7:13 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Anh Do và The Happiest Refugee - Nguyễn Mạnh Trinh

12 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 21083)
Anh Do và The Happiest Refugee
Nguyễn Mạnh Trinh
Description: Cuốn sách 'The Happiest Refugee' tạm dịch là ‘Người tị nạn hạnh phúc nhất’ của tác giả Đỗ Anh
Anh Do (tên Việt Nam là Đỗ Anh) là tác giả của “The Happiest Refugee”, một tác phẩm đã đoạt nhiều giải văn học giá trị: Overall Winner, Indle Book of The Year Award 2011, Winner Non-fiction Indle Book of the Year 2011, Shortlisted 2011 NSW Premier's literary Award, Community Relations Commission Award. Anh Do, sinh năm 1977 ở Việt Nam, là một diễn viên hài hước người Úc gốc Việt được biết nhiều đến trong vai trò diễn viên chính của phim “Footy Legends” do người em trai của anh là Đỗ Khoa làm đạo diễn. Và anh cũng đã xuất hiện trong nhiều chương trình truyền hình như The NRL, Footy Show, The Matty Johns Show và Pizza TV Series.
Gia đình của Anh Do đến Úc tị nạn vào năm 1980 lúc anh mới vừa 3 tuổi. Trong thiên hồi ký tự thuật The Happiest Refugee, anh đã kể lại cả gia đình anh đã vượt biển đi tìm tự do trong 5 ngày với một chiếc thuyền nhỏ tồi tàn chỉ dài có 9 mét rưỡi và chiều ngang 2 mét mà chứa tới 47 người. Họ vượt qua Đông Hải với một hành trình cam go đầy nguy hiểm. Anh Do đã kể lại là chiếc thuyền anh đi y hệt như một hộp cá mòi chất chồng đầy người. Rồi năm lần bị hải tặc Thái Lan cướp, rồi bịnh hoạn vì khát nước. Ngay ngày hải hành thứ hai đã có người chết bởi vì ở ngày đầu con thuyền đã bị mất tất cả đồ ăn và nước uống vì bão tố.
Mặc dù những khó khăn từ bước khởi đầu để tạo dựng cuộc sống mới, trải qua hơn ba chục năm phấn đấu, Anh Do tốt nghiệp cử nhân về thương mại cùng với cử nhân luật và đã được trúng giải ”Comedian of the Year”. Với công việc của một tác giả viết văn, một diễn viên hài hước có chương trình thường xuyên trên truyền hình và một đạo diễn sản xuất phim ảnh anh đoạt giải NSW Triple J Raw Comedy Champion và nhận Winner Thank God You're here Trophy sau khi viết The Happiest Refugee.
Anh Do đã trải qua thăng trầm trong đời, đã được nhận định để vinh danh, đã từng có những khó khăn trở ngại cũng như có những tiến triển vượt bực của một người tị nạn trải qua ba thập niên đã tạo thành một chuyện kể kỳ thú đầy bất ngờ khiến người đọc cảm thấy bị lôi cuốn chen lẫn xúc cảm với nét u mặc để tạo thành một nụ cười. Từ những bi kịch hóa giải để thành một hài kịch, có phải?
Hồi ký của anh như của những thuyền nhân khác đầy những phấn đấu, với trở ngại ngôn ngữ nơi một xứ sở xa lạ, trở ngại gia đình vì cha mẹ ly dị lúc anh mới hơn mười tuổi và người mẹ đóng vai chủ gia đình nuôi con khôn lớn. Cuộc đời cũng thay đổi từ đổ vỡ chán chường ra thành công tuyệt hảo, từ cực độ này sang tuyệt đối kia. Có ai nghĩ đáng lẽ anh sẽ thành một luật sư đúng với sở học của mình của công ty danh tiếng Anderson Consulting mà lại trở thành một diễn viên hài nổi tiếng của màn ảnh truyền hình đoạt giải Comedian of the Year. Hình như Anh Do đã mang xử dụng tất cà những kinh nghiệm trải qua của đời mình cho nghệ thuật giải trí với sự sáng tạo.
