5:40 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

CHUYỆN TÌNH MỘT ĐÔI ĐỮA LỆCH

28 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 19392)
Chuyện tình một đôi đũa lệch...

Hơn hai mươi năm gặp lại, Hòa vẫn trẻ và dịu dàng như xưa.
blank
Thu và Hòa – ảnh tài liệu gia đình
Hoàng Thanh/Viễn Đông
Ngồi quanh chiếc bàn một buổi sáng, nhâm nhi ly cà phê trong một quán nhỏ ở Seattle, tôi hỏi Hòa về công việc đang làm. Hòa đáp cô đang làm kỹ sư cho hãng máy bay Boeing. Tôi chợt quay sang hỏi anh Thu - ông xã Hòa - người đàn ông trung niên trông rất chân chất, hiền lành: “Anh Thu chắc làm chung hãng với Hòa hở?”. Hòa nói ngay, giọng vui và đầy hãnh diện: “Không, ảnh là thợ hàn. Nếu không có ảnh thì Hòa không có được như ngày nay đâu…”. Còn anh Thu thì chỉ cười hiền lành, nhìn vợ đầy trìu mến...
Ngày ấy…
Hòa xin đi du học ở Canada, nhưng vì ở đó một mình cu ki nên mẹ Hòa, ở Việt Nam, rất muốn Hòa tìm cách qua Mỹ sống, vì dù sao gia đình Hòa cũng có người quen ở Mỹ. Mẹ Hòa có một cô bạn đang ở Mỹ có một người con trai làm chung với anh Thu, thấy anh Thu đi làm mà ngày nào cũng như ngày nấy đều mang theo bữa trưa là vài hộp cơm “food to go”, anh lại còn độc thân vui tính, thấy anh đàng hoàng, dễ thương, nên muốn giới thiệu với Hòa. Khi đó anh Thu có gọi điện thoại cho Hòa vài lần, nhưng Hòa không thích. Hòa nghĩ thời đại này mà còn giới thiệu thấy giống cải lương quá, nên chỉ nói chuyện qua loa trong điện thoại. Mẹ Hòa thì cứ thúc giục hoài, nên Hòa đành phải xin qua Mỹ với chương trình du lịch.
Với chương trình này, khi qua Mỹ mà muốn ở lại thì Hòa phải kết hôn, nên anh Thu đồng ý làm giấy tờ cho Hòa ở lại. Thật tình, khi đó anh Thu tốt và muốn giúp Hòa thôi, chứ không hề có vấn đề tiền bạc gì cả, và Hòa cũng đã nói rõ là Hòa chưa có ý muốn lập gia đình, vì không muốn vướng bận gì vào lúc đó. Thời gian đầu thì có yêu đương gì đâu, mọi thứ đều rõ ràng, giúp thì mình mang ơn, chứ duyên vợ chồng thì không bao giờ nghĩ tới. Nhưng một khi ở Mỹ rồi, thì cứ nghĩ đến việc đi học lại sao mà ngao ngán. Vì chỉ muốn đi làm kiếm tiền, nên Hòa định đi làm nail, vì lúc đó làm nail rất là có tiền, nhưng anh Thu không chịu. Anh khuyên: “Anh đã ngu dốt, không có điều kiện đi học, trong khi em có điều kiện, có khả năng, mà lại không đi học, uổng lắm”. Vậy là Hòa quyết định đi học lại. Thời gian đó buổi sáng Hòa đi học college, rồi trưa đến nhà một người quen để may quần áo kiếm thêm, chiều Hòa đi làm ở nhà hàng Thái để có đủ tiền đóng học phí. Hòa học 2 năm rưỡi thì lấy bằng college.
