9:35 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

̣ĐÊM NGHE LỤC BÌNH TRÔI - THÁI THỤY VY

24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 18440)

Thay lời tựa…
Âm sắc thời gian

Có một lần nào đó em khiêu vũ qua thời gian, xuyên qua thảm kịch của loài người, khiêu vũ ngang giấc mơ cho anh lên cơn mộng hoang tàn
Có một lần nào đó tiếng con rắn lục huýt sáo trên cây hoàng lan, làm sương rụng chạm hồn anh lạnh toát.
Có một lần nào đó, mùi hột điều cháy xì xèo trên lửa than hồng, nồng lên ánh mắt nai thơm mùi nhiệt đới.
Có một lần nào đó sau lễ chùa nửa đêm, anh gom rạ đốt giữa đồng, đôi mắt em rực lửa bập bùng, hơ ấm tuổi căng tròn, tóc em thơm mùi rơm mới.
Có một lần nào đó em xúng xính trong chiếc áo gấm màu xanh da trời, anh chơi bi màu ve chai như hai hòn bi mắt em, lăn loanh quanh ngờ nghệch.
Có một lần nào đó, nắng cù lao chiều dựa vai em, em chấm mận đỏ vào muối tay anh, nghe thấm ướt từ mắt mật long lanh em ngước nhìn.
Có một lần nào đó, ta đạp xe song song vào vùng đất cấm của tình yêu, nghe gió buồn buổi chiều hoang dại, cho yêu đương tìm về nẻo keo sơn, nơi đó ta thắt buộc dây oan, ủ hồn men tím.
Có một lần nào đó em dạo đàn, tiếng rung của thời gian lên màu, đưa âm sắc kỷ niệm đi sâu vào giấc mơ huyền sử.


