những thành phần phóng khoáng của đảng Dân Chủ khỏi tay của Lyndon Johnson và cuộc chiến của ông ta . Sau cùng sự chia rẽ trong việc thống nhất quốc gia đã quá sâu rộng, những thành phần phản chiến trong quốc hội đã trở thành những đồng minh mạnh mẽ cho bộ chính trị của CSBV . Chẳng từng có 1 cầu nối nào qua vực sâu này.

Nhưng Quốc Hội , nói chung, chỉ là phản ánh quan điểm của công chúng Mỹ , những người mà ở cuối 1968 đã chịu thua cuộc chiến , sự thất bại ở đây chính là lãnh đạo, những lãnh tụ Mỹ, đặc biệt là TT Johnson, chỉ nổ lực 1 chút ít để hoàn tất những mục tiêu tiên khởi cho công việc mà họ phải làm- đề liên tục giáo dục cho người đàn Mỹ biết là tại sao Mỹ có mặt ở VN, những gì mà họ đang cố làm ở đó, và ý định của họ.

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn chính quyền Johnson lại vấp vào những " khoảng trống của thành tích " nó đã trượt vào việc không chỉ nói dối với quần chúng Mỹ . Nó bị rơi vào khoảng trống chỉ vì không hiểu biết về CTCM . Nó tiếp tục báo cáo về những gì mà chính quyền nghĩ đó là những hạn mục thành công khi mà thật sự những hạn mục đó chỉ là những thứ vặt vãnh so với kết quả của 1 cuộc chiến.

Để hồi tưởng lại, đáng lý chính quyền Johnson nên trình bày với QH , và qua đó đến người dân Mỹ biết những gì cần biết và thu lượm được  qua cuộc chiến , không phải là nghị quyết vịnh bắc bộ mà là tình trạng chiến tranh hiện hữu giữa Mỹ và BV / VC , nó không chỉ là thực hiện việc tuyên chiến của QH và người dân những còn mang theo với nó những bắt buộc về luật pháp, nguyên tắc và những thi hành cần thiết trong chiến tranh ( kiểm duyệt là 1 thí dụ ). Nó còn đạt được quyền chắc chắn được phát động cuộc chiến dưới các luật lệ quốc tế, như ta đã nhìn thấy trước đó, với sự tuyên chiến như vậy chúng ta sẽ quét bỏ đi tính nhập nhằng được phát động của CTCM. Nếu QH đã từ chối tuyên chiến, TT ắt hẳn phải biết rằng , Ông ta không có sự hỗ trợ của người dân , và cuộc chiến đó không thể chiến thắng. Ông ta sẽ phải rút khỏi VN hay chấp nhận theo phương thức hành động khác .

Tin tức truyền thống đã đóng góp vào phần phá bỏ sự hỗ trợ của quần chúng cho cuộc chiến . Họ báo cáo sai lạc , đôi khi 1 cách cố ý nhiều hơn là không cố ý . Sau rốt, giới truyền thông còn hiểu biết ít hơn chính quyền và những lãnh đạo về chiến lược CTCM. Trong bối cảnh sau cùng của cuộc chiến giới truyền thống còn có khuynh hướng chống lại VNCH, và kể từ khi Mỹ hỗ trợ VNCH , họ chống lại ngay cả chính quyền của họ nữa. Giới truyền thông phần lớn không hiểu biết, chính đó là hiệu quả thực dụng về địch vận của Giáp đối với Mỹ.

Truyền hình cũng đóng góp 1 cách mạnh mẽ cho sự hủy diệt ý chí của Mỹ bằng việc tố cáo chiến tranh. Liên tục chuyển tải những sự đổ vỡ , đau đớn, máu me cũng được mang vào phòng khách sinh hoạt của người Mỹ trong sự kinh hoàng và thất vọng của người dân.  Chính quyền Johnson và Nixon chẳng bao giờ ý thức được rằng kỷ nguyên này là " kiểm soát những hình ảnh , thông tin, là trọng điểm thực hành sức mạnh chính trị ". Chính phủ Mỹ 1 cách rõ ràng là chẳng bao giờ hiểu được tâm lý của người dân Mỹ đã trở nên chiến trường nguy hiểm, và chính đó là bảo vệ quốc gia ở nơi đây cũng bảo đảm như các LL vũ trang đã làm ở chiến trường. Một vài hình thức kiểm duyệt thích hợp đáng lẽ ra phải áp dụng nếu có thể , những hình thức kiểm duyệt không thích hợp nếu cần thiết , không chỉ áp dụng ở VN , những còn ở ngay tại Hoa Kỳ nữa.

