5:24 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

Thương vay khóc mượn - Trần Văn Giang

12 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 11177)

Thương vay khóc mượn
 
 
Lời rào trước:
 
Đây không phải là một bài phê bình văn học hay tranh luận nghệ thuật. Đây chỉ là một bài phiếm luận “bỏ túi” đọc để cho vui cuối tuần.
 
TVG
 
 
*
 
Tôi không hiểu tại sao phe ta cứ nhắm mắt nhắm mũi ca ngợi một số thi ca nhạc cận đại loại khơi khơi trích dẫn điển tích Tàu, rồi lại cất công công kênh các bài này lên thành “thi / nhạc phẩm bất hủ" của dân Mít. Vấn đề thương vay khóc mượn được thể hiện qua sự vô tình hay cố ý sử dụng các chữ xúc phạm (derogative wordings) đến cả danh dự dân tộc mình gồm những chữ Hán, điển tích Tàu, địa danh Tàu, nhân vật Tàu. Nói cách khác là tự mình chửi bố mình – self-humiliation!
 
Trong thời kỳ Bắc thuộc trên ngàn năm; và cũng ngay sau kỳ Bắc thuộc, vì văn hóa của dân tộc Việt bị Tàu vùi dập triền miên, khi bắt đầu chập chững tìm một lối đi trong giai đoạn mới dành độc lập... cho nên không trách được, vì còn ở tình trạng sơ khai, mới khởi đầu thì vấn đề cần phải vay mượn (y hệt như nhà nghèo muốn đi buôn phải tìm cách mượn vốn) từ Tàu cũng dễ hiểu. Chẳng hạn, nhìn qua một số tác phẩm văn chương cổ của Việt Nam như Bích câu kỳ ngộ, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Đoạn trường tân thanh... đều thuần túy vay mượn nội dung và hình thức văn hóa Tàu. Nhưng mà ngày nay, thế kỷ 21 rồi, “tự lo độc lập…” kể cũng đã hơi lâu rồi, vậy mà thơ văn nghệ sĩ vẫn còn ráng tiếp tục thương vay khóc mượn thì nghe thật bẽ bàng, thấy ngán ngẩm chè đậu...
 
Tôi xin nêu ra đây vài thí dụ điển hình.
 
1- Bài "Hòn Vọng Phu" của Lê Thương.
 
Tôi chẳng ưa gì cs, nhưng tôi thấy việc cs cấm bài "Hòn Vọng Phu 1" (qua lời phê bình thơ nô Chế Lan Viên) cũng có chuyện để nói.
 
Bên Man Khê còn tung gió bụi mịt mùng.
Bên Tiêu Tương còn thương tiếc nuối ngàn trùng.
Người không rời khỏi kiếp gian nan,
người biến thành tượng đá ôm con…”
 
Nói về "Bên Man Khê" là ca ngợi việc Mã Viện đánh dẹp mọi ở phương Bắc (Tàu gọi dân phương Bắc là "rợ" Hồ). Mã Viện cũng đã tiêu diệt cuộc nổi dây của Hai Bà Trưng (Tàu cũng lại gọi Ta là 'mọi' - "Nam Man") ở phương Nam.
 
"Bên Tiêu Tương" ở đây là chỉ về đất bên nước Tàu, không phải là đất nước Ta, vì trong bài thơ của “Chinh Phụ ngâm khúc” bản tiếng Nôm của Đoàn Thị Điểm có đoạn:
 
“Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương...
 
Lịch sử chiến đấu chống xâm lăng của Tàu, hay “sự nghiệp mở mang bờ cõi” lấn đất của dân Chàm, Cao miên... của dân tộc Việt Nam ta làm gì mà có chuyện lệnh vua cho xuất quân tuốt luốt ở sông Tiêu Tương (Hàm Dương) mãi tận bên Tàu?! Bác Lê Thương kể ra hơi vung tay quá đà.
 
 
2- Bài "Hương Xưa" của Cung Tiến.
 
Bài này được ca ngợi không hết lời là một bài hát bất hủ của nền tân nhạc Việt Nam cận đại. Thử đọc lại một vài dòng trong bài hát này:
 
Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa
Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô
 
Xin nói cho rõ. "Nhị Hồ" ở đây không phải là địa danh “Nhị hồ” ở gần Huế mà là một loại đàn Nhị 2 dây của Tàu. Đàn này xuất xứ từ "rợ Hồ" có âm thanh ai oán (loại mất nước). Đàn Nhị Hồ đối với người Trung Hoa cũng giống như đàn vĩ cầm đối với người Tây phương.
 
“Cung Nguyệt Cầm” - Nghĩa đen là tiếng đàn Nguyệt. Đàn Nguyệt (From Chinese 月琴, literally "moon[-shaped] string instrument") là đàn cổ có hình tròn, cũng của mấy chú Ba. Thường thấy mấy em xẩm vẽ trong tranh Tàu thường âu yếm ôm đàn này coi rất lãng moạng.
 
Cũng tương tự cá mè một lứa như “Nhị Hồ,” hai chữ "Cô Tô" này hoàn toàn không phải là đảo Cô Tô ở Quảng Ninh Bắc Việt mà là Cô Tô Thành (hay Cô Tô Đài) cứ điểm cuối cùng, trận đánh cuối cùng mà Câu Tiễn và Phạm Lãi đã đánh để dứt điểm vua Ngô Phù sai Ngô Phù Sai (chữ Hán: 吳夫差 trị vì nước Ngô: 495-473 TCN) còn gọi là Ngô Vương Phù Sai (吳王夫差), tên thật là Cơ Phù Sai, là vị vua thứ 25 nước Ngô thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sau chiến thắng Cô Tô Thành này, Câu Tiễn thì lấy lại ngôi vua, còn Phạm Lãi thì lấy lại người đẹp Tây Thi. Đâu có cái quái gì ăn nhậu với lịch sử vẻ vang của dân Việt. 
 
3- Bài "Ai về sông Tương" của Thông Đạt.
 
Phe ta nên biết là bản nhạc "Ai về sông Tương” là bài nhạc Việt được dân Việt ưa chuộng nhất hoàn cầu (căn cứ trên thống kê các lần yêu cầu bài hát này so với các bài hát khác trên tất cả các trang nhạc Việt online).
 
“..Ai có về bên bến sông Tương,
nhắn người duyên dáng tôi thương,
bao ngày ôm mối tơ vương...”


