2:42 CH
Thứ Ba
30
Tháng Tư
2024

Xóm Bắc Dốc Tòa ngày xưa - Nghiêm Hải

24 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 22442)

 Xóm Bắc Dốc Tòa ngày xưa.

  Ôi! Tuổi thơ. Tuổi của những niềm vui nhân rộng mỗi ngày, hàng tháng và dài nhiều năm. Cái tuổi chỉ biết sau buổi học chính hoặc bài học ở nhà là những trò chơi của từng thời kỳ, đầy rẫy những trò tự chế và truyền cho nhau như “bí kíp võ công” ? Cái xóm Bắc mà đầu dốc là Tòa án cổ, xây theo kiến trúc Pháp ngày xưa và tận cuối đường là giòng sông Đồng Nai hiền hòa, không kém phần thơ mộng và đôi khi đáng ghét do lụt lội. Nhưng đối với con nít chúng tôi thuở ấy, lại là dịp lội nước bì bõm thỏa thích mà ít khi bị la mắng. Chính vì vậy, cái xóm nhỏ bé với đối diện bên đường là Tổng Liên Đoàn Lao Công và chỉ có khoảng 30 “nóc gia”, đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên.

 Tên xóm Bắc dốc Tòa được người quanh đấy đặt cho, có nguyên nhân của nó. Đây là dãy phố dành cho những gia đình người Bắc di cư vào Nam năm 1954, theo Hiệp định Geneve và được chính thể họ Ngô cấp định cư. Không hẵn toàn người Bắc, liền kề gần bên là những gia đình người gốc Nam, đã sống lâu đời tại đây. Nhưng người Bắc theo đạo Phật chúng tôi, chiếm đa số nếu tính từ đầu dốc trở xuống. Vì thế, đường Lê văn Duyệt ngày xưa, sau 1975 là Bùi văn Hòa và giờ là Hoàng minh Châu, đã trở thành nơi sinh sống của hai bộ phận dân cư Bắc và Nam, sống chung hòa hợp. Vì lẽ ấy mới có tên xóm Bắc, của dân cư quanh vùng.

 Nghe kể lại, ngày vào Nam, tôi chỉ vỏn vẹn 6 tháng tuổi khi gia đình đặt chân xuống phi trường Tân sơn Nhứt { thời đó, nghe nói người Bắc ít khi dám đọc là Tân sơn nhất, vì sợ bị đánh?}. Và vừa định cư xong thì qua năm 1955, nếu tôi không lầm thì Tp Biên Hòa đã phải hứng chịu đợt lụt lớn lịch sử ! Nước sông Đồng nai xâm chiếm toàn bộ khu vực chợ Trung tâm và cái xóm nhỏ bé của chúng tôi cũng không tránh khỏi. Người người phải “di tản” lên đầu dốc xin tá túc tạm qua ngày, chờ nước rút. Và người Nam đầu dốc đã “ lá lành đùm lá rách” người Bắc cuối dốc! Chú vợ tên Ch.., ngày ấy là nhiếp ảnh gia nghiệp dư, nay còn giữ lại một vài tấm hình đen trắng, chụp cảnh lụt lội năm đó tại khu chợ, nước ngập tới đầu. Thật kinh khủng !Những bức hình kỷ niệm đáng giá !

 Tuổi thơ của tôi. Chỉ bắt đầu vào năm 6 tuổi trở lên. Năm mà con người có nhận thức tương đối về mọi cảnh vật một cách không rõ nét, còn mang tính mơ hồ. Ngày mà những bước chân nhỏ nhắn chỉ biết chạy nhảy, la hét và há miệng thật to để ăn thật nhiều chất bổ dưỡng. Cố lấy thật nhiều calories và dùng hết cho chuyện chơi đùa và nghịch ngợm !