Sau cùng sự xói mòn to lớn nhất trong tinh thần của người Mỹ để chiến thắng trong cuộc chiến đến từ sự gia tăng thương vong trong chiến trường VN. Trong năm 1983 , giáo sư Lawrence W. Litchty nói" nếu người ta làm 1 bảng thông kê chi tiết phân tích trung thực , sự hỗ trợ cho chiến tranh là chính xác ,  là tỉ lệ nghịch so với số người bị chết . chính đó là số tử sĩ Mỹ mang về nước nhiều hơn bất kỳ 1 khuynh hướng nào khác trong ý kiến chống lại chiến tranh. Sự liên hệ của những thương vong này đối với mặt trận hỗ trợ tại quê nhà được khẳng định bởi 1 chuyên gia khác người nghiên cứu không chỉ chiến tranh VN, nhưng còn cả Hàn chiến. Daniel Hallin, trích dẫn John E. Muller rằng "  ...sự hỗ trợ của quần chúng ngắn hơn ít tốn kém hơn cho 1 cuộc chiến có giới hạn ở Triều Tiên cũng rơi tụt bằng như sự giả tăng cho giá phải trả , mặc dù yếu tố truyền hình khi ấy hãy còn sơ khai , tình trạng kiểm duyệt chặc chẽ và qui luật thời chiến của đệ nhị thế chiến vẫn còn duy trì hiệu quả mạnh mẽ.  " Đây chính là phần thảo luận mạnh nhất cho mọi tranh luận , 1 kết thúc ngắn của cuộc chiến .

Nói tóm lại , nước Mỹ đã thua trận trong cuộc chiến như mọi chiến bại trong chiến tranh- đối với 1 chiến lược ưu việt tự nó có giá trị chỉ vì từ những nhược điểm của nền chính trị và tâm lý của chính chúng ta trong đó nó đã đánh mất tất cả sức mạnh quân sự to lớn của chúng ta . Chúng ta đã thất bại để nhận ra những nhược điểm của CS, và , thật vậy , chiến đấu như thế chỉ làm gia tăng sức mạnh của dịch và làm cho chính chúng ta suy yếu. Chúng ta bại trận chỉ vì chính quyền Mỹ đã không thể hiểu chiến lược chiến tranh cách mạng , và vì thế , đã không thể nào chống lại nó. . Nếu như những lãnh đạo Mỹ đã hiểu biết chiến lược ctcm, nền chính trị , tâm lý , cơ sở và bộ máy công quyền rất không thể đã chiến đấu không hoàn tất.Đáng buồn để nói, chúng ta không thể chống lại chiến tranh tranh cách mạng ngay cả bây giờ- sự thất bại ở VN đã chẳng dạy được gì cho chúng ta. Sau khi nghiên cứu dài lâu về " những cuộc xung đột ở mức độ kém nghiêm trọng "  ( bao gồm cả chiến tranh cm ) 1 nhóm nghiên cứu liên hợp cao cấp ( lục quân, hải quân, thủy quân lục chiến , không quan,  , dân sự ) kết luận trong 1 nghiên cứu để ngày 1/ 8/ 1986 rằng "Nước Mỹ đã không hiểu được cuộc xung đột kém nghiêm trọng, đã không phô diễn đuợc năng lực tương xứng  chống lại nó."