Học xong college thì phải nói là Hòa... đuối. Vừa học, vừa làm 2 việc, người Hòa cứ tóp dần như... “con mắm”. Anh Thu thấy vậy nên thương, anh bảo thôi dọn vào ở chung với anh, đỡ tiền nhà hằng tháng thì cũng nhẹ gánh phần nào cho Hòa. Vì quá mỏi mệt, Hòa bằng lòng, nhưng thiệt tình, anh Thu rất tốt và không có ý lợi dụng hay sàm sỡ gì cả. Hai đứa ở với nhau một thời gian, và chính vì tình thương yêu, quan tâm chăm sóc tận tình của anh, đã khiến Hòa nhiều đêm suy nghĩ. Liệu rằng mai này mình có tìm được một người đàn ông nào yêu mình chân thật và lo lắng cho mình được như anh ấy? Và đó là lý do mà bé Andy ra đời...
Anh Thu kể với tôi: “Anh là con trai trưởng trong nhà, nên khi đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự, thì má anh sợ quá nên bắt anh đi vượt biên - lúc đó chỉ mới 21 tuổi. Anh cùng với một đứa em trai đi vượt biên và được tàu Pháp vớt. Anh sống ở Pháp được 10 tháng, sau đó được một người chị ở Mỹ bảo lãnh qua Mỹ. Chỉ một tuần sau khi đặt chân lên đất Mỹ là anh đi học nghề thợ hàn rồi đi làm ngay, nuôi em ăn học, và tính tới nay, anh đã làm nghề hàn được 30 năm rồi. Anh làm thợ hàn cho một hãng ở gần biển, sửa tàu của những tàu đi Alaska về...”.
Hòa tiếp lời: “Sau khi lấy nhau, ông xã Hòa vẫn đi làm. Tuy anh là một thợ hàn có tay nghề lâu năm, nhưng công việc rất là nặng nhọc. Mùa đông ở Seattle rất lạnh, phải làm ở hãng đóng tàu gần biển, nên Hòa thấy tội ảnh quá, ráng đi tìm việc cho ông xã ở trong một cửa hàng nào đó cho đỡ lạnh. Ông xã Hòa nói là ảnh không dám đi xin ở đâu cả, vì tiếng Anh thì không biết, mà điền đơn thì lấy ai mà giúp, nên cứ một hãng mà làm, nếu bị mất việc thì ở nhà chờ hãng kêu lại. Sau cùng Hòa điền đơn giúp cho ông xã xin làm cho một hãng khác, vấn đề thử test tay nghề thì không lo, vì anh có nhiều kinh nghiệm mà khéo tay nữa, nên được nhận vô làm từ đó đến nay. Công việc của ông xã cực lắm, nghe ảnh kể nhiều lúc thấy thương. Lương cũng đâu được bao nhiêu. Hai vợ chồng ráng mà đùm bọc nhau qua ngày, nhưng phải nói đó là những tháng ngày nhiều kỷ niệm nhất. Anh Thu lo hầu hết mọi việc trong nhà, tạo điều kiện cho Hòa có thời gian học bài. Anh an ủi, khuyến khích mỗi khi Hòa nản chí.