Sau khi Anh Do và gia đình đến định cư ở Sydney, anh đã có một mục tiêu cho cuộc đời mình. Đã trải qua những lần bị hải tặc tấn công con thuyền vượt biển từ Việt Nam đến khi trải qua những tháng ở trại tị nạn Malaysia, anh đã xác nhận được một mục đích là giúp gia đình vượt qua được sự bần hàn. “Đã từ lâu lắm rồi, tôi mong muốn làm việc để có tiền mua cho mẹ tôi một ngôi nhà.” Anh đã nói như vậy khi 33 tuổi và đang là một diễn viên hài hước nổi tiếng. Người cha của anh đã rời khỏi gia đình lúc anh vừa mười ba tuổi và người mẹ quán xuyến gia đình với công việc nặng nhọc mà số lương chỉ có 6 đồng 80 cents một giờ trong một tiệm quần áo. Từ tuổi mười bốn, Anh Do đã bắt đầu làm thương mại với công việc nuôi và bán các loại cá cảnh nhiệt đới sau khi biết được rằng chỉ với số vốn 15 đồng nuôi một con cá lớn có thể sinh sản ra hơn 500 chú cá con. Vào năm thứ nhất đại học University Technology, Sidney, Anh đã điều hành một quán bán những vật dụng của thổ dân Indian và đã khuếch trương thành hệ thống “Dances with Wolves” và sau này đã có 4 chi nhánh làm franchised.
Đúng sáu tháng từ khi tốt nghiệp chương trình đại học 5 năm, Anh Do đã từ chối công việc của luật sư đã được nhận để chú tâm vào công việc của một diễn viên hài hước vì nghĩ rằng với công việc này sẽ kiếm tiền nhanh hơn. “Với công việc chỉ đứng bốn giờ một tuần và lương thì khá hơn đôi chút khi tôi nhận công việc luật sư mà phải làm tới 65 giờ một tuần. Tôi chọn một phương cách hơi lười biếng một chút.”
Để mua nhà cho mẹ, Anh Do đã mang hết khả năng ra làm việc để kiếm tiền bất kể công việc nặng nhọc thế nào chăng nữa và đã có được 40 ngàn đô la để làm tiền deposit. Giáng sinh năm 2000, Anh Do đã mua được nhà cho mẹ vào tuổi 23.
Anh Do nhận thấy rằng mình có cơ may khá hơn trong tương lai khi làm diễn viên hài vào năm cuối của đại học khi các sinh viên luật tập sự những kỹ thuật sẽ phải áp dụng tại tòa án. “Họa hoằn hơn khi tôi phải đối diện với những trường hợp liên quan đến luật pháp, tôi đến những lớp để học về nghệ thuật chọc cười thiên hạ và tôi đã thắng trong cuộc tranh giải vì những khán thính giả đã bầu phiếu cho tôi.”
Mặc dù đã trải qua hơn một thập kỷ lăn lộn cố gắng trong nghề nghiệp của một diễn viên hài hước và một người viết văn, Anh Do vẫn có ấn tượng mình là một người ít có tính hài hước nhất trong gia đình. Đó có lẽ vì ảnh hưởng của những phiên bản ghê rợn của chuyến tàu vượt biển mà tất cả mọi người phải chịu đựng bằng cách thay đổi từ “horror” ra “humour”.
Chuyến vượt biển vào năm 1980 khi hai người cậu của Anh Do vượt thoát từ trai tù cải tạo. Họ là những sĩ quan của QLVNCH đã chiến đấu chống Cộng sản và bị thua trận. Con thuyền nhỏ chất đầy người ra khơi và từ ngày thứ hai đã mất hết cả lương thực và nước uống vì bão tố trên biển. Hải tặc đã lấy tất cả vật dụng trên thuyền kể cả máy tàu, nhưng một hải tặc trẻ tuổi ném lại cho một bình nước uống khi tàu của hắn bỏ đi. Và đó chính là nguồn sống lây lất cho cả mọi người trong năm ngày trước khi được một tàu chở hàng của Đức cứu giúp. Lúc đó Anh Do còn nhỏ tuổi chưa biết gì nhưng về sau câu chuyện kể ấy ảnh hưởng đến cuộc đời anh rất nhiều và đã thành một châm ngôn cho cuộc sống của anh: “Giàu có thì đương nhiên là phải thắng nghèo hèn nhưng gia đình là yếu tố quan trọng nhất của đời sống hơn bất cứ một thứ gì hiện hữu.”