ĐÊM NGHE LỤC BÌNH TRÔI
Tôi không nhớ rõ tôi bị tiếng sét ái tình... măng dại (enfantin) đánh hồi nào. Tôi chỉ nhớ lúc má tôi bảo cầm dĩa bánh bò qua cho hàng xóm.Nhà cô Cả cách nhà tôi một vườn bưởi và một cái ao. Đàng sau nhà của cô là một cây vú sữa cao lớn như cổ thụ. Cô Cả người Huế, là chị em kết nghĩa với má tôi cùng với hai người nữa.
Hôm đó tôi không gặp cô Cả mà gặp con gái cô. Chị Lệ lớn hơn tôi ba tuổi. Với cái miệng nhỏ rất xinh và mái tóc uốn lọn dài giống cô con gái út trong truyện Les quatre filles du Docteur Marx. Chị coi tôi như em, và chúng tôi thân nhau rất dễ vì hai nhà đã có kết giao với nhau.
Sau được vô tình nghe câu chuyện của mấy người anh quỷ quái tôi mới biết là người anh thứ tư đã đem lòng yêu chị.Trong lòng tôi thầm cảm thấy nuối tiếc một cái gì khó tả. Nhưng nhờ tôi nhỏ hơn chị nên có dịp gần gũi chị mà không bị ai nghi ngại gì.
Tôi có cớ đến nhà chị chơi thường xuyên hơn, ngồi trong phòng riêng coi chị đan áo vừa kể chuyên đời xưa cho tôi nghe. Nhiều lần tôi đã ngắm mê say cái miệng có duyên của chị mà chị không hề để ý.
Một hôm tôi cột bông bụp đỏ vô cần câu để câu ếch trên cái ao giữa nhà chị và nhà tôi. Chị Lệ ra câu với tôi bỗng thấy con mèo đang giỡn với con rắn, tôi bảo chị người lớn bảo mèo mà lấy rắn sẽ đẻ ra linh miêu. Người chết mà vô tình để linh miêu nhảy ngang qua xác sẽ đứng dậy đi và chụp trúng ai người đó sẽ chết theo. Chị Lệ sợ quá bỏ chạy vào nhà.
Cứ mỗi mùa vú sữa chín ửng đỏ, chị Lệ đã không quên cho tôi cả rổ.
Thấm thoát chị Lệ đã lớn thành một thiếu nữ diễm kiều. Còn tôi được ba tôi cho xuống Saigòn học nội trú mỗi cuối tuần mới về Biên Hòa.
Chị cũng dễ e thẹn hơn và kín đáo hơn. Một hôm nghe nói anh Tư của tôi mê một cô gái khác tên Lan con của thầy ký Tỵ mới dọn về làm ở hãng dầu Shell gần đó. Thằng em giờ đang bước vào tuổi dậy thì tự nhiên cảm thấy mừng thầm và bắt đầu hiểu mình đã yêu thầm người con gái Huế hàng xóm đáng tuổi chị mình.
Buổi chiều xuống trên sông Đồng Nai với áng mây thành là những buổi chiều tuyệt đẹp. Ráng chiều của hoàng hôn mỗi chiều nước lớn với các đám lục bình trôi bềnh bồng mang sắc hoa màu tím nhạt, đọ màu với hoa bằng lăng tím lãng mạn dọc bờ sông khiến tôi sanh mơ mộng một cái chi chi tuyệt vọng mà linh tính báo sẽ không thành.
Tôi thường theo rể cây da leo lên cái trụ xi măng ngày trước ông nội tôi xây cao đặng để bồn nước, lúc thành phố chưa có nước máy. Ngày nay đã được dẹp nên trụ xi măng được chim nhả hột mọc lên cây, lá rậm trùm kín mít trên chóp.Từ trên chóp tôi có thể ngắm hoàng hôn đến tối mịt.
Một hôm tôi đang mãi nhìn đám mây đang chuyển màu dần dần sang đỏ thẫm. Chị Lệ xuống đến bến lúc nào tôi không hay biết. Thường cái cầu ván chổ nhà ông tôi là chổ tắm giặt và cho các phụ nữ hàng xóm xuống gánh nước lúc trời còn sáng.
Có lẽ chị mắc cở nên đợi lúc nghĩ là vắng người mới tắm sông vì mùa nầy nước trong xanh và không chảy xiết. Cây vừng (*) rụng bông đỏ nổi trên mặt nước không gợn sóng.
Tôi định lên tiếng chào nhưng thôi. Chị nhìn trước nhìn sau mới cởi áo và kéo quần lên che ngực. Tôi như người điếng hồn, nửa xấu hổ vì đã nhìn lén, nửa như bị thu hút, máu chạy rần rần. Nước dâng lấp lánh ánh hoàng hôn, nàng như thủy thần đang giỡn nước, bỗng chị tháo lỏng quần kỳ cọ, đôi ngực vun tròn thời con gái mới lớn bềnh bồng trên sóng nước, với bông lục bình lều bều xung quanh tạo thành bức tranh thần thoại... Nàng xước ngược mái tóc tung tóe những giọt nước óng ánh vàng, để rơi mái tóc lên đôi bờ vai mảnh mai như nàng tiên vừa hiện xuống trần gian. Hình tượng quá đẹp và khêu gợi nên tôi có ngay một sự so sánh trong đầu là nàng giống La Déesse d'or...
Tôi bị ám ảnh bởi một kiếp hoa trôi nổi lãng du từ đó. Ban đêm trằn trọc nghe tiếng súng lính gác đầu cầu Gành bắn các đám lục bình trôi ngang là biết có một loài hoa tím du mục đang tan tác vì người ta sợ có đặc công núp dưới các dề lục bình tim tím vô tội.
Thân phận bông lục bình ám ảnh thì ít nhưng hình ảnh tuyệt vời của chị thì nhiều, tôi đã nắn nót ra bài thơ đầu đời "Đêm nghe lục bình trôi" để nhớ chị:
Nằm nghe nước cuốn nghe muốn khóc
 Lục bình réo gọi, réo đêm đêm
 Theo con nước lớn buông hờn tủi
Theo mệnh nước ròng, khóc đêm đêm
Đêm đêm nước cuốn xiết đam mê
Trôi bỏ nơi sinh, trôi cả dề
Trên bờ bông tím, ô môi tím
 Dưới nước lục bình tím lê thê
Phận bèo bạc bẽo, phận nổi trôi
 Chiều dâng bến nước phía bên bồi
Hoàng hôn trong mắt, nàng đang tắm
 Ngực trần tóc xoã, thủy thần ôi!
Người con gái đó, lục bình đó
 Đêm đêm vẫn thức, thức trong tôi
 Trải bao năm tháng, vui buồn có
 Ngươi còn tím mãi, lục bình ôi!. (TTV)

