4:49 SA
Thứ Hai
29
Tháng Tư
2024

Bay Trong Lữa Đạn: Mang các anh về miền đất tự do

09 Tháng Mười 201410:26 CH(Xem: 10582)

Bay Trong Lữa Đạn: Mang các anh về miền đất tự do

Mang các anh về miền đất tự do

blank

Anh Linh Chiến Sĩ Thuộc Phi Đoàn Long Mã 219
Đã An Nghĩ Tại Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ

Arlington National Cmetery
(Arlington Cemetery, VA) - Mọi người lặng im theo dõi từng cử động của Anh Hạ Sĩ Quan trong ban nghi lễ, trên tay mang lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, tiến đến thân nhân phi hành đoàn 219 trên chiếc trực thăng H34, bị rơi vào ngày 18 tháng 10 năm 1965. Đánh dấu lần thứ tư Quốc Táng hài cốt chiến binh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa (Standard Honors Funeral for Vietnam Group Burial) đã được trọng thể tổ chức tại nghĩa trang Quốc Gia Arlington vào ngày 25 tháng 6 vừa qua với sự tham dự đông đảo của các cựu quân nhân QLVNCH, Hoa Kỳ và nhân sĩ vùng Hoa Thịnh Đốn.
Được biết vào ngày 18 tháng 10 năm 1965, trên chuyến bay định mệnh cất cánh từ Khâm Đức đưa Thiếu Tá Larry Thorne "nhảy" vào lòng đất địch, phi hành đoàn gồm có hai phi công là Trung Uý Phan Thế Long, Trung Uý Nguyễn Bảo Tùng và một xạ thủ là Thượng Sĩ Bùi Văn Lành, đã bị rớt vì mây mù, (As many of you are aware Larry was lost in the clouds on 18 Oct.'65 on a CH-34 "KINGBEE" helicopter from the 219th Vietnamese Air Force Squadron - trích từ tài liệuwww.pownetwork.org/bios/t/t375.htm) cách thành phố Đà Nẵng 25 dậm về hướng Tây Nam (tọa độ 152558N 1074744E, YC895105). Ngay sau đó liên tiếp có nhiều cuộc dọ thám để truy tìm các di hài của các chiến sĩ trên chuyến bay này nhưng không có kết quả. Chỉ duy có các di tích như súng cá nhân Swedish "K" SMG (Thuỵ Điển chế tạo) của ông Thorne là được tìm thấy gần địa điễm các hài cốt được thấy sau này. Vào năm 1999 nhờ các toán tìm kiếm MIA đã giúp việc truy danh những anh hùng tại phòng lab ở Hawaii. Trường hợp Thượng Sĩ Bùi Văn Lành không có thử nghiệm DNA vì nhờ tìm được tấm thẻ bài. Cho đến hôm nay Hoa Kỳ không hề có một liên lạc nào với gia đình hay người thân của Anh Lành.
Vào năm 1938, Ông Larry được danh tặng là Chiến Sĩ Chống Cộng. Ông đã từng chiến đấu từ những ngày ở Phần Lan trong Đệ Nhị Thế Chiến. Ông từng tham gia lực lượng SS của Đức chống CS Nga. Sau khi Đệ II Thế Chiến chấm dứt, Ông Thorne di tản sang Hoa Kỳ và gia nhập quân đội vào ngày 28 tháng 1 năm 1954. Vào cuối năm 1954, Ông được tuyển vào Lực Lượng Biệt Cách Dù đội nón xanh (Green Beret) và được thụ huấn tại Fort Bragg North Carolina. Sau đó nhảy toán phục vụ tại Tây Đức và Iran. Cuối cùng Thiếu Tá Larry Thorne đến Việt Nam vào tháng 11 năm 1963 và vĩnh viễn ở lại nơi ấy vào ngày 18 tháng 10 năm 1965.
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam. Đặc biệt xin ghi nhận nơi đây những anh hùng như Bùi Văn Lành, Phan Thế Long và Nguyễn Bảo Tùng. Theo tài liệu Đỗ Văn Hiếu, đầu năm 1964, KQ có 3 trực thăng H-34 biệt phái làm việc với Lực Lượng Đặc Biệt Delta ở Nha Trang. Nhiệm vụ của biệt đội này là thả các toán thám sát dọc theo biên giới Việt Miên hoặc vào các mật khu của Việt cộng. Đến giữa năm 64 một biệt đội khác cũng gồm 3 chiếc trực thăng H-34 biệt phái làm việc với các chiến đoàn Xung kích, thuộc Sở Liên Lạc/TTM, và nhiệm vụ của biệt đội này là thả các toán thám sát Lôi Hổ về phía bên kia biên giới Miên Lào để kiểm soát các hoạt động của địch quân. Đầu năm 1966 hai biệt đội này xát nhập lại để thành lập Phi Đoàn 219, đồn trú trong nội vi phi trường Đà Nẵng. Phi Đoàn này trực thuộc Biệt Đoàn 83 ở TSN cho đến khi Biệt Đoàn giải tán vào năm 1969 thì trực thuộc KĐ 41 CT. Bộ chỉ huy đầu tiên của Phi Đoàn 219 gồm: Đại úy Hồ bảo Định, Đại úy Trần văn Luân, Đại úy Nguyễn văn Nghĩa, Đại úy Nguyễn phi Hùng, Trung úy Nguyễn hữu Lộc, Trung úy Đỗ văn Hiếu. Sau khi thành lập Phi Đoàn 219 vẫn giữ nhiệm vụ thả các toán thám sát Lôi Hổ bên kia biên giới Miên Lào trong lãnh thổ quân khu I và II.

