2:42 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

TRĂNG SÁNG TRONG LÀNG - Nguyễn Thị Thêm

24 Tháng Chín 20168:10 CH(Xem: 9060)

Trăng sáng trong làng
Ba đứng bên giàn máy hát, lựa mấy cái dĩa tối nay sẽ cho bà con nghe.  Cái máy quây dây thiều này cả làng mới có một cái. Ba tuy không giàu nhưng tính tình phóng khoáng thích làm một cái gì thật lạ. Thế là một lần đi Sài gon ông khuân về cái máy hát.

Ngày đầu tiên cả nhà trố mắt nhìn ngạc nhiên. Ba trịnh trọng đặt máy lên cái bàn giữa nhà. Mở nắp ra. Cái gì kỳ vậy cà. Cả nhà bu quanh.  Mấy đứa con nít đang chơi bịt mắt bắt dê trước sân cũng bỏ ngang, chạy vào.

Thằng Thư giựt giựt tay:

-Ê Chín. Ba mày mua cái gì kỳ cục vậy?

-Tao đâu có biết.

-Hình như cái máy gì đó. Lạ ghê hén tụi bây.

Con Thành chen vô đứng chắn trước mặt thằng Thư.

- Ê! Mày tới sau mà sao mày chen dữ vậy?

-Tao tới sau vì tao chạy chậm. Nhưng mày cao thì mày đứng sau.

-Mấy đứa giang ra, cho ba tao làm. Nhào vô coi chừng bể đồ. Hư của ba tao bi giờ- Con Chín làm ra vẽ chủ nhà ra oai với mấy đứa bạn.

Cái máy khá lớn.giống như cái thùng, nối với một cái cần có cái đầu hình nón có gắn cây kim. Ba soạn trong túi xách lôi ra một cái dĩa màu đen. Ba đặt cái dĩa lên trên máy. Lỗ tròn của dĩa đặt lọt vào chỗ nhô ra, nó vừa khít khao. Bên hông máy có một cái tay quay. Ba quay mấy vòng cẩn thận. Ba cầm cái đầu của cần máy nâng lên, cái dĩa đen bắt đầu xoay. Ba trịnh trọng đặt cây kim ngay sát mí của cái dĩa đang quay. Có tiếng máy chạy rè rè và tiếng đàn phát ra . Giọng Út Trà Ôn cất lên ngọt ngào trong bài "Tình anh bán chiếu"

Hò ơ! Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm. Công tôi cực lắm mưa nắng giãi dầu. Chiếu này tôi chẳng bán đâu. Tìm cô không gặp. hò... ơ. ớ.. Tìm cô không gặp ờ.. tui gối đầu  ờ .. mỗi ...đêm.

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào bên vòm kinh Ngã Bảy. Sao cô gái năm xưa chẳng thấy .... ra ...chào.

Cả bọn thích quá vỗ tay rào rào. Danh ca Út trà Ôn hát ai mà không mê. Tiếng hát lộng lộng vang xa. Dì Hai ở nhà kế bên cũng bồng con chạy qua. Dì Bảy cũng tới tay còn mang theo cái khăn nhà bếp đang lau dở dang. Má đứng bên nhà ngang mỉm cười hài lòng. Má biết đây là món quà mà ba đã ưu ái mua về tặng má. Vì má rất mê vọng cổ. Mỗi khi có gánh cải lương về làng là má lại nao nức đi coi.

 

Từ đó, cứ chiều chiều sau giờ ăn cơm xong thì ba lại mở máy. Mấy bà con trong xóm tới sân nhà nghe vọng cổ hay cải lương. Nào Thành Đuợc, Út Bạch Lan, Hữu Phước, Thanh Nga ....những giọng ca mùi mẫn, ngọt như mía lùi thấu tận ruột gan. Những người trong xóm sau một ngày làm việc mệt nhọc, lại được thưởng thức những giọng ca nổi tiếng nhất. Ba rất thích nghe Văn Hường ứ ự  với bài Tư Ếch đi Sài Gòn hay Trần văn Trạch giả làm xe lửa qua đèo thiệt là tài.

Má mê nhất là Hữu Phước  với giọng ca mềm, ngọt. Xuống câu vọng cổ thiệt mùi thấm thía.

Lòng con trẻ như giọt sương hạt nội, công mẫu từ như ngọn núi Thái Sơn. Có cha có mẹ thì hơn. Không cha không mẹ ....hò ơ..ơ...Không cha không mẹ như đờn đứt dây.

Rảo bước qua nhịp cầu tre để trở về nơi mái lá, con mới hay mẹ đã.... qua đời.

Chữ đời.. xuống nhẹ mà thấm quá đi thôi. Má chợt nhớ đến ngoại, má lấy chồng xa. Nghe tin ngoại bệnh, má về tới nhà thì ngoại đã xuôi tay ra đi.Ngoại không nhìn được má lần cuối. Má kéo cái khăn vắt vai chùi nước mắt. Sao mà tâm sự giống mình quá đi thôi . Nghe chừng như lời của ngoại nắm tay má, than thở phận mình:

Con ơi lòng mẹ héo hon, bởi thương con trẻ hãy còn ấu thơ. Cha con lìa cỏi trần nhơ..... bỏ con với mẹ bơ vơ trên đời.

Có hôm mãi vui câu chuyện máy hết dây thiều. Giọng ca của ca sĩ nhão nhẹt, kéo dài nghe rất tức cười. Ba lật đật chạy vào quây mấy vòng. Giọng ca lại ngọt ngào thanh tao như cũ. Thỉnh thoảng ba phải thay kim máy nếu không nó sẽ bị rè làm hư mặt dĩa.

.......

Hôm nay rằm Trung Thu, Anh Tám làm cái đèn ngôi sao năm cánh, Ảnh thích lắm đứng ngắm nghía hoài. Ảnh phơi cái đèn ra ngoài nắng cho giấy căng ra.Má mua cho Chín cái lồng đèn con bướm, thằng Mười lồng đèn con cá thiệt đẹp. Má cũng mua thêm nhiều lồng đèn giấy đơn giản về bán lại cho bà con trong xóm. Hôm qua thằng Châu tới mua. Nó chỉ có mấy đồng mà có tới ba anh em. Má cười cười đưa luôn ba cái đèn. Má biểu nó:

- "Đem dìa ngày mai đi rước đèn đi con. Dì Sáu cho không lấy tiền". Má cho luôn 6 cây đèn cầy nhỏ xíu. Thằng Châu mừng quá nhảy tưng tưng.

