7:56 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

NHỮNG CHIẾC BÁNH BAO - Phong Châu

13 Tháng Tư 20202:18 CH(Xem: 50004)

                                              Những Chiếc Bánh Bao           
                                              Truyện ngắn của Phong Châu

Vào ngày lễ Giáng sinh, như mọi năm, cư dân sống quanh khu vực phía bắc cầu Trường Giang, một số rất ít người, từ sáng sớm đã lặng lẽ đi đến nhà thờ để dự lễ chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ vì chính quyền địa phương thông báo là giáo đường không được cử hành lễ lâu hơn thời gian đã quy định, cũng không được cử hành lễ vào buổi chiều và ban đêm. Những người đến dự lễ hỏi nhau tại sao thì không một ai trả lời được.

Bà Weng Chau trở về nhà với nỗi lo âu. Bà tính là chỉ còn một tháng nữa là tới ngày tết nguyên đán. Cũng như mọi năm, bà sẽ mua sắm đủ các thứ để trưng bày trong nhà và mua thêm nhiều thức ăn đặc biệt rồi do chính tay bà nấu cho cả gia đình và cả bạn bè, hàng xóm đến thăm có cái ăn trong ba ngày tết. Ngoài ra bà cũng không quên sẽ ghé quày bán các mặt hàng trang trí để thỉnh về một chú chuột vàng mà bà đã nhìn thấy trên các màn ảnh ti vi, bà sẽ đặt chú chuột vào một nơi trang trọng nhất trong nhà để quanh năm suốt tháng gia đình bà sẽ gặp nhiều điều may mắn như những lời quảng cáo ra rả mấy tháng nay để hối thúc mọi người hãy mau mua chuột vàng mang về kẻo hết. Bà sẽ mua tặng cho chồng một chiếc áo ấm mới và cả hai đứa con gái của bà, mỗi đứa một túi xách tay loại hàng hiệu Coach mà chúng hằng mơ ước. Chồng bà là bác sĩ hiện đang làm việc tại một bệnh viện ở thành phố Đông Hồ nằm trong địa phận tỉnh Hồ Bắc. Hai con của bà đều đang theo học đại học tại Thượng Hải, chúng trọ ở nhà của người em ruột của bà từ hơn hai năm nay.

Đã hơn tháng, lúc đi nhà thờ, khi đi chợ bà được nghe nhiều người nói đến hình như là sắp có một sự kiện gì đó rất quan trọng xảy ra cho thành phố Vũ Hán. Bà cho đó là những tin đồn vô căn cứ mà đã từ lâu dân Vũ Hán đã quen với những tin kinh thiên động địa chẳng hạn như tin tận thế vào năm 2000, hai mươi năm trước đây, rồi cũng tin về tận thế năm 2012 và nhiều tin động trời khác nữa. Những dịp này dân chúng trong thành phố bày nhiều trò cúng kiến cầu khẩn, đến đình chùa miếu mạo đóng tiền xin lễ để mong cho “tai qua nạn khỏi”. Và rồi chẳng thấy chuyện gì xảy ra. Lần này bà Weng cũng cho là những tin đồn nhảm nhí như bao lần trước. Tuy nhiên bà vẫn thường xuyên nghe ngóng tin tức ở mọi bề, trên các đài phát thanh và truyền hình, kể cả những tin được cho là rò rỉ từ khắp mọi nơi lọt vào tai bà. Bà lo lắng và thường xuyên gọi cho hai con ở xa. Đối với ông Nhậm Chí Cường, chồng bà thì năm nay không được nghỉ vào dịp lễ Giáng sinh, theo lời ông là đang chuẩn bị lo tết cho bệnh viện nơi ông làm việc. Bà Weng lại nghĩ, chắc năm nay trong bệnh viện các nhân viên và bệnh nhân ăn tết lớn. Chuyện này vẫn thỉnh thoảng xảy ra trong quá khứ mỗi khi có các lãnh tụ cấp cao đến thăm bệnh viện trong những dịp lễ hay tết nguyên đán. Bà cũng yên tâm như mọi năm.