Sinh Andy được khoảng một tháng, thì Hòa đi học lại. Lúc đầu Hòa dự định học lại ngành Dược (vì lúc rời Việt Nam, Hòa đã là dược sĩ), nhưng học lại Dược mất rất nhiều thời gian, nên Hòa quyết định học kỹ sư, vì thời gian học ngắn hơn. Nhưng lúc đó thì cũng phải nỗ lực học dữ lắm, vì muốn vô được ngành kỹ sư điện (Electrical Engineering) của trường đại học University of Washington thì điểm trung bình GPA phải từ 3,50; nếu không đủ diểm thì phải học trường tư Seattle University, với tiền học phí rất cao; còn nếu không nữa thì phải đi xa, mà Hòa thì có gia đình có con nhỏ nữa, nên không còn có cách nào chọn lựa là phải học để lấy điểm trên 3,50 để được vô ngành EE. Hòa may mắn được nhận vô học liền, nên không mất nhiều thời gian. Thời gian đầu học đại học, thì trong tuần Hòa đi bỏ báo, đến thứ Bảy thì đi bán hàng lẻ trong các cửa hàng kiếm tiền phụ với ông xã, vì một mình anh Thu gánh không nổi, vừa tiền nhà, tiền ăn, tiền đóng học phí, nên tụi Hòa rất là vất vả. Được vài tháng Hòa không kham nổi vì bài vở quá nhiều, Hòa đành phải bỏ bớt nghề giao báo, rồi thì bỏ luôn ngày thứ Bảy chạy hàng. Lúc đó Hòa xin làm Tutor dạy toán cho trường University of Washington, nên cũng kiếm được chút đỉnh tiền phụ với ông xã, cộng thêm tiền mượn nợ sinh viên của chính phủ, nên cuộc sống của đôi vợ chồng cũng đỡ vất vả hơn. Đây là thời gian khó khăn nhất của tụi Hòa. Sáng 6 giờ là Hòa mang con đi gởi cho người ta, rồi lái xe đến parking đậu đó, đón bus đi học; chiều 3 giờ ông xã Hòa đi làm về đón con, rồi ông xã Hòa phải lo cho con, thay tã, cho ăn, tắm rửa. Nhiều khi Hòa có phải làm dự án hoàn tất đến 4 giờ sáng mới về, không thấy mặt chồng con. Lắm lúc cực quá Hòa khóc muốn buông xuôi, thì anh Thu lại lau nước mắt, vỗ về rồi lại khuyến khích.
Học gần 3 năm thì Hòa tốt nghiệp ra trường. Ngày tốt nghiệp người ta có gia đình cha mẹ anh em đông đủ đến để chúc mừng, còn Hòa thì chỉ có hai vợ chồng với đứa con trai nhỏ. Lễ tốt nghiệp tổ chức trong sân banh của trường đại học, tất cả sinh viên tốt nghiệp đông lắm, khoảng mấy trăm người. Lúc đó thân nhân phải ngồi ở phía ghế của khán giả không được vào trong sân. Andy lúc đó gần 3 tuổi nhưng rất là lanh, nó nói với cảnh sát là ‘Mẹ của Andy ở trong đó, mẹ tốt nghiệp đại học phải để cho Ba vào bên trong, vì Ba là người thương và lo cho Mẹ nhất’. Khi Hòa hãnh diện khoe với ông xã tấm bằng kỹ sư vừa mới nhận, có lẽ anh không hiểu hết những chữ tiếng Anh viết trên đó, nhưng Hòa thấy mắt anh ướt. Anh ôm chầm lấy Hòa để chia vui, bởi vì chính anh là người duy nhất đã luôn luôn ‘sẻ buồn’ với Hòa ròng rã trong những tháng ngày qua. Có lẽ ngày ra trường là ngày mà ông xã Hòa mừng nhất, anh còn mừng hơn cả Hòa nữa.

Nhưng xui xẻo vào lúc đó thì sự kiện 911 do tụi khủng bố gây ra, nên khi ra trường, kinh tế trên đà xuống dốc, nên Hòa không sao tìm được việc làm. Hòa nộp đơn khắp nơi, hễ chỗ nào kêu là làm, dù chẳng đúng ngành nghề mình học. Nhiều khi chỉ làm một tuần cho hãng may, Hòa cũng không ngại, rồi Hòa làm cả nghề ‘mailman’ lái xe đi bỏ thư nữa chứ, cũng vui lắm”.
Hòa khôi hài bảo tôi, “Ông bà mình hay nói ‘Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’. Còn Hòa thì có lẽ ‘Vạn nghệ không tinh, nên vạn lần cực nhọc’…”.
Làm được đâu chừng khoảng 10 tháng, thì Hòa được hãng máy bay Boeing gọi phỏng vấn. Hòa nói với anh Thu: “Thôi kệ đi cho vui chứ chắc gì được”. Khoảng 3 ngày sau, lúc đang đi giao thơ thì anh Thu gọi nói là “Boeing gởi một cái gói cho em”; nhưng vì không biết tiếng Anh, nên khi mở ra thì anh Thu nói: “Anh chỉ biết là trong đó có viết số tiền, chắc là tiền lương của em một năm đó”. Hòa mừng như bắt được vàng, chạy ngay về nhà, lật đật đọc lá thư trong lo âu và hồi hộp. Hòa nửa tin nửa ngờ quay sang ông xã nói, “Em được nhận làm rồi anh ơi”. Rồi hai vợ chồng lại ôm nhau mà khóc.
Hòa tâm sự: “Được việc làm thì mừng nhưng lo thì không ít, không biết vô trong đó mình có làm được không? Công việc có dễ không? Tiếng Anh của mình có đủ để ứng phó hay không? Hòa lo đến nỗi không ngủ được. Thì cũng lại ông xã an ủi, ‘Không sao, em ngủ đi, đừng lo quá, khi xưa không có việc này thì vợ chồng mình cũng sống mà, em mà lo quá lỡ ngã bệnh thì anh và con sống với ai?’. Nghe mà lại thương ảnh thêm...”.
Sáu tháng đầu làm cho Boeing, mỗi lần nghe phone reng là trái tim Hòa thắt lại, chỉ sợ mình làm sai cái gì đó, rồi sẽ bị đuổi việc; nhưng cũng may là những người làm chung với Hòa rất tốt, chỉ cho Hòa từng việc một, nên Hòa quen dần với công việc. Hiện tại Hòa làm ở bộ phận Wire Installation Design của công ty Boeing, chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu máy bay 747-8. Hòa cho biết: “Công việc thì vui vì đúng ngành mình học, đôi khi rất là căng thẳng, nhưng giờ cũng quen rồi, không đến nỗi như lúc ban đầu...”.
Bây giờ…
Với công việc mới và đồng lương kỹ sư, cuộc sống gia đình Hòa đỡ hơn trước rất nhiều, có nhiều thời gian ở với nhau hơn. Hòa nói: “Ông xã Hòa qua Mỹ lâu nhưng không được đi đâu cả, nên Hòa tự hứa sẽ cho gia đình mỗi năm đi một chỗ cho biết; nên sau khi ra trường, năm nào gia đình Hòa cũng để 2 tuần ra đi du lịch, Hawaii, Alaska, California, Disneyland, Hollywood, Houston…”.
Hòa tâm sự: “Có lẽ ai ai cũng đều đồng ý là trong cuộc sống vợ chồng, thường thì không nên có sự chênh lệch quá nhiều về học thức. Người đàn ông có bằng cấp cao, hiểu biết hơn người đàn bà thì đã là khó hòa hợp rồi, đằng này gia đình Hòa thì ngược lại. Thời gian đầu, tụi Hòa cũng cãi nhau hoài, vì Hòa nói gì anh đều không hiểu được ý của Hòa muốn nói, nên cứ cãi nhau suốt ngày. Dần dần Hòa nhận ra rằng, khi nói chuyện với ông xã thì phải nói thật là giản dị thì ông xã mới hiểu; có lẽ từ đó mỗi lần muốn nói gì, Hòa phải cố gắng dùng các từ ngữ đơn giản, mộc mạc nhất, tìm cách nào để hai vợ chồng không hiểu lầm nhau. Cũng chính nhờ vậy, mà Hòa ngày một tiến bộ hơn trong việc giao tiếp với người ngoài, với đồng nghiệp và nhân viên. Trong sở làm, mọi người đều khen là Hòa dễ gần, nói chuyện chân thật, không màu mè, nhất là nhân viên thuộc cấp thì mến và thương Hòa lắm. Ai cũng khen là Hòa có ‘nghệ thuật ăn nói’, biết nói sao cho người đối diện hiểu mình và thông cảm cho mình, tất cả nghệ thuật này có được ngày hôm nay đều là nhờ ông xã”.