Trả lời những câu hỏi về cá nhân mình thì Anh Do cho rằng thành công lớn nhất của mình là mua cho mẹ ngôi nhà đầu tiên. Sau khi đã di chuyển tới 17 lần, Anh Do mới thực sự hiểu được ý nghĩ của bà mẹ về điều đã đạt được. Đó là nơi chốn yên ổn và không có những người chủ nhà sẵn sàng tống cổ cả gia đình ra khỏi căn nhà mướn.
Điều mà anh hối tiếc là đã thích một cô gái ở năm đầu tiên của đại học và không dám ngỏ lời trong 5 năm học kế tiếp. “Chúng tôi chỉ là bạn với ranh giới của nó. Nhưng sau cùng tôi đánh bạo hỏi nàng về tình yêu và may mắn nàng cũng trả lời: ‘Em cũng yêu anh như thế’, và chúng tôi làm lễ hứa hôn sau đó 3 tuần. Đúng là tôi đã chờ đợi quá lâu tới 5 năm để có một ngày hứa hẹn.”
Khi đến Úc, cả gia đình sống bằng nghề may và sau đó lập một trại chăn nuôi. Họ làm việc siêng năng nhưng đến khi mức tiền lời của tiền đi vay tăng cao của thập niên 80 khiến các nhà đầu tư phải rút lui và không chịu bỏ vốn ra để giúp khi có những cơn dịch bệnh của gia súc. Và như thế là cả gia đình lại phải trở về nghề may lại. Thời gian này, vì công việc thất bại, người cha nghiện ruơụ để quên đi những khó khăn của cuộc sống. Gia đình bị tan vỡ và gánh nặng đè trên vai người mẹ. Dù vậy bà cũng cố gắng chu toàn nhiệm vụ và đã cho con đi học ở những trường học tư và phải trả học phí cao.
Anh Do muốn nhắc đến những hình tượng anh hùng của chính cha mẹ mình. Đó là những mẫu người thực. Là cha của anh thời trước và mẹ của anh lúc người cha bỏ phế gia đình. Tính nhân ái tự nhiên của người mẹ thật là không kể xiết dù có khi suýt làm tan vỡ cả gia đình. Nhưng kết cuộc vẫn là sự toàn vẹn của một gia đình theo truyền thống Việt Nam.
Anh Do là một người siêng năng nhưng vui tính, biểu tượng của một thiếu thời đầy gian nguy gần với cái chết và vòng quay nhọc nhằn phân hai giữa đói nghèo cực độ và cuộc sống dễ thở hợp lý. Dù có nhiều khả năng, anh đã chọn lựa một nghề chuyên môn thật nhiều may rủi và bất trắc nhất là đối với một người Á Châu: làm diễn viên hài hước. Và là một người rất can đảm, dám chọn lựa và dám sống chết với chọn lựa của mình.
Thiên hồi ký sau khi kể lại những ngày ở Việt Nam được nối kết với đời sống mới ở tiểu bang New South Wales nước Úc. Gia đình Anh Do đã làm việc từ một xưởng may ở vùng ngoại ô của Newtown, đến trang trại ở Swan Bay rồi đến vùng Yagoona.
Khi viết hồi ký, Anh Do rất thành thật và những nhận xét về mình về người khá chính xác. Những kỷ niệm ấu thơ lúc vừa bước chân vào trường học ở Úc đến lúc thành một cậu bé lo lắng giúp đỡ gia đình, dù hoàn cảnh nào cũng kèm theo nụ cười của lạc quan và tin tưởng. Hình như, sự thư giãn đời sống làm con người dễ đạt được mục đích hơn dù có nhiều trở ngại.