 Nhà Cậu Mợ tôi ở giữa, có vách liền kề hai bên. Với nhân số của “đại gia đình” là 11 thì xem ra căn nhà nhỏ xíu ! Vì thế anh em chúng tôi, cứ tiếc hùi hụi khi nghe Cậu Mợ kể lại: “ Đến trước, được chọn nhà nhưng thấy nhà có đất rộng gấp rưỡi nhà mình lại nằm ngay bìa, sợ cướp bóc nên chọn ở giữa cho chắc ăn ?”.Sau này nó là nhà của Bác Th…, nhà mà tôi vẫn thường qua chơi lúc trưởng thành, để đấu trí với Bác dăm ba ván cờ tướng, nhiều khi “nảy lửa”, Bác cháu hục hặc nhưng thế mà tôi “mém” trở thành con rể của Bác, người con gái thường hát chung khi tôi hay ôm đàn, đánh giấc đêm khuya hoặc giăng mùng cho tôi mỗi lúc “say cờ”, quên cả giờ về và ngủ lại. Nếu tôi thành tâm và nếu tôi được Mợ “bật đèn xanh” thì có lẽ, giờ đã ở nước Mỹ lâu rồi ?

 Sát vách trái là nhà Bác H..,người Bác trai vui vẻ mà thuở nhỏ tôi mến nhất xóm và cũng sợ nhất ? Nguyên do, tôi hay qua nhà Bác chơi . Thấy tôi hiền lành và lù đù {gia đình gọi tôi là “ông Ba Tàu”}, nên Bác thích chọc ghẹo .Thông thường, mỗi buổi chiều, Bác hay nhâm nhi với vài chai “bia con Cọp”, lúc tôi qua là đúng lúc Bác ngà ngà say và tôi đã trở thành “mồi ngon” của Bác . Canh lúc tôi đã ở chơi chán chê , khi dợm đứng lên thì Bác ôm chặt và nắm hai tay tôi “dung dăng dung dẻ” một hồi, mặc tôi năn nỉ ỉ ôi “xin tha mạng”, Bác vẫn không chịu thả, cứ nắm chặt hai chân và cù vào bàn chân. Có ai mà chịu nổi? Chỉ khi tôi cố tình khóc lớn và la to: “ Cậu ơi..Mợ ơi..”, Bác mới chịu thả ra. Hú hồn, hú vía..! Lắm khi, Bác thả ra rồi. Tưởng bở, vụt chạy. Bác liền đuổi theo, tay cầm ‘phất trần’ nhứ nhứ, chặn đường về nhà của tôi . Sợ quá, tôi phải chạy ngược về phía sông, nhiều khi rất lâu, đợi Bác trở vào nhà thật sự, mới lấm la lấm lét mò về. Khổ sở là thế, không hiểu sao tôi vẫn cứ thích qua chơi, như quên chuyện hôm trước và để rồi lại đau khổ lúc ra về. Sao mà ngu thế không biết ! Sau này tôi hiểu ra. Do Bác thích ghẹo riêng mỗi tôi . Bác ‘dụ’ tôi bằng cách kể chuyện kèm với nét mặt pha trò dí dỏm, hoặc làm thầy bói với mắt nhắm lim dim. Bác đã làm tôi ‘say’ theo Bác để đến giờ, ký ức vẫn ngập tràn trong tôi !

 Khoảnh đất trống rộng khoảng vài sào, nằm phía sau nhà là ruộng rau muống vào mùa mưa và biến thành sân chơi của con nít xóm tôi vào mùa khô. Những trò thả diều vào chiều gió lộng hay đi lật từng tảng đất nứt nẻ do thiếu mưa , cố tìm thật nhiều dế đá . Dế mái vất đi {giống cái yếu thế? Xin lỗi }. Tôi thích nhất dế lửa ,đầu bự, càng to, sau mới là dế than. Thách thức thi đá dế lẫn nhau. Xì xà xì xụp , lấy cây que nhỏ, thọc vào gáy dế yêu và thổi phù phù cho dế ‘sung độ’ rồi thả xuống đấu trường là một cái hộp rỗng . Tiếng hò reo inh ỏi để rồi sau đó lắm lúc bươu đầu, sứt trán giữa hai chủ dế do ‘huỵch’ nhau tại chỗ hoặc về méc Cha Mẹ. Tình đoàn kết xóm ‘riềng’ có lúc sứt mẻ do Cha Mẹ bênh con. Với con nít nữ thì đánh ‘khăng, chỉ cần hai nhánh cây, một dài, một ngắn và đào một lỗ nhỏ là đã chơi được hoặc là nhảy dây, đánh đũa bịt mắt bắt dê v..v. Con trai có thêm trò ‘năm mười mười lăm hai mươi’ đầy phấn khích và hồi hộp hoặc bắn bive lỗ 9 lỗ 10. Ngày đó, được cha mẹ cho phép ra chơi là rất mừng rồi!