Kể từ ngày rằm tháng chạp âm lịch, khi màn đêm buông xuống ở khắp mọi nơi, cư dân phía bắc cầu Trường Giang được nghe từ các loa phóng thanh “mọi người không được đi ra ngoài vì thời tiết rất xấu có thể ập đến bất ngờ”. Bà Weng liên tục mở màn ảnh ti vi từ đài trung ương cho đến các đài địa phương đều không có tin tức thời tiết như đã được báo động. Bà thắc mắc và nghi ngờ nhưng không tìm ra được câu trả lời nào cả. Mỗi sáng sớm bà đến nhà thờ để hỏi thăm cha xứ xem có chuyện gì xảy ra thì cha xứ cũng chỉ nói cho ba biết những gì mà cha đã nghe từ mấy chiếc loa và các đài của nhà nước. Cũng có những giáo dân đến nói với cha những tin tức họ nghe người này người nọ nhắc đến như một cơn bệnh sẽ bộc phát tại thành phố Vũ Hán có thể giết cả hàng triệu người. Cha dặn bà là phải cẩn thận, không nên phát tán những gì cha nói với bà để tránh bị vạ lây, nguy hiểm lắm! Kể từ hôm đó bà thấy dân chúng kéo nhau đi mua thức ăn và các vật dụng cần thiết khác để dự trữ. Các chợ và quày bán thực phẩm đã diễn ra cảnh xếp hàng dài dằng dặc và chen lấn chửi bới nhau để giành mua thức ăn, bà cũng cố chen vào dòng người đó để mua mang về được một mớ thực phẩm, trong đó có những thứ gia đình bà không bao giơ ăn đến, thấy thiên hạ vơ vét mọi thứ nên bà cũng phải làm như vậy mà thôi.                              
    Cho đến một buổi chiều, sau khi bà đặt mâm cỗ trước nhà để cúng đưa ông Táo về trời (*), vừa bước vào nhà thì tất cả đèn trong nhà bị tắt ngấm. Bà đến trước bàn thờ chụp vội chiếc đèn bạch lạp đang cháy đặt ngay giữa căn phòng để có chút ánh sáng. Bà tiến đến cửa trước vạch màn nhìn ra ngoài thì trời ơi, bà la lên một tiếng hốt hoảng khi bên ngoài là cả một vùng bóng tối, không một chút ánh sáng và cũng không nghe cả một tiếng động. Cả người bà toát mồ hôi và một cơn lạnh buốt chạy suốt sống lưng của bà. Bà phải cố bình tĩnh và vịn men theo vách tường để đến ngồi vào sofa. Một sự im lặng rợn người cùng với bóng tối bủa vây cả thành phố. Đang miên man lo sợ không biết chuyện gì xảy ra thì bỗng nhiên có tiếng loa vang hình như từ tứ phía vọng vào tai bà, bà nghe không rõ cả một loạt thông báo dài nhưng đại để là đảng và nhà nước ra lệnh cho nhân dân thành phố Vũ Hán kể từ 12 giờ khuya đêm nay không được ra khỏi nhà, đây là lệnh giới nghiêm cho cả thành phố, ai trái lệnh sẽ bị trừng phạt thích đáng…

Liên tục nhiều ngày sau, bà gọi điện thoại cho chồng là ông Nhậm Chí Cường, cho cả hai đứa con gái ở Thượng Hải nhưng các đường dây điện thoại đã bị cắt. Bà gọi cho một số bạn bè và cả người hàng xóm thì tất cả mọi nơi đều im hơi lặng tiếng. Ban ngày, hé màn cửa nhìn ra ngoài thì bà có cảm tưởng chừng như mười một triệu người dân Vũ Hán đã biến đi đâu mất, thỉnh thoảng mới thấy một vài chiếc xe chạy vụt qua, trên đường không người đi, rác từ trong nhà đã tràn ra vệ đường, không người quét dọn…Nhìn phía xa chút nữa nơi công viên cạnh bờ sông, mỗi ngày đều có người già đến đó để tập thể dục, trẻ con đến vui chơi thì nay không một bóng người. Bà quay lưng vào và buột miệng nói  “thành phố ma! ”.

Mỗi ngày bà cố gắng gọi điện thoại cho chồng và hai con nhưng đều vô vọng. Bà lặng lẽ trong căn nhà rộng với tâm trạng hoang mang lo sợ tột cùng.

Bỗng một hôm bà nghe tiếng điện thoại reo và nhận ra số điện thoại của chồng bà. Bà cuống quýt mừng vui nhấc điện thoại và hỏi thăm rối rít…anh đang ở đâu? anh đang làm gì? anh có khỏe không? anh có thứ gì để ăn không? …Ông Nhậm Chí Cường chỉ nói cho bà biết là ông rất khỏe và đang được chuyển đến một bệnh viện khác. Chỉ chừng ấy thôi là điện thoại cúp. Bà gọi lại thì bên kia đầu dây không nghe tiếng reo của điện thoại. Mấy ngày sau bà lại thấy cũng có nhiều người đi ra khỏi nhà nên bà cũng thử bước ra khỏi nhà để hỏi thăm các người ấy đi đâu thì bà mới vỡ lẽ là kể từ ngày có lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập” vẫn có nhiều người liều mạng đổ xô đến các nhà ga xe lửa, bến xe và sân bay với hy vọng vớt vát được chuyến bay, chuyến xe, chuyến tàu cuối cùng để rời khỏi thành phố đáng sợ này trong khi chính quyền ra thêm thông báo rằng, nếu không có lý do đặc biệt, không ai được quyền rời khỏi thành phố. Bà Weng chết lặng người khi nhiều người đang chạy trên đường cho bà biết là đang có một thứ bệnh, một con vi trùng gì đó phát xuất từ khu chợ trung tâm Vũ Hán mà người ta gọi là vi rút từ một loài dơi đang được bày bán ở chợ.

Trên các lối ra vào thành phố, giao thông đều bị tắt nghẽn và rồi hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt, các sân bay và ga tàu hỏa đều bị đóng cửa. Nhiều trung tâm thương mại lớn cũng không còn mở cửa. Các kệ hàng trong siêu thị trống trơn, nhiều khu chợ địa phương bị người dân vét sạch hàng hóa. Các trạm xăng bị quá tải vì tài xế ùn ùn kéo tới  giữa những tin đồn rằng nguồn nhiên liệu dự trữ cạn kiệt, các cửa hàng bán nhu yếu phẩm đã bị cư dân địa phương mua hết những chiếc khẩu trang cuối cùng.

Bà Weng đã lấy lại được sự bình tĩnh sau cả tuần bị bấn loạn tinh thần. Một hôm bà bước ra cửa và gặp một người quen, trước có thời gian dạy học chung với bà cho bà hay là giáo sư Wang Wei, bạn của chồng bà dạy ở đại học công nghệ Vũ Hán tìm cách cách về quê ăn tết ở Suizhou cách Vũ Hán 150 km nhưng không thoát được, bị bắt và rồi mất tích cho tới nay…Rất nhiều tin tức do những người ngoài đường thỉnh thoảng nói cho bà biết nhưng bà quan tâm nhất là chồng bà và hai người con đã bặt tin, bây giờ không biết số phận của họ ra sao…

Một buổi sáng chủ nhật bà thức dậy sớm với ý định đi đến nhà thờ để thăm cha xứ mặc dầu bà biết là các buổi lễ đã được hủy bỏ. Khi bà vừa mở cửa ra thì thấy dưới chân bà có một gói hàng. Nhìn kỹ không phải là gói hàng mà một cái giỏ nhỏ đựng thức ăn. Bà thấy có một mẩu giấy viết tay mà bà linh tính biết là của chồng bà. Cầm mẩu giấy lên xem kỹ thì đúng là nét chữ nắn nót của chồng với vỏn vẹn mấy chữ: Anh vẫn khỏe. Có mấy cái bánh bao cho em. Thương nhớ. Dưới có chữ ký của ông Nhậm Chí Cường. Bà xách giỏ bánh bao đem vô nhà, quên cả việc phải ghé đến nhà thờ sáng nay. Bà cầm miếng giấy phủ mấy chiếc bánh bao để qua một bên và thấy năm cái bánh bao, đưa tay đặt nhẹ lên thì bà thấy những chiếc bành bao còn âm ấm. Chắc là mới mua ở tiệm, bà nghĩ thế. Một niềm hạnh phúc trào dâng trong tâm hồn bà, bà yên lặng đón chào một thứ hạnh phúc đang khắc khoải mong đợi cho bõ những ngày lo âu thương nhớ. Bà lại tự nghĩ, có lẽ vì công việc nhiều nên chồng bà không về nhà được và hơn nữa lại có giới nghiêm, chắc nay mai ông lại về thôi. Bà tự an ủi và thấy vui trong lòng. Chưa cạn niềm vui, bà lại nghe tiếng điện thoại reo. Con của bà từ Thượng Hải gọi về. Chúa đã giúp bà. Tạ ơn Chúa. Bà chỉ kịp làm dấu thánh giá rồi nghe tiếng nói của hai con tranh nhau hỏi thăm sức khỏe của bà, chúng nói chúng vẫn khỏe và vẫn đi học bình thường và dì Weng Ming có nhắn lời thăm bà. Bà chưa kịp nói gì và hỏi thăm các con thì điện thoại đã cúp. Bà goi lại. Điện thoại bên kia không có tiếng reo…

Bà Weng còn nhớ rõ, hôm bà nhận năm chiếc bánh bao của chồng là ngày cuối cùng của năm âm lịch. Liên tục trong ba ngày bà đều nhận được giỏ thức ăn, bên trong có năm chiếc bánh bao cùng với mẩu giấy có ghi dòng chữ giống như những chữ đã ghi trong mẩu giấy đầu tiên bà nhận được và cũng chữ ký của chồng. Ngày đầu ghi 24 tháng 1 năm 2020, ngày thứ nhì ghi 25 tháng 1 (nhằm ngày tết, mồng một) và ngày cuối là 26 tháng 1.

Cầm những mẩu giấy trong tay như những báu vật cuối cùng bà Weng không khỏi hoang mang lo sợ. Linh tính cho bà biết chắc đang có chuyện gì xảy ra với chồng bà đây…Bà gọi cho hai con để báo tin về chuyện những chiếc bánh bao nhưng không liên lạc được.

Những chiếc bánh bao được cho vào một góc tủ lạnh, bà không đụng tới chúng. Bà sẽ đợi cho đến hôm nào bác sĩ Nhậm Chí Cường cùng hai con trở về, bà mới mang ra, đồng thời sẽ nấu vài món ăn đặc biệt cho cả nhà cùng ăn để chào mừng cái tết muộn cũng không sao. Bà háo hức đợi đến ngày đoàn tụ gia đình…Bà chờ đợi…

Vào khuya ngày 1 tháng 3, khoảng 11 giờ, khi bà đang lần chuỗi hạt và đọc kính Mân Côi thì nghe tiếng gõ cửa. Bà vội vàng chạy ra mở cửa vì bà nghĩ rằng, chồng hoặc con bà về. Cửa vừa mở ra thì có ba người đàn ông trong những bộ đồng phục màu đen đeo mặt nạ lập tức quật hai tay bà ra phía sau, trùm mặt và lôi bà quăng lên phía sau một chiếc xe màu đen đang nổ máy đậu trước cửa. Chiếc xe lao nhanh vào bóng đêm mịt mùng…

Phong Châu                                                                                                                 21 tháng 3 – 2020

bad day

 







(*) Mặc dầu là người theo đạo Công giáo, một số gia đình tại Trung hoa vẫn còn giữ tập tục xưa “cúng đưa ông táo” vào 23 tháng chạp âm lịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15493)
Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm. Con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13778)
Đừng hối tiếc những sai lầm đã phạm. Có rất nhiều việc buộc chúng ta phải lầm lạc. Chúng ta là con người, cho nên chúng ta lầm lạc
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14071)
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14790)
Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17893)
Nhưng dù có đi đâu, ở đâu, mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè…
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13410)
Ước mong Thái Thụy Vy, nhà-thơ-yêu-màu-tím, sáng tác nhiều hơn để cho vườn hoa văn học Việt Nam hải ngoại nói riêng mang nhiều sắc thái độc đáo, và để cho nền văn học Hoa Kỳ nói chung, vốn đã đa dạng lại càng thêm phong phú.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14019)
"Hai bờ Bến Hải" vẫn còn khi đảng Cộng Sản Việt Nam càng ngày càng trân tráo, ngang ngược, dựa vào thế và lực của Tầu và súng đạn chúng đang có trong tay, nên cứ chà đạp dân quyền và nhân quyền toàn thể dân tộc Việt
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13557)
Còn tôi, tôi không thể nhìn cảnh trí nơi đây một cách bàng quan như thế. Tôi không thể nhìn nó mà không kèm theo những xúc động vui buồn hết sức riêng tư.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13906)
Qua câu chuyện của hai người già, bộ phim có lẽ đang nhắn nhủ một điều rất trẻ: lắng nghe, yêu thương và để những người thân của chúng ta được sống với đam mê của họ. Vì cuộc đời rất ngắn.
29 Tháng Mười 2012(Xem: 16476)
Ngay lúc đó, nó đã mong sẽ thôi không lớn nữa, cứ sống mãi với ruộng vườn cùng với ông bà ngoại trong căn nhà gỗ, với ánh đèn dầu và lũ bạn rách rưới tinh ranh vẫn hằng đêm cùng nó đọc làu làu những con chữ đầu đời.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 16140)
Hơn ba mươi năm lìa bỏ quê ra đi, tôi đã trở lại ba lần. Cả ba lần, không lần nào tôi tìm được quê hương ngày xưa. Tất nhiên tôi không buồn vì những thay đổi ngoại cảnh
22 Tháng Mười 2012(Xem: 18646)
Đúng như vậy, vào khoảng hơn mười giờ sáng, tôi thấy anh tới phòng, chào và nói một câu tôi nghe quá quen thuộc. Dịch ra tiếng Việt thì anh đã nói: “Tôi là Frostic đây, thầy còn nhớ tôi không?”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 15779)
Từ chuyến đi đó đến nay, tôi đã nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ không bao giờ trở về cho đến khi nào quê hương Việt Nam không còn bóng ma cộng sản đã gây ra bao nhiêu cảnh tang tóc đau thương cho quê hương, cho đồng bào của tôi.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 18337)
Cười ha hả Hiệu và Bảng đi ra sau lái tàu để một mình Đạt đứng tần ngần nhìn dòng kinh nước trong một màu vàng của phèn. Người lính trẻ mới đổi về đơn vị tác chiến của hải quân chợt thở dài.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 17805)
Chính nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh, và tất nhiên nó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân bạn nữa. Điều ngọt ngào nhất bao giờ cũng đến phía sau những nỗi cô đơn dù không thể diễn tả thành lời.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 26127)