lucbinh-large-content
Một hôm má tôi cho biết cô Cả làm ăn khá giả, mua cả vườn cam với hệ thống tưới tự động ở Bàu Cá và mua thêm nhiều xe be. Hai anh con lớn thì cô cho qua Pháp du học. Má tôi ngoài xe hàng và xe lô còn làm thêm vựa bưởi và dưa hấu nên chúng tôi có dịp ăn thỏa thê. Nhưng có một tin tôi không được vui là cô Cả sắp gả chị Lệ cho một nhà giàu ở Sài Gòn. Nói gì đây khi tôi còn chưa xong trung học, và cuộc đời còn đang sấp ngửa, chưa ngã ngũ về đâu.
Mấy trận mưa đầu mùa vừa nhanh vừa nặng hột. Hơi đất bốc lên nghe ngồn ngột nghẹt thở. Những rung động thuở ban đầu đã chết âm thầm không một lời trối trăn.
Nhiều đêm nóng bức, mấy anh tôi ưa trải ghế bố ngủ giữa sân nhà, mục đích khác là: má tôi ưa cúng sao ở bàn thiên, bánh trái và nước dừa xiêm... Chắc nhờ thuận thảo với ông Trời, nên má tôi nuôi mạnh giỏi đủ chín thằng nhóc con và hai nữ quý tử và thêm một anh con nuôi lưu lạc từ Bắc vào sau 1945 nên tụi tôi ưa kêu là anh Ba Bắc để khỏi lộn anh Ba ruột. Không thiếu một đứa.
Sương khuya xuống thấp ôm ấp cây bông chúa cổ thụ tỏa hương thơm bát ngát. Anh Tư tôi ưa hút gió gọi rắn lục, nó hút gió trả lời và theo giọng kèn tiếng uyển bò xuống gần lần lần làm tôi sợ quá phải năn nỉ anh chấm dứt trò chơi nguy hiểm ... Tôi phải chịu điều kiện hứa sẽ đưa thơ mèo dùm anh anh mới chịu thôi. Tôi có dịp đọc lén thơ anh rất là "dạ cổ hoài lang".
Ba tôi nhận thấy tôi buồn không biết tại sao nên ông kiếm cách cho tôi vui bằng cử chỉ đem từ Bà Rá về cho tôi và người chú út mỗi người một con gà con cùng một ổ mối khổng lồ. Tôi bầu bạn với chú gà con cho qua ngày tháng, khẻ ổ mối cho hai chú gà ăn, chúng rất mau lớn và mọc lông cánh một màu trắng tinh. Có lẽ vì thiếu được gà mẹ ôm ấp nên khi được bàn tay âm ấm của tôi nâng niu, nên chú sanh trìu mến và đeo đẻo chạy theo tôi cùng khắp như con theo mẹ. Tôi đi ngủ nó cũng nhảy lên nằm kề bên gối ríu rít tỉ tê. Đặc biệt tôi không hiểu tại sao nó quá khôn là mỗi khi cần làm chuyện vệ sinh là cục cưng của tôi nhảy xuống nền nhà mà không bao giờ làm dơ nệm. Lên bàn ăn cũng vậy, chú không bao giờ mổ vào chén của tôi mà chỉ đợi tôi chia vài hạt cơm một cách vui vẻ.
Một hôm vừa ăn một bữa ăn các con mối mập béo xong, chú ngửa cổ uống mấy ngụm nước ở cái mương bên cạnh một cách khoái trá. Hôm sau tới giờ cho chúng ăn, tôi buồn bả thấy chú đứng cú sụ. Tôi nhớ ra có lẽ vì hôm qua chú uống nước mương bị nhiễm trùng, tôi vội đi kiếm một viên Ganidan nghiền nát pha nước ép nó uống vì thời đó chưa có trụ sinh, nhưng than ôi đã quá trễ chú gà con thân yêu của tôi đã ra đi với đôi mắt buồn xo thật tội nghiệp. Tôi ngồi thừ không muốn chôn chú. Ba tôi hứa sẽ đem con gà con khác về cho tôi. Tôi mếu máo: "Ba coi! Con chưa kịp đặt tên cho nó nữa!".
Từ đó tôi hứa với lòng là sẽ không bao giờ nuôi con gì hết.
Lớn lên đi làm việc tại đất Thần Kinh, tôi đã có thêm được những suy tư về cuộc đời và định mệnh, nhưng chắc chắn là tôi không thể quên hình bóng chị Lệ đã để lại trong tôi những vết thương thời thượng khó quên trong trái tim đứa con trai mới lớn.
Tôi bỗng sinh tật thơ thẩn với những va chạm xao xuyến tại mảnh đất đầy sương khói quyện những tà áo trắng này:
Tôi đi vào núi tìm tiên
 Lối đi xuyên mống trời viền cỏ hoa
 Mải mê lạc lối quên nhà
 Tỉnh mê chợt thấy mình qua kiếp nào
 Lòng tay sáng rực ánh sao
Hào quang từ một thuở nào ấu thơ
Sáng sao sao sáng sao mơ
 Góp sao đom đóm dâng thờ tiên thiên
 Mắt ngời sao sáng tinh nguyên
 Đã qua mấy kỷ tiên hiền vẫn mong.(TTV)

Tôi đặt tựa là "Vết Phỏng Một Vì Sao" để nhủ lòng không bao giờ nguôi vết thương người con gái Huế đó vô tình đã ban cho tôi.
lucbinh2-large-content
Gần bốn mươi năm sau, bà tiên đó lại hiện lên với tôi lần nữa.
Tôi từ Hoa Thạnh Đốn, với trái tim tan nát, muốn đi thật xa để tìm quên lãng, lấy cớ qua Ba Lê đi thăm người bạn. Thật tình cờ khi tôi được cho biết cô Cả và chị Lệ hiện ở gần quận 13. Chị đã ly dị và có hai đứa con gái đã lớn.
Người bạn dắt tôi đến thăm cô Cả trước. Lòng tôi ấm lại khi thấy cô ân cần coi tôi như đứa con bị lưu lạc nay đã trở về. Cô hỏi thăm ba má tôi và mở lời nên đi thăm chị Lệ và được biết chị vẫn nhắc không biết tôi còn sống sót trong trận giặc không và trôi giạt về nơi nào.
Ký ức tuôn trào và tôi chợt hiểu nỗi lòng của người đó tuy chúng tôi chưa hề có một lời tỏ tình. Bà tiên hiền tuổi thơ của tôi còn sống. Còn gì hạnh phúc bằng.
Tôi đã tới thăm nàng ngay hôm sau đó. Nhìn đôi mắt hai đứa con gái chị ngờ ngợ quan sát tôi, tôi biết chị đã có nói gì với con nhưng tôi giả vờ không biết. Chúng giống mẹ xinh như đúc.
Chị đã làm đặc biệt món đùi trừu kiểu Pháp đãi tôi với rượu vang đắt tiền. Nhưng tôi không thiết bằng việc tìm hiểu đời chị trong bốn mươi năm vật đổi sao dời. Khi chị hỏi về gia cang của tôi, tôi chỉ lắc đầu nguầy nguậy. Hôm sau chị lái xe đến đón tôi mà không lên nhà sợ người quen tò mò dị nghị.
Chúng tôi đến một nhà hàng Tàu ở quận 13 kêu món ăn nhưng không ăn để đó mãi lo nhắc chuyện đời xưa. Giọng chị vẫn đầm ấm như thuở nào tuy nay đã khá lớn tuổi. Vẫn duyên dáng và sang trọng và nhất là cái miệng của chị nhắc nhở tôi bà tiên của tuổi thơ.
Chúng tôi ngồi như thế không biết bao lâu, thời gian trôi êm đềm cái buổi chiều Choisy ít mây và hiu hiu gió đó.
Có một lúc chị nắm hai tay tôi nói một cách rất tha thiết:
- Tên em ghép với tên chị có nghĩa định mệnh. Mấy mươi năm nay chị chỉ ước mong được gặp lại em để nói một câu thôi mà bây giờ chị thấy không cần thiết nữa, vì khi chị nhìn ánh mắt của em chị đã hiểu hết rồi.
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
Cứ như thế chúng tôi chia tay không một lời hò hẹn.
Tôi biết. Tôi đã yên lặng mà trở về Hoa Thạnh Đốn với hình ảnh một dề lục bình tim tím theo dòng đời êm ả cuốn trôi ra biển cả.
Thái Thụy Vy
lucbinh3-large-content
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9916)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15678)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10683)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10196)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10704)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18509)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12351)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11907)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10728)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10888)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12273)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10680)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10300)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10799)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12993)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10922)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9852)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9631)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 10003)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9987)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9491)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10203)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10725)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10586)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10060)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10715)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16432)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 10054)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10428)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9306)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9993)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10613)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8724)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9969)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9934)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10726)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11521)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10680)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8753)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 11025)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10691)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 11058)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10923)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22371)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16745)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10315)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9093)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10559)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10204)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10992)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.