 Xóm tôi về tính đoàn kết cũng khá tốt, bắt nguồn từ cùng chung cảnh ngộ từ Bắc vào Nam, cùng ý thức gầy lại sự nghiệp trên vùng đất Nam bộ lúa gạo phì nhiêu, mưa thuận gió hòa này. Nhưng cả xóm cũng chỉ đi theo con đường ‘công chức’, ăn lương nhà nước, nuôi dạy con cái, cho ăn học nên người. Tuyệt nhiên, không có ai theo ngành kinh doanh sản xuất cả . Câu châm ngôn ‘ăn chắc , mặc bền , có hưu về già’ được áp dụng triệt để và có để lại ‘di chứng’ cho chúng tôi sau này. Nhưng dù sao, tất cả chúng tôi đều được cho ăn học đầy đủ nên ít nhiều có ý thức. Hàng xóm không mất trộm và không phá phách lẫn nhau từ con cái!{thỉnh thoảng chỉ phá sơ sơ nhà khác ‘luồng’ thôi!?}

 ‘Bà Trùm’, người chăm sóc ruộng rau muống sau nhà, rất ghét bọn trẻ chúng tôi . Cứ vào mùa mưa, mùa nước nổi, bọn tôi lại í ới rủ nhau lội nước bắt ốc bưu. Để ăn thì ít, để chơi thì nhiều .Từ bờ ruộng bên kia, bà bắt đầu chửi như tát nước vào mặt khi nhìn thấy bọn nhỏ, tiếng bà the thé như mụ phù thủy trong ‘Harry Porter’ ngày nay! Không sợ, quá xa để bà đuổi kịp! Chúng tôi hỗn hào ghẹo lại! Bà càng điên tiết, càng lồng lộn và chửi ông ống lên như âm thanh của pháo đài bay B52 cất cánh. Sợ cha mẹ nghe được, chúng tôi đành rút quân. Dù như thế ! Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến chuyện phá ruộng rau của bà dù rất ghét bà, vì biết nó là nguồn thu nhập chính của gia đình bà. Hơn nữa, lỡ bà sang nhà méc lại thì sao?

 Lò Heo. Một xóm nổi tiếng với những chuyện đánh giết nhau rợn người qua truyền miệng thì ở phía bên kia của xóm tôi, nằm sát đình Tân Lân. Việc gì cần lắm mới phải ráng qua thôi! Còn không thì miễn. Muốn đi đá banh ngay sân gần nhà, đã là cả vấn đề! Vì sợ đụng chạm và bị dân Lò Heo đánh. Nhất là thường nghe chuyện ghét nhau giữa dân Nam và Bắc di cư, ảnh hưởng tai hại của thời Pháp thuộc khi cố tình chia Việt Nam thành 3 miền, tạo sự chia rẽ! Chỉ nhờ đá banh khá giỏi, quen được vài cầu thủ nổi tiếng của ‘bên ấy’, nên mới bớt ngán! Và có lẽ phần nào, nhờ xóm tôi có tiếng ăn học, có vài người thi đỗ Tú tài phần 2. Niềm mơ ước của thanh niên thời đó! Thơm lây từ điều này nên bọn tôi ít bị gây hấn chăng? Chỉ có lần, anh B… của tôi, tướng tá nhỏ con nhưng cũng ‘chì’ dám đụng ‘ổ kiến lửa’. Chọc ghẹo hay đánh một tay ‘bán bánh tiêu’ của ‘bên đó’. Bị khoảng 20 sát thủ nhí truy sát đến tận bờ sông gần nhà, không còn cửa thoát, anh nhảy đại xuống sông. Thế là diễn ra hoạt cảnh! Trên bờ 20 tên chỉ chỏ, la hét chặn đường tẩu thoát. Dưới sông, một mình chơi vơi không ai cứu giúp. Chỉ còn phương kế ‘Hàn Tín lòn trôn’. Anh tôi giơ cả hai tay lên trời, xin xỏ : “Cho tôi xin đầu hàng... Cho tôi xin hàng’.Đến nước này, đối phương phải chấp nhận mà thôi ! Không lẽ ào xuống sông đánh tiếp một người thì cũng kỳ! Tôi chỉ tự hỏi: “Khi xin hàng . Anh B… của tôi có cảm thấy sóng nước dập vào nách và nhột không?”

 Trở lại chuyện xóm Bắc. Bạn đồng trang lứa và thân nhất xóm, chắc chỉ có tôi, T… và Th…Mợ tôi thì thân với bà nội của cả hai. Hợp ý và thân với T… hơn vì cùng ham chơi giống nhau, Th… thì chững chạc hơn! Do đọc chung và cùng mê truyện ‘chưởng’ của Kim Dung, bị ảnh hưởng nặng. Hai đứa tụi tôi chế ra những chiêu thức đánh kiếm gỗ. Như ‘Lăng ba vi bộ’, ‘Nhất dương chỉ’ của Đoàn Dự hoặc chiêu ‘Sư tử hống’ của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn ? Lúc phạt ngang đầu thì hụp xuống, lúc quét dưới chân thì phải nhảy lên, lúc đâm trái phải, nhớ né cho đồng bộ! Độ nhớ bài phải thật tốt để không gây chấn thương cho nhau. {nghe giống trong truyện võ lâm quá!}. Một bài diễn dài vài phút .Tôi và T… có tới mấy bài. Diễn xong cả hai thở ‘bở hơi tai’ ! Nhưng lấy lại tinh thần ngay sau tiếng vỗ tay rào rào của đám khán giả con nít. Hãnh diện quá đi chứ ! Tổng kết từ ngày đi diễn ! Cả hai chúng tôi chưa bao giờ trúng đòn dù đánh nhanh!

 Xóm tôi có một chuyện tức cười! Thường hay ghép đôi hai người khác phái. Chủ yếu do các anh trai và ngay cả các Bác người lớn. Anh V… của tôi thì với chị P… sát bên nhà . Anh B… thì với chị D…, chị của bạn thân tôi, người sẽ đi vào thơ văn của người bạn quá cố NTN. Tôi thì với H.. cạnh nhà . Bạn T… thì với N…. , em gái tôi . Ghép cứ ngậu xị cả lên! Còn nhiều cặp lắm mà tôi không thể kể hết. Nói vậy chứ !Tuy còn nhỏ nhưng cảm giác khoai khoái , gường gượng và nhiều khi muốn độn thổ luôn nếu đề cập khi cả hai cùng có mặt . Tức mình! Phải trả thù thôi! Bọn trẻ chúng tôi ghép ngược lại các anh và các chị của nhau, để xem ai ‘quê’ hơn ai? Gặp ‘cặp đẹp’, hai người khoái ngầm thì không sao, nhưng ‘cặp đũa tre lệch’ thì bọn tôi sẽ lãnh những cái ‘cốc đầu’thật đau hay cái véo tai để đời ! Thế cũng tốt! Làm tăng thêm tình đoàn kết của xóm mà thôi!

 Thuở nhỏ, tôi thì ‘mít ướt’ và có tật ‘cà lăm’ nặng . Tôi khổ vì chuyện đầu thì ít, mà khổ vì chuyện sau rất nhiều. Tôi nhớ mãi vụ anh Q.., con Bác L., ở giữa xóm. Qua chơi , anh nói : ‘ Về lấy lồng đi. Anh cho con thỏ về nuôi.”.Con nít hay tin người lớn. Về lấy ngay lồng mang qua. Anh nói : “Thỏ chạy mất rồi”. Tức khí vì bị lừa , tôi nằm ăn vạ tại nhà anh , đòi bắt đền. Chỉ đến khi anh H…. và P… hiện ở Đức, ra sức an ủi, tôi mới ‘cho qua’. Chuyện nói lắp mới tức cười. Ra xóm chơi thì thích anh V… cõng về . Ngay từ đầu xóm, sau khi yên vị trên lưng xong , tôi lớn tiếng thách thức : “ Đố..đố..tụi..tụi..bay..bay..bắt..bắt..bắt..được..được..được…..tao” . Xong câu thì về đến nhà mất rồi! Chán thế đi mất ! Còn chuyện năm học lớp Nhất {lớp 5 bây giờ} thầy Chấn ,trường Nguyễn Du. Tôi bị thầy bắt trả bài ‘bệnh ho gà’. Ưu tiên được đứng tại chỗ vì thầy biết tôi mắc bệnh. Bệnh này mà gặp nguyên âm thì sợ lắm! Mà bài trên có rất nhiều lần lập lại hai từ ho gà. Từ ‘o’ qua ‘à’ sao khó thế! Tôi lạnh sống lưng khi phải trả hết bài học. Tiếng lắp cứ lập đi lập lại, tôi có cảm giác bài dài hơn thế kỷ. Mới chỉ nửa bài mà nghe cả lớp cười bò ngả nghiêng. Kết thúc bài rồi, mà tôi nghe cảm giác xấu hổ tận cùng Thầy khoát tay và chỉ dịu dàng mỉm cười khoan dung. Tôi vừa ‘quê’, vừa ghét cay ghét đắng cả lớp. Và vẫn còn giữ tình yêu thầy Chấn đến nay.

