11:47 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

NGƯỜI GIÀ TRONG MÙA DỊCH - Nguyễn Thị Thêm

28 Tháng Ba 20206:39 CH(Xem: 5946)

NGƯỜI GIÀ TRONG MÙA DỊCH
đại dịch

Có tiếng gỏ cửa. Con gái mở cửa phòng tôi, ló đầu vào và nói:
- "Hồi chiều con thấy má ho vài tiếng. Má bị sặc nước hay ho thật? Má có đau cổ hay khó chịu gì không?
Tôi trả lời:
- " Má bị sặc nước, sức khỏe má bình thường.
- " Như vậy không sao. Nếu má thấy có gì lạ, má phải nói với con liền nha. Đừng có nghĩ không sao rồi dấu. Bệnh viện hai đứa con làm việc lúc này đã nhận nhiều bệnh nhân nhiễm virus Corona rồi. Cho nên má tránh tiếp xúc và lại gần tụi con để bảo vệ an toàn cho má.
- "OK.
Tôi gật đầu và cũng không rời khỏi giường. Con gái nhẹ nhàng đóng cửa phòng. Tiếng bước nhân của con đi về hướng phòng nó. Có tiếng cửa đóng và tôi nằm đó suy nghĩ vẫn vơ.

Từ ngày bệnh dịch tràn lan tới nay, tôi đã tự cách ly mình với thế giới bên ngoài. Cả mấy tháng tôi chỉ ra ngoài một lần để đi Bác Sĩ gia đình và một lần siêu âm theo định kỳ. Quên nữa còn một lần tôi đi chợ.
Số là trường đóng cửa, cháu ngoại phải ở nhà học online. Tin tức, video tràn lan trên mạng xã hội, nói về tình hình người dân tranh nhau mua hết đồ ở các chợ làm mình cũng nôn nao. Buổi sáng thứ hai cháu ở nhà chưa ngồi vào máy để học, các con đi làm cả, tôi nói với cháu chở ngoại đi chợ một bửa để "xem dân cho biết sự tình".

Thế là cháu chở tôi đi chợ Wal Mart gần nhà. Đúng như lời đồn, những thịt tươi, thịt đông lạnh gần như hết sạch, đồ hộp, thức ăn đông lạnh cũng hết, rau quả còn nhưng không nhiều. Riêng giấy đi cầu và giấy lau tay đương nhiên là không có. Tôi mua một ít thức ăn rồi nói cháu chở ngoại qua chợ 99 Cent. Tôi nghĩ chắc ở đây cũng còn ít giấy lau tay. Tôi thật nhẹ dạ, cái kệ trống trơn. Thế là hai bà cháu dẫn nhau qua chợ 99. Đây là chợ của người tàu có bán thức ăn VN. Chợ cũng không còn nhiều đồ như những lần tôi đi trước. Mì ly thiên hạ cũng gom hết. Không có giấy, không có gạo...Nói chung những thứ cần thiết để ăn lâu dài đã hết. Thiên hạ chả ai đeo khẩu trang nhưng nói chuyện xí xô xí xào ít hơn. Mọi người như ngầm nói với nhau "Cẩn thận".

Chiều đó, con gái đi làm về la cho tôi một trận. Nó la cũng đúng vì thương mẹ. Nó sợ tôi ra ngoài bị người khác lây bệnh thì rất nguy hiểm. Khi Thống Đốc Cali tuyên bố tình hình khẩn cấp, người già trên 65 tuổi không nên ra đường. Con gái tôi cười và tuyên bố "Thiết quân luật bà ngoại. Không được rời khỏi nhà trước khi có lệnh mới." Xong dường như cũng thông cảm với mẹ, cháu nhìn tôi giọng trầm hẳn xuống: "Má cần gì nói với con. Con sẽ mua đem về. Ra ngoài má lớn tuổi dễ bị lây nhiễm."