 

 Má hay đi Sài gòn bốc hàng về bán cho bà con trong xóm. Từ nước mắm, dầu hôi, cá thịt đến bánh kẹo, sách vở. Mỗi khi xe hàng về tới là hôm đó anh em con Chín được ăn heo quay với bánh mì ngon không thể nói. Má mua heo quay về rồi cắt ra từng miếng để bán. Còn phần xương dính thịt là anh em tụi con Chín được ăn thoải mái. Tụi nó thích gặm xương như vậy ngon hơn.

Cũng như tới mùa dưa hấu, má mua về nhiều lắm chất đầy dưới gầm bàn. Anh em nó muốn ăn tùy ý. Má lựa một trái nhỏ, dạt cái đầu rồi đưa cho tụi nó lấy muỗng múc ăn. Trời ơi! ngon thấu trời. Mát cả ruột gan.

....

Chiều nay má cúng rằm hơi sớm. Bánh trái má để trên bàn khách. Vài hộp bánh Trung thu má mua ở Sài Gòn trước cúng sau ăn. Má pha một bình trà thật ngon để trong cái bình bằng vỏ dừa để giữ ấm. Mấy cái tách nhỏ má rửa sạch úp lên một cái khay mạ bạc để ba với mấy bác uống trà ngắm trăng. Má cũng không quên chuẩn bị khay trầu với những lá trầu vàng thật tươi. Má chọn mua những trái cau thật ngon để bà nội với bà Hai , bà Bảy ngồi nghe nhạc đón trăng.

Sân nhà  vốn rộng, không tráng xi măng nhưng được nện cứng bằng đất, cũng láng o thật cứng. Ba định bụng chiều nay sẽ cho máy hát tuồng "Người vợ không bao giờ cưới" do Hữu Phước đóng vai Trần Mộng Long và Út Bạch Lan đóng vai cô sơn nữ. Bản vọng cổ "Gánh nước đêm trăng" do Út Trà ôn hát sẽ mở đầu cho  đêm rằm Trung Thu.

Từ chiều, má đã bắt chị Bé quét sạch bóng sân trước và để thêm vài cái ghế để bà con ngồi chơi.

 

Tụi con Chín, thằng Mười ăn cơm sớm, tắm rửa sạch sẽ để tối đi rước đèn. Trăng chưa lên khỏi đám tre sau nhà đã nghe trong xóm trẻ con rộn ràng nói cười inh ỏi. Mấy đứa chạy trước đường kêu Chín ơi, Chín à làm anh em tụi nó nôn nao.

Có tiếng trống từ dưới xóm nhà thờ vọng lên. Con  Tám, con Thành , con Thơ chạy qua nhà con Tuyết đen  rũ nó tới nhà con Chín cùng đi. Cả bọn kéo tới nhà thờ xem cha làm lễ. Sau buổi lễ, con chiên ra khỏi thờ thì mấy đứa con nít dồn lên nhà ông Trùm để chuẩn bị đi rước đèn. Từ tuần trước, thầy Phó đã dạy cho các em làm đèn ngôi sao. Tre, giấy keo dán đã được ông trùm chuẩn bị. Cả nhóm hí hoáy tập làm và được chấm điểm.Tất cả  các lồng đèn có ghi tên từng đứa, để trong nhà ông trùm. Những cái lồng đèn ngôi sao đủ kiểu treo lên thật đẹp.

 

Từ trong nhà ông trùm, từng cái lồng đèn được từng đứa cầm ra. Cả bọn lao xao đốt nến. Đèn lấp lánh lung linh đủ màu sắc đẹp ơi là đẹp. Nhóm con Chín con Thành ..cũng hòa theo dòng trẻ con đi rước đèn. Mấy đứa Thiếu Nhi Thánh Thể múa lân đi đầu rồi phèng la, trống dồn dập đi sau. Đoàn rước bắt đầu từ nhà ông trùm đi qua nhà thờ, bọc lên đường  nhà cha, vòng lên khu chợ rồi đổ về hướng nhà con Chín. Xong thẳng trở lại nhà ông trùm cuối đường và tan hàng. Tan đám rước, tụi nó cũng chưa chịu về nhà, chúng đến sân nhà thờ.Dưới ánh đèn và trăng sáng trưng, bên hang đá chúng nó chạy nhảy vui hát tưng bừng.

 

Anh Tám đốt đèn lên cho mấy đứa,  con Chín nắm tay em đi theo đoàn người. Thằng Mười còn nhỏ không biết cầm lồng đèn gì hết trơn. Cứ đưa qua đưa lại thiệt mạnh, đèn tắt hoài. Anh Tám châm đèn nhiều lần nổi cộc không thèm đốt nữa làm thằng Mười khóc om sòm. Mấy anh em nó lọt tót ra phía sau. Anh Tám  thấy không xong ngọt giọng:

-Thôi 10  lên lưng anh cổng đi theo cho kịp. Cầm lồng đèn anh nè. Chút nữa theo  kịp đoàn anh đốt lại cho.

Thằng Mười thích quá vừa lau nước mắt vừa ôm lưng anh. Chín xách đèn con cá và đèn con bướm lúp xúp chạy theo.

Cả một con đường, cả một khu xóm lấp loáng ánh đèn và tiếng hát, tiếng trống, tiếng phèng  la. :

-Tết Trung Thu em rước đèn đi chơi! em rước đèn đi khắp phố phường. ..

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh...Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh.

 

Thằng Mười được anh Tám đặt xuống đất rồi hí hoáy đốt đèn cầy. Gió thổi, cái đèn con cá lại khó đốt nên thiệt lâu anh Tám mới xong. Đưa vào tay thằng Mười nó chạy theo quơ thế nào không biết cái đèn bị gió thổi cháy bùng lên. Thằng Mười sợ quá quăng luôn lồng đèn ôm con Chín khóc ròng.

Tùng.. dinh...dinh, tùng ...dinh ...dinh.

Đám rước vẫn tiếp tục, có mấy đứa cũng bị cháy lồng đèn. Có đứa cầm cái đèn tắt tối thui đi theo. Tiếng hát, tiếng la, tiếng khóc vang một vùng trời. Thật vui

Anh Tám đòng đòng thằng Mười trên vai, tay nó cầm cái lồng đèn ngôi sao của anh Tám. Con Chín được tự do nhập bọn với đám con gái vừa đi vừa la hét om sòm.

 

Khi cả đoàn rước đèn về tới sân nhà con Chín thì anh Năm đã bưng ra một mâm bánh kẹo. Mấy đứa chạy tới bốc rồi vừa đi vừa ăn về phía nhà ông trùm.

Anh Tám đặt thằng Mười xuống đất. Ảnh lắc lắc cái cổ:

-Sang năm má đừng mua cho nó lồng đèn con cá nữa. Khó châm lửa quá. Thằng Mười  cứ quơ hoài cháy tiêu tùng rồi. Má mua lồng đèn ngôi sao cho nó ít bị gió lùa. Má bước tới ôm thằng Mười vào lòng:

-Út bị cháy đèn rồi hả? Thôi qua đây ăn bánh Trung Thu nè con.

