10:21 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

Ái ngữ là chìa khoá của sự an lạc Ts. Lê Thiện Phúc

25 Tháng Mười Một 201412:19 CH(Xem: 9794)

Ái ngữ là chìa khoá của sự an lạc

Ts. Lê Thiện Phúc

 

Bài nầy được viết một phần dựa theo kết quả cuộc nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội học (sociolinguistics) kéo dài 7 năm, kết hợp với chút ít kiến thức Phật giáo vay mượn và học hỏi được từ nhiều người.

Mục đích của bài viết nầy là nhằm chuyển dịch một số nét căn bản lý thuyết ngôn ngữ học áp dụng trong đời sống thực tế hàng ngày, với trọng tâm được nhấn mạnh về vai trò của ngôn ngữ hay cách dùng ngôn ngữ trong tương quan giao tiếp giữa người nầy với người khác trong mỗi tình huống áp dụng khác nhau, liên quan tới cá nhân, gia đình hay tổ chức. Cho dù là ở cấp độ hay tình huống áp dụng nào đi nữa thì mục tiêu của bài viết nầy vẫn là sự bình an và hạnh phúc mà ngôn ngữ đóng một vai trò trọng yếu. Do đó ta có thể nói rằng ái ngữ là chìa khoá đem đến sự an lạc cá nhân, trong gia đình, tổ chức và xã hội, bởi vì trong cuộc sống hàng ngày có biết bao tình huống đau thương, tức giận xảy ra trong tương quan giao tiếp ngôn ngữ giữa người nầy với người khác, mà đặc biệt nhất lại là giữa những người "đầu ấp tay gối" với nhau; từng  chia xẻ với nhau những riêng tư thầm kín nhất trong đời; hoặc từng hết lòng hy sinh phục vụ cho nhau, từng chia xẻ ngọt bùi với nhau qua năm tháng thăng trầm trong cuộc sống! Thế nhưng, cũng có lúc họ lại lâm vào những cuộc chiếc khốc liệt trong gia đình mà vũ khí chỉ là lời nói, nhưng mức độ "sát thương" của nó vô cùng nghiêm trọng cho tinh thần lẫn thể xác! Khi tức giận thì tinh thần không cảm thấy an lạc lại không thèm ăn uống gì. Đó là hậu quả của những cuộc "khẩu chiến" tương tàn khốc liệt!

Đọc tới đây, bạn thử tạm dừng lại để suy gẫm về diễn biến trong mối quan hệ tình cảm của mình với một người mình yêu thương quí mến nhất - trong quan hệ vợ chồng hay tình nhân cũng được. Trong quan hệ nầy, có những lúc bạn nghĩ là có thể hy sinh, làm hết những gì mình có thể làm được cho người mình yêu thương đó. Vậy mà tại sao lại cũng không tránh được các cuộc "khẩu chiến" tương tàn lẫn nhau? Lúc đó bạn quên hết những điểm tích cực, những cử chỉ và hành động thật dễ thương tưởng chừng như không thể tìm được ở đâu ra ngoài ở người mà bạn từng yêu thương, trân quí của mình!

Thứ nhất, khi nóng giận thì người ta luôn luôn tự cho mình là đúng nhất và người kia đang xâm lăng cái đúng của mình! Ôi chao! Bạn ơi, cái gì đúng, cái gì sai không bao giờ có thật đâu! Nó chỉ là dục vọng, là ảo giác, là chủ quan trong suy nghĩ của bạn mà thôi! Chính cái suy nghĩ nông nổi đó là ngòi thuốc súng độc ác sẵn sàng nổ ra qua những lời nói không kiểm soát được của bạn nhắm vào người mình từng yêu thương nhất đó! Bạn thật đành lòng sao? Hãy dừng lại, quay súng trở lại mà tiêu diệt cái tư tưởng tự vệ không cần thiết của chính mình đi! Hãy nhìn ra những điều tích cực đáng yêu, đáng quí của người bạn đời do chính mình đã chọn! Hãy bình tỉnh, khách quan nhận ra cái tư duy tiêu cực, một chiều của mình để loại trừ nó bởi vì chính nó màu đen che lấp hết những gì đáng yêu, đáng quí của người bạn đời mình đấy bạn ạ!