Bộ môn nghệ thuật của miền Nam trước 1975 biểu tượng sự tự do và phóng khoáng với những khuôn mặt vang bóng một thời
13 Tháng Mười 2012(Xem: 16490)
Mẹ có thể dạy con cách chia sẻ, nhưng không thể bắt con sống quảng đại Mẹ có thể dạy con niềm kính trọng, nhưng không thể ép con tôn trọng người
08 Tháng Mười 2012(Xem: 21049)
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?
02 Tháng Mười 2012(Xem: 16686)
Tôi làm thơ không phải để in và bán. Tôi làm thơ cho những trăn trở và mất mát của riêng tôi và dường như có sự thôi thúc của người chồng quá cố của tôi như là anh đã chọn cho tôi
01 Tháng Mười 2012(Xem: 17018)
Chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của bao nhiêu người vợ trẻ. Chỉ còn lại Việt Nam, một quê hương điêu linh, một dân tộc bất hạnh triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.
30 Tháng Chín 2012(Xem: 20949)
Bạn bè đồng lứa có đứa đã biết e ấp làm điệu với những bạn trai, với những người tình, nhưng tôi chưa một lần xao xuyến với những cái lẻ tẻ này.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 17511)
Cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài 30 năm đã để lại cho thành phố Sài Gòn, đồng thời cũng là thủ đô của Nam Việt Nam những hệ lụy thuộc về lịch sử. Đấy là thành phố “được" giải phóng và trước khi “được giải phóng” ngay trong lòng của nó đã có những cuộc tương tàn
28 Tháng Chín 2012(Xem: 18065)
Bác sĩ Nguyễn văn Phúc (Medical Doctor), là một thuyền nhân (boat people) Việt Nam, theo gia đình qua Tây Đức lúc 18 tháng. Bác sĩ đã tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại đại học Giessen, Cộng Hoà Liên Bang Đức năm 2005 lúc 26 tuổi
27 Tháng Chín 2012(Xem: 18950)
Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 17426)
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ
24 Tháng Chín 2012(Xem: 17892)
Khá lắm! Khá Lắm! Dám làm dám chịu, thật là anh hùng! Dĩ nhiên là chú biết… Nhưng đó là một kỷ niệm thời thơ ấu mà! Ngày xưa chú còn nghịch ngợm hơn cháu nữa đấy! Cảm ơn cháu có lời chúc!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 20631)
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái … đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” … Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
21 Tháng Chín 2012(Xem: 16943)
Do đó, quan niệm đó đã đến lúc phải thay đổi. Người phụ nữ Việt Nam đã đến lúc phải được bình đẳng. Bình đẳng không phải vì quyền lợi mà để nhận trách nhiệm xây nước và dựng nước.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 18687)
Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt
11 Tháng Chín 2012(Xem: 19945)
Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: " Cương ơi ! Mầy có linh thiêng thì về đây hút với tao một điếu ! ". Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
09 Tháng Chín 2012(Xem: 19492)
Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!
07 Tháng Chín 2012(Xem: 21224)
nỗi cô đơn buồn bã hay hoài niệm về một quãng đời đã mất! Tôi thương ông cụ, và nghĩ đến tuổi già mai sau của tất cả chúng ta. Cụ ơi, bài hát đó là bài gì vậy cụ ???
06 Tháng Chín 2012(Xem: 39131)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi. Bà nội nhìn ông mà nhớ cháu. Hạnh phúc của ông bây giờ là sống vô tư như trẻ con. Hạnh phúc của bà bây giờ là không còn giận hờn mà con tim đầy ắp những yêu thương và bổn phận.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 18917)
Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.
02 Tháng Chín 2012(Xem: 19892)
Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 21283)
Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
31 Tháng Tám 2012(Xem: 19335)
Nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây của đại diện Bắc Hàn với những lời tuyên truyền ca tụng tốt đẹp về nước này, xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết sau đây để biết thêm phần nào sự thật về Bắc Hàn.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 20647)
Kiếp phù sinh như hình như ảnh; Có chữ rằng vạn cảnh giai không. Ai ơi lấy Phật làm lòng, Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
28 Tháng Tám 2012(Xem: 19895)
Tôi tự hỏi, đối với bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại? Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?
27 Tháng Tám 2012(Xem: 19183)
Dung kinh ngạc, không ngờ Sơn lại có nhiều bằng hữu đến thế. Lành lặn cũng nhiều, tàn phế cũng không ít. Cũng có những người đàn bà mắt ngấn lệ, ngập ngừng buông những nắm đất phủ trên quan tài của Sơn
26 Tháng Tám 2012(Xem: 18144)
Ý nghĩ và hành động xấu xa, tàn ác hung dữ thì nên diệt ngay trong ý nghĩ, không cho phát sinh. Nếu lỡ đã tiến hành thì nên ngừng lại và dứt bỏ không làm nữa.
24 Tháng Tám 2012(Xem: 19391)
bà không nỡ quay mặt với họ, dù rằng bà đau đớn vì mất đi hình ảnh người em ruột thân thương gần gũi ngày xưa, dù rằng bà xấu hổ giùm người em ruột tham lam, tính toán và ích kỷ bây giờ. Và nỗi đau đớn ấy, sự xấu hổ ấy sẽ theo bà về Mỹ, và theo bà cho đến hết cuộc đời.
23 Tháng Tám 2012(Xem: 28115)
để tưởng nhớ người bạn gẫy cánh trên chiến-trường các bay trên nơi bạn mình rớt mở canopy ném xuống cho bạn một bao thuốc lá Lucky-strike. Hôm nay nhớ anh viết về anh, tôi đốt một điếu thuốc để đay cho anh, mong anh thích Marlboro lights .
23 Tháng Tám 2012(Xem: 20392)
ng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi Bệnh xá, đứng trên Quốc lộ 4, tôi nhìn về hướng Cần Thơ, thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới. Lúc đó tôi không hề biết rằng, đó là cái ngày đầu tiên của một hành trình bi thảm khác, có tên gọi là “Mạt Lộ”.
21 Tháng Tám 2012(Xem: 20890)
Mấy đứa nhỏ ở nhà ráng lo cho chúng đi du học hết đi. Ngày xưa thì hết tị nạn chính trị đến tị nạn kinh tế, còn bây giờ thì phải kể thêm tị nạn giáo dục nữa. Mà thật ra thì thời buổi này, ở cái đất nước này, mọi chuyện đều phải tính hết, không thể ù lì chờ nước tới chân mới nhảy.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 21455)
tất cả gặp nhau một chút rồi chia tay. Từng ngày hãy gieo vào tâm thức những hạt giống thiện lành, thay vì phá hoại cuộc sống mình và người bằng những tâm hành tiêu cực!
14 Tháng Tám 2012(Xem: 18117)
Và vì vậy mà tôi biết, sẽ có một ngày, tôi bỏ lại tất cả nơi đây để về với mẹ. tôi chỉ xin lạy Phật ngàn lạy, vạn lạy mà cầu cho ngày đó đến trước khi quá muộn
13 Tháng Tám 2012(Xem: 19305)
Đứa con út ốm đau Vẫn hằng đêm đòi sữa Chẳng còn gì bán nữa Ngoài giọt máu mẹ cha
11 Tháng Tám 2012(Xem: 21837)
Giọt nước mắt của người chồng Mỹ với người vợ Việt, của người cha Mỹ khóc thương cho đứa con trai vắn số cũng mặn như giọt nuớc mắt của bất cứ người chồng người cha nào khác . Có khác gì đâu. Vô thường!
08 Tháng Tám 2012(Xem: 21042)
Lòng từ thiện, nỗi thương tâm về một hoàn cảnh, về một người nào đó...sẽ không bao giờ có biên giới, có lằn ranh, có sự phân biệt xã hội, chủng tộc.