Sông Tương (tiếng Trung Hoa là: 湘江 hay "湘水", theo chữ viết loại Pinyin là: Xiāng Jiāng, Xiāng Shǔi; Wade-Giles: "hsiāng chiāng" hay "hsiāng shuǐ") này cũng là Tương Giang hay Tương Thuỷ hay sông là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang, chảy qua tỉnh Hồ Nam, Trung Cộng lục địa. Sông này có diện tích lưu vực 94.600 km², tổng chiều dài 856 km, lưu lượng bình quân 72,2 tỷ m³ một năm. Tương Giang bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Hoa và chảy vào Hồ Nam,
 
Dân Việt ăn nước mắm, khác với dân Tàu ăn xì-dầu, đâu có ai hưởn, dư tiền mà mua vé xe đò, xe lửa đi đến tận Sông Tương tỉnh Quảng Tây Trung Hoa để mà trả lời dùm ông cái Thông Đạt mơ ngủ ban ngày này?!
 
 
4- Bài "Thu hát cho người" của Vũ Đức Sao Biển:
 
Ông Sao Biển có cái tên nghe rất "Nôm" mà lại chỉ thích chơi điển tích Trung Hoa, thích chơi chữ "Hán" của "Đường Thi / Thôi Hộ."
 
Hãy nghe lời hát bài "Thu hát cho người":
 
“Giòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ…”
 
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió.
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.
 
Hoàng hạc” ở đây ông Sao Biển muốn ví von với cảnh ở mãi bên Tàu; Cho chính xác hơn, ông Sao quả tạ nhà ta muốn noái về "Hoàng hạc lầu" trong thơ Thôi Hộ đời Đường.
 
Hoàng Hạc Lâu
 
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
...
 
Lầu Hoàng Hạc
 
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay
Lầu hạc còn suông với chốn này
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
 
*
 
Lời đón sau:
 
Tại sao văn chương thi nhạc Việt Nam cứ cần phải câu nệ vay mượn như vậy mới có cơ hội trở thanh “bất hủ?”
 
Tôi cam đoan đất nước Tàu có cái gì thì đất nước mình cũng có cái đó không thua không kém thì cần gì phải vay mượn khi mình đã có đầy đủ… Thí dụ:
 
Về sông, tại sao cứ phải hát sông Dịch, sông Vị, sông Tương, sông Dương Tử… mà không dùng sông Bạch Đằng, sông Hồng, sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ Đông, sông Cầu Ông Lãnh…
 
Về núi, tại sao phải dùng sự to lớn hung vĩ để so với núi Thái sơn, Thái Hành, Thái Tỏi, Ngọa Long cương, Nga mi…. mà không xài núi Hoàng Liên sơn, Ba Vì, Tam Điệp, Cẩm Thạch, Bà Đen, Thất Sơn.
 
Người đẹp thì lại ca ngợi sắc đẹp Tây Thi, Đắc Kỷ, Dương Quý Phi… mà không dám ca ngợi Hai Bà Trưng, Trần Huyền Trân, Lê Ngọc Hân, Bùi Thị Xuân.
 
 
Cái tâm lý thích “hàng ngoại” truyền thống 4000 năm này, nhất là thích “hàng Tàu,” cần phải được dừng bước giang hồ ở đây… Nếu cứ tiếp tục thích hàng Tàu và để Tàu lấn chiếm đất biên giới phía Bắc dần dà như tằm ăn dâu, hàng ngày đe dọa cưỡng chiếm bỉển đảo ở phía Đông, và cho đám thợ Tàu, thương gia Tàu, mai phục ngay trong nội địa Việt Nam thì chẳng mấy chốc nữa dân ta phải nói trực tiếp tiếng Tàu chứ chẳng phải vay mượn chi nữa chi cho toát mồ hôi… trán.
 
Quý vị có còn nhớ 2 câu thơ loại “núi liền núi, sông liền sông…” từng bị hiểu lầm là do thi sĩ thượng đẳng “ass-kissing” vĩ đại Tố Hữu sáng tác (kể cũng hơi oan cho “ass-kisser” này)…
 
“… Bên kia biên giới là nhà
Bên ni biên giới cũng là quê hương….”
(Bài thơ “Cho uống thuốc” của Chế Lan Viên – 1954)
 
Thực ra, hai câu thơ “bất hủ” này do chính tay thơ nô Chế Lan Viên làm ra. Chế Lan Viên nghịch lý y như cái biện chứng cs. Xin nhắc lại, Chế Lan Viên là người đã phê bình, chỉ trích bài hát “Hòn Vong Phu 1” của nhạc sĩ Lê Thương là có lời ca đã ca ngợi Mã Viện và câu chuyện “người vợ trông chồng hóa đá” của bài hát là một câu chuyện “phản động;” không thích hợp với biện chứng cộng sản. Bởi vì dù rằng chồng mợ có đi vào Nam lạc đường ở Trường Sơn mất tích không biết đường về, hay là có lỡ bị quân VNCH cho sinh Bắc tử Nam hẳn hòi rồi thì vợ ở nhà vẫn phải “tuân thủ” 3-Đảm-Đang thì mới là tiêu biểu “phụ nữ cách mạng.” Chứ còn trông chồng hóa đá thì làm sao mà làm cách mạng được nè trời…
 
Vài lời thô thiển múa rìu qua mắt thợ.
 
 
Trần Văn Giang
Orange County
(Ngày 10/4/2013)
 **************************
Nhạc Vàng, Nhạc Đỏ, Nhạc Xanh…
 
Trần Văn Giang
 
 
Gần dây có rất nhiều lời bàn loạn về các dòng nhạc với đủ màu sắc (?) mà quý vị có thể tưởng tượng xuất hiện trên mạng ngay sau khi bài phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về việc “mổ xẻ” các hót / hét sĩ của làng âm nhạc Việt trong nước vừa mới được phổ biến. Tôi thật sự cũng hơi hoang mang khi đọc thấy và tự hỏi làm sao nhạc lại có nhiều màu như vậy (?). Ly do là vì từ trước tới bây giờ tôi (sinh ra ở miền Bắc, lớn lên ở miền Nam, và rồi tỵ nạn cs từ năm 1975) chỉ biết vỏn vẹn có hai dòng nhạc đơn giản: Nhạc Sến và Nhạc Không Sến… Chả thấy có mầu mè nào cả (!)
 