 

                                                                                     San Jose - ngày 01/04 /2016

    

                                                    

                                             

           

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2018(Xem: 20116)
Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn văn Luận, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người.
26 Tháng Sáu 2024(Xem: 925)
người viết dành cho sáng tác một thái độ sống trong quá trình tìm lại cái self tích cực đã mất hoặc một thời quên lãng của mình.
25 Tháng Ba 2024(Xem: 1826)
Ba mươi năm cân đai áo mão, một tiếng thanh liêm, Hết nửa đời cửa khuyết sân chầu, vạn lời ca ngợi.
15 Tháng Ba 2024(Xem: 2013)
Một số tác phẩm của Tự lực văn đoàn cũng được phóng tác hay biên thành kịch hoặc biên thành tuồng cải lương tâm lý xã hội.
23 Tháng Giêng 2024(Xem: 2321)
Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và là cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
04 Tháng Mười 2023(Xem: 3267)
Học sinh tiểu học trước năm 1975 được dạy Đức Dục, Công Dân Giáo Dục từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút mỗi tuần. Học sinh trung học, môn Công Dân Giáo Dục 2 giờ mỗi tuần.
08 Tháng Chín 2023(Xem: 3320)
Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được bài viết này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 3723)
An Lộc đứng vững nhờ sự hy sinh trên cả tuyệt vời của các chiến sĩ Quân lực VNCH thuộc đủ mọi quân binh chủng, các đơn vị Tiểu khu và Chi khu những người lính Địa Phương Quân
22 Tháng Ba 2023(Xem: 3994)
Riêng thuế lợi tức liên bang, các chủ nhân công ty phải khấu trừ các loại thuế lợi tức theo luật định và gửi về cơ quan thuế IRS, cuối năm mỗi cá nhân ấy
13 Tháng Mười Một 2022(Xem: 6586)
Vì nơi này chứa một trong những chất có giá trị nhất trên thế giới , nên nó phải có những đặc điểm nhất định để các tổ chức hoàn toàn tin tưởng vào nó.
19 Tháng Tư 2022(Xem: 8466)
Vì thế, gia đình hòa thuận, bạn bè tốt là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ con người.
21 Tháng Ba 2022(Xem: 8730)
Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, họ chết trong giấc ngủ.
19 Tháng Sáu 2021(Xem: 9293)
Xin viết lại bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.
10 Tháng Ba 2021(Xem: 10419)
Vì cuộc đời là những vòng tuần hoàn đáng quý của sinh mệnh, không ai luôn được và cũng không ai luôn mất, nên hãy biết sống để cho đi…
20 Tháng Chín 2020(Xem: 10463)
Vì quyền lợi của Hoa Kỳ và dấu hiệu dịu giọng của Trung Quốc như hiện nay có thể dẫn đến một cuộc thương thảo không?
28 Tháng Sáu 2020(Xem: 12014)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình
18 Tháng Tư 2020(Xem: 11368)
Người vào cỡi áo lau son phấn Trả cả vinh hoa lẫn đoạn trường
02 Tháng Sáu 2019(Xem: 14644)
Về đức hạnh, cả đời Ông luôn giữ vững 13 đức tính: ôn hòa, kín tiếng, ngăn nắp, quyết đoán, tiết kiệm, siêng năng, chân thành, công bằng, điều độ, sạch sẽ, tĩnh tại, giản dị, khiêm tốn
27 Tháng Hai 2019(Xem: 13482)
Tôi rất hy vọng những nỗ lực và thành quả của giới trí thức tỵ nạn Việt Nam như bộ Dòng Việt (GS Lê Văn), sách và bài viết về ngữ học, văn phạm, tự điển
16 Tháng Mười Một 2018(Xem: 15866)
Thế giới nín thở theo dõi sách lược của Tổng thống Mỹ Donald Trump + Quốc hội lưỡng viện Mỹ khi đẩy Hồ sơ Duy Ngô Nhĩ để bất ngờ "xé nách" TQ
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 20320)
Tào Tháo chính là một trong những nhà Chính trị – Quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Hoa.
11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 16027)
Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 13270)
Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Đại tướng Fred C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ và Thiếu tướng Verne L. Bowers, Phụ tá Tham mưu trưởng Lục quân ký thay Tổng thống ân thưởng
09 Tháng Tám 2018(Xem: 13124)
xưng vương xưng bá mà lại coi Mỹ là kẻ thù. Trung Quốc sẽ là mục tiêu số một mà Mỹ đang nhắm tới! Hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra!
21 Tháng Giêng 2018(Xem: 12368)
Hy vọng rằng tinh thần yêu nước của người Việt trong và ngoài nước sẽ được hướng dẫn đúng mục tiêu, thấy rõ chúng ta bị bọn bán nước cai trị
17 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 14414)
Giải tội cho những người nầy, có nghĩa là họ có tội phải chết, nhưng giải đi cho xong để Diêm Vương khỏi mất công
29 Tháng Mười Một 2017(Xem: 16518)
Thùng giống nhau, nhưng đựng bên trong những thứ khác nhau thì số mệnh của nó cũng khác nhau.
29 Tháng Mười Một 2017(Xem: 14456)
Cho dù bạn thân thiện và cư xử đúng mực thế nào, bạn sẽ luôn phải đối mặt với những người không ưa mình và tìm cách dìm bạn đến hết mức có thể.
28 Tháng Hai 2017(Xem: 15924)
Trong niềm nhớ thương khôn nguôi về quê nhà của một người Việt Nam ly hương còn nặng tình hoài cổ
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 11276)
ông sếp tôi ủng hộ tất cả những gì tổng thống đắc cử Trump làm, vì (ông) biết Tổng Thống Trump là người sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện, miễn là đạt kết quả
06 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 11309)
Biết đâu lịch sử sẽ tái diễn và dân chúng Trung Hoa thoát được nạn độc tài như dân chúng Liên Xô được hưởng cách nay đúng 25 năm.
21 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12346)
“chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn sau chiến tranh,” còn theo đại tá Hà thì “Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10853)
Sao cũng được, miễn là không cắt cổ đổ máu khi thay đổi chính quyền. Bốn năm hay tám năm rồi cũng qua mau. Tâm bình, thế giới bình.
11 Tháng Mười Một 2016(Xem: 11443)
Sau những thất bại liên tục của đảng Cộng Hòa, tới lượt Dân Chủ phải thoát xác….
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 11818)
đây là thiết bị dịch cả 2 chiều, nên nó cực kỳ tiện dụng, xóa bỏ đi mọi rào cản của ngôn ngữ.
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 19193)
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
30 Tháng Năm 2016(Xem: 14252)
Người Mỹ gốc Việt cũng có rất nhiều mà điển hình là ông Bùi Văn Phú hiện là giáo sư tại California sau khi tốt nghiệp UC Berkeley đã tham gia
20 Tháng Năm 2016(Xem: 14970)
Con Cháu chúng ta sẽ không còn cần bằng lái xe nữa và sẽ không bao giờ sở hữu một chiếc xe hơi.
06 Tháng Tư 2016(Xem: 14413)
xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của những Anh Hùng Liệt Nữ... vô danh, vĩnh biệt với muôn vàn tiếc thương!.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 17457)
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13903)
Xem lại những hình ảnh Sài Gòn xưa cũng có thể vừa để hoài niệm, vừa để trân quý một thời đại tốt đẹp mà
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11449)
ngót trăm người còn nán lại đến giờ phút chót để tận mắt ngắm nhìn hay tận tay sờ được nhiều giá trị văn hóa chỉ từng nghe nói
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12326)
Medicare Advantage từ 15 tháng 10 đến 7 tháng 12 là lúc quý vị có medicare cần xem lại chương trình bảo hiểm sức khỏe quý vị đã lựa chọn
31 Tháng Mười 2015(Xem: 12351)
chỉ một nền Cộng hòa Tam quyền phân lập đơn sơ, khiêm tốn vẫn chỉ là “ một viễn tưởng “ ở ngày mai, nghĩ cũng thật là thảm cho Đất nước và Dân tộc!
24 Tháng Mười 2015(Xem: 12027)
Thành Phố Maribyrnong là thành phố đầu tiên trên toàn cỏi Úc Châu đã biểu quyết công nhận Cờ Vàng
18 Tháng Mười 2015(Xem: 15378)
minh hoạ từ bài viết của Vĩnh Long Hồ,