Trên trang nhà www.specialoperations.com, họ đã danh tặng những anh hùng Không Quân Việt Nam như sau: "219th Helicopter Squadron, Vietnamese Air Force (VNAF) - This page is dedicated to the brave, exceptional young Vietnamese Pilots, Copilots, Crew Chiefs, Gunners of the 219th by the men of SOG. We owe you a deep sense of gratitude, appreciation, and thanks, which these words can never fully express. We each hold you dear in a special place in our hearts. You are not forgotten!" Trong trang này đã nhắc đến Tướng Nguyễn Cao Kỳ là một trong những sĩ quan không quân ưu tú của QĐVNCH. Thời bấy giờ ông mới 31 tuổi mà đã nắm vai trò lãnh đạo quan trọng và hơn thế Tướng Kỳ "Willing to fly anything and everything, anywhere!".
Nguồn gốc 219 là Biệt Đoàn 83 "Thần Phong" do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thành lập, 83rd SOG (Special Operation Group). Nhiệm vụ chính của Biệt Đoàn là thi hành các phi vụ đổ biệt kích ra Bắc, Hạ Lào và một số phi vụ "cảm tử" khác. Có lẽ vì tính cách "đi dễ về khó" ấy, biệt đoàn đã lấy danh hiệu Thần Phong (tức Thần Phong Cảm Tữ, giống như các phi công Kamikaze của Nhật trong thế chiến thứ hai).
Sau khi Thiếu Tướng Kỳ tham chính, Biệt Đoàn 83 Thần Phong đương nhiên trở thành một lực lượng trung kiên, một hậu thuẩn của ông. Chính vì thế, sau khi lên làm Tổng Thống, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đã ra lịnh giải tán Biệt Đoàn này vào năm 1968. Phi cơ và nhân sự được phân phối đi các đơn vị khác, hoặc thành lập đơn vị mới. Riêng các phi công trực thăng thì trở thành lực lượng nồng cốt của một đơn vị tân lập: Phi Đoàn 219, nhiệm vụ không thay đổi: đổ biệt kích.
Phi đoàn 219 đồn trú tại căn cứ KQ Đànẵng (KĐ41CT) nhưng nhân viên thì ở tại biệt thự số 8, đường Nguyễn Thị Giang ngoài thành phố. Sở dĩ có chuyện đó là vì phi đoàn chỉ trực thuộc KĐ41 về quân số (hành chánh, tài chánh) mà thôi. Còn về hoạt động, phi đoàn được điều động bởi Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ.
Địa bàn hoạt động chính yếu là từ những điểm xuất phát ở Khe Sanh, Kontum (B15) và Non Nước (Đà Nẵng) hành quân từ vĩ tuyến 17 dọc theo đường mòn Hồ-chí-Minh vào lãnh thổ nam ViệtNam, A Sao, A Lưới, Dakto, Tân Cảnh, Ngả Ba Tam Biên và sau nầy kéo dài xuống tới Ban-Mê-Thuột, Quản Lợi, Long Thành.
Các phi cơ H-34 Choctaw của phi đoàn được sơn ngụy trang màu rằn ri, màu của lực lượng đặc biệt và không mang bất cứ phù hiệu nào, trừ hàng số nhỏ ở đuôi phi cơ để nhận dạng mà thôi. Nhiệm vụ của phi đoàn là thả các toán biệt kích để kiểm soát, khám phá và theo dõi mọi vận chuyển của địch vào lãnh thổ của VNCH. Khi hành quân, phi đoàn lấy danh hiệu là "King Bee" để tiện việc phối hợp với phía Hoa Kỳ, vì thế đối với các chiến sĩ biệt kích (Lôi Hổ), danh hiệu "King Bee" đã trở thành quen thuộc và luôn luôn gắn bó với họ. Những toán biệt kích, mỗi lần công tác, quân số không quá 7 người và được ngụy trang bằng quân phục và vũ khí của địch (súng AK 47). Thời gian công tác của mỗi toán không quá 7 ngày.
Thời gian sau, Mỹ rút quân, tất cả các phi vụ của phi đoàn 219 đều được đặt dưới quyền của Nha Kỷ Thuật do Đại Tá Đoàn Văn Nu làm Giám đốc và Đại Tá Dư Quốc Lương làm Chánh Sở Không Yễm. Phi đoàn làm việc sát cánh với Sở Liên Lạc của Nha Kỷ Thuật, mà sau gọi là trại Nguyễn Cao Vỹ (lấy tên cố Thiếu Tá Nguyễn Cao Vỹ tử nạn ở Khe Sanh).
Tưởng củng nên nhắc lại các vị anh hùng nổi tiếng của 219, cố Thiếu Tá Vũ Đức Thắng biệt danh "Alain Delon".Thiếu Tá Nguyễn Quý An, hiện đang sinh sống tại San Jose, một phi đội trưởng anh hùng gia nhập 219 từ những ngày đầu. Trong phi đoàn 219, Thiếu Tá An là người nổi tiếng về tài điều khiển chiếc H-34 cùng với Thiếu Tá Nghĩa "con" (bị mất chiếc UH-1 tại Đà Lạt) cố Thiếu Tá Hùng, cố Thiếu Tá Hiệp "cồ", v.v...
Theo tài liệu Nghĩa Trang Arlington, vào tháng 3 năm 1990, đã có hai chiến sĩ Không Quân VNCH (không định được danh tánh) đã được an táng chung với Staff Sgt. Richard Fitts tại sec. 34 # 4524. Các Anh Hùng KQVN Vô Danh này mất tích ở Lào vào năm 1968. Vào dịp lễ Memorial năm 2000, hai chiến sĩ không quân khá c đã được an táng tại Arling c ù ng với Col. George William Jensen, Capt. Marshall Landis Tapp, Col. Lavern George Reilly, Maj. George Winton Thompson, CMSgt. James Arthur Preston CMSgt. James Ellis Williams, CMSgt. William Louis Madison, SMSgt. Kenneth Dewey McKenney. Ghi nhận "Although the identities of the two South Vietnamese crew members remain uncertain, their presence aboard Spooky 10 will be proudly acknowledged and their loyalty and military service will be given equal honor for the price that they have paid in the name of Freedom." Vào ngày 8 tháng 11 năm 2002, tại nghĩa trang Arlington, Thiếu Tá Bộ Binh Vũ Vành Pháo đã được an táng phần hài cốt còn lại với Major David Padgett, Captain Ronald Briggs, Sergeant 1st Class Robert O'Hara, Lieutenant Colonel Donald Parsons, Chief Warrant Officer Charles Stanley, Sergeant 1st Class Eugene Christiansen.
Theo tài liệu của Trần Ngọc Toàn, Nguyễn Bảo Tùng cùng gia đình tị nạn Cộng Sản di cư vào Nam năm 1954. Sau khi đổ Tú Tài anh tình nguyện gia nhập vào trường Võ Bị Đà Lạt. Tại Võ Bị Đà Lạt anh Tùng luôn đảm nhận các vai trò xướng ngôn trong các sinh hoạt văn nghệ và chương trình phát thanh hàng tuần của Trường Võ Bị . Giọng nói ấm áp , rõ ràng của anh trong những bài tế văn ở những buổi chiêu hồn tử sĩ như còn văng vẳng bên tai những cựu sĩ quan hiện diện lúc ấy. Vì nhu cầu sĩ quan ngoài chiến trường, khoá 16 Võ Bị được cho tốt nghiệp sớm một năm. Cùng với 27 tân sĩ quan vừa mới ra trường, Bảo Tùng đã tình nguyện phục vụ trong quân chủng Không Quân. Sau thời gian du học láy trực thăng bên Mỹ trở về, Bảo Tùng bắt đầu sự nghiệp bay bổng trên khắp bốn vùng chiến thuật. Do nhu cầu hành quân, Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đã xin Không Quân VNCH tăng phái trực thăng để chở đổ quân trong các công tác bí mật , theo dõi, thu lượm tin tức hoạt động của Cộng Sản dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, biên giới Việt Lào. Vợ con của Bảo Tùng đã đến định cư ở phụ cận Chicago năm 75, Mẹ và chị em của Bảo Tùng đã định cư ở Orange County năm 79. Nhờ có những người thân đang ở Mỹ nên việc xác nhận DNA của Bảo Tùng có thể thực hiện được dễ dàng.
Riêng Trung Uý Phan Thế Long, Ông có sáu người con. Sau khi được tin Ông mất tích bà Long ở vậy nuôi con. Bà hy vọng rồi có một ngày sẽ gặp lại chồng. Sự chờ đợi kéo dài cho đến tháng 5 năm 1984 thì bà Long từ trần. Theo Anh Phan Thế Dũng cai trai của Trung Uý Long, tâm sự tại buổi thăm viếng hài cốt ở nhà quàng Murphy Arlington vào ngày 24/6/2003, "Lúc bấy giờ tôi chưa tròn 4 tuổi, nhưng tiếng hét thất thanh của mẹ tôi khi nhận được tin đau buồn về cha tôi, đã vọng mãi trong tôi. Và tôi đã trưởng thành theo tiếng kêu tuyệt vọng đó cho đến ngày hôm nay". Anh tiếp, "Buổi lễ an táng hài cốt của bố tôi tại Arlington sẽ làm xoa dịu phần nào nổi đau khổ của mẹ tôi. Tôi từ nay sẽ an tâm vì biết được nơi thiên đường ấy bố tôi đã lo chu toàn cho mẹ tôi. Xin được cám ơn người bạn đồng minh Hoa Kỳ trong những giây phút khó quên nhất của cuộc đời tôi.".
Tại nghi lễ hôm 25 tháng 6 vừa qua, hai lá cờ VNCH đã được trao cho thân nhân của gia đình Trung Uý Phan Thế Long và Trung Uý Nguyễn Bảo Tùng. Riêng lá cờ thứ ba dành cho Sgt Bùi Văn Lành đã được mang về Fort Myer Casualty Affairs Office, theo email của Ông Tom Peske, Public Communications Team, U.S. Army Military District of Washington sau khi được hỏi về thân nhân của Anh Lành. Việc trao tặng Cờ Việt Nam Cộng Hoà rất quan trọng trong nghi thức Quốc Táng và được chú thích rất tường tận trong bản "Press release: Photo editor's note: An American flag will be presented to the next of kin of Thorne and three South Viet Nam flags will be presented to the next of kin for Nguyen, Phan and Bui.".

Võ Thành Nhân - VANN
http://btld219.blogspot.com.au/2013/03/mang-cac-anh-ve-mien-at-tu-do.html
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15498)
Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13781)
Đừng hối tiếc những sai lầm đã phạm. Có rất nhiều việc buộc chúng ta phải lầm lạc. Chúng ta là con người, cho nên chúng ta lầm lạc
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14077)
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14795)
Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17898)
Nhưng dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè…
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13411)
Ước mong Thái Thụy Vy, nhà-thơ-yêu-màu-tím, sáng tác nhiều hơn để cho vườn hoa văn học Việt Nam hải ngoại nói riêng mang nhiều sắc thái độc đáo, và để cho nền văn học Hoa Kỳ nói chung, vốn đã đa dạng lại càng thêm phong phú.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14036)
"Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13559)
Còn tôi, tôi không thể nhìn cảnh trí nơi đây một cách bàng quan như thế. Tôi không thể nhìn nó mà không kèm theo những xúc động vui buồn hết sức riêng tư.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13909)
Qua câu chuyện của hai người già, bộ phim có lẽ đang nhắn nhủ một điều rất trẻ: lắng nghe, yêu thương và để những người thân của chúng ta được sống với đam mê của họ. Vì cuộc đời rất ngắn.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 16483)
Ngay lúc đó, nó đã mong sẽ thôi không lớn nữa, cứ sống mãi với ruộng vườn cùng với ông bà ngoại trong căn nhà gỗ, với ánh đèn dầu và lũ bạn rách rưới tinh ranh vẫn hằng đêm cùng nó đọc làu làu những con chữ đầu đời.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 16151)
Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh
22 Tháng Mười 2012(Xem: 18650)
Đúng như vậy, vào khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh tới phòng, chào và nói một câu tôi nghe quá quen thuộc. Dịch ra tiếng Việt thì anh đã nói: “Tôi là Frostic đây, thầy còn nhớ tôi không?”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 15799)
Từ chuyến đi đó đến nay, tôi đã nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ không bao giờ trở về cho đến khi nào quê hương Việt Nam không còn bóng ma cộng sản đã gây ra bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho quê hương, cho đồng bào của tôi.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 18340)
Cười ha hả Hiệu và Bảng đi ra sau lái tàu để một mình Đạt đứng tần ngần nhìn dòng kinh nước trong một màu vàng của phèn. Người lính trẻ mới đổi về đơn vị tác chiến của hải quân chợt thở dài.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 17807)
Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 26131)
Bộ môn nghệ thuật của miền Nam trước 1975 biểu tượng sự tự do và phóng khoáng với những khuôn mặt vang bóng một thời
13 Tháng Mười 2012(Xem: 16493)
Mẹ có thể dạy con cách chia sẻ, nhưng không thể bắt con sống quảng đại Mẹ có thể dạy con niềm kính trọng, nhưng không thể ép con tôn trọng người
08 Tháng Mười 2012(Xem: 21052)
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
02 Tháng Mười 2012(Xem: 16687)
Tôi làm thơ không phải để in và bán. Tôi làm thơ cho những trăn trở và mất mát của riêng tôi và dường như có sự thôi thúc của người chồng quá cố của tôi như là anh đã chọn cho tôi
01 Tháng Mười 2012(Xem: 17021)
Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20955)
Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 17511)
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn
28 Tháng Chín 2012(Xem: 18066)
Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi
27 Tháng Chín 2012(Xem: 18954)
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 17426)
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ
24 Tháng Chín 2012(Xem: 17895)
Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 20633)
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái … đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” … Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
21 Tháng Chín 2012(Xem: 16944)
Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 18687)
Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt
11 Tháng Chín 2012(Xem: 19947)
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: " Cương ơi ! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu ! ". Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
09 Tháng Chín 2012(Xem: 19497)
Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!
07 Tháng Chín 2012(Xem: 21228)
nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta. Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy cụ ???
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39136)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 18921)
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
02 Tháng Chín 2012(Xem: 19893)
Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 21289)
Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
31 Tháng Tám 2012(Xem: 19337)
Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 20649)
Kiếp phù sinh như hình như ảnh; Có chữ rằng vạn cảnh giai không. Ai ơi lấy Phật làm lòng, Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19898)
Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?
27 Tháng Tám 2012(Xem: 19189)
Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn
26 Tháng Tám 2012(Xem: 18149)
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
24 Tháng Tám 2012(Xem: 19399)
bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ. Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.
23 Tháng Tám 2012(Xem: 28125)
để tưởng nhớ người bạn gẫy cánh trên chiến-trường các bay trên nơi bạn mình rớt mở canopy ném xuống cho bạn một bao thuốc lá Lucky-strike. Hôm nay nhớ anh viết về anh, tôi đốt một điếu thuốc để đay cho anh, mong anh thích Marlboro lights .
23 Tháng Tám 2012(Xem: 20396)
ng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi Bệnh xá, đứng trên Quốc lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.
21 Tháng Tám 2012(Xem: 20893)
Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 21474)
tất cả gặp nhau một chút rồi chia tay. Từng ngày hãy gieo vào tâm thức những hạt giống thiện lành, thay vì phá hoại cuộc sống mình và người bằng những tâm hành tiêu cực!
14 Tháng Tám 2012(Xem: 18124)
Và vì vậy mà tôi biết, sẽ có một ngày, tôi bỏ lại tất cả nơi đây để về với mẹ. tôi chỉ xin lạy Phật ngàn lạy, vạn lạy mà cầu cho ngày đó đến trước khi quá muộn
13 Tháng Tám 2012(Xem: 19312)
Đứa con út ốm đau Vẫn hằng đêm đòi sữa Chẳng còn gì bán nữa Ngoài giọt máu mẹ cha
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21840)
Giọt nước mắt của người chồng Mỹ với người vợ Việt, của người cha Mỹ khóc thương cho đứa con trai vắn số cũng mặn như giọt nuớc mắt của bất cứ người chồng người cha nào khác . Có khác gì đâu. Vô thường!
08 Tháng Tám 2012(Xem: 21045)
Lòng từ thiện, nỗi thương tâm về một hoàn cảnh, về một người nào đó...sẽ không bao giờ có biên giới, có lằn ranh, có sự phân biệt xã hội, chủng tộc.