Trong “sự nghiệp tay trái” của tôi, tôi đã học được một bài học khá thú vị từ nhà bình luận thời cuộc nổi tiếng Andy Rooney (đã mất năm 2011 - Chương trình 60 Minutes của CBS News):
 
“Nếu bạn không biết rõ về một vấn đề gì thì cứ viết về vấn đế đó”
(If you do not know very well about something, write about it.) 
 
Thành ra, xin nói trước là bài viết này được viết ra từ cái ý tưởng “nếu muốn biết cái gì?” của ông Andy Rooney.
 
 
Nhạc Vàng
 
Để bắt đầu, không có gì thuận lý hơn là phải kể “Nhạc Vàng” trước, vì qua thời gian và không gian, nhạc Vàng vẫn luôn luôn là loại nhạc của “bên thực sự thắng cuộc” trên mặt trận văn hóa. Tôi sẽ chứng minh điều này ở các dòng sau.
 
Riêng hai chữ “Nhạc Vàng” được dùng lần đầu tiên vào những năm cuối của thập niên 60 ở miền Nam Việt Nam khi Ban “Nhạc Vàng” của nhạc sĩ Phó Quốc Lân ra mắt và trình tấu định kỳ trên đài truyền hình Sài Gòn. Sau đó, nhiều hãng phát hành băng nhạc, đĩa nhạc như hãng Hương Giang, Dạ Lan, Shotguns… cũng có ra những sản phẩm âm nhạc với danh hiệu “Nhạc Vàng.” Tuy vậy, đối với ngay cả những người sống ở miền Nam trước năm 1975 (như tôi) cũng không bao giờ để ý đến hai chữ “nhạc Vàng” cho đến khi cs cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975.
 
Nhạc Vàng thật ra bao gồm rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Được đại chúng (không phải mấy bố cảnh sát, công an cs) hiểu rộng rãi với nhiều tên gọi khác nhau như: Nhạc tiền chiến, nhạc lãng mạn, nhạc tình, nhạc êm dịu… và gần đây tôi thấy có thêm 2 chữ nữa là “nhạc Nhẹ?!” (có nhạc “Nặng” đâu hà?) Nhạc Vàng có tình quê hương, tình yêu lứa đôi, hoặc chỉ là nỗi niềm riệng tư, cá nhân về thiện nhiên, cuộc sống và cuộc chiến…
 
Mặc dầu còn có rất nhiều tranh cãi về ai là nhạc sĩ đầu tiên? Bài hát nào là bài hát đầu tiên? của nền tân nhạc Việt Nam; nhưng cho tới nay hầu hết những nhà phê bình âm nhạc đã công nhận nền tân nhạc Việt Nam chỉ thực sự thành hình vào khoảng năm 1938. Năm này được đánh dấu bởi buổi biểu diễn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên ở Hà nội. Ông trình bày chính tác phẩm, những bài hát đầu tiên của ông khi đó qua 3 bài “Kiếp hoa,” “Bông cúc vàng,” và “Anh hùng ca.” Rất tiếc, những bài hát này chưa có giá trị nghệ thuật cao cho nên đã dễ bị đi vào quên lãng… 
 
 
Nhạc Tiền chiến (1938-45) / Nhạc Tình Lãng Mạn (? ~ 1954)
 
Ngay sau thời kỳ phát khởi, nền âm nhạc Việt đã phát triển ở mức cao độ. Ở thời kỳ ban đầu (từ cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945), hầu hết các ca khúc đều là các bài mang tính chất lãng mạn trữ tình, giàu màu sắc văn học, trở thành bất hủ… có ảnh hưởng sâu đậm đến các sáng tác của nhiều nhạc sĩ của các thế hệ sau này. Các bài tiêu biểu là: Con thuyền không bến, Giọt mưa Thu, (Đặng Thế Phong); Thiên Thai, Trương Chi (Văn Cao); Biệt Ly (Doãn Mẫn); Khúc yêu đương (Thẩm Oánh); Bóng ai qua thềm (Văn Chung); Lá thư (Đoàn Chuẩn);Trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương – Trường ca gồm 3 bài được Lê Thương sáng tác trong nhiều năm khác nhau).
 
Dòng nhạc gọi là “Tiền chiến” không kết thúc vào năm 1945. Nó còn bao gồm cả những bài nhạc sáng tác sau 1945 (Tôi không biết có nên gọi nhạc sau 1945 là nhạc “Hậu chiến?” hay nhạc “Hội tề?” – tức là thời kỳ Việt Minh đang hoạt động mạnh?) như: Dư Âm (Nguyễn Văn Tý); Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn); Trăng mờ bên suối (Lê Mộng Nguyên); Làng tôi (Chung Quân), Gửi gió cho mây ngàn bay (Đoàn Chuẩn); Ngày về (Hoàng Giác)…
 
Tôi lấy làm lạ là có nhiều bài sáng tác mãi sau năm 1954 cũng được liệt vào loại nhạc tiền chiến như: Thuở ban đầu (Phạm Đình Chương); Hương Xưa (Cung Tiến) v..v..
 
 
Nhạc Tình / Tình ca (1954-1975)
 
Sau năm 1954, csvn khai tử loại nhạc trữ tình ở miền Bắc. May mắn thay, dòng nhạc lãng mạn này theo nhạc sĩ di cư vào định cư ở miền Nam Việt Nam và được tiếp tay bởi các nhạc sĩ tài hoa miền Nam tự do. Họ đã soạn ra những sáng tác âm nhạc giá trị chưa từng thấy như (*): Hoài Cảm (Cung Tiến), Mộng dưới hoa (Phạm đình Chương), Gọi người yêu dấu (Vũ Đức Nghiêm); Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng); Chiều tím (Đan thọ); Duyên Thề (Thanh Trang); Hoa soan bên thềm cũ (Tấn Khanh);Suối tóc (Văn Phụng); Giấc mơ hồi hương (Vũ Thành); Thu sầu (Lam Phương); Tuổi 13 (Ngô Thụy Miên); Các bài không tên (Vũ Thành An); Giọt lệ cho ngàn sau (Từ Công Phụng); Yêu nhau khi còn thơ (Lê Uyên Phương); Trên đỉnh mùa đông (Trần Thiện Thanh); Chiều mưa biên giới (Nguyễn Văn Đông); Xin còn gọi tên nhau (Trường Sa); Nỗi lòng người đi (Anh Bằng), Mưa trên phố Huế (Lê Dinh, Minh Kỳ), Hà nội ngày tháng cũ (Song Ngọc)… Danh sách nhạc này dài vô tận, tôi không thể liệt kê ra hết trên mấy trang giấy này. Đây là một kho tàng văn hóa vô cùng quý báu của Việt Nam.
 