Thứ hai, người mình yêu thương chính là ân nhân chớ không phải là kẻ thù của bạn; vì vậy đối với họ bạn không cần và không nên có tư tưởng tự vệ mà phát ra những lời nói thiếu kiểm soát, gây tổn thương cho người  bạn đời của mình - nếu tiếp tục cố chấp thì bạn sẽ không bao giờ là người thắng cuộc đâu! Trong quan hệ tình cảm giữa những người "đầu ấp tay gối" với nhau, điều cần được bảo vệ là hạnh phúc chung chớ không phải bất cứ cái gì của một cá nhân, nhất là trong tư tưởng chủ quan, bởi vì nó thường không có thật. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hàng ngày giữa người nầy và người khác, nó có thể mang theo chất liệu vun bồi hạnh phúc hay nếu không khéo lực chọn, nó sẽ là chất nổ tiêu diệt hạnh phúc của bạn. Chất liệu vun bồi hạnh phúc chính là ái ngữ vậy!

Theo đạo Phật thì ái ngữ  là phúc đức lớn nhất thứ 10 được liệt kê trong kinh Mahamangala, tức là Kinh Đại Phước Đức.  Theo đó ai nói được lời ái ngữ thì "đi đâu cũng an lành, tới đâu cũng hạnh phúc, thật phúc đức vô biên!". Vậy ái ngữ là gì? - Là lời nói đáng yêu quí, là những lời nói từ bi, hòa ái, có nghĩa, có tình. Khi ở gần những người ăn nói dịu dàng, lễ phép ai mà chẳng thấy dễ chịu. Ngược lại, khi phải tiếp xúc với những người thô lỗ, cục cằn, lời nói đầy trách móc, chua chát, đắng cay thì đáng sợ biết mấy. Lời nói nhu hòa có tính chất xây dựng, nó giúp ta dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, góp phần tạo dựng nền tảng cho sự thành công trong cuộc sống.

Theo định nghĩa trong ngôn ngữ học thì ái ngữ  có thể được hiểu là lời nói lịch sự hay lễ phép và có thể được dịch tóm gọn trong tiềng Anh là linguistic politeness, theo đó ái ngữ  được chia làm hai loại khác nhau: ái ngữ tích cực ái ngữ tiêu cực. Ái ngữ tích cực bao gồm những lời nói làm cho người nghe được hài lòng theo nhu cầu tâm lý của họ. Nhu cầu tâm lý của người nghe bao gồm nhiều thứ như: sở thích, sự cần thiết cá nhân, sự thân thiện và sự đồng tình. Ái ngữ tiêu cực là lời nói không gây tác động trái ngược lại nhu cầu tâm lý cá nhân của người nghe, và nếu vi phạm thì phải xin lỗi.

Ái ngữ tích cực (positive politeness) có công năng giúp người khác có được hạnh phúc hay vơi đi phiền muộn; còn ái ngữ tiêu cực (negative politeness) là lời nói không gây ra buồn phiền, hay tức giận cho người khác. Cả hai loại ái ngữ đều tàng ẩn trong câu ca dao phản ảnh trong nho giáo như hai nhà ngôn ngữ học mới đây đã xác nhận (Vũ Thị Thanh Hương, 1997:58; Phạm, Thị Hồng Nhung, 2008:83):

Lời nói không mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

 

Lựa lời để nói là một quá trình nhận thức sống được đúc kết rất sâu sắc tuỳ theo mỗi tình huống giao tiếp ngôn ngữ khác nhau, qua đó người nói và người nghe là hai nhân tố can dự chính yếu. Nói thông thường diễn ra sau khi nghe với mục đích đáp ứng những gì người ta tiếp nhận được khi nghe người khác nói. Như vậy, muốn chọn được lời nói thích hợp để đem lại sự an lạc thì người nghe phải vận dụng trí tuệ để thấu hiểu trọn vẹn cái ý mà người nói muốn diễn tả. Nếu không thận trọng và không thấu hiểu trọn vẹn những gì người nói muốn diẽn tả thì lời nói được chọn bởi người nói sẽ không phù hợp và hậu quả sẽ không đem lại sự an lạc cho người nghe lẫn người nói.

Các cụ ta có câu “họa tùng khẩu xuất”, tức là lời nói không khéo có thể mang đến tai hoạ, đó là trường hợp thiếu quan tâm đến ái ngữ, cho dù là ái ngữ tích cực ái ngữ tiêu cực vậy.

Có biết bao lần người ta không được an lạc trong giao tiếp ngôn ngữ với nhau cũng chỉ vì không thấu rõ ý tưởng của nhau qua lời nói. Thấu rõ ý tưởng qua lời nói không phải là chuyện đơn giản, bởi vì nó đòi hỏi kỹ năng phân tích ngôn ngữ trong tình huống liên hệ.

Ái ngữ được thể hiện bằng nhiều phương cách khác nhau nhưng nó tuỳ thuộc vào nền tảng văn hoá trong một xã hội. Do đó ái ngữ  trong xã hội nầy không nhất thiết giống như ái ngữ  trong một xã hội khác. Thí dụ ái ngữ trong xã hội Á Đông khác với ái ngữ trong xã hội Tây Âu và cụ thể, ái ngữ trong xã hội Việt Nam khác với ái ngữ trong xã hội Úc chẳng hạn. Sự khác biệt nầy bắt nguồn từ sự khác biệt của nền tảng văn hoá, như văn hoá Á Đông một cách tổng quát chịu ảnh hưởng Khổng học đề cao giá trị tập thể hay gia đình, còn văn hoá Tây phương thì đề cao giá trị cá nhân. Ngay trong cùng một nền tảng văn hoá như nhau, sự chọn lựa ái ngữ cũng tuỳ theo tình huống, hoàn cảnh và đối tượng mà người nói cần phải sang suốt vận dụng khả năng và kinh nghiệm của mình để nhận biết hầu giúp cho sự chọn lựa ái ngữ  của có ý nghĩa đích thực là ái ngữ , để làm sao đem lại sự an vui cho người nghe.

Trong môi trường sinh hoạt Phật giáo, người ta thường áp dụng pháp môn "Ái ngữ và lắng nghe” để hành xử với nhau và giao tiếp với nhau; và chính vì vậy mà tránh được phiền não, sân si. Theo đạo Phật, Ái ngữ là những lời nói từ bi, hòa ái, có nghĩa, có tình. Còn lắng nghe là khả năng lắng nghe sâu sắc để có thể hiểu được gốc nguồn từ những điều người kia nói ra. Khi cần phải nói với nhau chúng ta cần phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, với tâm niệm rằng khi trong tâm mình đang có sự bực bội thì không nên thốt ra một lời nào, bởi vì khi giận, ta thường khó kiểm soát được lời nói của mình cho nên khó thốt ra bằng ái ngữ được; do vậy ta chỉ nên nói khi nào thực sự cần thiết cảm thấy trong tâm thực sự bình an. Bởi vì không kiểm soát được lời mình nói ra cho nên hễ nói càng nhiều thì sát suất nói sai càng cao! Do vậy mà ta nên giữ càng ít nói càng tốt trong mọi tình huống. Trong đạo Phật, sự sai sót trong lời nói được gọi là khẩu nghiệp. Có người giải quyết vấn đề khẩu nghiệp bằng phương pháp tu tịnh khẩu; nhưng trong cuộc sống đời thường chúng ta không tịnh khẩu, tức là không nói, được; cho nên cần giữ càng ít nói càng tốt trong mọi tình huống là như vậy.

Trong cuộc sống hàng ngày, ai chẳng mắc phải lầm lỗi. Nếu người phạm lỗi, nhận được sự bao dung, cảm thông từ những người xung quanh thì khả năng tiếp nhận và chuyển hoá trong họ diễn ra rất nhanh. Hiểu được như vậy chúng ta không trách móc, buộc tội hay đay nghiến người khác. Bởi vì hành xử như vậy chẳng những không mang lại lợi ích gì cho mình và cho người phạm lỗi mà còn tạo thêm nhiều oán giận, khổ đau và chia ly. Chỉ có lời nói bao dung, nhân ái mới chuyển hoá được lỗi lầm của người khác, mang lại không khí hoà thuận giữa ta với những người xung quanh.

Lại nữa, lắng nghe là một phương pháp thực tập ái ngữ  với lòng Từ, tức là ban tặng niềm vui, thực tập Lắng Nghe là Bi, tức là làm vơi nỗi khổ. Mục đích của việc lắng nghe là giúp người kia có cơ hội nói ra hết những khổ đau trong lòng họ. Nếu lắng nghe một cách hết lòng thì dù bạn chưa cần làm gì, nói gì nhưng người kia đã thấy vơi nhẹ đi rất nhiều những gì cần thoát ra từ tâm tư của họ. Vì vậy, khi nghe bạn phải thực sự có mặt với người nói, bằng thể xác lẫn tinh thần; chú ý chân thành tới lời nói của người ấy; không nên nghe một cách hời hợt, thờ ơ; vì thái độ nầy còn tệ hơn là không nghe. Khi chăm chú lắng nghe có thể ta phải tiếp nhận lời nói chất đầy năng lượng tiêu cực bởi vì người đang nói có thể đang mang trong lòng quá nhiều khổ đau, tức giận. Bạn luôn tâm niệm rằng người kia có thể đang có tri giác sai lầm về bạn và những người xung quanh, cho nên bạn lắng nghe đây là để giúp cho người ấy vơi bớt khổ đau trong lòng. Nghe như vậy bạn mới không cảm thấy bực bội, khó chịu. Đó là phép lạ của Từ Bi tâm. Nghe chính là đang thực tập hạnh từ Bi. Tất nhiên, trong khi lắng nghe bạn thấy người ấy có nhiều hiểu lầm, cố chấp nhưng bạn không nên nóng nảy ngắt lời người ấy, nói rằng người ấy đã sai lầm, vì bạn biết rằng nếu làm như vậy người ấy sẽ tức giận, sẽ khựng lại và cả hai sẽ rơi vào một trận cãi vã, khẩu chiến. Trong tình huống nghe như vậy bạn phải tự nhủ rằng, người kia đang có tri giác sai lầm, chính những tri giác sai lầm này đã làm cho người ấy khổ đau. Bây giờ công việc của bạn là lắng nghe với tâm Từ Bi, rồi từ từ, khi tâm người ấy bình an trở lại mình mới đưa ra những dữ kiện để điều chỉnh nhận thức sai lầm của người ấy bằng ái ngữ, tức là bằng lời nói diệu ngọt, ôn hòa.

Trong môi trường chung đụng với người khác, thực tập ái ngữ là cả một quá trình rèn luyện tu dưỡng bản thân không phải chỉ trong một sớm một chiều mà thành tựu được. Mỗi người đều mang theo thói quen, tập quán riêng. Với những ý kiến khác nhau của từng người, nếu không khéo lời, không chú ý cách ứng xử với nhau sẽ dễ dàng dẫn đến sự hiểu lầm. Lúc đó, ái ngữ là phương pháp hay nhất để giảm bớt tình thế căng thẳng giữa đôi bên. Ái ngữ mang đậm tính chân thành, cởi mở yêu thương, hướng dẫn con người bước vào cửa ngõ an lạc và hạnh phúc. Muốn được vậy, chúng ta cần nên buông bỏ hết những gì tưởng là "của ta", nhất là những thứ trừu tượng như danh dự và kiến thức, bởi vì những thứ ấy toàn là giả tướng, kết tập từ ảo giác của chính mình bởi vì tất cả những gì mà ta tự cho là của ta đó thực chất của nó chỉ là kết quả vay mượn của người khác mà thôi. Muốn hiểu rõ điều nầy, ta chỉ cần mường tượng khả năng, kiến, thức, kinh nghiệm của mình khi mới chào đời; lúc đó ta có được những gì mà ngày nay cho là của ta! Tất cả đều là những thứ vay mượn, tạm bợ, rồi một ngày kia, ở cuối cuộc đời ta sẽ không còn gì hết; có còn chăng, chỉ là hình ảnh mù mờ trong ký ức của những người mình yêu quí thân thương nhất mà thôi!

Nếu mọi người không quá coi trọng cái "tôi" vay mượn của mình thì sự xung đột ý thức hệ giữa cá nhân sẽ vơi bớt đi để nhường chỗ cho an lạc và hạnh phúc trong đời sống hằng ngày vậy.

Tài liệu tham khảo:

- Thầy Huyền Diệu, tức là Dr. Lâm Trung Quốc, Mahamagala Sutta. Việt Nam Phật Quốc Tự. Nepal. India.

- Phạm, Thị Hồng Nhung (2008) Vietnamese politeness in Vietnamese - Anglo-cultural intactions: A Confucian perspective. A thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy at The University of Quensland in Ausgust, 2008.

- Vũ, Thị Thanh Hương (1997) Politeness in Modern Vietnamese: A Sociolinquistic Study of a Hanoi Speech Ccnmmunity. (PhD Thesis) Department of Anthropology, University of Toronto.

- Lê Thiện Phúc (2009) Variation in Politeness in Vietnamese across national contexts: Vietnam and Australia. A thesis submitted for the degree of Doctor of Philosophy at School of Communication and the Arts of Victoria University. Australia.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 2012(Xem: 15644)
Nhiều năm gần đây, đọc báo chí của nhà nước Hà Nội xuất bản tại Việt Nam, độc giả hãi hùng vì những trích thuật từ những áng “Kim Cổ Hùng Văn” của các cô cậu tú. Hãi hùng và buồn cười. Nghĩa là chết vì buồn, và vì cười.
01 Tháng Mười 2012(Xem: 10553)
Đứng trước tình thế này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã không thể ngồi yên và không quân là đơn vị đầu tiên được họ ưu tiên nâng cấp tăng cường sức chiến đấu
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9782)
Nói làm gì về chuyện: "Ca nữ bất tri vong quốc hận Cách giang do xướng hậu đình hoa"
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9245)
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.
01 Tháng Mười 2012(Xem: 9675)
Thua một trận đánh, không phải là thua cả cuộc chiến. Thua trên mặt trận súng đạn, quân chánh Miền Nam lưu vong ra hải ngoại tiếp tục cuộc chiến trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, mệnh danh là “cuộc chiến giữ lửa.”
29 Tháng Chín 2012(Xem: 9685)
Có thể nói, ai đã từng là học sinh Việt Nam, từng học sử Việt, thì không mấy ai xa lạ với danh từ “thời kỳ đô hộ” của Trung Hoa trong lịch sử suốt mấy ngàn năm của dân tộc.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 9583)
Bắc Kinh đang lợi dụng những gì mà họ coi là yếu kém của ASEAN, Mỹ, Nhật Bản để thúc đẩy cơ chế kiểm soát của Trung Quốc tiến về phía Nam và sâu hơn nữa vào “trái tim hàng hải” của Đông Nam Á (Biển Đông).
28 Tháng Chín 2012(Xem: 11103)
Tất cả là giả tưởng Còn lại là thê lương Mấy triệu sống tha hương Còn lại tám mươi bảy triệu
28 Tháng Chín 2012(Xem: 11838)
Thợ mỏ TQ – Mối đe dọa mới ở Afghanistan Giờ đây, những người thợ mỏ Trung Quốc lại là mối đe dọa mới với những bức tượng Phật có tuổi đời hàng nghìn năm ở Afghanistan.
27 Tháng Chín 2012(Xem: 10365)
Khúc Hoàng tay Nguyệt còn chờ dạy, Cánh phượng đường mây đã vội chi. Chua xót lòng xem lời để lại, Hững hờ duyên bấy bước ra đi,
27 Tháng Chín 2012(Xem: 10337)
Không những có tài năng khiến mọi người nể phục, những nhà khoa học nữ này còn sở hữu nhan sắc khiến ai bất cứ quý ông nào cũng xiêu lòng.
25 Tháng Chín 2012(Xem: 10677)
Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed).Mình nghe nó đề nghị cái gì có vẻ trái tai thi luôn luôn kiếm second/third opinion.
24 Tháng Chín 2012(Xem: 9854)
Có ai hỏi anh từ đâu tới? Tôi trả lời, tôi từ đất nước Xưa là nước Việt Nam Nay chệt Tàu gọi là An nam đô hộ phủ,
24 Tháng Chín 2012(Xem: 10329)
Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy
24 Tháng Chín 2012(Xem: 22647)
Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo!
23 Tháng Chín 2012(Xem: 9262)
Quí vị không muốn đồng hành cùng dân tộc để cùng chống ngoại xâm thì không có gì để nói nếu quí vị muốn đồng hành cùng dân tộc thì quí vị nên có thành tâm trao trả tự do cho toàn dân
23 Tháng Chín 2012(Xem: 11212)
Khi con chim còn sống, nó ăn con kiến. Khi con chim chết, con kiến ăn con chim.
23 Tháng Chín 2012(Xem: 12073)
Nhìn hình chụp căn nhà của cựu Tổng Thống VNCH, ai cũng thấy đó chỉ là một căn nhà bình thường của giới trung lưu trước 1975. Nếu so với những dinh thự của các đảng viên cán bộ cộng sản thì không bằng cái nhà để xe của họ dù trước khi cướp được quyền họ chỉ là dân vô sản vô học.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 9898)
Định mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 10615)
Giới truyền thông Hoa Kỳ cho biết thêm là bộ phim đang làm chấn động thế giới Hồi giáo đã do đạo diễn Mỹ, Alan Roberts, 65 tuổi thực hiện.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 13210)
Nói vắn tắt thì Vương đạo dùng đức trị, còn Bá đạo dùng lực trị "dĩ lực phục nhơn giả Bá, dĩ đức phục nhơn giả Vương" (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu)
20 Tháng Chín 2012(Xem: 10337)
Đàn lòng ai oán mỗi đêm thâu? Hỏi bạn tri âm giờ ở đâu! Ngỗn ngang bao nỗi sầu nhân thế Thương, nhớ người ơi tóc bạc màu!
19 Tháng Chín 2012(Xem: 8674)
“ Dù sao thì hành động chống người thi hành công vụ của anh Đoàn Văn Vươn cũng phải được đưa ra xét xử. Nhưng, thông điệp mà các địa phương chờ đợi không phải là những năm tù cho anh mà là thái độ của nhà nước với chính quyền Tiên Lãng.
19 Tháng Chín 2012(Xem: 28445)
Càng đọc tôi càng tin chắc đây là thông tin mình muốn tìm. Xúc động oà vỡ. Run rẩy. Tôi không dám tin đây là sự thật. Tôi định thần đọc đi đọc lại bài báo để biết chắc mình không nằm mơ.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 11018)
Có buổi trao trả, phía chính quyền miền Nam VNCH trao cho phe Việt Cộng 1200 (một ngàn hai trăm) tù binh để nhận lại chỉ vỏn vẹn có 3 người tù mà họ phải nằm trên cáng như ở buổi trao trả ngày 21-3-1973 tại bờ sông Thạch Hãn.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 9878)
Em đi, chàng theo sau. Em không dám đi mau, Ngại chàng chê hấp tấp, Số gian nan không giàu.
17 Tháng Chín 2012(Xem: 9569)
Vốn yêu quí thiên nhiên và thích khám phá thiên nhiên, chính vì thế mà các nhà nhiếp ảnh luôn mong muốn sử dụng ngôn ngữ nhiếp ảnh để thể hiện trạng thái và cung bậc tình cảm của mình với thiên nhiên
16 Tháng Chín 2012(Xem: 9805)
Nhưng với email đó, ký tự @ từng suýt bị bỏ đi đã trở thành một biểu tượng vô cùng quan trọng của cuộc cách mạng truyền thông của loài người.
16 Tháng Chín 2012(Xem: 9564)
Nếu sĩ phu và giới trẻ cứ mắt lắp tai ngơ, không quyết lòng tiến hành công cuộc cách mạng Dân tộc Toàn triệt, sớm giải trừ nọc độc cọng sản thì đời con của em bé bán gà sẽ lại cũng giống như mẹ
09 Tháng Chín 2012(Xem: 11949)
Thiệt tình là không còn tâm trí đâu mà viết nên xin gởi lại bài viết khi phó vương Tàu Tập Cận Bình tuần tra An Nam hồi năm ngoái để nói lên tình thế nguy ngập kề cận của nước nhà.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 23873)
Điểm duy nhất chúng ta hoàn toàn khác biệt với họ là chúng ta không có khái niệm về “người Tàu Quốc gia” và “người Tàu Cộng sản” dù rằng nước ta có hoàn cảnh chẳng khác họ bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một tổ quốc Trung Hoa vĩ đại và đó chính là niềm tự hào của dân tộc chúng ta .
07 Tháng Chín 2012(Xem: 10499)
tuổi thơ của tôi được dạy dỗ là như vậy: từ học hỏi tính tốt làm người cho đến lòng tự hào dân tộc chí đến truyền thống yêu nước, chống xâm lăng.
03 Tháng Chín 2012(Xem: 9060)
Vi sinh, vi khuẩn, vi trùng đều có thể bị diệt trong các loại thức ăn được nấu chín. Nhưng còn độc tố do các hóa chất mang lại? Việc nấu chín hay không nấu chín, trong trường hợp này, thật ra, chẳng khác nhau mấy.
01 Tháng Chín 2012(Xem: 10038)
Con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù
27 Tháng Tám 2012(Xem: 10102)
Với tấm lòng yêu quê hương nòi giống, ước mong đem sự học hỏi hiểu biết trong đời mình hầu tạo dựng một cuộc cách mạng bản thân cho thế hệ thanh niên Việt Nam hùng mạnh để phục vụ cho quốc gia
27 Tháng Tám 2012(Xem: 9157)
hậu quả vẫn dẫn tới hỗn loạn tài chánh, đi tới sụp đổ kinh tế, gây ra hỗn loạn xã hội và cuối cùng là nổi loạn mà cho dù bọn “ chỉ biết còn đảng, còn mình” hung hản cách nào cũng bị tràn ngập.
25 Tháng Tám 2012(Xem: 9692)
Trên bình diện quốc tế, nếu có một tổ chức nào mạnh và giàu, đem áp dụng trò ảo-thuật “short selling” đó vào một quốc gia yếu và nghèo, thì cả hệ thống kinh tế và hệ thống kỹ nghệ còn non nớt của quốc gia ấy sẽ bị “nuốt” mất hết ……….Mà tổ chức mạnh và giàu đó đã có sẵn rồi ……..Đấy là IMF & World Bank. . .* *
22 Tháng Tám 2012(Xem: 11192)
Một đồng hương đã chuyển đến cho BCH Hội ái hữu Biên Hòa California, như một lời nhắn nhủ một lòng tri ân bao anh linh đã nằm xuống cho quê hương đất nước
21 Tháng Tám 2012(Xem: 8973)
Ngày nào hàng hàng, lớp lớp những anh thư, hào kiệt như trên nhất tề vùng dậy thì bọn gian tà mãi quốc, cầu vinh cs chết không có đất chôn. Tiền của tham ô, cướp giựt của chúng hiện nay đang ùn ùn tẩu tán ra hải ngoại, Quốc dân Cách mạng Việt Nam sẽ thâu hồi lại.
20 Tháng Tám 2012(Xem: 9137)
với nhạc tiền chiến và cải lương, và nhất là những bộ phim kinh dị "kể lúc không giờ". Ký ức từ những năm tháng đó mới thực sự làm gương mặt của người đạo diễn tài ba sáng rực lên khi nói chuyện, hơn cả hai bộ phim anh tâm đắc là Ván Bài Lật Ngửa và Con Ma Nhà Họ Hứa.
19 Tháng Tám 2012(Xem: 8808)
Chiều thứ Hai 6.8.12 đầu tuần này, sau 3 giờ một chút rất nhiều người trên thế giới phải chịu đựng "bảy phút kinh hoàng". Bảy phút này bắt đầu từ 3 giờ 8 phút (giờ Đông bộ Úc). May mắn "bảy phút kinh hoàng" đã kết thúc bằng tiếng reo hò vui mừng vào 3:15 phút. Đó là lúc chiếc xe mang tên "Curiosity, Tò Mò" đáp xuống Hoả Tinh.
17 Tháng Tám 2012(Xem: 10193)
Nếu lúc đó Bạn đã có nhiều phương tiện di tãn (tốt) trước hay trong ngày 30/4/1975, chắc chắn Bạn chưa bao giờ hiễu nỗi thống khỗ , hay biết thế nào là khóc trong sự tức tưỡi cũa người dân miền Nam
16 Tháng Tám 2012(Xem: 9221)
Trong cộng đồng người Việt tại Czech có người tốt kẻ xấu, một thiểu số gây nên những tệ nạn xã hội như: nạn buôn người, trồng cần sa…v.v và vv…vì họ là những người Việt Nam không chịu từ bỏ „cái đỉnh cao trí tuệ“ để học cái hay, cái đẹp, cái chân thật mà hội nhập với thế giới văn minh tiến bộ Đó là nỗi buồn chung của chúng ta!
16 Tháng Tám 2012(Xem: 8856)
Trong lịch sử của nước Mỹ, tính đến nay chỉ có 28 người nhập cư trở thành công dân của nước này khi đã ở tuổi trên 100.và ông Trần Chất là người thứ 28 có tuổi quá “bách niên” nhập quốc tịch Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử đất nước này.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 9088)
Mới đây, nghệ sĩ người Nga Anna Dancheeva đã công bố một dự án đặc biệt bao gồm những bức ảnh cực độc đáo do cô sáng tạo. Dự án này có tên "365 ngày", được thực hiện từ tháng 12 năm ngoái và hiện vẫn đang tiếp tục.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 9227)
Nhân khi Tàu cọng âm mưu cùng Việt gian cọng sản, dùng sách lược “tầm ăn dâu”, biến dất nước ta thành An nam đô hộ phủ thời hiện đại, xóa nhòa dân tộc tính.Xin gởi lại bài viết cũ có đôi lời về DÂN TỘC TÍNH VIỆT NAM.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 8867)
Đời người, đơn giản thì vui vẻ. Nhưng người vui vẻ được mấy người. Đời người, phức tạp thì phiền não. Nhưng người phiền não thì quá nhiều.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 12145)
Những hình ảnh Tượng Đài Mỹ Việt được xây dựng khắp nơi. Như sự tưởng nhớ đến bao anh linh đã nằm xuống cho Miền Nam Việt Nam
13 Tháng Tám 2012(Xem: 9892)
Tiếng bom xăng Thủ Thiêm kháng cự cường quyền cướp đất đã nỗ rền. Bình ắc quy điện cũng đã từng kích hỏa. Máu cũng đã đổ ít nhiều! Thủ Thiêm màu hòa nước mắt!