Tôi mỉm cười và đành chấp nhận hai chữ "cấm cung". Bây giờ tôi mới thấy mình quan trọng trong gia đình. Nếu mà tôi bị dính Virus thì cuộc sống các con hoàn toàn đảo lộn, cơ may về lại mái nhà thân yêu này chắc hẳn khó khăn. Tôi đã đi gần cuối đoạn đường đời. Cũng như tôi phải chấp nhận bốn chữ: "Tuổi già sức yếu" Vì bởi sức yếu nên Virus Wuhan mới mê. Chúng mà gặp lứa tuổi "già háp" của chúng tôi thì bám chặt như mèo thấy mỡ, như gái xuân tới thì mà gặp trai tơ.
Cũng may hai vợ chồng con tôi đều làm về thuốc trong bệnh viện, việc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân không nhiều. Mặc dù cơ hội bị nhiễm bệnh không cao nhưng mấy ai biết được con virus tiềm ẩn ở ngõ ngách nào và bám theo mình lúc nào. Cho nên đối với các con, tôi cũng phải tự cô lập mình, tránh tiếp xúc nhiều với chúng.

Từ ngày ông nhà tôi mất đi, căn nhà trống vắng và thiếu tiếng cười. Tự dưng tôi cũng ít nói tếu vì không còn ai để chọc cười cho không khí vui tươi quên đi bệnh tật. Cháu tôi hai đứa đều học trung học và theo lớp huấn luyện Volleyball ở trường. Mỗi ngày sau giờ học là tập huấn tới chiều mới về nhà. Đôi khi có lịch đấu tại sân nhà hay ở các trường khác, xe chở về nhà trời đã tối. Ăn qua loa mấy miếng là hai đứa rúc vào phòng làm homework cho kịp mai đi học. Con gái, con rễ làm hai bệnh viện khác nhau, sau giờ làm cũng cần nghỉ ngơi. Phòng nào cũng đóng kín cửa. Họa hoằn lắm hai vợ chồng mới được xếp lịch cùng nghỉ một ngày, gia đình có một bửa cơm chiều sum họp, ấm cúng.

Cuộc sống thời dịch bệnh rất buồn tẻ và căng thẳng, loanh quanh ăn rồi ngủ. Trong phòng ngủ, xuống lầu, ở phòng ăn, phòng khách. lên lầu vào phòng ngủ. Cái vòng tròn nho nhỏ theo nhịp sống mỗi ngày của người già là như thế.
Thường thường tôi cũng vào thế giới của riêng tôi. Căn phòng với cái giường nho nhỏ, máy desktop với cái monitor thật lớn. Tôi có bạn bè trên khắp thế giới. Tôi cười, tôi đùa, tôi trò chuyện, tôi làm thơ, tôi viết ... tôi bằng lòng và trân quý những gì mình có được ở tuổi hoàng hôn.

Ngày xưa ông xã tôi bệnh. Tôi cẩn thận giữ vệ sinh cá nhân cho hai vợ chồng rất tốt. Việc đó ngoài là giữ vệ sinh chung còn là sự tự trọng.
Bây giờ trong thời kỳ vô cùng nguy hiểm của dịch Vũ Hán, giữ vệ sinh còn là bảo vệ mạng sống cho mình, cho gia đình và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Ở nhà, tự cách ly còn là tham gia chống dịch, không làm cho hao tốn tiền bạc quốc gia. Nói cho lớn chuyện đi một chút, mình ở nhà không ra đường còn là tỏ lòng cám ơn và trân trọng những người Bác Sĩ, y tá, nhân viên trong bệnh viện đã dốc hết sức để đối phó với dịch cúm, dành sinh mạng cho những bệnh nhân.
đại dịch1

Hiện nay Virus Wuhan đã làm cả thế giới như bị đóng băng. Mọi phương tiện đời sống, mọi sinh hoạt cá nhân đều hướng về đề phòng và chống dịch. Ngồi suy nghiệm cuộc đời, tôi thấy trước cái chết, tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp đều không còn giá trị. Sức khỏe là trên tất cả. Nghị lực và niềm tin là cứu cánh để duy trì sức khỏe của mình. Hãy tha thứ và dễ dãi một chút trong cuộc sống để buông bỏ phiền não và nhẹ nhàng trong tâm.
Chưa có lúc nào như bây giờ người lại sợ người đến như vậy. Việt Nam ta thường "gặp nhau tay bắt mặt mừng", người tây phương ôm hôn nhau thắm thiết. Bây giờ thì "Xưa rồi Diễm" phải đứng cách xa nhau 2 thước, đưa tay ngoắc ngoắc làm dấu chào nhau. Đám ma không thể đến chia buồn, đám cưới phải đình lại. Cha mẹ chết con cái cũng phải giới hạn không được tập trung quá 10 người.

Như vậy cho thấy sinh mạng con người thật nhỏ bé trước tạo hóa. Không có gì là bền vững vĩnh viễn. Khi bệnh dịch tấn công mãnh liệt, người chết quá nhiều, chính phủ không thể trở tay thì ai cũng như ai. Tất cả nghi lễ đều vô nghĩa và không thể thực hiện. Có nhìn hàng loạt chiếc quan tài chờ đi hỏa táng ở nước Ý mới rùng mình sợ hãi. Nhìn hình những đoàn xe sáng tinh mơ nối đuôi nhau di chuyển quan tài ra khỏi thành phố, ai trong chúng ta không ngậm ngùi và nghĩ đến riêng mình.

Này nhé, ngồi nhà chán quá mình đi ra phố, nói chuyện vu vơ với một người vừa quen. Họ thân thiện và bặt thiệp, nhưng họ đang bị nhiễm bệnh mà họ lẫn mình đều không biết. Con Virus Wuhan ác ôn đó gặp ta già rồi mà vui tính mừng rỡ reo lên: "Tình cờ gặp được nhau đây..." Chúng bám lấy ta, yêu ta ngàn năm, lưu luyến không rời, sinh con đẻ cháu. Ôi! Người tình không chân dung gặp gỡ giữa đàng mà vì tiếng nói nó bám chặt lấy ta.Ta phải đau khổ cưu mang và gắn bó với nó, chết sống vì nó. Ta già rồi, không còn nhiều kháng thể để bảo vệ bản thân. Ta hết sức chống cự muốn đẩy nó đi xa. Muốn giết nó như giết người trong mộng. Ta không thở được, không nói được, đau đớn và bất lực. Vì nó ta bỏ lại tất cả những gì bên ta: Con cái, gia đình và tình yêu thương của những người xung quanh. Khi nó thề sinh tử ôm nhau cùng chết thì chỉ vài tuần thôi, ta đành xuôi tay ra đi nhanh chóng. Ta gia nhập vào hàng ngũ những vong hồn bại trận vì dịch Covid-19 ( China Original Virus In December 2019). Cái nguy hiểm là ta đã vô tình lây lan thêm cho con, cháu và những người ta tiếp xúc.

Nghĩ thôi tôi đã rùng mình vì vô hình chung mình là mầm dịch, là tội nhân gieo tai họa cho cộng đồng, làm phiền lụy cho Bác Sĩ và những người trong bệnh viện.

Chưa bao giờ con người thấy mạng sống của mình bị đe dọa như lúc này. Nhìn đâu cũng sợ bị lây nhiễm. Hai bàn tay mỗi ngày rửa không biết bao nhiêu dạo, nhưng rồi rờ vô cái gì cũng sợ virus. Từ nắm cửa đến thư từ, bưu phẩm, báo chí, quảng cáo đều có bàn tay của ai đó đụng vào. Đi ra ngoài mua thức ăn, trong những người đứng xếp hàng biết ai là người đang mang mầm bệnh. Người nhìn người e dè, sợ nhau lây. Tình người bỗng chốc nhạt nhẽo và nghi kỵ. Dịch bệnh xuất xứ từ Vũ Hán bên Tàu. Người Việt Nam mình dân Á Châu vô tình bị đánh đồng với người Tàu nên nhận những cái nhìn, cử chỉ và lời nói kỳ thị.

Thật tình con virus này nhỏ chưa từng nhỏ hơn mà sức công phá của nó lớn hơn vũ khí hiện đại. Nó làm điên đảo loài người trên trái đất. Nó từ một tỉnh của Tàu đi khắp năm châu không cần visa hay hộ chiếu. Nó không hình, không dạng mà đi tới đâu người ta chết đến đó. Nó khiến phi cơ không thể lên trời, những du thuyền dù sang trọng thế mấy cũng chẳng thể ra biển. Nó san bằng giàu nghèo, chức vụ trước bệnh dịch và cái chết. Nó đã làm con người và xã hội có sự liên đới bằng sự lây lan. Nó gieo sự mất mát, sợ hãi để con người quay về với niềm tin và tín ngưỡng.

Nó đó, nó là kẻ thù của nhân loại ở thế kỷ này. Nó khiến cho nhịp sống tất bật của con người chậm lại, sự ăn chơi phung phí xa hoa phải ngưng, những tiệc tùng phải dẹp. Mọi quốc gia trên thế giới đều liên đới mang gánh nặng ngàn cân vì nó. Nó cảnh báo loài người về ăn tạp, về âm mưu hũy diệt lẫn nhau. Nó là hiện thân của ma quỷ và tội ác.

Có một người nói với tôi như thế này:" Ngày xưa tuổi thọ con người không cao, loài người sống chan hòa với thiên nhiên, trái đất không hề bị ô nhiễm. Bây giờ văn minh vượt bậc, khoa học đã tiến tới những bước thần kỳ. Con người đã tận dụng tất cả những gì có trong thiên nhiên để cung phụng cho cuộc sống, hầu thỏa mãn những phát minh, những khao khát khám phá và hiểu biết. Tài nguyên cạn kiệt, không khí ô nhiễm, thú vật bị tàn sát, môi trường sống chật chội và thiếu tình người. Người già lại được chăm sóc bằng những phương tiện tối tân nhất, thuốc men tốt nhất để kéo dài tuổi thọ. Có nhiều nước người trẻ lao động ít hơn người lớn tuổi. Dân số càng ngày càng lão hóa nên mất cân đối cho tương lai. Trận dịch này vô hình chung thu xếp được điều đó. Nó chọn người già để khuếch tán và hủy diệt. Trong những người ra đi vì dịch bệnh Virus Vũ Hán tại Trung Cộng, tại Ý và các nước khác, có phải chăng người già chiếm đa số. Trong bệnh viện, lúc phương tiện y tế không đủ, Bác Sĩ đành phải dành ưu tiên cứu người trẻ, hy sinh người già."

Nghe qua thì thật mũi lòng, nhưng phải công nhận đó là sự thật. Cho nên, muốn không phải là một tử thi nằm ở một trong số những quan tài sắp từng dãy kia, tôi chọn tự mình cách ly tại nhà. Tuy rằng ở nhà nhưng chưa phải là an toàn 100%. Thí dụ như con tôi đi làm trong bệnh viện, có chắc chắn là nó không mang virus trong người. Ở cơ thể, ở áo quần, ở túi xách, ở bình nước...
Biết đâu một ngày đẹp trời nào đó, con Virus Vũ Hán sẽ qua thăm tôi và gắn bó với tôi. Biết thân biết phận mình, tôi đã cách ly với con bằng cách không va chạm vào bất cứ đồ dùng đi làm của nó. Khi ăn mỗi người mỗi dĩa, tôi thường ăn trước và đi nghỉ sớm. Nếu ăn chung tôi ngồi ở đầu bàn. Không ngồi coi phim chung ở ghế salon và nhất là không ôm hôn con như ngày xưa thân ái.
Người già cơ thể sẽ yếu và dễ nhiễm bệnh. Tôi tự nhủ như vậy và sống lạc quan, tích cực mỗi ngày.Chuyện gì đến phải đến. Hãy bảo vệ lấy mình vì con cháu, còn chết hay sống đều do số mạng.

Nói tới bệnh này, tôi xin gọi cái tên trung thực nhất: 'Virus Wuhan". Bởi vì dịch họa này xuất phát từ Wuhan bên Tàu và chính Trung Quốc nói Vũ Hán là nơi khởi đầu của Virus.
Theo tôi Trung Quốc thiếu thế giới một cái cúi đầu xin lỗi vì đã làm cho dịch này phát tán, Trung Quốc cố tình ém nhẹm, dấu diếm nên thế giới không kịp phòng ngừa, dịch bệnh lan tràn không thể chận đứng kịp. Virus theo chân người Trung Quốc đi khắp nơi trên thế giới trở thành bệnh dịch toàn cầu. Giết hại không biết bao nhiêu sinh mệnh và làm tê liệt mọi hoạt động của dân chúng.

Ngoài ra Trung Cộng thiếu nước Mỹ hai cái cúi đầu. Cái cúi đầu thứ nhất xin lỗi đã đem dịch bệnh đến các tiểu bang của nước Mỹ. Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.

Sự thật bao giờ cũng là sự thật.

Nguyễn thị Thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15663)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10671)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10186)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10692)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18495)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12337)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11897)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10725)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10880)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12254)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10673)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10290)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10784)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12990)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10905)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9843)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9620)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 9995)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9979)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9486)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10191)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10714)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10578)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10052)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10704)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16407)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 10036)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10407)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9295)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9985)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10598)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8718)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9961)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9917)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10719)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11507)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10670)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8737)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 11019)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10684)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 11053)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10916)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22360)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16715)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10310)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9086)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10551)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10196)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10978)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10237)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.