David Koch trong “The Kochie Blog” đã viết về Anh Do và “The Happiest Refugee”: “Tôi đã đọc xong tác phẩm “The Happiest Refugee”. Tôi đã cười to sảng khoái khi đọc nhưng cũng đã bật khóc vì cảm động với câu chuyện kể bất ngờ kỳ thú. Và tôi đã chọn cuốn sách này để làm tặng phẩm trong dịp lễ giáng sinh hoặc ngày từ phụ. Tại sao tôi lại có lựa chọn để quyết định như thế? Bởi vì, tác phẩm đã mở rộng ra tầm mắt (và cả tấm lòng nữa) về những gì liên quan đến người tị nạn. Đừng nói rằng tất cả sự khởi đầu một chu kỳ trở lại từ người tị nạn. Bộ mặt của nước Úc bây giờ đã thay đổi. Đúng như khi những người Anglo Saxon bắt đầu đến châu lục này và cứ thế tiếp diễn sau thế giới chiến tranh lần thứ hai khi đất nước này đã tiếp nhận những người đến định cư từ những nước Nam Âu Châu
...Tôi đã đọc The Happiest Refugee với nụ cười nhưng tôi nghĩ sự ấm áp sẽ ôm choàng bạn. Sẽ làm cho tôi thấy mình có lỗi khi tôi đến xứ Úc như một ban tặng. Tôi yêu đất nước này nhưng ở trong một sự so sánh tôi vẫn chưa hiểu biết hết tận tường ân sủng này như thế nào. Cảm xúc, tạ ơn, tình yêu của gia đình người tị nạn này (và độ chừng của phần đông những người tị nạn khác) về đất nước mới sẽ chân thành biết bao, trung tín biết bao.”
Anh Do, người tị nạn Việt Nam hạnh phúc nhất, có phải vì đã vượt qua tất cả các bi kịch để diễn một vai hài kịch cho đời? [NMT]
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11602)
Màu Tím Hoa Sim là màu tang thương của một tình yêu định mệnh, một tình vợ chồng ngắn ngủi. Màu Tím Hoa Sim còn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc về chiến tranh
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 11005)
những chiến trường xưa, mà mãi mãi vẫn còn in bóng dáng hào hùng của bao nhiêu bè bạn, anh em - những người đồng đội cũ. Tất cả đã từng có một thời sống rất đáng sống.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 12434)
Cây rau dền non lá cây rau dền đỏ tía đỏ tía như màu mắt bầm máu của những ngày đông máu của những ngày sôi máu cây rau dền, cây rau dền, cây rau dền.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11352)
Cô chủ đặt lá thư lên bàn, lau những giọt nước mắt trên má, miệng thì thầm, chú nói đúng lắm, "Rồi ai cũng đến nơi ta phải đi về " Thì thôi bao nhiêu Phúc Ấm Con Ban xin cũng quên đi.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 16857)
Năm nay tôi còn đến thăm ông ngày ông nằm xuống, biết có còn lần sau nữa không.Nợ sơn hà ông đã trả xong mà đất nước này hãy còn nợ ông một lời xin lỗi
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 11977)
Đôi ta ngọc nữ, tiên đồng, Đôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương. Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương: Em yêu, đã đến cuối đường
27 Tháng Năm 2013(Xem: 10824)
Tôi sống còn nhờ các chiến hữu- còn sống hay đã hy sinh- giúp tôi hoàn thành trách nhiệm của một người trung đội trưởng. Tôi tri ân họ mỗi ngày cho đến suốt đời. Tôi sẽ không quên họ. Không bao giờ!
25 Tháng Năm 2013(Xem: 12022)
Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm
22 Tháng Năm 2013(Xem: 11572)
Lòng thấy xót xa. Bỗng bất chợt, ông nhìn lên bàn thờ, mắt ông sáng lên, rạng rỡ, khi nghĩ rồi đây bên cạnh mình còn có nắm cát của quê hương.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 10197)
Bởi vì các con là những hình ảnh của ba. Tất cả mọi việc được mong ước tốt đẹp dành cho nếp sống hạnh phúc của gia đình mình, nhất là giữa các con và ba mẹ.