Hồi nhớ lại khi xưa, Hòa tiếp, “Lúc đầu Hòa cũng rất là mặc cảm, vì có một người chồng không có ăn học; nên Hòa rất ít khi muốn đưa ông xã đi đâu. Một số người khi biết về nghề thợ hàn của anh Thu thì họ coi thường ảnh, đối xử không tốt với ông xã Hòa; nên từ đó bọn Hòa ít đi đâu và không muốn giao thiệp rộng với nhiều người nữa. Nhưng cũng có nhiều bè bạn có tấm lòng, như anh Chánh, chị Lài, anh Điệp, chị Trâm... thường đến nhà Hòa chơi. Họ không coi thường ông xã Hòa, mọi người đối xử với ông xã Hòa rất tốt, Hòa không cảm thấy mặc cảm khi có một người chồng không có ăn học cao. Ở ông xã, Hòa tìm thấy một tình yêu thương hết lòng, một người chồng tốt, một người cha tốt. Học cao làm gì mà đối xử không tốt với nhau, lòng người ngày càng cách xa vì địa vị, tiền tài, và học vấn. Hòa không mặc cảm mà lại thấy tự hào Hòa có được ngày hôm nay, tất cả là nhờ vào tình yêu thương, lòng hy sinh của ông xã. Chính tình yêu thương của ông xã là động lực và sự hỗ trợ đã giúp Hòa vượt qua thời gian khó khăn vừa qua”.
blank
Vợ chồng Thu Hòa và bé Andy – ảnh tài liệu gia đình
Tôi hỏi: “Có khi nào Hòa cảm thấy hối tiếc về cuộc hôn nhân này?”
Hòa mỉm cười: “Hoàn toàn ngược lại, Hòa cảm thấy mãn nguyện về cuộc hôn nhân này, vì Hòa đã may mắn có được một người chồng yêu thương Hòa hết mực, hy sinh để cho Hòa có được ngày hôm nay. Cuộc sống vốn không có gì là toàn hảo, nhưng điều quan trọng là mình biết thế nào là đủ và đừng kỳ vọng quá cao”.
“Hòa có lời khuyên nào cho các bạn đang đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân và trong việc lựa chọn người bạn đời?”
“Học vấn không phải là vấn đề không quan trọng trong cuộc sống vợ chồng, nhưng điều quan trọng nhất đối với Hòa, đó là tình yêu thương lẫn nhau; vì nếu không thật sự yêu thương, thì không thể vượt qua được những chướng ngại của cuộc sống. Hãy chọn người thật sự yêu thương mình - không vì tiền tài, vật chất, địa vị, hay học vấn - vì có tình yêu thương chân thật, thì đó sẽ là người luôn luôn lo lắng, an ủi, khuyến khích mình trong mọi trắc trở của đường đời. Cuộc sống vốn thăng trầm, đời người thì lắm lúc ‘lên voi, xuống chó’. Ai là người đến với mình lúc mình đang ở tận cùng của hố thẳm cuộc đời, nói đúng hơn là khi mình đang ‘xuống chó’, thì mới thật sự là người thương mình nhất. Phải biết cám ơn người ấy và mai này khi ‘lên voi’, thì cũng đừng nhẫn tâm mà ‘vắt chanh bỏ vỏ’”.
“Giờ nhìn lại, Hòa nhận thấy điều gì đã giúp Hòa thành công với mảnh bằng kỹ sư làm việc cho một công ty lớn như vậy?”
“Động lực giúp Hòa thành công ngày hôm nay, đó là nhờ vào tình yêu thương của ông xã. Không có tình thương là không có tất cả. Với Hòa yêu thương và được thương yêu là niềm hạnh phúc lớn nhất trên đời. Ngày xưa người ta thường nói, ‘Đằng sau một người đàn ông thành công, luôn luôn có bóng dáng một người đàn bà’; nhưng với Hòa thì, bên cạnh sự thành công của người đàn bà, luôn luôn cần phải có một người đàn ông biết yêu thương, chia sẻ, thông cảm và hy sinh”.
Hòa chỉ ước muốn tâm sự cùng tất cả các bạn: “Cuộc sống vốn có rất nhiều thăng trầm, mình nên biết chấp nhận với những gì mình đang có, vì hạnh phúc ở ngay bên cạnh mình, không cần phải đi tìm kiếm đâu xa. Nếu mình cảm thấy như thế là hạnh phúc, là mãn nguyện, thì tự khắc nó sẽ có…”.
Anh Thu nãy giờ ngồi im lặng lắng nghe, bỗng nhiên anh khoe với tôi: “Bà xã anh hát hay lắm đó. Hòa làm thơ và hát cho thiền đường Seattle đó em...”. Thế là Hòa cười thật tươi và hát nho nhỏ cho tôi nghe:
Hạnh phúc ở quanh đây đâu là chuyện bất ngờ
Cũng như ai khôn lớn chưa từng yêu tiếng ru
Cũng như em ca hát cho đời xanh mơ ước
Cũng như em ca hát cho đời còn ước mơ …
Rồi Hòa lại nói: “Ông xã đã tập cho Hoà từng nốt nhạc để đi vào đời, bằng lời nói chân thật, tấm lòng nhân ái, để từ đó Hòa biết nói thế nào cho mọi người vui, làm thế nào cho người ta cảm thông được cho mình. Một người có học vấn cao chưa chắc đã làm được điều đó, có phải không?
Giờ phút này Hòa vô cùng bằng lòng với hiện tại, có chồng yêu thương, có con trai ngoan ngoãn nghe lời. Hòa rất là vui, vì con Hòa là một đứa bé có hiểu biết, đôi khi Hòa sơ ý nói điều gì về ông xã, là Andy bênh ba nó ngay: ‘Ba không biết nói giống Mẹ, nhưng con hiểu ‘cái bụng’của Ba’. Andy rất là thương Ba, nó cứ nói hoài: ‘Ba làm cực khổ hơn mẹ, vì ba làm bằng ‘body’ (vì nó không biết diễn tả thế nào là lao động chân tay); còn Mẹ làm bằng cái đầu...’. Thương lắm mỗi lúc Andy nói là ‘Ba làm cực hơn Mẹ vì Andy thấy tay Ba hay bị chảy máu’…”.
“Nếu chỉ nói một vài lời về người chồng của mình, thì Hòa sẽ nói gì?”
“Nói về anh? Thì Hòa sẽ phải nói về Hòa trước đã. Vì nhờ có anh, mới có được cô kỹ sư Hòa ngồi đây hôm nay. Hòa là người hạnh phúc, và may mắn. Ước mong lớn nhất của Hòa bây giờ là mọi người hãy sống trong tình yêu thương, chỉ có tình yêu thương chân thật mới có đủ sức mạnh để cảm hóa trái tim, như anh Thu đã làm được với trái tim Hòa vậy...”.
Quay sang anh Thu, tôi hỏi:
“Còn anh, nếu chỉ có vài lời về bà xã, thì anh sẽ nói gì?”
“Anh cảm thấy hãnh diện, hạnh phúc hơn mọi người. Anh không mặc cảm, cũng không tự ái. Mỗi khi có ai khen vợ mình thì anh thấy đó là một niềm tự hào. Những lúc bà xã đọc thơ, văn trước bạn bè, anh rất là xúc động đến ứa nước mắt. Anh thấy anh là người hạnh phúc, may mắn nhất trên đời này, vì có được một người vợ tài ba...”.
Câu chuyện của người bạn cũ gợi nhớ cho tôi về đôi đũa. Không phải ngẫu nhiên mà đôi đũa thường được dân gian ví với hình ảnh đôi vợ chồng. Hai chiếc đũa luôn luôn đi liền với nhau, thật nhịp nhàng, thì mới hoàn thành được động tác gắp thức ăn, cũng như hai vợ chồng khi đồng tâm cộng lực, thì có thể cùng nhau tát cạn cả biển Đông. Người con gái khi bị mẹ ép gả vào nơi không tương xứng, đã thốt lên lời than cay đắng:
“Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.

Mỗi người chúng ta là một chiếc đũa, và chiếc đũa nào cũng luôn luôn mong tìm gặp chiếc kia của mình để thành đôi. Cách lựa chọn là của mỗi người với các tiêu chuẩn mà mình cho là đúng. Nhưng các đôi đũa bền theo năm tháng, thì dễ có được mấy đôi như cặp đũa Thu Hòa?
Đôi đũa vô tri: tre, gỗ khô cằn
Nhưng khắng khít bên nhau không ganh tị
Hai chiếc đũa cùng nhau chung một ý
Bữa ăn nào cũng phải có mặt cả đôi.
Cùng với nhau , theo ta trọn cuộc đời
Dẫu bằng gỗ, tre, ngà... hay bằng nhựa
Nhưng vẫn bên nhau cùng giữ gìn lời hứa
Gắn bó cả đời suốt bữa tiệc cùng mâm.
Hai chiếc đũa bên nhau có vẻ âm thầm
Sẽ ngừng gắp khi mất đi một chiếc
Chỉ còn một là mất đi bữa tiệc
"Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia".
Tôi đã từng đi dự biết bao tiệc cưới trong đời, những bữa tiệc linh đình chúc mừng các “đôi đũa ngà” xứng đôi vừa lứa, và để rồi sau đó phải nghe tin buồn rằng cặp đũa đã rã đôi.
Hôm nay, lần đầu được nghe về câu chuyện tình một đôi đũa lệch, tôi rất xúc động. Mừng cho Hòa, cho hạnh phúc của hai bạn, và tôi rất mong cuộc đời này sẽ có thật nhiều những đôi đũa mãi mãi bên nhau cho đến cuối mâm tiệc của cuộc đời..
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14879)
“ Sông có thể cạn, đá núi lâu ngày cũng mòn nhưng miên viễn tình người VN và tình đồng đội giữa những người lính VNCH.”. cho dù thời gian có bị phôi pha nhưng tuyệt đối chẳng bao giờ thay đổi.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15486)
Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13774)
Đừng hối tiếc những sai lầm đã phạm. Có rất nhiều việc buộc chúng ta phải lầm lạc. Chúng ta là con người, cho nên chúng ta lầm lạc
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14065)
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14786)
Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17883)
Nhưng dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè…
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13401)
Ước mong Thái Thụy Vy, nhà-thơ-yêu-màu-tím, sáng tác nhiều hơn để cho vườn hoa văn học Việt Nam hải ngoại nói riêng mang nhiều sắc thái độc đáo, và để cho nền văn học Hoa Kỳ nói chung, vốn đã đa dạng lại càng thêm phong phú.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14009)
"Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13548)
Còn tôi, tôi không thể nhìn cảnh trí nơi đây một cách bàng quan như thế. Tôi không thể nhìn nó mà không kèm theo những xúc động vui buồn hết sức riêng tư.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13900)
Qua câu chuyện của hai người già, bộ phim có lẽ đang nhắn nhủ một điều rất trẻ: lắng nghe, yêu thương và để những người thân của chúng ta được sống với đam mê của họ. Vì cuộc đời rất ngắn.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 16466)
Ngay lúc đó, nó đã mong sẽ thôi không lớn nữa, cứ sống mãi với ruộng vườn cùng với ông bà ngoại trong căn nhà gỗ, với ánh đèn dầu và lũ bạn rách rưới tinh ranh vẫn hằng đêm cùng nó đọc làu làu những con chữ đầu đời.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 16135)
Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh
22 Tháng Mười 2012(Xem: 18635)
Đúng như vậy, vào khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh tới phòng, chào và nói một câu tôi nghe quá quen thuộc. Dịch ra tiếng Việt thì anh đã nói: “Tôi là Frostic đây, thầy còn nhớ tôi không?”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 15761)
Từ chuyến đi đó đến nay, tôi đã nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ không bao giờ trở về cho đến khi nào quê hương Việt Nam không còn bóng ma cộng sản đã gây ra bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho quê hương, cho đồng bào của tôi.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 18331)
Cười ha hả Hiệu và Bảng đi ra sau lái tàu để một mình Đạt đứng tần ngần nhìn dòng kinh nước trong một màu vàng của phèn. Người lính trẻ mới đổi về đơn vị tác chiến của hải quân chợt thở dài.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 17798)
Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 26124)