 Chuyện vui thì nhiều nhưng chuyện buồn của xóm cũng có. Có chiến tranh ắt phải có mất mát. Nhà tôi thì nhẹ như anh B…, đạn bắn vào chân. Nặng hơn thì anh Q…. , bom nổ trong hầm và văng mất ‘bộ nhai. Về phía hàng xóm là nỗi buồn lớn lao! Bác Q…. giữa xóm, anh C.. Sĩ quan , anh của chị D…. và bạn T… thân thiết , anh T…, con Bác Th…, người đánh cờ với tôi .Tất cả đều mất trong cuộc chiến . Đã mấy chục năm qua .Giờ hòa bình đã về trên Đất nước. Chỉ mong hương hồn Bác và các anh, phù hộ cho cái xóm này, được nhiều điều may mắn, an hòa và hạnh phúc!

 Nói chung, chuyện của xóm Bắc dốc Tòa không sao kể hết, chỉ kể lại phần đời của tôi lồng trong xóm này khi tuổi đã xế chiều. Mong con cháu ở xóm biết qua phần nào cái hồn của xóm ngày xưa. Đã có những thú vui ‘rẻ tiền’ ở đây, những trò chơi tao nhã và không kém phần phấn khích! Vậy thì con cháu hãy gắng giữ cho mình, một tâm hồn dung dị mộc mạc, tránh nét đua đòi khi Đất nước ‘mở cửa’. Hãy là con ngoan của gia đình và là người hữu dụng cho Quê hương sau này.

 

 Nghiêm Hải

Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Tám 20127:00 SA
Khách
Anh Hoàng duy Liệu thân mến!
NghiemHai rất thích đọc các bài văn của anh. Lời mộc mạc, chịu chơi và dễ hiểu! Hy vọng anh sẽ có nhiều bài khác với cùng ngôn từ như thế. Đọc xong thấy sảng khoái làm sao ấy!
20 Tháng Tám 20127:00 SA
Khách
Xóm đàn em hiền lắm anh ơi! Chị Duyên 'thà như giọt mưa' và bạn thơ NQ Bùi Tùng cũng trong xóm và hiền như Bụt. Đàn anh cùng Long, Hoa chắc bị xóm Chợ rượt rồi đó! Bọn này cũng bị hai xóm đó rượt hoài lúc nhỏ. Chắc chỉ mong gặp anh tại VN thôi! Khi đó sẽ thù tiếp anh vài bài hát tình ca nha anh Liệu. Đàn em NghiemHai.
26 Tháng Năm 20127:00 SA
Khách
À thì ra thế !
Ngày xưa đó có lần đi tắm sông về lại chơi trò dế mèn phiêu lưu ký làm tui với thằng Long và con Hoa bị rượt chạy xì khói từ Xóm Dốc Tòa đến tận Lò Heo rồi lại bị...rượt tiếp. Đường về xóm Ga sao mà xa dịu dợi chiều năm ấy.
Không biết cái anh Nghiêm Hải này có tham dự gì hay không? Ước gì anh em mình có dịp rượt nhau một trận trên bàn.
Thân mến
Hoàng Duy Liệu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9935)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15694)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10686)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10198)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10718)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18514)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12363)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11922)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10733)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10901)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12286)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10687)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10303)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10804)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 13010)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10940)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9854)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9637)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 10007)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 10006)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9494)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10220)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10734)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10590)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10064)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10721)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16442)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 10060)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10437)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9312)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 10005)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10617)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8740)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9972)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9943)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10732)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11530)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10690)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8754)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 11032)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10696)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 11066)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10924)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22379)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16755)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10324)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9094)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10563)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10208)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10995)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.