19 Tháng Năm 2013(Xem: 13723)
Nhớ quê hương, yêu mến quê hương thì lúc nào tôi cũng có. Nhưng trở về sống ở quê hương bây giờ thì dứt khoát không. Bởi cái quê hương của “riêng” tôi không còn nữa.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 21406)
Bây giờ chúng ta cùng chung tâm sự của một kẻ đa tình, nhưng là tình yêu quê hương, tình yêu dân tộc Việt Nam vẫn đậm đà khắc sâu trong tâm tưởng.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 11418)
Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc.
03 Tháng Năm 2013(Xem: 12320)
Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như đang nghe nhạc... trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?
01 Tháng Năm 2013(Xem: 12539)
Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian
27 Tháng Tư 2013(Xem: 12176)
khoảng 2,3 trăm ngàn người, ngang bằng số người miền Nam chết cho 20 năm cuộc chiến, trong số những người chết đó có Ngọc và đứa con gái bé nhỏ của tôi.
25 Tháng Tư 2013(Xem: 12236)
Nếu tôi nói đã hơn một lần “tự động” ăn…phân người, có lẽ nhiều người không tin cho là tôi nói quá để kể khổ thân phận tù đầy dưới chế độ cộng sản.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 12262)
“Bạn có hạnh phúc không?” Bạn hãy trả lời rằng :”Mình hạnh phúc. Hạnh phúc theo cách sống và những gì mình đang có trên đời này. “
14 Tháng Tư 2013(Xem: 12859)
Sau lần đó, mỗi lần nhìn thấy mẹ ngâm đậu đỏ, tôi lại lân la vào bếp với mẹ như một sự sám hối. Tôi không ngờ món chè đậu đỏ bánh lọt bình dân lại được chế biến rất cầu kỳ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 12727)
Người đàn ông mở to đôi mắt nhìn anh, tỏ vẻ không hiểu anh nói gì, đùa hay thật? Không muốn mất thì giờ giải thích dông dài, anh lịch sự bắt tay ông ta, rồi thong thả bước đi.
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14189)
Hóa ra tình yêu của anh dành cho cô vẫn sâu đậm và lớn lao đến vậy. Mùa đông năm nay anh đã đổi máu của mình tặng cho cô chiếc chăn ấm, có lẽ đó cũng sẽ là chiếc chăn ấm áp nhất cô có trong đời…
26 Tháng Ba 2013(Xem: 12718)
Họ sống hòa đồng qua đồng cảnh ngộ nên rất thương yêu nhau. Chia sẻ của cải tài sản mà hàng ngày đứng đường xin được của bố thí như bánh mì, nước ngọt, cơm, xôi…
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13668)
Nếu không có cuộc chiến Kontum, có lẽ không có dấu chân nào của tôi trên bùn lầy đất đỏ Pleiku. Dẫu là dấu chân của người lính chiến. Chợt đến chợt đi, hay có khi nằm lại vĩnh viễn trên núi rừng heo hút vô danh nào đó
19 Tháng Ba 2013(Xem: 13063)
Niềm đau ly xứ lẫn mất mát không còn gì xót xa và bẽ bàng khi nhìn thấy lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ bị ép phải lìa bỏ vị trí của nó. Quốc dân ly tán.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 13833)
Anh đã phải bỏ quê hương để được sống những ngày có ý nghĩa, sống theo sở thích trên đất nước tự do này nhưng với em cuộc đời anh lại là cảnh “cơm lành canh ngọt” kiểu Mỹ có nghĩa là nhất đàn bà, nhì chó...
10 Tháng Ba 2013(Xem: 15056)
Xin đừng quên các chú nghĩa quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nạm Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc đời đau khổ.
06 Tháng Ba 2013(Xem: 11720)
Thạnh bàng hoàng đứng lên nhìn cho rõ hơn khuôn mặt khắc khổ của người tù, dù đã tàn tạ mà khuôn mặt chữ điền của ông vẫn còn vướng vất rất nhiều nét kiên nghị của một người lính.
27 Tháng Hai 2013(Xem: 12850)
Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình
20 Tháng Hai 2013(Xem: 13817)
Các bạn của tôi ơi, bạn có hứa đưa ai về nơi . . . Chân Trời Tím hay không? Nếu có, thì tôi đã ghi địa danh và địa chỉ của vùng Grafton cho bạn rồi đó,
17 Tháng Hai 2013(Xem: 14271)
Nước mắt chảy dài trên má tôi, lần nầy không phải vì cái buốt đưa lên từ hai bàn chân đi đất mà là từ trái tim, khối óc chợt nhận ra cái hèn không dám chết của mình.