-Có thằng Mười đi theo không làm gì được. Cứ đốt đèn cho nó hoài chán thiệt.

-Em giỏi há anh Tám. Đèn em không bị cháy -Con Chín vênh mặt lên hảnh diện.

Tụi con Tám , con Thơ, con Tuyết chạy theo mấy đứa xuống nhà thờ chơi tiếp.

Anh em con Chín đi tới bên ba để lấy bánh ăn. Tiếng hát của của cô Út Bạch Lan vẫn còn nức nở. Tuồng cãi lương đã đi tới đoạn kết. Mọi âm mưu tranh quyền đoạt lợi đã kết thúc một cách bi thương. Cô Sơn nữ bây giờ phải chăm sóc cho đứa con của người yêu và làm một bà mẹ. Cô ôm một mối tình thắm thiết, hy sinh tất cả cho người yêu, để làm một người mẹ. Một người vợ không bao giờ đuợc cưới.

 

Kể từ khi con nhỏ Chín lên Trung học thì làng quê cũng không còn những đêm trăng rước đèn vui như vậy nữa. Nhà thờ cũng vắng vẻ, cha bỏ xứ đạo đi nơi khác. Ông trùm vẫn ở lại bám trụ nhà thờ , nhưng giáo dân thưa thớt, lớp bỏ đi, lớp sợ hãi không còn đi lễ như xưa. Ba đem cất bộ dĩa hát vì sợ nhiều thứ. Cả làng chỉ nghĩ đến làm sao yên thân để làm ăn là được rồi..

......

Đính đoong...đính đoong

Tiếng chuông thôi thúc, đánh bật bà Chín ra khỏi vùng trời kỷ niệm ấu thơ. Bà lê tìm đôi dép rồi ra mở cửa. Con gái lớn của bà hiện ra với nụ cười:

-Má ngủ hả má?

- Ngủ nghê gì đâu? Sao con ghé mà không gọi trước?

- Con đi chợ trên Santa Ana. Sẳn ghé má gửi hộp bánh Trung Thu má cúng rằm.

Con gái lệ khệ mang vào nào chuối sứ, táo, nho, một bó bông và một giỏ đựng bánh Trung Thu.

-Con có mua cho ba má bánh mì Sài Gòn và một ít thịt heo quay nữa nè. Thịt và bánh mì thật ngon mới ra lò, ba má ăn cho nóng.

Con gái dọn ra bàn rồi vội vàng xin phép đi về.

-Má dọn trái cây cúng dùm con nghen! Con phải về kẻo thịt, cá bị ươn. Hôm nay  freeway 91 kẹt xe, con chạy về hơn một tiếng đó má.

-Ờ! Về đi, để đó cho má. Mà cuối tuần này con có cho mấy đứa đi chùa rước đèn không?

-Dạ có! Tụi nó nôn nao quá trời luôn. Đèn con đã chuẩn bị hết rồi.

-Ờ! Vậy thôi con về đi kẻo thức ăn bị hư .

Ra tới cửa, con gái còn quay lại dặn dò:

-Má ăn liền cho ngon nghen. Trong mấy túi kia, con có mua thêm thức ăn cho ba má. Má đem bỏ vào tủ lạnh ăn từ từ.

 

Bà Chín đóng cửa rồi quay vào nhà. Nhìn từng túi đồ con gái đem tới mà thương. Một nách 5 đứa con gái, con gái bà cũng mệt lắm rồi. Vậy mà cũng ôm đồm lo cho cha mẹ. Hộp bánh Trung Thu nhìn thật ngon bà Chín định bụng sẽ dọn lên cúng rằm. Con gái cũng cẩn thận mua cho bà hai cái bánh chay để bà cúng Phật .

Bà Chín đem thức ăn cất vào tủ lạnh. Chưng mấy dĩa trái cây và hoa lên bàn thờ Phật và gia tiên, bà đem thịt và bánh mì dọn lên mời chồng xuống ăn. Hai vợ chồng già ăn uống bao nhiêu. Bánh mì cứng ông chồng nhai cũng xệu xạo. Bà Chín lại nhớ đến má với hai hàm răng  chỉ còn mấy cái mà vẫn thích gậm xương. Cái miệng móm  móm ăn thấy thương hết sức.

Bánh Trung thu ngày xưa tuy nhỏ, không được trang trí đẹp như bây giờ nhưng ăn rất ngon vì người thợ đem hết tay nghề và tấm lòng phục vụ khách hàng.. Cắn một miếng, nhai trong miệng nghe cái vị  ngọt, thơm lừng thấm thía. Ngon đến độ như thấy cả chị Hằng đang múa hát với mình. Hương vị đó sau mấy chục năm vẫn giữ hoài trên đầu lưỡi. Có lẽ lúc ấy còn nhỏ, ăn cái gì cũng thấy thật ngon. 

Bây giờ thì khác, hai vợ chồng già không dám ăn nhiều đồ ngọt. Lại nữa thưởng thức bánh Trung Thu phải có niềm vui gia đình và khung cảnh ấm cúng. Người Mỹ không có phong tục mừng tết Trung Thu. Chỉ có người Tàu và Việt Nam. Những loại do Trung Quốc hay trong nước Việt Nam sản xuất chẳng ai dám mua. Cứ cầm lên rồi đặt xuống vì sợ bánh thiếu vệ sinh và pha những hóa chất.

Bà lại nhớ tới thằng Út. Nó là đứa ăn bánh Trung Thu kiểu cách như ông ngoại. Nó ăn bánh chậm rãi rồi uống từng hớp nước trà nóng thật thơm. Nó nhâm nhi như để  thưởng thức hết cái hương vị về ngày Lễ này. Bây giờ nó đi lính thật xa. Tàu lênh đệnh trên biển chẳng biết nơi nào. Những ngày gần tới rằm tháng 8, bà Chín lại nhớ con, mong nó về cho gia đình đoàn tụ.

Nhớ con, bà Chín lại nhớ cái thuở còn trong nước trước khi được đi định cư. Ban Giám Đốc, Chi Bộ, Đoàn Thanh niên Công Đoàn xét duyệt danh sách công nhân và mua bánh Trung Thu tặng cho các cháu. Họp hành mấy dạo để dân biết rõ sự quan tâm ưu ái của nhà nước ta. Cuối cùng xét duyệt , sáu con em công nhân ăn theo được hưởng một cái bánh Trung Thu nhân đậu xanh.

Hôm đó bà Chín được chia phần Trung Thu. Bà về nhà các con ùa ra mừng rỡ. Bà chìa hai mảnh bánh phần tiêu chuẩn được gói trong tờ giấy báo cho hai đứa con. Thằng lớn và thằng út. Đúng là cho các cháu vì có tí xíu chỉ hai cháu ăn cũng còn thòm thèm. Nhìn hai con ăn ngấu nghiến mà thương. Nhưng dù sao những miếng bánh đó còn được an toàn. Bây giờ mọi thứ đều dã man pha trộn hóa chất độc hại. Nghĩ mà thương cho một thế hệ.

Qua đây mấy năm các con còn nhỏ, Bà Chín cũng dẫn chúng đi dự những buổi phát quà Trung Thu để chúng được sống lại cái thời đi rước đèn như bà. Khi chúng lên đại học, chính chúng cũng tham gia vào các phong trào này ở trường. Các cháu bà Chín thi nhau ra đời. Mỗi mùa Trung Thu cha mẹ đều cho chúng đi dự những buổi rễ rước đèn trong cộng đồng để chúng có một tuổi thơ đẹp hơn trong ký ức...

Năm nay Trung Thu về, chùa Phật Tuệ tổ chức rước đèn cho các cháu. Các con bà hẹn sẽ gặp nhau tại sân chùa. Các cháu bà đều có mặt. Điều thật vui và hạnh phúc là thằng Út đã về. Chỉ thiếu gia đình thằng lớn đang ở Nhật.

"Tàu về bến anh hẹn mình dạo phố..." Bà Chín nhớ câu mở đầu bài hát "Lính mà em" sao giống hoàn cảnh con dâu bà Chín quá. Chỉ khoảng còn 3 ngày tàu về bến gia đình mới được thông báo chính thức. Bà Chín đêm nằm ngủ mơ cũng thấy con về. Còn con dâu bà Chín còn nôn nao hơn mẹ. Nó làm một tấm bảng thật đẹp để gắn trước cửa nhà. Một tấm nó sẽ cầm tay đi đón. 4 giờ sáng đã trở dậy chuẩn bị cho cả con lẫn mẹ. Vì theo cuộc họp phải đi thật sớm mới có chỗ đậu xe.

6:30 sáng, hai mẹ con lên đường vào căn cứ. Bà Chín ở nhà trằn trọc không ngủ được, bà cứ mở Ipad theo dõi tàu về trên Webcam.  Những cặp vợ chồng son xa nhau  bây giờ mới gặp lại mới thật là thương và cảm động. Gần nửa năm xa nhà, con trai bà Chín không gặp được vợ con. Đứa con gái đầu lòng bụ bẩm đã bập bẹ gọi Ba ba. Mặc dù đã được mẹ cho coi hình mỗi ngày nhưng khi gặp mặt thì nó sợ và khóc mãi không thôi. Gia đình binh sĩ gặp nhau reo mừng và đông quá. Cháu vừa mệt vừa sợ hãi chỉ bấu lấy mẹ không rời. Chỉ khi ra bãi đậu xe vắng người cháu mới cho ba bồng.

Cảnh này lại giống những ngày bà bồng con đi thăm chồng ở trại tù Bình Điền. Bà Chín và mẹ chồng chuẩn bị cả tháng trời để đi thăm nuôi. Giấy tờ nhiêu khê, đi lên đi xuống cả mấy lần mới xong. Đi hơn một ngày đường mới tới. Vừa thấy ba là con bé sợ quá khóc thét. Khi chồng bà Chín đưa tay định bồng con, bé ôm lấy mẹ co rúm cả người sợ hãi. Đi thăm nuôi tù không phải là chuyện dễ dàng, vậy mà cả nhà cứ loay hoay với hai cha con. Giờ thăm nuôi ngắn ngủi chả nói được gì. Chia tay trong nước mắt, chồng bà Chín tuyệt vọng trông thấy. Biết làm sao khi cha đi tù khi bé mới 5 tháng tuổi có biết gì đâu...

Chùa Phật Tuệ là một trong hai ngôi chùa được thành lập trong vùng Riverside. Chùa do thầy Thích Quảng Trí trụ trì. Thầy là một thanh niên trẻ, tốt nghiệp xong được chọn đi tu học bên Ấn Độ. Thầy về vùng Riverside thấy miếng đất quá đẹp,  vị trí thuận lợi để  xây dựng một ngôi chùa lý tưởng. Em gái thầy đứng tên và bỏ tiền mua lại. Đây là một trại nuôi gia súc bị bỏ hoang nên đất rất rộng. Những ngày đầu mới tới, cả vùng nồng nực mùi phân bò và cỏ mọc ngập đầu gối.

Thấy ông thầy chùa ốm nhom, đi chân đất, mang y đội nón lá tối ngày vật lộn với cỏ hoang. Bà con Phật tử kêu gọi nhau tới giúp. Cái kho chứa vật liệu làm nông trại được sửa sang sơn phết lại làm chánh điện. Chánh điện nằm trên cao thoáng mát, địa thế lý tưởng. Chuồng gia súc hay cái kho ngày đó, theo năm tháng được Phật tử dọn dẹp, sửa sang và tu bổ. Bây giờ biến thành hội trường rất rộng . Đó cũng là nơi cho các cháu học Việt Ngữ mỗi tuần. Đức Thích Ca Mâu Ni hiền hòa trên tòa sen nhìn xuống tự tại. Một Phật tử nào đó đã cúng dường hai kiện to đùng gạch bông. Có lẽ sẽ được Phật Tử tham gia lót để hoàn thành vào ngày Tết Nguyên Đán.

Mới ngày nào mọi nơi ngập cỏ, bây giờ đã thành đường xá tráng xi măng sạch sẽ. Cây trồng đã sum xuê những trái vì đất mầu mỡ. Tượng Quan Thế Âm uy nghi đứng trên tòa sen trước hội trường để bà con Phật tử chiêm bái. Xung quanh chùa những tượng La Hán đứng, ngồi an vị bên những gốc cây hoặc đá được xếp rất mỹ thuật.

Thầy nghèo, chùa nghèo, Phật Tử cũng nghèo và không đông mấy. Nhưng có lẽ nhờ Bồ Tát và hộ pháp gia hộ, nên nhiều dịp may đưa đến để thầy có thể thực hiện được những công trình như hiện nay.

Từ lâu rồi bà Chín không có dịp đi chùa vì ông xã bà không thể đứng hay ngồi lâu được. Kỳ này con cháu cùng đi nên bà nhờ chúng chăm sóc phụ. Tới nơi, bà Chín  xách máy chạy một vòng sân chùa để chụp ảnh. Những viên đá nhỏ được trình bày với bố cục thật đẹp. Một chữ hoặc hai ba chữ ý nghĩa về thiền, về đạo được viết lên trên một viên đá dựng đứng. Vài chữ đơn sơ nhưng là một bài học tinh túy thực hiện cả đời không xong. Mỗi một chi tiết nhỏ đều nói lên ý nghĩa của tu tập và thiền định.

 

Bà Chín  mê mãi với cảnh trí xung quanh chùa đi tới chánh điện lúc nào không hay. Bà bước vào đốt hương chân thành đảnh lễ Như Lai và chư Phật. Tâm bà  một lúc nào đó lắng lại, bình yên.

-Ngoại ơi ! Ông ngoại kêu nè.

Bà Chín bước ra ngoài, dìu chồng đi. Không thấy bà đi cùng, ông bắt mấy cháu đi tìm. Đở ông ngồi trên băng ghế trước trai đường  bắt gặp thầy đang vội vã đi ra:

-Con chào Thầy. Bà Chín chấp tay cung kính

- Chào Cô Chú! Lâu quá mới gặp. Chú có khỏe Không? Rồi ông kêu một đứa cháu bà Chín

- Con đi nhắc cái ghế dựa để ông ngoại ngồi. Mô Phật, hôm nay ông đi dự rước đèn với cháu thật là tốt.

Rồi có vị Phật tử nào đó tìm thầy hỏi việc, thầy chào rồi vội vả bước đi.

Ông Thầy trụ trì chùa Phật Tuệ đơn giản như không thể nào đơn giản hơn. Tứ thời bộ đồ vàng bạc phếch của ông  ở trên người. Khi có lễ lớn ông mặc thêm cái y như của những người bên Nam Tông. Chân thường đi đất vì ông nói quen rồi. Mùa lạnh nhìn ông với chân đất áo quân lếch thếch mà nóng ruột. Tiết kiệm tiền điện, tiền ga chẳng mấy khi ông mở máy sưởi . Lo lắng cho sức khỏe, Phật Tử hùn nhau trả tiền điện nước cho ông. Thế nhưng ông vẫn vậy. Hỏi thì ông cười cười: " Hồi ở Ấn Độ tu học, trời lạnh nhiều gấp bao nhiêu lần ở đây mà tui có bị chi đâu".

Mỗi khi có đoàn hành hương đến chùa Phật Tuệ, ông tiếp đãi ân cần. Các Phật tử nhà bếp luôn được ông căn dặn phải nấu thật ngon cho bà con no lòng. Ông đích thân nấu khoai  lang hay đậu phọng để Phật Tử mang theo ăn trên xe.

Chùa nghèo, Phật tử cũng nghèo nhưng mỗi lần có lễ lớn như Phật Đản hay Vu Lan.. ông đều mời rất đông các sư về tham dự. Nhất là các sư thuộc phái Nam Tông rất được ông kính trọng. Mỗi kỳ lễ các sư mang bình bát để Phật Tử cúng dường. Những phẩm vật được ông chuẩn bị sẳn, ai muốn cúng dường thêm thì tùy hỉ. Ông muốn tạo điều kiện cho Phật Tử gieo duyên với Phật.  Giúp Phật Tử thêm hạnh bố thí để dành phước đức về sau.

Mỗi khi tan giờ học Việt Ngữ, các cháu xuống lễ Phật rồi ăn cơm trưa. Ông ngồi ăn chung với các cháu. Có đứa không chịu ăn hết , đưa thức ăn thừa nhờ Thầy ăn dùm,  vậy mà ông vẫn vui vẻ ăn hết. Không cầu kỳ lễ nghi rườm rà

Nhờ vậy , ông được Phật tử trong vùng thương mến. Không ngại cực khổ, hao tốn cùng với ông xây dựng cơ ngơi chùa được như ngày nay.

....

Bà Chín dìu ông xã đi xuống những bậc tam cấp để xuống khu vực tổ chức lễ rước đèn Trung Thu. Phía trước hội trường các vị Phật Tử nồng cốt đã giăng dây và treo lồng đèn sẳn để trao cho các cháu. Dưới chân tượng Quan Thế Âm được trang trí đèn hoa sáng rực. Những dãy ghế đã được sắo sẳn để bà con ngồi chơi. Bên một góc hội trường những dãy bàn đầy nước lọc, chè, thạch rau câu đủ loại. Kẹo bánh trung thu và rất nhiều thức ăn tráng miệng do Phật tử đem đến cúng dường. Hai đứa cháu bà Chín đang đứng phụ trách cái máy làm kẹo bông gòn. Những cây kẹo bông gòn hấp dẫn các cháu thiếu nhi. Con trai bà Chín đang đứng dùng máy thổi những quả bóng đủ màu cho các cháu.

Giữa sân một bếp lửa đỏ rực than hồng dùng để làm món bắp nướng trét mỡ hành hấp dẫn.  Năm nay trời không lạnh nên bếp lửa chỉ có mấy bác Phật Tử lui cui nướng bắp. Năm ngoái, do trời lạnh nên mọi người kéo ghế ngồi quanh bếp lữa ấm nồng . Vừa ăn bắp vừa răm ran chuyện đời, chuyện đạo.

Ở chính giữa sân được kê liền mấy dãy bàn. Con gái bà Chín từ bếp bưng ra mấy khay gỏi chay hấp dẫn.  Món gỏi rất ngon vừa giòn vừa chua chua ngọt ngọt. Ăn với bánh phồng tôm trong không khí mát lạnh này thật hết ý. Bánh Mì chay do cô Chi cúng dường. Rất nhiều và rất ngon  ai cũng thích. Còn nhiều món khác khác được  các chị nhà bếp đem ra tùy bà con hữu dụng.

Những bản nhạc về Trung Thu vui tươi được phát ra từ cái loa bên góc hội trường khiến không khí rộn ràng thêm lên.

Bà Chín dìu ông chồng ngồi xuống một cái ghế nhựa để sẳn. Một Phật tử thấy vậy, chạy vào hội trường đem ra cái ghế dựa:

-Mời Bác ngồi ghế này cho an toàn và đở đau lưng. Nói xong anh ta chạy đi lo việc khác.

Thấy các cháu đã đông, Sư Cô lên loa kêu các cháu tập trung vào nhận lồng đèn để chuẩn bị đi rước đèn Trung Thu. Sư Cô Hòa bận rộn suốt cả ngày lo cho buổi lễ hôm nay. Sư cô gom các cháu như cóc bỏ dĩa. Có đứa này thì mất đứa kia. Chúng mãi mê với bong bóng, kẹo bông gòn hay những thức ăn hấp dẫn. Khi được gọi đến nhận lồng đèn, chúng vui vẻ chạy vào tay vẫn còn cầm thức ăn.

Những phụ huynh đốt đèn cho con em mình và đẩy chúng vào hàng. Những lồng đèn đủ màu sắc lung linh đẹp mắt. Lồng đèn nhà nghèo không kiểu cọ, diêm dúa. Không có cá, bướm hay những hoa văn đắt tiền nhưng cũng làm cho các cháu thật vui và mừng rỡ.

Hai em Phật Tử phụ trách múa lân và hai em phụ trách đẩy và đánh trống. Một hàng dài các cháu rồng rắn theo nhau rước đèn đi quanh sân chùa. Sư Cô mời các phụ huynh cùng cầm lồng đèn đi chung đi với các cháu cho vui.

 Bà Chín nhìn các cháu lại nhớ những ngày mình cũng đi rước đèn như vậy. Cháu nội, ngoại bà Chín cũng cầm lồng đèn hòa vào dòng người. Ông chồng bà Chín than đau lưng. Bà dìu ông đứng lên và ông chống gậy đi vòng quanh chân tượng đức Quan Thế Âm.

Đoàn rước đèn Trung Thu đã về và các cháu tan hàng, tự do muốn chạy chơi thoải mái. Thức ăn được mọi người tự do lấy và ngồi vào ghế ăn uống nói cười vui vẻ.

Bà Chín lấy gỏi và một ít thức ăn cho mình và thạch cho chồng vì nó mềm dễ ăn. Mùi bắp nướng trét mỡ hành bay lên thơm lừng.

Đêm đã buông xuống. Ánh đèn từ trên cao tỏa xuống soi rõ mặt người. Bà Chín nhìn lên trời, trăng rằm tháng Tám ẩn hiện dưới những nhánh tre ngoài vườn chùa. Từ dưới nhìn lên, Chánh Điện lấp loáng ánh đèn trong đêm tạo một không gian tuyệt đẹp, ấm áp và thân tình

Chùa nhà cũng như quê xưa tuy nghèo mà vui. Không nguy nga, lộng lẫy năm từng, bảy tháp nhưng ấm cúng thân thương. Vị Sư Cô đất Thần kinh nói tiếng Huế dịu dàng đã thổi hồn vào từng viên đá nhỏ. Những viên đá biết nói đã gửi tới người thưởng lãm bao nhiêu là ý nghĩa thâm sâu. Người Phật tử thả bộ một vòng sân chùa  và nơi nào cũng gặp Pháp. Khách sẽ có một phút lắng lòng, dẹp mọi sân si và yên bình quay về chánh pháp . Đó là miền hoan hỉ của vị trụ trì chùa Pháp Trí.

 

Ngày xưa trăng sáng soi làng tôi. Ngày nay trăng sáng soi ngôi chùa nghèo Phật Tuệ. Bà Chín nghĩ miên man và thấy mình thật sự yên bình và hạnh phúc

Vầng trăng chỉ có một. Vậy mà có người khóc vì trăng , trách trăng bạc bẽo, trách trăng quên lời thề. Cũng vầng trăng đó có người hân hoan reo vui vì tái hợp. Nhìn trăng để gợi nhớ bao nhiệu hạnh phúc trong đời. Trăng không trách ai, trăng không biện hộ, trăng chỉ là trăng, bất biến và tự nhiên. Trong trăng không có chị Hằng, cũng không hề có chú cuội. Trăng chẳng hề thương ghét hay ban phép mầu đến cho bất cứ người nào. Cái đẹp của trăng là tùy cái nhìn của con người tức do tâm sinh ra.

Trung Thu năm nay niềm vui lan tỏa ấm áp. Gia đình sum họp trong ngôi chùa Phật Tuệ ngày rằm. Trăng vẫn lung linh sáng soi cảnh vật. Người vẫn vui vẻ chuyện trò râm ran.

-"Đêm nay trăng sáng soi làng tôi, một vài cô thôn nữ xay lúa lo ngày mai.Cười vui theo ánh trăng huyền lam, đưa câu hò tình tứ lúa thoáng bao mùi hương....

Bài hát "Trăng sáng trong làng" một thuở nào đất nước thanh bình văng vẳng trong tâm trí bà Chín. Nhìn lên chánh điện rực sáng dưới ánh đèn. Bà Chín nguyện cầu cho đất nước an bình. Cho những đêm trăng rằm luôn là những đêm vui an bình và hạnh phúc.

 

Nguyễn thị Thêm

Trung Thu 2016

Trung Thu 2016 chùa Phật Tuệ


 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 2012(Xem: 19659)
Thành và Huệ Nhi nở nụ cười trọn vẹn khi đôi bàn tay yêu thương đã tìm đến nhau…trút cạn hơi thở cuối cùng trong...Chuyện Tình Buồn
13 Tháng Chín 2012(Xem: 28822)
Tôi đọc trang Hội ái hữu Biên Hòa không phải ở Việt Nam, mà là ở một đất nước xa xôi cách VN nửa vòng trái đất. Tôi đã tìm thấy lại cái tình người ấm áp mà chỉ thật sự cảm nhận có ở quê hương.
10 Tháng Chín 2012(Xem: 19932)
Tôi, cái thằng con trai ngã ngựa vô tích sự trên đời chẳng làm điều gì để mẹ vui, mẹ hạnh phúc. Tôi là thằng con bất hiếu, một thằng con có vô số lỗi lầm nhưng chưa một lần xin lỗi mẹ.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 23629)
Cho đến lúc tàn hơi, má vẫn nghĩ tới tương lai hạnh phúc của con. Vậy mà con nông nỗi, nỡ xua tan hạnh phúc riêng tư cuối đời của má. Trong cơn đau xé lòng, Mén nghe vẳng đâu đây lời ru buồn mênh mang của má:
09 Tháng Chín 2012(Xem: 18451)
Như lây từ nỗi nhớ của Trâm, Trang và Uyên cũng khóc. Lạ một điều, em không nhớ mẹ mà lại nhớ cô. Đã có hai đóa hoàng lan thơm ngọt ngào trong túi áo như một lời vỗ về nên em không khóc
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39128)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 22512)
thầy Phan Thanh Hoài ngồi bên cạnh tôi luôn tỏ sự lo lắng vì sự vắng mặt của thầy Hoàng Phùng Võ, cũng như những tin tức không tốt về sức khỏe của thầy Phan Thông Hảo ở Philiadelphia và thầy Trần Minh Đức ở Virginia, cửa xe đóng kín hình như có một chút bụi cay vương khóe mắt...
02 Tháng Chín 2012(Xem: 21831)
Tôi thấy lại mình, với mái tóc ngang bum bê ngơ ngác, buổi trưa nắng oi người cùng với nhỏ bạn, hai đứa chở nhau trên chiếc xe đạp, lăn từng vòng bánh xe buồn đi thăm mộ má của bạn vừa mới mất. Hai đứa chở nhau đi, nhưng chẳng huyên thuyên ríu rít như mọi lần…
01 Tháng Chín 2012(Xem: 24029)
con được mẹ gọi 2 tiếng thân thương “ BÉ TƯ” ngày nào. Con muốn có đòn roi mẹ, mỗi khi con phá phách. Con muốn có Mẹ, để được mẹ trả tiền con ăn thiếu, ăn chịu mẹ ơi...
01 Tháng Chín 2012(Xem: 22480)
Con đã nhận ra:Lời dạy của ba,lời nào sao cũng đúng! Ba mãi mãi là thần tượng của con mà! Càng thương nhớ ba con càng thương nhớ mẹ vô cùng!
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19963)
Hai em qua phà Cổ Chiên, gió từ sông thổi lên làm ấm những tâm hồn già cổi trong trái tim còn rung động nhịp yêu thương.
26 Tháng Tám 2012(Xem: 19926)
tôi không dám chào Thu, đúng hơn là tôi không đủ can đảm để nhìn thật sâu vào ánh mắt người chồng đã bị vợ hơn một lần phản bội
23 Tháng Tám 2012(Xem: 22057)
tôi đồng ý với Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn ngay tại chỗ tên cộng sản nằm vùng Bảy Lốp tại Chợ Lớn trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, tình huynh đệ chi binh thể hiện một cách rõ rệt và mãnh liệt giữa bạn và thù trong phút chóc.
22 Tháng Tám 2012(Xem: 21784)
Nguyện ánh sáng Từ Bi của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đem lại nguồn an lạc cho cô Huỳnh Thị Ba được mọi phước lành. Nguyện cầu tất cả các bà mẹ hiền tiền cũng như quá vãng được sống trong niềm hạnh phúc an lạc của tỉnh thức và bình an.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 21759)
Và như vậy xin tạ tội với tổ tiên vì tôi gắn bó với Santa Clara, nơi tôi sống lâu hơn quê nhà; xin tạ tội với ông bà, tôi chưa một lần về thắp một nén hương tưởng nhớ trước bia mộ tiền nhân. Giống như loài chim thiên di, tôi luôn nhớ cội nguồn và có một quê hương thân yêu trong tâm tưởng.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 27271)
cuộc sống luôn có những bất trắc với nỗi đau và hạnh phúc, nhưng niềm vui có được là biết mang đến cho nhau những nụ cười và cùng cầu nguyện may mắn, an lành cho nhau.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 20747)
Ngày nay, nơi xứ người, gã cựu tù vẫn mơ màng. Một mai khi nghiệp "Ác Cộng" đã được giải trừ, gã sẽ về thăm lại chốn tù đày thuở nọ. Để có dịp ngắm nhìn Bến Ngọc dưới trăng thanh, lấp lánh khoe ánh ngọc. Để buổi chiều tà trên đỉnh Dốc Phục Linh
16 Tháng Tám 2012(Xem: 24468)
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại, đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời, nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng.
16 Tháng Tám 2012(Xem: 22135)
Là các đơn vị an ninh lãnh thổ hay diện địa, Nghĩa quân, Địa phương quân tuy không lập được chiến công hiển hách nhưng công lao bảo vệ cho làng xóm, dân tình được an cư, lạc nghiệp, tuy âm thầm nhưng đáng quý trọng và xứng đáng là thành phần của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từng phen máu đào nhuộm thấm đất quê hương!
12 Tháng Tám 2012(Xem: 24253)
Chính tấm chân tình của gã kiếm khách vốn vô tình này đã khiến “ Ánh mắt của nàng lạnh như giá tuyết băng… gặp một sức nóng đã tan ra từng giọt, từng giọt chớp ngời.”
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21579)
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu, tôi vẫn còn có thể quay lại trường của con gái, tôi sẽ trao cho con tôi quyển sách mà ông nội nó đã gởi trọn cả niềm tin yêu và hy vọng. Tôi cũng sẽ nói: “Cuốn sách nầy sẽ rất bổ ích, nếu con để NÓ giúp con”.
10 Tháng Tám 2012(Xem: 23464)
Từ đâu em có được tấm lòng cao thượng biết san sẻ cho kẻ khốn cùng. Phải chi kẻ chiến thắng họ được như vậy, đất nước Việt Nam sẽ không giống như ngày hôm nay.
17 Tháng Bảy 2012(Xem: 31096)
Chúng tôi chia tay nhau khi mặt trời mon men nóc chợ, mỗi đứa một phương tiếp tục quảng đời riêng nhưng bao giờ cũng chung một ngã trong cùng tận đáy lòng
16 Tháng Bảy 2012(Xem: 22303)
em sẽ dành cả đời này cho con như tình yêu của em đã dành trọn vẹn cho anh. Chút Kỷ Niệm Buồn,mình mãi mãi mất nhau hay là có nhau hỡi anh
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28384)
Vậy là chết tui rồi! Cái"anh Hạnh" này chơi tui tới bến. Mấy cô em đó ngồi chung trên xe cã ngày mà bây giờ mới báo động làm sao tui trốn kịp đây?
15 Tháng Bảy 2012(Xem: 28982)
Từ một chàng trai tuổi đôi mươi tràn đầy nhựa sống , khao khát ước mơ và hy vọng – Thoắt cái người ta thấy mình trở thành một phế nhân , chôn vùi tất cả ước mơ sau những cơn đau triền miên , vật vã…
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 23047)
Xa quá rồi phải không bạn, những ngày tháng cũ . Ngày hội ngộ năm nay lại thiếu những khuôn mặt của 1A2 năm xưa. Tôi nhớ các bạn vô ngần , Thông, Sang , Liên , Kim Hoàng , Nho, Kim Ngân , Phố , Mẫn, Nuôi , Nhỏ , Lan Phương .
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 23283)
Cuộc đời đáng yêu lắm, Em không thể bỏ ngay lúc này dù căn bệnh cứ đeo theo dai dẳng, làm ngán ngẩm lòng người, lòng mình, nhưng biết làm sao đây?
05 Tháng Bảy 2012(Xem: 28495)
Dù chỉ còn là dư âm nhưng truyền thống NGÔ QUYỀN vẫn được sống lại hàng năm qua những cuộc Hội Ngộ của Cựu Học Sinh Ngô Quyền còn vương lại trên Đất Biên Hòa hoặc trên nửa vòng trái đất xa xôi và sẽ sống... sống mãi với thời gian…
03 Tháng Bảy 2012(Xem: 22730)
Quãng đời của mỗi người đều trải qua những thăng trầm và cơ hội gặp gỡ nhau là để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống vốn dĩ vô cùng bận rộn và đầy những nỗi lo toan…
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 29126)
Cái chú Chín này ngày thường khi đánh trống thì gọn gàng hùng dũng mà sao hôm nay cái tay cứ run run, cây kềm lành lạnh cứ đụng ra đụng vô làm tui càng đau càng dẩy dụa la khóc rùm lên
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 20940)
“Vé số đây…” tiếng rao của chú Dế , cũng âm thanh quen thuộc đó, cũng con người đó qua bao năm mò mẩm với tấm thân mù lòa, cũng ra Chợ Đồn qua Hóa An, đến Tân Hạnh. “Vé số đây…
26 Tháng Sáu 2012(Xem: 28635)
Cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, các em sẽ lớn lên sẽ choàng khăn với những huy hiệu. Các em sẽ học được gì ở nhà trường XHCN để được nhìn thực tế của cuộc sống
25 Tháng Sáu 2012(Xem: 22018)
Nắm một cục đất tôi quăng xuống suối, muốn nghe lại tiếng “tõm” ngày xưa. Nhưng không, chỉ một tiếng “Bịch” khô khan như một cái đấm vô tình đập vào lồng ngực. Tôi nghe nhói nơi đó. Ôi! Mãnh vườn và thời thơ dại của tôi đã bị sói mòn như con suối nhỏ.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 22409)
Tình yêu là xuất phát từ trái tim, từ cảm xúc trong tâm hồn. Thuyền hoa đã chẳng tấp được vào bến yêu nào, khi những nụ hoa còn thiếu bàn tay vun bón nên nó cứ trôi, trôi mãi, và rồi Quỳnh thiếp đi trong cảm giác trôi mơ bên tiếng sáo…
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 30241)
Bạn Trần văn Vỏ, 1949, CHS K.08 NQ, lớp thất 4 Anh Văn, đã mãn phần trưa ngày 13/6/2012 tại Vũng Tàu, sau một thời gian lâm bệnh. Sau đó gia đình đưa bạn về tổ chức tang lễ ở Biên Hòa, ngã ba Thành
17 Tháng Sáu 2012(Xem: 27859)
Tôi nghĩ rằng, bài viết nầy là món quà quý giá gửi đến thầy cô, bè bạn nhân ngày hội tương phùng sắp đến. Đây cũng là tình cảm của học trò, đồng môn từ nửa vòng trái đất xa xôi chia sẽ ước mơ. Xin hãy sống vì kỷ niệm và bè bạn, khi nào ta hãy còn hiện hữu trên cỏi đời
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 22858)
Một phim hoạt hình hay nhất tôi từng xem. Mạch phim nhẹ nhàng như hơi thở. Như làn gió thoảng qua. Một người con luôn nhớ về cha. Một người cha đã mất, một người con đã già Đây là cái phim câm hay nhứt và cảm động nhứt trong đời tui. Biết bao cô gái VN đã như nhân vật trong phim. Coi đừng có khóc nha !
16 Tháng Sáu 2012(Xem: 21796)
Đêm xuống dần bất chợt Phụng đến bên nàng lúc nào không hay.Phụng đã ôm vai nàng, đặt lên môi nàng một cái hôn nồng nàn. Hai người cùng vào phòng, họ ngủ một giấc ngủ an lành trong vòng tay yêu thương nhau.
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 24082)
Đêm qua là đêm Hạnh Phúc nhất của tôi từ ngày tôi xa Phúc-Cũng là lần đầu tiên tôi mơ thấy anh về…Giấc mơ tuy chưa trọn vẹn vì tôi chưa được nghe những lời yêu thương từ anh, tôi chưa được ôm anh để nghe những lời an ủi.
10 Tháng Sáu 2012(Xem: 20918)
Người con gái Việt Nam bất hạnh với thế cuộc, bất hạnh với những nỗi oan khiên trên biển cả, bất hạnh với những lời miệt khi của những người không hiểu cho nỗi đau riêng của họ...
09 Tháng Sáu 2012(Xem: 32133)
Nhìn các con cháu vui vầy quanh quẩn, tôi đã không kìm được hai hàng nước mắt... Mượn tên một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy để nói lên tâm trạng của mình, của một con tim vốn bị nhiều thương tổn.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 31199)
dù cách nhau nửa vòng trái đất hay cùng sống chung ở quê nhà, những người thân quen cũng như những bạn bè năm xưa “tình cờ” gặp lại nhau và có được những giây phút tương phùng, gắn liền quá khứ với hiện tại mà tưởng chừng như chỉ xảy ra trong giấc mơ...
04 Tháng Sáu 2012(Xem: 22729)
Cha kính yêu của con, chỉ còn hơn bốn tháng nữa, chị em chúng con sẽ tổ chức lễ cúng một năm ngày mất của cha. Có lẽ cha mẹ cũng vui cười nơi chín suối khi chị em chúng con hòa thuận, có cuộc sống sung túc, ấm êm nơi cái làng Chợ Đồn giờ đã lên phố thị.
03 Tháng Sáu 2012(Xem: 22503)
Có tiếng xe ngoài cổng và tiếng cười ríu rít. Bầy cháu tôi đã tới nhà. Tôi lại phải chạy ra mở cửa và như đàn chim chúng sẽ tíu tít chào. Chúng sẽ ôm hôn tôi với mùi thơm thật tuyệt diệu. Mùi thơm của trẻ con, của vô tư và thánh thiện.
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22857)
“Mưa Trên Sông Đồng Nai” cũng diễn tả rất thực tình trạng xã hội miền Nam mà tác giả đã sống từ lúc sinh ra cho đến khi bỏ nước ra đi, gần 50 năm trời. Ba lãnh vực mà Kha đã “may mắn” hay “rủi ro” sinh hoạt là giới báo chí miền Nam, Quân Lực VNCH và tù đày sau năm 1975,
28 Tháng Năm 2012(Xem: 22304)
Xin gửi đến mọi người bài thơ “Ta đã thấy, đã nghe và đã nói” của NICK MỚI - XCAFE VN trên điện báo Dân Làm Báo. Những lời thơ vang vang như TIẾNG RÉO GỌI CỦA QUÊ HƯƠNG!
28 Tháng Năm 2012(Xem: 23652)
Từ đó về sau mỗi khi đến ngày này tôi thường hay suy nghĩ vẩn vơ. Chúng mình mang hoa tưởng nhớ người đã khuất đã bao lần trong đời nhưng có bao giờ nghĩ đến việc thay mặt người lính năm xưa tặng cho người ở lại một cành hoa nhỏ, thật nhỏ đủ để vắt lên vành tai đang ửng đỏ nỗi sầu chia ly muôn thuở.
27 Tháng Năm 2012(Xem: 33717)
Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
24 Tháng Năm 2012(Xem: 22417)
Nói chung, chuyện của xóm Bắc dốc Tòa không sao kể hết, chỉ kể lại phần đời của tôi lồng trong xóm này khi tuổi đã xế chiều. Mong con cháu ở xóm biết qua phần nào cái hồn của xóm ngày xưa