------------------
(*) Người viết chỉ đủ giấy và thời giờ nêu ra một số các bài nhạc, tập nhạc (albums) tiêu biểu của một số nhạc sĩ tiêu biểu…
 
 
Thời kỳ cấm Nhạc vàng sau năm 1975
 
Sau năm 1975, danh từ "nhạc Vàng" được csvn dùng để chỉ bao gồm tất cả những tác phẩm âm nhạc ở miền Nam ra đời trong thời kỳ đất nước chia đôi và dòng nhạc này bị cấm tuyệt đối trên các phương tiện truyền thông trong nước kiểm soát bởi chính quyền cs. Cũng như những đề mục văn hóa khác ở miền Nam, âm nhạc Miền Nam bị gán thêm các nhãn hiệu chính trị là “nhạc phản động” hoặc “đồi trụy” vì theo cs nhạc Vàng chỉ “ru ngủ,” không thể hiện được “con người xã hội chủ nghĩa lý tưởng (?)” Kết quả là nhiều sản phẩm văn hóa trong đó có băng cassette, đĩa nhạc cùng những bài vở tài liệu ghi chép liên quan đến nhạc Vàng bị đốt, tiêu hủy không thương tiếc, không nương tay. Dầu gì đi nữa, trong thâm tâm của người dân (đôi khi có cả cán bộ chính quyền cs) trong Nam lẫn ngoài Bắc vẫn ưa thích nhạc Vàng; vì nhạc Vàng, và chỉ có nhạc Vàng, mới nói lên được tình cảm cá nhân không bị bó buộc vào tập thể. Nhạc Vàng do đó còn hàm ý “Vàng,” một quý kim. Người nghe muốn nghe phải nghe lén lút vì nó luôn luôn nói lên được cái tâm trạng “riêng tư” của con người; trong khi xã hội chủ nghĩa chỉ cho phép cái ý thức hệ chung của tập thể. Dù phải nghe trộm qua những buổi phát thanh của VOA, hoặc BBC từ hải ngoại, người trong nước vẫn cố gắng tìm nghe bất chấp hình phạt của luật pháp. Có thể nói nhạc Vàng vẫn tiếp tục chiếm địa vị quan trọng trên thị trường âm nhạc và được dân chúng ngày càng ưa chuộng hơn. (vắn tắt theo Wikipedia). 
 
Ngoài Bắc Việt Nam trong thời kỳ chia đôi đất nước, có ông Nguyễn Văn Lộc ở Hà Nội, thiên hạ tặng ông biệt danh “Lộc Vàng,” chỉ vì sự đam mê của ông Lộc thích ca hát nhạc Vàng tới “quên cả cái chết.” Nhạc Vàng khi ấy đang bị “cấm” và bị coi là “văn hóa đồi trụy.” Nhưng vì quá mê nhạc Vàng, ông Lộc Vàng đêm đêm tụ tập với bạn bè ở nhà để hát. Ông bị chính quyền cs bắt giam vì tội “tuyên truyền văn hóa đồi trụy,” bị khép án 10 năm tù và 4 năm quản thúc (tổng cộng 14 năm), sau được giảm án xuống 8 năm tù và 4 năm quản thúc (12 năm).
 
Từ sau khi miền Nam Việt Nam bị cs cưỡng chiếm năm 1975, dòng nhạc Vàng (nhạc Tình) một lần nữa theo người dân tỵ nạn cs ra hải ngoại. Đối với người Việt hải ngoại thì nhạc Vàng trở thành một dòng nhạc chính trong thị hiếu người nghe nhạc.
 
Cho mãi đến năm 1982, sau khi thấy nền kinh tế tập trung bao cấp không giống con giáp nào. Nói cách khác, kinh tế chỉ huy của cs vẫn còn “tụt hậu” xa lắc xa lơ so với nền kinh tế tư bản; mặc dù qua loa phường cs vẫn luôn tuyên truyền (mà chẳng có ai tin) là kinh tế tư bản đang đứng bên bờ vực thẳm; Csvn đành phải gượng gạo, tự mình chửi bố mình, định hướng lại nền kinh tế xhcn thối hoắc để cùng chạy về cái hướng “vực thẳm” mà tư bản đang đứng bên bờ (?) – cs gọi sự “đổi mới” (hay đổi cũ?) này là “kinh tế thị trường” - Tuy nhiên, nhờ hết Mỹ cấm vận và định hướng lại đường lối kinh tế mà nền nhạc Vàng bùng phát trở lại như sóng vỡ bờ. Csvn lúc này bó tay, vô phương ngăn chặn.
 
 
Nhạc Vàng của bên thắng cuộc!?
 
 
Thật oái oăm, bẽ mặt cs về cái danh từ “tự sướng” gọi là “bên thắng cuộc.” Năm 2005 tôi có dịp phải trở về Bắc Việt Nam để thăm quê đất tổ kể từ 1954, có nghĩa là sau 49 vừa di cư vừa tỵ nạn cs. Trong chuyến đi này, tôi bất đắc dĩ phải tạm trú vài ngày (booking at the last minutes) tại Khách sạn “Lakeside” ở quận Ba Đình (địa chỉ khách sạn này nằm gần sát ngay bên lăng boác!) Buổi sáng, thức dậy, đi xuống nhà hàng ăn ở tầng dưới đất của để ăn sáng - cũng nên biết thực khách chỉ toàn là người Đại hàn, Đài loan và Việt kiều; và dĩ nhiên nhân viên phục vụ là người Việt - tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nhà hàng, qua dàn âm thanh “speakers” rất “cơ khí” gắn trên trần nhà, chơi toàn nhạc lính VNCH (instrumental / nhạc hòa tấu không có lời hát) trước năm 1975. Một vài bài rất quen thuộc mà tôi đã nghe và thích ngày trước như “Người ở lại Charlie,” “Anh không chết đâu anh…” Tôi lập lại, khách sạn này nằm trong quận Ba đình, chỉ cách lăng boác một cú xe ôm thật ngắn. 
 
Cho mãi đến năm 2012 Huy Đức mới xuất bản cuốn “Bên thắng cuộc;” nhưng xem ra, ngay năm 2005, và ngay tại Ba đình nơi mà boác đang có cái “freak show” lộng kiếng, tôi đã rõ biết “bên thắng cuộc” là bên nào rồi. Nếu quý vị nếu phải về Việt Nam vì một lý do nào đó (hy vọng không phải vì lý do làm từ thiện hay đáp lời mời của chú lùn Nguyễn Minh Triết về Việt Nam để giao hợp – chữ nghĩa lỉnh kỉnh của vi-xi thay cho “cụm từ” “giao lưu và hợp tác”) thì quý vị sẽ thấy bây giờ, hôm nay, nhạc Vàng VNCH được trình bày công khai sống (live) hay qua DVD (video) tứ phía: Concerts, khách sạn, quán ăn, trên xe đò… Công an cs cũng “vô tư” đứng thưởng thức một cách thích thú mới chết người!
 
 
Một thí dụ điển hình khác là “Live show” của ca sĩ cắc kè Chế Linh tại Hà Nội vào cuối năm 2011.
 
 
nhacvang-large-content
 
 
nhacvang1-large-content
 
 Ảnh Quảng cáo đêm nhạc “Huyền Thoại Dòng Nhạc Tình” của Chế Linh ở Mỹ Đình – Hà Nội, ngày 12/11/2011.
Ảnh Chế Linh với áo lính trận QLVNCH và dáng 3 chiếc trực thăng UH1 phía sau lưng.
 
 
Quý vị sau khi đã xem qua tấm ảnh quảng cáo “live show” “Huyền Thoại Dòng Nhạc Tình (nhạc Vàng)” của Chế Linh tại Mỹ Đình – Hà Nội vào cuối năm 2011 để thấy tận mắt (A picture truly says 1000 words here) sự kiện nhạc “Vàng” đã ngang nhiên đi vào giữa thủ đô csvn Hà Nội và đè bẹp nhạc “Đỏ” của “bên thắng cuộc?” một cách rất ngoạn mục.
 
Chế Linh, và một số ca sĩ hải ngoại về hát ở Việt Nam, không ít thì nhiều cũng đã làm chính quyền cs đau hơn đau trĩ… Nhạc Vàng qua thời gian đã đi sâu vào tâm trí của người dân già, trẻ, trai, gái Việt Nam; kể cả dân miền Bắc và nhất là đám “bộ đội cụ hồ?” Nhạc vàng, và tiếng hát Chế Linh, đã luôn luôn có sẵn trong nhà dân và ngay cả nhà cán bộ cs mới chết! Có người sống ở trong nước dám quả quyết là một “ủy viên trung ương đảng, trước là đảng viên thành ủy Tuy Hòa” ngồi trong xe lúc nào cũng yêu cầu tài xế mở nhạc Chế Linh và phải là bài hát “Trên 4 vùng chiến thuật” mới bằng lòng. Cs thì làm quái gì mà có “4 vùng chiến thuật” (cs chỉ có “liền đít” / Liên khu!) Mặc dù con cắc kè Chế Linh trước đây từng tham gia biểu tình ở Canada, đóng vai người tù ngồi trong cũi của csvn, thế mà năm 2011 về nước định hát kiếm chút tiền còm cuối đời, lại có can đảm như ông Lộc Vàng Hà nội, không sợ bị vào tù thật của cs thì tôi phải cho con cắc kè này một ít “credit” đại loại như một cái bằng tưởng lục “nghệ sĩ ưu tú” gì đó mới đáng đồng tiền bát gạo.
 
 
Nhạc Đỏ
 
“Nhạc Đỏ” còn gọi Nhạc cách mạng (hay nhạc cắt mạng) là những ca khúc hát về “cách mạng” thực ra đây là một loạt các bài ca sắt máu nặc mùi sát nhân, cắt mạng người của csvn, sáng tác để ca tụng bác (chẳng những ca ngợi sự nghiệp kíu lước của boác mà con ca ngợi cả nhan sắc, cái áo, đôi dép, chòm râu không giống ai của boác – hình như giống lông gì mọc lộn chỗ - ca tụng đảng cướp ngày csvn, giải phóng miền Nam, và chủ nghĩa cs khát máu…
 
Ngoài ra, cs còn gán ghép cho nhạc Đỏ này với nhiều chữ nghĩa đặc trung văn hóa xhcn dài long thong, kêu rất to nhưng hoàn toàn rỗng tuếch vô nghĩa hoặc tối nghĩa: chống Mĩ kíu nước, chủ nghĩa mác-lê vô địch, bần cố nông vô sản thành đồng cách mạng, ba dòng thác cách mạng, mục tiêu giải phóng đất nước sáng ngời, đấu tranh giai cấp và ngoài ra còn dư chút hơi để ca ngợi cả các lãnh tụ khát máu cs quốc té nữa mới ly kỳ… 
 
Các bài hát tiêu biểu của nhạc đỏ là: “Cây chông tre,” “Cô gái vót chông,” “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn,” “Tiếng chày trên Sóc Bom bo,” “Trường sơn Đông, Trường sơn Tây,” “Rừng xanh vang tiếng Talư,” “Như có Boác Hồ trong ngày dzui đại thắng,” “Hồ chí minh đẹp nhất tên người,” “Boác đang cùng chúng cháu hành quân,” “Lời boác dặn trước lúc đi xa,” “Đêm nghe tiếng đò đưa nhớ boác,” “Năm anh em trên một chiếc xe tăng,” “Hò kéo pháo…” Nhịp điệu thì phần lớn loại quân hành dồn dập, lời hát thì líu lo - nghe phớt qua tưởng là đang nghe hát tiếng tàu… Nếu quý vị nào đang bị ị chảy (unstoppable diarrhea) thì chỉ cần nghe qua loa loại nhạc Đỏ man rợ này thì có “khả năng” chuyển qua táo bón cấp tính; khỏi cần dùng thuốc thang chi cả. Kể cũng tiện cho thời kỳ bao cấp thiếu thốn đủ thứ. Còn nhớ thời kỳ sau năm 1975 cũng là thời kỳ nghe nhạc Đỏ, nhai bobo sái quai hàm, và táo bón kinh niên. Ngay nghệ sĩ Văn vĩ cũng đã nhận ra thiên đường cộng sản loại này! Thiệt tình!!!
Nhờ vào sự giúp đỡ tuyệt vời có một không hai của hệ thống truyền thông loa phường, nhạc Đỏ đã dần dần biến đa số dân Việt Nam thành một khối người gần như mất cả nhân tính, man rợ của thời đồ đá bán khai, khát máu một cách lạ lùng loại “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,” hay là “Thề phanh thây uống máu quân thù ... ” Điển hình là cả làng hơn 800 dân cư cùng nhận tội giết 2 tên trộm chó ở thôn Danh Thượng 2, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang… Trong khi dân bị chính quyên, công an cs cướp hết tài sản ruộng vườn vào ngay giữa ban ngày thì lại chỉ biết kêu oan…
 
Sau năm 1982 (sau khi Mỹ hết cấm vận và bắt đầu thời kỳ “đổi mới”) thì nhạc Đỏ có vẻ đang từ từ xếp hàng cả ngày đi thẳng vào viện bảo tàng tội ác cs… Có cho thêm tiền thì dân cũng không muốn nghe nhạc Đỏ táo bón phi nhân làm gì; trong khi dân chúng (và cán bộ cs) có thể dám bỏ tiền hàng trăm đô la mua vé để đi nghe nghe các ca sĩ “phản động” hát nhạc “đồi trụy.” Như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nói: “… rồi sẽ tự động chét bởi vì ‘những gì’ không hay sẽ không thể tồn tại… Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy, nhưng đời con đời chau tôi sẽ thấy điều này…”
 
 
Nhạc Xanh (hay Nâu?)
 
Sau khi đã viết tạm xong hai mục nhạc Vàng nhạc Đỏ;, tôi đã định dừng bút nghỉ cho khỏe thì anh bạn đồng môn của tôi, anh Trần Trung Chính, có thân mến nhắc nhở tôi thêm là “ “Này. Vi-xi, ngoài nhạc Đỏ (nhạc cách miệng) còn có một loại nhạc nữa gọi là nhạc “Xanh.” Anh bạn đồng môn cũng cho biết thêm loại “nhạc Xanh” này cùng nằm chung với mảng “Nhạc Đỏ” cách mạng của vi-xi; và nó không phải là nhạc trẻ hay nhạc thiếu niên mà là loại nhạc Xanh cộng sản gồm những bài ca kêu gọi toàn dân tăng gia sản xuất (!) chứ cũng không phải loại nhạc dạy con người biết yêu thiên nhiên, biết bảo tồn môi sinh. Chúng ta thấy các bài nhạc xanh tiêu biểu như: “Mùa Xuân trên nông trường Lê Minh Xuân,” “Hát trên nông trường xanh,” “Bài Ca 5 Tấn (**),” “Chị Tư 3 Đảm Đang,” “Con Kênh Xanh Xanh...” Những bài nhạc Xanh hấp dẫn đến nỗi chi sau 3-5 năm không còn thấy ai hát nữa và chính tác giả còn không nhớ là anh ta đã có những "đứa con tinh thần xanh lè" như vậy để kêu gọi, thúc đẩy sản xuất phân bắc, phân xanh… 
 
Nhờ giời, qua thời gian tra cứu lỉnh kỉnh về các loại nhạc Vàng, nhạc Đỏ, nhạc Xanh này tôi có dịp được học hỏi thêm một ít về kỹ thuật pha mầu của ngành họa (painting). Màu xanh (màu kít ngựa) mà đem trộn với màu đỏ (màu cách mạng / cs) thì mùi thối sẽ tang gấp đôi chỉ vì kết quả sự pha trộn này sẽ cho ra mầu Nâu (màu kít bò – bullsh.. color). Thành ra nghiễm nhiên nhạc Xanh ca ngợi sản xuất - phân bắc phân xanh - trong dòng nhạc Đỏ của cs (nhạc cách mạng) có thể coi như là đồng nghĩa với “nhạc Nâu” hay “nhạc kít bò” (cũng màu nâu) sau sự pha trộn… Xanh với Đỏ!
 
-----------
Ghi chú: 
 
(**) Vào đầu thập niên 70, chương phát triển lúa Thần nông của miền Nam của Bộ Canh Nông VNCH (hướng dẫn bởi Giáo sư / Tổng trưởng Canh Nông Tôn Thất Trình) đã đưa năng xuất lúa Thần Nông lên mức thu hoạch trung bình 8 tấn / một Hecta (có nhiều chỗ lên đến 12 tấn) mà không hề thấy nhạc sĩ miền Nam nào làm lấy một bài “nhạc Xanh” để ca ngợi thu hoạch 8 tấn… Csvn phải chờ đến cuối thập niên 70 (nghĩa là gần 10 năm sau), vài năm sau khi chiếm miền Nam, mới có bài “Bài ca 5 tấn” ca ngợi mức thu hoạch 5 tấn / Hecta. Xem ra, thì cách mạng đi thụt lùi chớ có thấy gì là vinh quang?
 
 
Nhạc Da Cam (!?)
 
Tôi cam đoan sẽ có nhiều đọc giả lắc đầu, thắc mắc ngay:
 
“Cái gì? Màu da cam? Làm quái gì có nhạc màu Da Cam? Cha nội đừng có viết láo lếu quá nghe!”
 
Dạ thưa quý vị, tôi chỉ mơ mộng ban ngày, tiên đoán vẩn vơ theo loại chó ngáp phải ruồi là sẽ có loại nhạc với màu “Da cam” quái đản xuất hiện trong những ngày sắp tới vì bọn vi-xi xảo quyệt và các tay sai Việt kiều trở cờ mù lòa đang cổ võ các phong trào “kiều vận” ve vãn, qua các bản nghị quyết mồi chài rất trơ trẽn v..v.. kêu gọi “xóa bỏ hận thù,” “hòa hợp hòa giải dân tộc,” “trở về góp sức xây dựng quê hương,” “quê hương là chùm khế ngọt…” và ru ngủ kiểu “Để hận thù người người lắng xuống …” Cứ theo diễn tiến này thì nhạc Da Cam (do màu Vàng trộn chung với màu Đỏ) còn có thể gọi là “Âm nhạc hòa hợp hòa giải dân tộc!” sẽ không còn là chuyện không tưởng (it is not unthinkable!)
 
 
_______
Phụ chú:
 
1- Nhạc sĩ Nguyễn Anh 9 trong bài phỏng vấn “mổ xẻ” các hót sĩ trong nước… có đề cập đến một chữ “Thanh nhạc.” Chữ “Thanh” (trong “Thanh nhạc”) ở đây có gì dính dáng gì đến màu sắc. Thanh chỉ có nghĩ là “âm thanh” (Vocal / Human Instruments) do thanh quản (nói nôm na là cuống họng?) phát ra. Thanh nhạc là cách, là kỹ thuật trình bày chứ không phải là một loại nhạc. 
 
Thanh nhạc là kiểu nhạc với yếu tố chủ chốt nhất là giọng hát của ca sĩ. Ở đây, giọng hát của ca sĩ được xem là nhạc cụ chính của bản nhạc. Thanh nhạc có thể được một hoặc nhiều ca sĩ trình bày, chỉ dùng giọng hát hoặc có phần đệm đại khái của nhạc cụ. Cũng cần phân biệt với thể loại “a cappella” (loại hát hoàn toàn không có nhạc đệm) trong đó giọng hát vẫn được xem là tiêu điểm nhưng các ca sĩ còn dùng giọng hát để thay thế cho toàn bộ nhạc cụ đệm. Các ca sĩ hát thanh nhạc đôi khi được gọi là “vocalist.”
 
Chúng ta thấy các ca sĩ miền Bắc Việt Nam hay sử dụng kỹ thuật thanh nhạc. Tại sao vậy? Vì trước đây các văn công ngành ca hát (thợ hát) của vi-xi đi theo bộ đội vượt Trường Sơn, vì không có, hay không thể mang theo những dàn âm thanh tốt nặng nề… phải chú trọng và tùy thuộc nhiều về phần cuống họng có sẵn trong cổ, khỏi phải đeo nhạc cụ lủng lẳng theo người chi cho mệt xác! (vì còn dành chỗ để đeo gạo, muối và AK47).
 
Trái lại, các ca sĩ miền Nam Việt Nam (VNCH) không có ai quan tâm về việc hát thanh nhạc vì khi phải hát, họ luôn luôn được hát với các dàn âm thanh và khí cụ tân tiến. Chẳng hạn như dàn âm thanh vĩ đại của các phòng trà ca nhạc, các buổi đại nhạc hội, hay của các Tiểu Đoàn Chiến Tranh Chính Trị của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị; Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương trực thuộc Bộ Thông Tin Dân Vận…
 
2- Vì lập trường chính trị riêng, người viết đã chủ ý tránh, hoàn toàn không đề cập gì đến các sáng tác của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn mặc dù sự sáng tác của hai nhân vật này rất dồi dào và phong phú về cả lượng lẫn phẩm. Nhiều đọc giả sẽ cho là nếu không có nói đến nhạc của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn thì đây là một thiếu sót lớn khi bàn về âm nhạc Việt Nam… Tôi thì lại không nghĩ như vậy. Câu hỏi của tôi là “Nhạc sĩ có cần phải có đạo đức (chính trị) hay không?” Câu trả lời của chính cá nhân tôi đã thúc đẩy tôi lấy các sáng tác của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn ra khỏi bài viết nhỏ này. Dù không có nhạc Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, nhưng quý vị cũng đã có quá đủ bài hát để hát cho đến mệt nghỉ rồi.
 
 
 
Trần Văn Giang
Orange County
(Ngày 9/27/2012)
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 10998)
những chiến trường xưa, mà mãi mãi vẫn còn in bóng dáng hào hùng của bao nhiêu bè bạn, anh em - những người đồng đội cũ. Tất cả đã từng có một thời sống rất đáng sống.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 12428)
Cây rau dền non lá cây rau dền đỏ tía đỏ tía như màu mắt bầm máu của những ngày đông máu của những ngày sôi máu cây rau dền, cây rau dền, cây rau dền.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11347)
Cô chủ đặt lá thư lên bàn, lau những giọt nước mắt trên má, miệng thì thầm, chú nói đúng lắm, "Rồi ai cũng đến nơi ta phải đi về " Thì thôi bao nhiêu Phúc Ấm Con Ban xin cũng quên đi.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 16856)
Năm nay tôi còn đến thăm ông ngày ông nằm xuống, biết có còn lần sau nữa không.Nợ sơn hà ông đã trả xong mà đất nước này hãy còn nợ ông một lời xin lỗi
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 11972)
Đôi ta ngọc nữ, tiên đồng, Đôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương. Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương: Em yêu, đã đến cuối đường
27 Tháng Năm 2013(Xem: 10817)
Tôi sống còn nhờ các chiến hữu- còn sống hay đã hy sinh- giúp tôi hoàn thành trách nhiệm của một người trung đội trưởng. Tôi tri ân họ mỗi ngày cho đến suốt đời. Tôi sẽ không quên họ. Không bao giờ!
25 Tháng Năm 2013(Xem: 12017)
Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm
22 Tháng Năm 2013(Xem: 11569)
Lòng thấy xót xa. Bỗng bất chợt, ông nhìn lên bàn thờ, mắt ông sáng lên, rạng rỡ, khi nghĩ rồi đây bên cạnh mình còn có nắm cát của quê hương.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10191)
Bởi vì các con là những hình ảnh của ba. Tất cả mọi việc được mong ước tốt đẹp dành cho nếp sống hạnh phúc của gia đình mình, nhất là giữa các con và ba mẹ.
19 Tháng Năm 2013(Xem: 13715)
Nhớ quê hương, yêu mến quê hương thì lúc nào tôi cũng có. Nhưng trở về sống ở quê hương bây giờ thì dứt khoát không. Bởi cái quê hương của “riêng” tôi không còn nữa.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 21402)
Bây giờ chúng ta cùng chung tâm sự của một kẻ đa tình, nhưng là tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc Việt Nam vẫn đậm đà khắc sâu trong tâm tưởng.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 11415)
Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc.
03 Tháng Năm 2013(Xem: 12316)
Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc... trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?
01 Tháng Năm 2013(Xem: 12531)
Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian
27 Tháng Tư 2013(Xem: 12164)
khoảng 2,3 trăm ngàn người, ngang bằng số người miền Nam chết cho 20 năm cuộc chiến, trong số những người chết đó có Ngọc và đứa con gái bé nhỏ của tôi.
25 Tháng Tư 2013(Xem: 12230)
Nếu tôi nói đã hơn một lần “tự động” ăn…phân người, có lẽ nhiều người không tin cho là tôi nói quá để kể khổ thân phận tù đầy dưới chế độ cộng sản.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 12256)
“Bạn có hạnh phúc không?” Bạn hãy trả lời rằng :”Mình hạnh phúc. Hạnh phúc theo cách sống và những gì mình đang có trên đời này. “
14 Tháng Tư 2013(Xem: 12848)
Sau lần đó, mỗi lần nhìn thấy mẹ ngâm đậu đỏ, tôi lại lân la vào bếp với mẹ như một sự sám hối. Tôi không ngờ món chè đậu đỏ bánh lọt bình dân lại được chế biến rất cầu kỳ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 12713)
Người đàn ông mở to đôi mắt nhìn anh, tỏ vẻ không hiểu anh nói gì, đùa hay thật? Không muốn mất thì giờ giải thích dông dài, anh lịch sự bắt tay ông ta, rồi thong thả bước đi.
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14186)
Hóa ra tình yêu của anh dành cho cô vẫn sâu đậm và lớn lao đến vậy. Mùa đông năm nay anh đã đổi máu của mình tặng cho cô chiếc chăn ấm, có lẽ đó cũng sẽ là chiếc chăn ấm áp nhất cô có trong đời…
26 Tháng Ba 2013(Xem: 12716)
Họ sống hòa đồng qua đồng cảnh ngộ nên rất thương yêu nhau. Chia sẻ của cải tài sản mà hàng ngày đứng đường xin được của bố thí như bánh mì, nước ngọt, cơm, xôi…
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13660)
Nếu không có cuộc chiến Kontum, có lẽ không có dấu chân nào của tôi trên bùn lầy đất đỏ Pleiku. Dẫu là dấu chân của người lính chiến. Chợt đến chợt đi, hay có khi nằm lại vĩnh viễn trên núi rừng heo hút vô danh nào đó
19 Tháng Ba 2013(Xem: 13056)
Niềm đau ly xứ lẫn mất mát không còn gì xót xa và bẽ bàng khi nhìn thấy lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ bị ép phải lìa bỏ vị trí của nó. Quốc dân ly tán.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 13828)
Anh đã phải bỏ quê hương để được sống những ngày có ý nghĩa, sống theo sở thích trên đất nước tự do này nhưng với em cuộc đời anh lại là cảnh “cơm lành canh ngọt” kiểu Mỹ có nghĩa là nhất đàn bà, nhì chó...
10 Tháng Ba 2013(Xem: 15052)
Xin đừng quên các chú nghĩa quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nạm Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ.
06 Tháng Ba 2013(Xem: 11715)
Thạnh bàng hoàng đứng lên nhìn cho rõ hơn khuôn mặt khắc khổ của người tù, dù đã tàn tạ mà khuôn mặt chữ điền của ông vẫn còn vướng vất rất nhiều nét kiên nghị của một người lính.
27 Tháng Hai 2013(Xem: 12845)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình
20 Tháng Hai 2013(Xem: 13811)
Các bạn của tôi ơi, bạn có hứa đưa ai về nơi . . . Chân Trời Tím hay không? Nếu có, thì tôi đã ghi địa danh và địa chỉ của vùng Grafton cho bạn rồi đó,
17 Tháng Hai 2013(Xem: 14262)
Nước mắt chảy dài trên má tôi, lần nầy không phải vì cái buốt đưa lên từ hai bàn chân đi đất mà là từ trái tim, khối óc chợt nhận ra cái hèn không dám chết của mình.
13 Tháng Hai 2013(Xem: 12576)
Thường luôn hỗ thẹn sám hối lỗi lầm. Dù có tu trì vẫn thấy mình khiếm khuyết. Không được kêu căng, chỉ xét lỗi mình, không vạch lỗi người
06 Tháng Hai 2013(Xem: 12383)
Ôi! lẽ nào chị là con sơn ca chỉ ngửa cổ hót chơi, lúc tung cánh lên trời xanh thì bỏ quên tiếng hót của mình, khi bị nhốt trong lồng mới cất tiếng kêu bi thảm?
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 12564)
Tôi rùng mình, cái đẹp của ảo tưởng, làm sao tránh được sự tàn phai với bước đi vô tình và bạc bẽo của thời gian.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 13466)
Hugh Hefner từ năm 20 tuổi, trong 60 năm, uống rượu mạnh, hút thuốc lá, gần đàn bà. Ba lạc thú mà người đời vẫn cho là làm cho đàn ông chết sớm. Nhưng Hugh Hefner vẫn cứ không chết sớm
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 13421)
Không có tiếng trả lời, nhưng ông Hải, với đôi mắt nhòa lệ, vẫn cắm cúi đọc những dòng trong trang sách đã mở sẵn..Trang sách của một cuộc tình đầu và cũng là một cuộc tình cuối!
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16040)
Cuộc đổ quân được hoàn thành nhanh chóng. Hai cánh quân bắt đầu vào đội hình tiến chiếm mục tiêu. Tôi mở tần số làm việc và giữ liên lạc thường trực với cả hai cánh quân.
23 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14172)
"Người ta thường ngả mủ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt"
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15128)
Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gì. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang rình rập
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13418)
Cái khổ của tuổi già, cái khổ của tuổi trẻ, cái khổ của sự giầu sang, và cái khổ của sự nghèo khó - nơi đâu cũng chỉ có sự đau khổ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13781)
ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau: cái quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ thiếu phụ vọc đất, cái lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13646)
Tôi thấy thương ông già quá, đi đứng khó khăn, mà ngày nào cũng đến thăm vợ bằng xe buýt, không quản ngại nắng mưa. Những cặp vợ chồng trẻ, cũng không tình tứ lãng mạn như hai cụ già nầy
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13041)
Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi nhưng tôi sẽ không ngồi đó nhìn non nước nầy, dân tộc nầy với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn, rẻ rúng.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13547)
Anh để lại cho em tất cả, những dòng chữ yêu thương từ hồi em còn mười bốn. Anh để lại tất cả, kể cả cái héo hắt của cây bồ đề nầy.--
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14246)
tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13219)
Mỗi lần nằm mộng thấy người quen tôi hay nói cho vợ biết để cùng cầu nguyện. Người trong mộng có thể là nhân vật hai đứa đều biết hay chỉ một mình tôi biết trên đời
03 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14558)
Tôi rất vui mừng vì đã làm được một sự việc mà có sự dằn co dữ dằn trong nội tâm và kết quả là cái « phải, cái thiện » đã thắng.
30 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14622)
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13947)
Còn phe ta! Xin cám ơn quí đàn anh đàn em, những người còn hay đã mất cho một Việt Nam thân yêu, cám ơn những đắng cay trải qua trong quá khứ lửa đạn cùng ngục tù
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13622)
Trăm năm trước thì ta chưa gặp, Trăm năm sau biết gặp lại không? Cuộc đời sắc sắc không không, Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13860)
nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai.
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14879)
“ Sông có thể cạn, đá núi lâu ngày cũng mòn nhưng miên viễn tình người VN và tình đồng đội giữa những người lính VNCH.”. cho dù thời gian có bị phôi pha nhưng tuyệt đối chẳng bao giờ thay đổi.