Bộ môn nghệ thuật của miền Nam trước 1975 biểu tượng sự tự do và phóng khoáng với những khuôn mặt vang bóng một thời
13 Tháng Mười 2012(Xem: 16484)
Mẹ có thể dạy con cách chia sẻ, nhưng không thể bắt con sống quảng đại Mẹ có thể dạy con niềm kính trọng, nhưng không thể ép con tôn trọng người
08 Tháng Mười 2012(Xem: 21040)
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
02 Tháng Mười 2012(Xem: 16679)
Tôi làm thơ không phải để in và bán. Tôi làm thơ cho những trăn trở và mất mát của riêng tôi và dường như có sự thôi thúc của người chồng quá cố của tôi như là anh đã chọn cho tôi
01 Tháng Mười 2012(Xem: 17012)
Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20941)
Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 17506)
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn
28 Tháng Chín 2012(Xem: 18059)
Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi
27 Tháng Chín 2012(Xem: 18941)
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 17421)
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ
24 Tháng Chín 2012(Xem: 17885)
Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 20627)
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái … đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” … Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
21 Tháng Chín 2012(Xem: 16932)
Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 18675)
Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt
11 Tháng Chín 2012(Xem: 19939)
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: " Cương ơi ! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu ! ". Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
09 Tháng Chín 2012(Xem: 19489)
Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!
07 Tháng Chín 2012(Xem: 21219)
nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta. Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy cụ ???
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39117)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 18911)
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
02 Tháng Chín 2012(Xem: 19879)
Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 21276)
Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
31 Tháng Tám 2012(Xem: 19326)
Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 20640)
Kiếp phù sinh như hình như ảnh; Có chữ rằng vạn cảnh giai không. Ai ơi lấy Phật làm lòng, Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19888)
Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?
27 Tháng Tám 2012(Xem: 19177)
Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn
26 Tháng Tám 2012(Xem: 18113)
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
24 Tháng Tám 2012(Xem: 19388)
bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ. Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.
23 Tháng Tám 2012(Xem: 28105)
để tưởng nhớ người bạn gẫy cánh trên chiến-trường các bay trên nơi bạn mình rớt mở canopy ném xuống cho bạn một bao thuốc lá Lucky-strike. Hôm nay nhớ anh viết về anh, tôi đốt một điếu thuốc để đay cho anh, mong anh thích Marlboro lights .
23 Tháng Tám 2012(Xem: 20387)
ng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi Bệnh xá, đứng trên Quốc lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.
21 Tháng Tám 2012(Xem: 20882)
Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 21448)
tất cả gặp nhau một chút rồi chia tay. Từng ngày hãy gieo vào tâm thức những hạt giống thiện lành, thay vì phá hoại cuộc sống mình và người bằng những tâm hành tiêu cực!
14 Tháng Tám 2012(Xem: 18113)
Và vì vậy mà tôi biết, sẽ có một ngày, tôi bỏ lại tất cả nơi đây để về với mẹ. tôi chỉ xin lạy Phật ngàn lạy, vạn lạy mà cầu cho ngày đó đến trước khi quá muộn
13 Tháng Tám 2012(Xem: 19293)
Đứa con út ốm đau Vẫn hằng đêm đòi sữa Chẳng còn gì bán nữa Ngoài giọt máu mẹ cha
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21825)
Giọt nước mắt của người chồng Mỹ với người vợ Việt, của người cha Mỹ khóc thương cho đứa con trai vắn số cũng mặn như giọt nuớc mắt của bất cứ người chồng người cha nào khác . Có khác gì đâu. Vô thường!