13 Tháng Hai 2013(Xem: 12580)
Thường luôn hỗ thẹn sám hối lỗi lầm. Dù có tu trì vẫn thấy mình khiếm khuyết. Không được kêu căng, chỉ xét lỗi mình, không vạch lỗi người
06 Tháng Hai 2013(Xem: 12387)
Ôi! lẽ nào chị là con sơn ca chỉ ngửa cổ hót chơi, lúc tung cánh lên trời xanh thì bỏ quên tiếng hót của mình, khi bị nhốt trong lồng mới cất tiếng kêu bi thảm?
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 12570)
Tôi rùng mình, cái đẹp của ảo tưởng, làm sao tránh được sự tàn phai với bước đi vô tình và bạc bẽo của thời gian.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 13473)
Hugh Hefner từ năm 20 tuổi, trong 60 năm, uống rượu mạnh, hút thuốc lá, gần đàn bà. Ba lạc thú mà người đời vẫn cho là làm cho đàn ông chết sớm. Nhưng Hugh Hefner vẫn cứ không chết sớm
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 13432)
Không có tiếng trả lời, nhưng ông Hải, với đôi mắt nhòa lệ, vẫn cắm cúi đọc những dòng trong trang sách đã mở sẵn..Trang sách của một cuộc tình đầu và cũng là một cuộc tình cuối!
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16048)
Cuộc đổ quân được hoàn thành nhanh chóng. Hai cánh quân bắt đầu vào đội hình tiến chiếm mục tiêu. Tôi mở tần số làm việc và giữ liên lạc thường trực với cả hai cánh quân.
23 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14176)
"Người ta thường ngả mủ trước tài năng, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước lòng tốt"
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15134)
Nếu không cảnh giác không dừng lại đúng lúc, họ sẽ là một thứ nô lệ mà suốt cuộc đời họ không hề biết hạnh phúc đích thực là gì. Quên bản thân, quên quyến thuộc, quên luôn cả tử thần đang rình rập
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13425)
Cái khổ của tuổi già, cái khổ của tuổi trẻ, cái khổ của sự giầu sang, và cái khổ của sự nghèo khó - nơi đâu cũng chỉ có sự đau khổ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13788)
ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau: cái quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ thiếu phụ vọc đất, cái lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13657)
Tôi thấy thương ông già quá, đi đứng khó khăn, mà ngày nào cũng đến thăm vợ bằng xe buýt, không quản ngại nắng mưa. Những cặp vợ chồng trẻ, cũng không tình tứ lãng mạn như hai cụ già nầy
17 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13044)
Tôi không bao giờ quên dòng máu Việt trong tôi nhưng tôi sẽ không ngồi đó nhìn non nước nầy, dân tộc nầy với một ánh mắt hờ hững, dửng dưng, một thái độ vô ơn, rẻ rúng.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13558)
Anh để lại cho em tất cả, những dòng chữ yêu thương từ hồi em còn mười bốn. Anh để lại tất cả, kể cả cái héo hắt của cây bồ đề nầy.--
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14252)
tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13222)
Mỗi lần nằm mộng thấy người quen tôi hay nói cho vợ biết để cùng cầu nguyện. Người trong mộng có thể là nhân vật hai đứa đều biết hay chỉ một mình tôi biết trên đời
03 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14563)
Tôi rất vui mừng vì đã làm được một sự việc mà có sự dằn co dữ dằn trong nội tâm và kết quả là cái « phải, cái thiện » đã thắng.
30 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14627)
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13952)
Còn phe ta! Xin cám ơn quí đàn anh đàn em, những người còn hay đã mất cho một Việt Nam thân yêu, cám ơn những đắng cay trải qua trong quá khứ lửa đạn cùng ngục tù
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13630)
Trăm năm trước thì ta chưa gặp, Trăm năm sau biết gặp lại không? Cuộc đời sắc sắc không không, Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..
21 Tháng Mười Một 2012(Xem: 13868)
nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai.