8:28 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Công trình đặc biệt tưởng niệm vụ 11/9

13 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 12159)

Công trình đặc biệt tưởng niệm vụ 11/9

Gần 3.000 nạn nhân của vụ 11/9 được ghi danh tại khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, nhưng không phải theo thứ tự bảng chữ cái thông thường, mà theo một cách đặc biệt hơn rất nhiều.

blank
Khu tưởng niệm WTC, với Ground Zero là nơi có hai hồ nước phản chiếu, vốn là vị trí trước đây của hai tòa tháp WTC. Ảnh: AP
Richard Ross đã ở trên chuyến bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines khi nó lao vào tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), lúc 8h46 ngày 11/9/2001. Mũi của chiếc máy bay đâm vào tầng 96 của tòa tháp, nơi Stacey Sanders, bạn thân nhất của con gái ông, đang làm việc.
Ông Ross, khi đó là một tư vấn viên 58 tuổi và say mê những ca khúc của danh ca Frank Sinatra, vốn là người luôn chậm trễ trong mọi việc và hay bị lỡ các chuyến bay. Tuy nhiên, vào cái ngày định mệnh ấy, ông đã đọc nhầm chi tiết chuyến bay lúc 7h45 từ Boston (bang Massachusetts) đi Los Angeles (bang California), để rồi tới sân bay sớm và thừa nhiều thời gian.
Trong khi đó, với mong muốn tạo ấn tượng tốt ở nơi làm việc mới là một công ty dịch vụ chuyên nghiệp, cô Sanders, khi đó 25 tuổi, đi làm sớm và bắt đầu ngày mới với một dự án. Sander có mối quan hệ tốt với gia đình nhà Ross, cô rất thân thiết với nhà tư vấn 58 tuổi. Tuy nhiên, họ không chờ đợi để được gặp nhau trong một đoạn kết bi kịch đến vậy, trong ngày mà nước Mỹ bị tấn công.
Tuy nhiên, từ tuần tới, họ sẽ được "sống" cạnh nhau mãi mãi, giống như nhiều nạn nhân khác. Tại trung tâm của khu tưởng niệm vụ 11/9 ở Ground Zero, quanh hai hồ nước phản chiếu được đào tại chính vị trí của hai tòa tháp đôi WTC trước đây, sẽ có 16 tấm bảng bằng đồng khắc tên của 2.982 nạn nhân của vụ khủng bố 11/9/2001 và vụ đánh bom WTC năm 1993.
Mô phỏng một hồ nước phản chiếu tại Ground Zero và tấm bảng bằng đồng ghi tên các nạn nhân. Đồ họa: Interiordesign
Mô phỏng một hồ nước phản chiếu tại Ground Zero và những tấm bảng bằng đồng ghi tên các nạn nhân. Đồ họa: Interiordesign
Nhưng những người thực hiện việc khắc tên không muốn các nạn nhân được sắp xếp theo thứ tự chữ cái khô khan và lạnh lẽo. Sẽ có khó khăn phát sinh, ví dụ như trường hợp có hai người mang tên Michael Francis Lynches chẳng hạn, nhưng sẽ thật là sai lầm khi tạo ra khoảng cách giữa những cái tên mà lẽ ra nên được đặt ở cạnh nhau, kiến trúc sư Michael Arad chia sẻ.
Thay vào đó, Arad và các cộng sự tỉ mỉ thiết lập một hệ thống của "những sự liền kề có ý nghĩa". Các nạn nhân được nhóm lại theo các tiêu chí như gia đình, đồng nghiệp, những gia đình ngồi cạnh nhau trên các chuyến bay, hay chỉ đơn giản là những người xa lạ nhưng đã từ giã cõi đời tay trong tay khi cố gắng thoát khỏi thảm kịch.
"Thật cảm động và ý nghĩa biết bao khi nghĩ rằng họ sẽ được ở cạnh nhau theo cách ấy", Telegraph dẫn lời Abigail Ross Goodman, cô con gái của nhà tư vấn Ross nói. Còn John Vigiano, người mất hai con trai, lính cứu hỏa John Jr. và cảnh sát Joseph, nói: "Điều đó có ý nghĩa rất lớn lao." Trong khi đó, Denise Kelly, người có anh trai Daniel, người chồng Ronald và đứa con nuôi 3 tuổi David trên chuyến bay số hiệu 11 của American Airlines, xúc động nói: "Đây là điều thực sự quan trọng đối với gia đình của chúng tôi."
Những người đảm nhận công việc sắp xếp gần 3.000 cái tên là kiến trúc sư Arad, nhà thiết kế Jake Barton và nhà phân tích dữ liệu Jer Thorp, người phát triển một hệ thống thuật toán máy tính được thiết kế riêng, có khả năng giải quyết những bộ bảng danh sách chi tiết một cách đầy cảm xúc
blank
Một phối cảnh khác mô tả các bảng tên sau khi được sắp xếp hoàn chỉnh. Đồ họa: Blprnt
"Đây là một công việc xưa nay chưa từng có", Thorp nói. "Tôi đã không dám chắc rằng nó có thể diễn ra trôi chảy, và thực tế là nhiều nhà khoa học máy tính từ chối tham gia." Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi để thiết kế khu tưởng niệm vào năm 2004, kiến trúc sư Arad nói: "Sắp xếp tên của các nạn nhân theo các mối quan hệ của họ thực sự là một công việc quá tham vọng."
Những nỗ lực bước đầu của Arad và các cộng sự giúp họ có được sự xắp sếp của khoảng 1.200 cái tên. "Chúng tôi mất một năm để xoay sở với những cái tên này", Arad kể. "Có một nguy cơ rõ ràng: điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi chỉ có thể sắp xếp được một nửa trong số 3.000 cái tên của các nạn nhân."
Với một hồ nước phản chiếu trong khu Ground Zero, hệ thống thuật toán máy tính của Thorp cho phép anh đưa các cái tên từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, và theo dõi xem có bao nhiêu yêu cầu truy vấn mà họ đã giải quyết được. Trong trường hợp phương pháp này không thu được kết quả như mong muốn, các thành viên khác của nhóm sẽ tiến hành công việc ở hồ nước còn lại một cách thủ công.
"Chúng tôi in tên của các nạn nhân với cùng tỷ lệ lên những tấm thẻ, có kèm theo các thông tin khác của họ", Arad chia sẻ. "Nếu không có truy vấn nào được đáp ứng thỏa đáng, chúng tôi sẽ cố gắng xếp các nạn nhân theo tiêu chí đồng nghiệp hoặc họ hàng. Trong hàng tháng trời, chúng tôi đã có hàng trăm và hàng trăm chiếc thẻ trên những cuộn giấy dài được ghim lên tường. Đó là một phương pháp vừa theo kiểu công nghệ cao, lại vừa rất thủ công."
Nhưng rồi cuối cùng công sức của nhóm đã được đền đáp xứng đáng. "Chúng tôi đã có thể đáp ứng mọi truy vấn và tìm ra một trật tự phù hợp cho tất cả những cái tên", kiến trúc sư Arad hồ hởi nói.
Các nạn nhân được sắp xếp cạnh vợ hoặc chồng, sau đó được đặt trong những nhóm lớn hơn gồm: những người có mặt trên 4 chuyến bay hôm 11/9/2001, những người ở trong hai tòa tháp đôi, những người làm việc ở Lầu Năm Góc, các nhân viên cứu hộ khẩn cấp và cuối cùng là các nạn nhân của vụ đánh bom WTC vào năm 1993.
Jer Thorp và một bản vẽ trực quan hóa các dữ liệu. Ảnh:
Jer Thorp và một bản vẽ trực quan hóa các dữ liệu. Ảnh: Mixingreality
Nhưng đó chưa phải là đoạn kết cho công việc của Arad và các cộng sự. "Chúng tôi không thể chỉ đơn giản có những nhóm tên, với những đoạn ngắt quãng từ cao xuống thấp", nhà thiết kế Barton nói. "Mỗi cái tên cần được đặt trong một vị trí riêng biệt với những khoảng không xung quanh nó, vì công trình cũng cần phải có giá trị tạo hình. Những cái tên cần phải được dịch chuyển một lần nữa."
"Đó là một thử thách giàu cảm xúc", Arad nói. Trong khi đó, nhà phân tích dữ liệu Thorp cho biết: "Tôi không nghĩ rằng mọi người có thể từng chuẩn bị cho việc nhìn thấy tên của các nạn nhân được sắp xếp như vậy, kèm theo những câu chuyện về họ. Bản thân tôi cũng chưa từng tưởng tượng ra nổi."
Kết quả lao động vất vả của Arad và các cộng sự sẽ được ra mắt vào chủ nhật tới, ngày 11/9/2001, tròn 10 năm vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đó là một món quà thực sự ý nghĩa dành tặng những nạn nhân đã bị cướp đi mạng sống trong ngày đen tối nhất của nước Mỹ.
Sự sắp xếp tỉ mỉ và công phu của họ còn giúp chỉ ra một chuỗi các mối quan hệ con người bị mất đi trong sự hỗn loạn 10 năm về trước. "Thoạt nhìn thì những cái tên có vẻ được đặt một cách ngẫu nhiên, nhưng kỳ thực thứ tự của chúng được xây dựng một cách cẩn thận", kiến trúc sư Arad nói. "Quy mô của công trình giúp người xem hình dung ra số lượng gần 3.000 nạn nhân lớn tới mức nào. Nhưng ngoài ra, khi bạn nhìn vào việc các nạn nhân được ở cạnh nhau, và nghe những câu chuyện về sự mất mát của từng cá nhân, rồi bạn sẽ bắt đầu hiểu điều gì là thực sự ý nghĩa đối với con người."
Hà Giang

Những hình ảnh đáng nhớ về ngày 11/9

Tạp chí Life tập hợp những hình ảnh về sự kiện đã làm thay đổi cả thế giới - vụ khủng bố 11/9 cách đây một thập kỷ.

Khu Lower Manhattan ở New York, Mỹ, chìm trong khói khi tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Quốc tế (WTC) bị sập xuống ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.
Khu Lower ManhattanNew York, Mỹ, chìm trong khói khi tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Quốc tế (WTC) bị sập xuống ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.
Các nhân chứng đứng nhìn lửa thiêu đốt những tòa nhà bên cạnh WTC sau khi khủng bố lao máy bay chở khách vào đây. Những hình ảnh thường thấy ở New York như người đi xe đạp, đi bộ, cây cối, biển đường được đặt cạnh hình ảnh như dưới địa ngục trong bức ảnh này. Ảnh: Getty Images.
Các nhân chứng đứng nhìn lửa thiêu đốt những tòa nhà bên cạnh WTC sau khi khủng bố lao máy bay chở khách vào đây. Những hình ảnh thường thấy ở New York như người đi xe đạp, đi bộ, cây cối, biển đường được đặt cạnh cảnh tượng như dưới địa ngục trong bức ảnh này. Ảnh: Getty Images.
Khủng bố cướp hai máy bay đâm vào WTC khiến khoảng 2.800 người thiệt mạng. Ảnh: Getty Images.
Khủng bố cướp hai máy bay đâm vào WTC khiến khoảng 2.800 người thiệt mạng. Ảnh: Getty Images.
Dân chúng New York hoảng sợ trong khi hai tòa tháp bốc cháy.
Dân chúng New York hoảng sợ trong khi hai tòa tháp bốc cháy. Ảnh: WireImage.
Người cô Marcy Borders, 28 tuổi, phủ đầy cát bụi khi chạy tới nơi trú ẩn ở một văn phòng sau khi WTC sập. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Stan Honda làm việc cho Getty Images trở thành một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất về sự kiện này. Ảnh: Getty Images.
Người cô Marcy Borders, 28 tuổi, phủ đầy cát bụi khi chạy tới nơi trú ẩn ở một văn phòng sau khi WTC sập. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Stan Honda làm việc cho Getty Images trở thành một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất về sự kiện này. Ảnh: Getty Images.
Tòa tháp phía bắc của WTC sập xuống.
Tòa tháp phía bắc của WTC sập xuống.
Lực lượng cứu hỏa tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát của nơi từng là Trung tâm thương mại Quốc tế. Ảnh: Reuters.
Lực lượng cứu hỏa tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát của nơi từng là Trung tâm thương mại Quốc tế. Ảnh: Reuters.
Thảm họa 11/9 nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty Images.
Thảm họa 11/9 nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty Images.
Vẻ mặt sững sờ của Tổng thống Mỹ lúc đó George Bush khi nhận được tin nước Mỹ bị tấn công. Lúc đó, Bush đang đọc sách cho các em học sinh ở Florida. Ảnh: Getty Images.
Vẻ mặt sững sờ của Tổng thống Mỹ lúc đó George Bush khi nhận được tin nước Mỹ bị tấn công. Lúc đó, Bush đang đọc sách cho các em học sinh ở Florida. 10 năm sau, Chantal Guerrero, một học sinh, cho biết cô cảm kích vì tổng thống vẫn giữ bình tĩnh cho tới khi đọc xong câu chuyện The Pet Goat. Ảnh: Getty Images.
Mai Trang

Diễn biến ngày đen tối nhất lịch sử nước Mỹ

Người Mỹ sẽ không bao giờ quên ngày 11/9/2001 khi nước Mỹ bị tấn công. Toàn bộ diễn biến của ngày đen tối nhất trong lịch sử cường quốc số một thế giới được cô đọng trong 22 sự kiện chính sau đây.

blank
Abdulaziz al-Omari và Mohammed Atta (áo xanh). Ảnh: FBI
5h45: Nhóm không tặc bắt đầu kế hoạch tấn công của chúng. Tại sân bay quốc tế Portland, thuộc bang miền đông bắc Maine, hai trong số 19 kẻ tấn công làm thủ tục lên máy bay. Hình ảnh của Abdulaziz al-Omari và kẻ cầm đầu Mohammed Atta bị camera an ninh ghi được khi chúng đi qua cổng kiểm tra an ninh sân bay, để từ đây bay tới Boston, nơi chúng sẽ lên chuyến bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines. Ba tên không tặc khác đã chờ sẵn tại đó để cùng al-Omari và Atta cướp chiếc máy bay.
7h18: Tại sân bay quốc tế Dulles ở ngoại ô thủ đô Washington, hình ảnh của nhóm không tặc thứ hai gồm 5 tên được ghi nhận bởi camera an ninh, khi chúng trải qua các thủ tục kiểm tra an ninh trước khi lên chuyến bay số hiệu 77 của hãng hàng không American Airlines có đích đến là Los Angeles. Khalid al-Midhar và Nawaf al-Hazmi là những kẻ bị nhận mặt rõ nhất. Trong vài ngày trước đó, cả hai kẻ này đều nằm trong danh sách theo dõi, nhưng an ninh sân bay lại không biết điều này.
5 tên không tặc
5 tên không tặc cướp chiếc máy bay số hiệu 11 của American Airlines và sơ đồ cho thấy chiếc phi cơ bị đổi hướng để lao tới New York. Đồ họa: BBC
8h14: Chuyến bay số hiệu 11 của American Airlines bị tấn công. Khoảng 15 phút sau khi máy bay cất cánh, nhóm không tặc dùng dao đâm ít nhất hai thành viên phi hành đoàn và một hành khách khi tìm cách giành quyền kiểm soát chiếc phi cơ. Báo động được phát đi 5 phút sau đó bởi tiếp viên hàng không Betty Ong. Cô dùng điện thoại trên máy bay để gọi về cho hãng American Airlines, thông báo: "Buồng lái của phi công không trả lời. Ai đó đã bị đâm tại khoang thương gia, và tôi e rằng đang có một cuộc tấn công."
8h38: Kiểm soát không lưu liên lạc với giới chức quân sự sau khi nhận được một thông tin từ chuyến bay số hiệu 11, được cho là nhằm vào các hành khách: "Nếu các người hòng tạo ra bất cứ cản trở nào, các người sẽ tự gây nguy hiểm cho bản thân và chiếc máy bay này. Hãy ở nguyên vị trí." Một cuộc bắt cóc máy bay rõ ràng đang xảy ra. Hai chiến đấu cơ F-15 cất cánh 5 phút sau đó.
blank
Nhóm không tặc cướp chiếc phi cơ số hiệu 175 của hãng United Airlines và sơ đồ hành trình bị đổi hướng của chiếc máy bay này. Đồ họa: BBC
8h46: Chuyến bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines bị cướp. Các phi công bị giết trong khi nhóm không tặc đe dọa đánh bom khi giành quyền kiểm soát chiếc máy bay. Khoảng 12 phút sau, nó được hướng tới New York. Một hành khách gọi cho cha của mình và nói: "Con không nghĩ là các phi công đang lái máy bay. Con cho là những kẻ tấn công định lái máy bay tới Chicago, hoặc đâu đó khác, rồi lao vào một tòa nhà. Nhưng cha đừng lo, nếu điều đó xảy ra, nó sẽ rất nhanh thôi."
8h46: Chiếc máy bay số hiệu 11 của American Airlines lao vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), tại Manhattan, New York, với tốc độ 700 km/giờ. Toàn bộ 92 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn có mặt trên chiếc Boeing 767 đều thiệt mạng. Rất nhiều người đang làm việc tại Tháp Bắc cũng cùng chung số phận. Những người ở phía trên tầng 92 của tòa tháp 110 tầng, nơi chiếc máy bay lao vào, bị mắc kẹt vì không thể xuống phía dưới để thoát thân. Nhiên liệu từ chiếc Boeing bốc cháy và tạo nên một quả cầu lửa khổng lồ. Sức nóng từ lửa lan nhanh xuống tận các tầng thấp nhất của tòa tháp.
8h52: Ngay sau đó, rất nhiều lính cứu hỏa được điều động tới hiện trường vụ cháy ở Tháp Bắc. Họ tìm thấy rất nhiều cửa sổ bị thổi tung và nhiều người bị bỏng. Lính cứu hỏa bắt đầu một sứ mệnh giải cứu và đi dần lên các tầng cao hơn bằng cầu thang bộ. Vào khoảng 9h00, người đứng đầu lực lượng cứu hỏa New York có mặt tại hiện trường, trong khi tổng cộng 235 lính cứu hỏa được điều động.
Nhóm không tặc cướp chiếc máy bay số 77 của American Airlines
Nhóm không tặc cướp chiếc máy bay số 77 của American Airlines và sơ đồ hành trình bị đổi hướng của nó. Đồ họa: BBC
8h54: Chuyến bay mang số 77 của American Airlines bắt đầu đổi hành trình khi những kẻ không tặc giành được quyền kiểm soát. Đây là chiếc phi cơ thứ ba bị cướp. Hệ thống thu phát tín hiệu của chiếc Boeing 757 bị ngắt chỉ hai phút sau đó. Hành khách bắt đầu gọi cho người thân của họ bằng điện thoại đi động, để thông báo về tình hình khẩn cấp trên máy bay. Họ nói rằng những tên không tặc dùng dao để tấn công.8h58: Lực lượng cảnh sát New York (NYPD) huy động gần 1.000 nhân viên để đối phó với thảm họa đang diễn ra. Hai máy bay trực thăng được điều động tới WTC. Các nhân viên cảnh sát có mặt tại Tháp Bắc khi chiếc Boeing 767 lao vào tòa tháp này trực tiếp giúp đỡ người dân thoát thân. Cho tới 9h00, cảnh sát yêu cầu toàn bộ dân thường tại WTC đi di tản.
9h04: Nhưng khi việc sơ tán người dân còn đang diễn ra, Tháp Nam của WTC đã bị chiếc máy bay số hiệu 175 của United Airlines đâm vào theo kịch bản tương tự cú đâm ở Tháp Bắc. Vận tốc của máy bay khi lao vào Tháp Nam là 870 km/giờ. Nó tạo ra một lỗ thủng lớn từ tầng 77 tới tầng 85 của tòa tháp. Toàn bộ 65 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng ngay khi đó. Một cầu thang dẫn tới các tầng phía trên vẫn còn có thể sử dụng được, và đây chính là lối đi mà nhiều người sử dụng để chạy lên tầng thượng, với hy vọng được giải cứu.9h05: "Chiếc máy bay thứ hai đã đâm vào tòa tháp còn lại. Nước Mỹ bị tấn công", Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card nói với Tổng thống George Bush. Trong vòng 5 tới 7 phút sau đó, ông Bush vẫn nán lại phòng học ở trường tiểu học Emma E Booker, tại Saratosa, bang Florida. Ông tới thăm các trẻ em ở đây trong một giờ đọc sách.

Diễn biến ngày đen tối nhất lịch sử nước Mỹ

Nhóm
Nhóm không tặc cướp chiếc máy bay mang số hiệu 93 của hãng United Airlines và hành trình bị đổi hướng của nó. Đồ họa: BBC
9h28: Giới chức hàng không lúc này đã biết việc 3 chiếc máy bay chở khách bị cướp. Một nhân viên điều hành của hãng United Airlines cảnh báo chuyến bay số hiệu 93 của hãng này về an ninh buồng lái, nhưng thông điệp này tới quá muộn. Những tên không tặc đã hành động trước đó. Các nhân viên kiểm soát không lưu nghe được những tiếng động tại buồng lái của chiếc máy bay và cả tiếng la thất thanh: "Ra khỏi đây ngay, ra khỏi đây ngay, ra khỏi đây ngay."
9h30: Trong tuyên bố đầu tiên về các cuộc tấn công trên đất Mỹ, Tổng thống Bush thề sẽ "tiến hành một cuộc điều tra toàn diện để tìm ra những kẻ chịu trách nhiệm cho hành động tấn công". "Chủ nghĩa khủng bố chống lại đất nước của chúng ta sẽ không thể tồn tại", ông Bush nói. Sau đó, cựu tổng thống Mỹ nghĩ tới việc từ Florida trở về Washington.9h37: Lo sợ nguy cơ chiếc máy bay số hiệu 77 của American Airlines đang hướng tới Nhà Trắng, Cơ quan Mật vụ Mỹ quyết định đưa Phó tổng thống Dick Cheney vào hầm trú ẩn. Sau đó, ông Cheney khuyên Tổng thống Bush quay trở về thủ đô Washington ngay lập tức. 9h38: Nhưng mục tiêu của chiếc phi cơ số hiệu 77 của American Airlines không phải là Nhà Trắng, mà lại là Lầu Năm Góc - trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ. Nó đã lao vào tòa nhà này với tốc độ cao nhất, khiến toàn bộ 64 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. 125 nhân viên dân sự và quân sự làm việc tại Lầu Năm Góc cũng cùng chung số phận.
Những đám khói bụi bốc cao sau khi Tháp Nam sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: NY
Những đám khói bụi bốc cao sau khi Tháp Nam sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: NY Police Authority
9h59: Chưa đầy một giờ sau khi bị đâm phải, tòa Tháp Nam 110 tầng của WTC đổ sụp hoàn toàn chỉ trong vòng 10 giây. Không một ai có mặt trong tòa tháp khi đó còn sống sót. Những đám bụi lớn bốc cao tại phía nam của Manhattan, New York. Khoảng 600 người ở trong và quanh tòa nhà thiệt mạng. Hầu hết trong số này là những người làm việc tại tòa tháp hoặc quanh khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ Tháp Nam đổ sụp.
10h04: Chiếc máy bay số hiệu 93 của hãng United Airlines lao xuống một cánh đồng ở Shanksville, bang Pennsylvania. Nhiều giả thiết được đưa ra về nguyên nhân dẫn tới việc này, trong đó nhiều người tin rằng nhóm không tặc bị mất quyền kiểm soát chiếc máy bay khi đụng độ với các hành khách.
Trước khi chiếc phi cơ lao xuống mặt đất, các hành khách và phi hành đoàn đã gọi cho những người thân yêu của họ, và được cho biết về những vụ tấn công ở New York. Có lẽ đây là lý do dẫn tới việc họ quyết định giành quyền kiểm soát chiếc máy bay để ngăn chặn thảm kịch tiếp theo xảy ra, nhưng phải đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình. Sau này, một bộ phim mang tên "Chuyến bay số 93" đã được làm, với nội dung thuật lại các diễn biến trên chiếc máy bay của hãng United Airlines vào cái ngày định mệnh ấy.
Lính cứu hỏa New York đang làm việc ở hiện trường đổ nát của hai tòa tháp WTC. Ảnh: AP
Lính cứu hỏa New York đang làm việc ở hiện trường đổ nát của hai tòa tháp WTC. Ảnh: AP
10h29: Tòa Tháp Bắc của WTC đổ sụp với tốc độ nhanh đến bất ngờ, giống như điều đã xảy ra với Tháp Nam. Khoảng 1.400 người thiệt mạng trong và xung quanh tòa nhà. Chỉ có 16 người tại cầu thang B của Tháp Bắc sống sót sau khi cả tòa kiến trúc hơn 100 tầng này sụp xuống.
12h30: Hơn 4 giờ sau khi các vụ tấn công bắt đầu xảy ra, nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử phải đóng không phận. Tất cả các máy bay dân sự không ở trong tình thế khẩn cấp đều bị buộc phải hạ cánh. Hàng trăm nghìn người vì thế bị kẹt lại tại khắp các sân bay trên toàn nước Mỹ.
18h54: Tổng thống George Bush về tới Washington, khoảng 9 giờ sau khi ông rời bang Florida. Ông dành phần lớn thời gian ngày hôm đó để di chuyển giữa các địa điểm an toàn khác nhau trên siêu chuyên cơ Air Force One.
20h30: Tổng thống Bush đọc bài diễn văn từ Nhà Trắng, với nội dung về ngày đen tối nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Ông nói: "Những hành động giết người hàng loạt được thực hiện nhằm mục đích khiến chúng ta sợ hãi và đẩy đất nước của chúng ta vào hỗn loạn. Nhưng chúng đã thất bại."
21h00: Sau khi đọc bài diễn văn nói trên, ông Bush tổ chức một cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia. Ông nói rõ ý định trừng phạt những tổ chức đã lên kế hoạch và thực hiện các cuộc tấn công, cũng như bất cứ quốc gia nào chứa chấp những tổ chức này.
Hà Giang (Theo BBC)

10 sự thật ít biết về vụ 11/9

Phía sau vụ tấn công khủng bố gây hậu quả tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ là những sự thật mà không phải ai cũng được biết.

Một người đàn ông đứng giữa đống đổ nát sau sự sụp đổ của tòa tháp đôi WTC. Ảnh: AFP
Một người đàn ông đứng giữa đống đổ nát sau sự sụp đổ của tòa tháp đôi WTC. Ảnh: AFP
1. Có tới 3.051 trẻ em bị mất cha hoặc mẹ sau vụ 11/9. Bên cạnh đó, có 17 em bé đang nằm trong bụng mẹ khi những người cha của chúng thiệt mạng trong các vụ tấn công. Khoảng 9 tháng sau vụ khủng bố, số ca sinh ở thành phố New York tăng tới 20% so với cùng thời điểm điều tra vào năm 2000.
2. Tổng giá trị của các tác phẩm nghệ thuật bị mất đi sau khi hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) sụp đổ đã vượt quá 100 triệu USD. Trong số này có cả những bức tranh của danh họa Pablo Picasso.
3. Người ta ca ngợi những chú cảnh khuyển tham gia tìm kiếm người còn sống sau thảm họa mà quên mất một chú chó phi thường khác. Đó là Roselle, một chú chó săn dòng Labrador chuyên làm nhiệm vụ dẫn đường cho người chủ bị mù là Michael Hingson. Roselle đã đưa Hingson đi thang bộ từ tầng 78 của Tháp Bắc WTC xuống đường và tới nhà một người bạn một cách an toàn.
4. Các công nhân đã phải thu dọn khoảng một triệu tấn vật liệu vụn nát để tìm kiếm những người còn mắc kẹt và tư trang của những nạn nhâu xấu số. Họ đã tìm thấy khoảng 65.000 vật dụng, trong đó có 437 đồng hồ và 144 nhẫn cưới.
5. Ba giờ trước khi các vụ tấn công xảy ra, một chiếc máy có tên gọi Máy phát sinh Sự kiện Ngẫu nhiên đặt tại trường đại học Princeton đã tiên đoán được một sự kiện khủng khiếp sắp xảy ra.
6. Trong một cuộc tập trận mang tên "Người bảo vệ cẩn mật", Trung tâm Chỉ huy Phòng vệ Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Mỹ, đã giả định ít nhất 4 vụ cướp máy bay trong tuần trước khi xảy ra vụ 11/9, và thậm chí còn dự định tiến hành một cuộc giả định nữa vào buổi sáng mà nước Mỹ bị tấn công.
7. Có tới 5 trong số 19 không tặc tham gia vụ tấn công 11/9 đã nghỉ lại tại một khách sạn ngay gần cổng dẫn vào Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), trong những ngày trước khi tiến hành cướp 4 máy bay chở khách.
8. John Patrick O’Neill, một đặc vụ từng lãnh đạo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và tham gia điều tra về liên hệ của Al-Qaeda trong vụ đánh bom WTC năm 1993, đã rời FBI vì những bất đồng về chính sách. O'Neill đảm nhận công việc mới trong vai trò người phụ trách an ninh tại WTC, và mất trong ngày định mệnh 11/9.
9. Chỉ có 291 thi thể được tìm thấy nguyên vẹn tại hiện trường đổ nát của hai tòa tháp WTC. Cha mẹ của Lisa Anne Frost, 22 tuổi và là một hành khách trên chuyến bay số hiệu 175 của hãng United Airlines lao vào Tháp Nam, đã phải chờ gần một năm mới được nhận lại những gì thuộc về con gái họ.
10. Lính cứu hỏa mất tới 100 ngày mới có thể dập tắt hoàn toàn các đám cháy bị gây ra bởi các vụ tấn công nhằm vào hai tòa tháp WTC.Nhật Nam (Theo Telegrap

WTC - Từ tháp đôi cao nhất thế giới tới Ground Zero

Trước khi hoàn toàn sụp đổ vì vụ tấn công 11/9, Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) đã trải qua những năm tháng vàng son, để rồi từ tòa tháp đôi từng cao nhất thế giới nay trở thành khu tưởng niệm Ground Zero.

blank
Đầu những năm 60 thế kỷ trước, kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki bắt đầu thiết kế một tòa tháp đôi với những ô cửa sổ mang ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc Gothic. Dù vẽ ra tòa tháp đôi cao hơn 100 tầng nhưng ông Yamasaki (ảnh nhỏ) lại là người sợ độ cao. Trong hình là khu Radio Row ở Manhattan, New York. Đây là khu được giải tỏa vào năm 1966 để lấy chỗ cho tòa tháp đôi WTC và các công trình vệ tinh khác. Ảnh: Life
Bản vẽ
Bản vẽ mô tả khái quát thiết kế mặt cắt của hai tòa tháp cao nhất trong tổ hợp WTC, và bố trí không gian từng tầng của hai tòa nhà này. Đồ họa: Wikipedia
blank
Quá trình xây dựng tổ hợp WTC bắt đầu năm 1968, với công trình đầu tiên là Tháp Bắc (hay 1 WTC). Các công trình còn lại lần lượt được khởi công trong 15 năm tiếp theo. Đơn vị trực tiếp thi công tổ hợp WTC là Leslie Earl Robertson, với tư cách nhà thầu chính. Ngoài ra, còn có một số nhà thầu phụ khác. Ảnh: Physics911
blank
Hai tòa tháp chính của tổ hợp WTC dần thành hình. Tháp Bắc khởi công trước nên có tốc độ chồng tầng nhanh hơn Tháp Nam khá nhiều. Ảnh: Greatbuildings
blank
Ý tưởng về việc xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York đã xuất hiện từ năm 1946, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do chính trị, việc thiết kế bị lùi lại tới những năm 60 thế kỷ trước. Chi phí xây dựng hai tháp chính với 110 tầng mỗi tháp lên tới 400 triệu USD. Ảnh: Life
blank
Tháp Bắc (cao 417 m) và Tháp Nam (cao 415 m) được khởi công cách nhau 1 năm, rồi lần lượt được hoàn thiện vào các năm 1970 và 1971. Ngay sau đó, tòa tháp đôi này trở thành tòa kiến trúc cao nhất trên thế giới trong giai đoạn 1971 tới 1973, trước khi bị tháp Willis ở Chicago vượt qua. Ảnh: Life
Toàn bộ tổ hợp WTC sau khi hoàn thiện
Toàn bộ tổ hợp WTC sau khi hoàn thiện, với hai tháp chính (1 WTC và 2 WTC) cao nhất ở trung tâm cùng các tháp phụ 3 WTC, 4 WTC, 5 WTC, 6 WTC và 7 WTC ở xung quanh. Ảnh: Wikipedia
Sau hơn 3 thập kỷ
Sau hơn 3 thập kỷ sừng sững tọa lạc tại khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố New York, hai tòa tháp chính của WTC trở thành một mục tiêu nằm trong kế hoạch tấn công khủng bố 11/9. Hình vẽ trên mô tả lại quá trình hai máy bay chở khách lần lượt lao vào hai tòa tháp và các kiến trúc xung quanh WTC khi vụ tấn công xảy ra. Đồ họa: Swampstyle
blank
Biểu tượng sức mạnh kinh tế Mỹ sau đó sụp đổ hoàn toàn với tốc độ nhanh bất ngờ. Trong chưa đầy 3 giờ đồng hồ, hai tòa tháp cao hơn 400 m chỉ còn là một đống đổ nát trong khói bụi. Ảnh: RT
blank
Khu tưởng niệm WTC, với trung tâm là khu Ground Zero với hai hồ nước phản chiếu, vốn là vị trí của hai tòa tháp WTC ngày nào. Ảnh: AP
blank
Hai cột sáng song song được chiếu lên từ vị trí của hai tòa tháp WTC, trong lễ tưởng niệm vào ngày 11/9/2006. Ảnh: Life
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10529)
Chúng ta cùng thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên hòa cùng bàn tay của con người
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11061)
Tôi đã trở lại với anh em, với bạn bè. Nhưng đành phải vĩnh viễn từ giã chiếc phi cơ thân yêu mang số đuôi 526 - chiếc phi cơ đã gắn bó với chúng tôi trong bao phi vụ hành quân
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11393)
Nghi lễ Thanksgiving được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước Mỹ, năm 1578, khi nhà thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 12235)
Thực đúng như vậy, chúng ta đã sinh ra đời trên quê hương không hề có sự lựa chọn nhưng nếu phải trả giá với sự sống chết thì chúng ta vẫn có cơ may lựa chọn nơi sinh sống.
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 12004)
Và tôi cũng tin rằng ở một nơi chốn bình yên nào đó, chắc chắn hồn anh cũng mãi nhớ đến những cánh chim cùng bầy ngày nào, giờ đang tan tác khắp bốn phương trời cách biệt.
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10624)
Hãy hưng phấn lên anh em ơi, gánh núi nặng trên vai người chiến sĩ quốc gia sắp đến chỗ đỗ rồi, lá cộng sản đã quá vàng khô, nó PHẢI RỤNG vì không thể không rụng./.
17 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10193)
Một khi Trung cộng sụp đổ thì cộng sản An nam hết chỗ dựa cũng tiêu tùng. Huống chi tuổi trẻ Việt Nam hiện nay đã lấy lại tính chất ngạo nghễ truyền thống như kể trên thì ngày tàn của bạo chúa 14 tên ở cung Ba Đình đã gần kề.
17 Tháng Mười Một 2012(Xem: 12093)
Với mục đích giới thiệu về ngôi trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu năm xưa, KTS. Nguyễn Mạnh Dũng – CHS.NQBH khóa 13 – đã có ý tưởng tái hiện lại chiếc cổng trường Ngô Quyền trong khuôn viên Một Thuở
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14730)
chỉ hy vọng một ngày nào đó tôi viết một cuốn hồi ký, họa may mới dàn trải được số phận của bài thơ Kỷ Vật Cho em.
13 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11013)
Truyền thống, tình tự dân tộc Việt Nam trải dài lịch sử bốn ngàn năm, có sá gì 70 năm nhiễm nọc độc duy vật vô thần, vô tổ quốc cộng sản.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11892)
NHỮNG HÌNH ẢNH NẦY PHẢI ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TRUYỀN TẢI ĐẾN THẾ HỆ TRẺ HÔM NAY VÀ MAI SAU , TRONG CŨNG NHƯ NGOÀI NƯỚC .
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11029)
Mai nầy con giao long ấy, trước vận nước ngã nghiêng, trước thái độ nhu nhược, ươn hèn của bè đảng csvn trước giặc Tàu xâm lược, giựt mình tỉnh thức, sẽ vùng dậy vươn vuốt sắc, vì dân khử bạo:
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 18371)
Vậy mà chẳng còn bao lâu nữa là tròn 36 năm chúng ta cư ngụ tại nơi này. Mới ngày nao bỡ ngỡ đến đây, nay nhớ lại đã là câu chuyện của ngày xưa với bao nhiêu quên-nhớ, ngậm ngùi.
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14722)
Cộng Sản Việt Nam vẫn ngoan cố như tự bao giờ, trước sau như một. Địa vị của Đảng vẫn phải được củng cố vững mạnh hơn bao giờ hết bằng lưỡi lê và họng súng.
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11093)
Cố Miên vương Shihanouk, dù cách nào, ông vẫn được toàn dân Miên kính mến như "cha già của dân tộc Kampuchia".
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 12047)
Thời gian trôi qua, những đặc quyền dành cho tổng thống ngày càng nhiều hơn. Mặc dù một số đặc quyền gây tranh cãi song nhìn chungngười Mỹ dường như chấp nhận cách đối xử đặc biệt này.
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17525)
Thế hệ trẻ còn một con đường dài ở phía trước. Vẫn còn đó con đường mà Cụ Phan Chu Trinh còn đang bỏ ngỏ nhưng rất sáng giá và tỏ ra có ưu thế trong tình hình nước ta hiện nay.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11870)
Người dân đã quá mệt mỏi với bao vấn đề về cơm áo gạo tiền giờ đến lượt của để dành cũng bị các ông làm cho khốn đốn. Làm dân Việt Nam sao mà khổ thế còn làm quan ở ta thì sướng không gì bằng
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10596)
Một phút trước là nô lệ, một phút sau là con người của tự do. Nếu hỏi một người dân thiểu số, cái gì quý nhất: Muối. Nếu hỏi một người Hà Nôi, lúc này đây, cái gì quí nhất: tự do.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10254)
Ngày nay, sự thể tỏ rõ đúng y như vậy: Giai cấp nông dân sẽ tiến hành cuộc cách mạng tư sản nhân quyền, là người đào mồ chôn chế độ cộng sản phi nhân
30 Tháng Mười 2012(Xem: 11124)
Vận mệnh Đất Nước là ở trong tay các bạn. Hãy hành xử đúng tư cách là NGƯỜI CHỦ. Với Tâm Niệm theo Truyền thống DIÊN HỒNG - VÌ DÂN LIỀU THÂN
30 Tháng Mười 2012(Xem: 32186)
Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn
30 Tháng Mười 2012(Xem: 10598)
Hãy vững tâm, bền chí Việt Khang Em sẽ ra tù trước hạn VẼ VANG Bọn phản quốc sắp đến ngày đền tội Hẹn em ngày về VINH QUANG
29 Tháng Mười 2012(Xem: 10274)
Hổng chịu ăn học tử tế Theo cọng sản làm phản Bán nước hại dân tan nát Bây giờ vô liêm sỉ lòn trôn
26 Tháng Mười 2012(Xem: 10091)
Ở bài này, tôi đã chứng minh cuộc chiến tranh từ du kích đến quy mô lớn ở Việt Nam là do ông Hồ và đảng cộng sản gây ra. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa không phải theo lý do “giải phóng” dân tộc.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 11393)
Ai ra xứ Huế thì ra Ai về là về núi Ngự Ai về là về sông Hương Nước sông Hương còn thương chưa cạn
24 Tháng Mười 2012(Xem: 12789)
Tại sao ông Hồ và đảng cộng sản lừa dối không công khai bức thư? Tại sao ông đi kiếm ăn lại nói dối “Tìm đường cứu nước”? Đó chính là sự lừa dối không thể chấp nhận được.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 10457)
Qua bài này tôi đã chứng minh một sự thật là ông Đồng và ông Hồ đã thông qua công hàm 1958 để bán tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng. Vai trò của ông Hồ là hết sức rõ rệt trong sự kiện này
23 Tháng Mười 2012(Xem: 9994)
Thân là lãnh đạo quốc gia, chúng hành xử thua đồ con nít. Theo truyền thống Việt Nam, mỗi khi trẻ em phạm lỗi, mẹ bắt cúi xuống đánh đòn, răn dạy.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 10055)
Bản báo cáo dài 52 trang của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đề cập đến việc một số công ty Mỹ sử dụng thiết bị của Hoa Vi và Trung Hưng đã gặp những trường hợp “kỳ lạ” và “đáng báo động”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 9702)
Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương. Tơ đàn say đắm quên sầu thương. Dành tình này cho kẻ khổ đau. Quên tình xưa thôn nữ chờ mong.”
18 Tháng Mười 2012(Xem: 11570)
Dù xa QUÊ HƯƠNG tôi vẩn không bao giờ quên được Sài Gòn với những chiếc xe thổ mộ kết nối tình duyên của song thân ..với những gánh hàng rong khắp nẽo đường
18 Tháng Mười 2012(Xem: 10426)
Dân Làm Báo có câu khẩu hiệu: Mỗi người là một chiến sĩ thông tin. Trên mặt trận vận động cách mạng giải trừ độc tài toàn trị cộng sản, xin nêu lên khẩu hiệu: MỖI NGƯỜI LÀ MỘT CHIẾN SĨ DÂN VẬN.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 15035)
Chỉ xem có một lần nên không biết có chiếu nhiều lần hay không, nếu có thì tôi đã bỏ lỡ cơ hội rất tốt vì căn cứ theo phim đã xem thì nơi này chọn lựa phim rất hay.
13 Tháng Mười 2012(Xem: 12532)
Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 10443)
Sự thay thế nó và toàn bộ tổ chức và cơ chế của nó là điều không dễ, vì nó đã bám rễ khá sâu vào con người Việt Nam. Nhưng vì tương lai của dân tộc và nhất là để tránh họa bị đồng hóa, người Việt Nam không có con đường nào khác là: giải thể nó và hướng đi ra biển bắt tay với cộng đồng thế giới.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 10577)
Vừa đem mồi Hòa hợp, Hòa giải dụ khị cả ba bề, bốn bên vừa đánh lạc hướng công luận về “ Cái nồi súp de tranh ăn của bọn trùm đảng” đang sôi sùng sục, sắp nổ bùng ngay trước lăng vệ sinh già hồ Ba Đình.
10 Tháng Mười 2012(Xem: 10973)
Lord hold our troops in your loving hands. Protect them as they protect us. Bless them & their families for the selfless acts they perform for us in our time of need. In Jesus name,
09 Tháng Mười 2012(Xem: 10670)
Dân tộc Việt Nam, trải qua bốn ngàn năm lịch sử, chưa có thời kỳ nào hèn yếu như hiện nay, chỉ vì bọn cọng sản tàn ngược quá lẽ. Tuổi trẻ ngạo khí tiêu trầm.
09 Tháng Mười 2012(Xem: 12033)
Tôi nghĩ mọi người ở Hoa Kỳ phải nên đọc bài này,nhưng vì ACLU *nên không có cách nào để việc này được phổ biến rộng rãi trừ phi mỗi chúng ta tiếp tay phát tán ra.
07 Tháng Mười 2012(Xem: 10621)
Nhật Bản mua của Hoa Kỳ 42 chiến đấu cơ F-35 Lightning II A/B. Loại F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng có thể trang bị cho 4 tàu đổ bộ trực thăng cải tiến từ các tuần dương hạm. Máy bay Kawasaki C-2 có khoảng 50 chiếc là loại tấn công mặt đất và ném bom chiến thuật.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 10349)
Gương mặt bức tượng nổi tiếng nhất nước Mỹ được lấy nguyên mẫu từ mẹ của tác giả thiết kế bức tượng. Trong mắt những người nhập cư đến “xứ sở cờ hoa” – vùng đất hứa của mọi người, bức tượng Nữ thần Tự do là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt họ
04 Tháng Mười 2012(Xem: 24288)
Ước mong hàng thức giả trong, ngoài nước dõng mãnh đứng lên vì Đại Nghĩa Dân Tộc dẫn dắt toàn dân tiến bước, dứt trừ hoạn họa cộng sản tham tàn
04 Tháng Mười 2012(Xem: 10632)
Giờ đây chiến cuộc đã tàn phai. Nhiều anh em y sĩ Hải Quân đã trở về trong lòng đất lạnh. Hồi tưởng lại buổi thiếu thời, sau khi đã nếm mùi biển động của Đại Tây Dương
04 Tháng Mười 2012(Xem: 9507)
Em tôi hỡi ! Cớ sao em cười? Đừng đùa với mối tình đầu tiên Cho tan vỡ những câu tâm tình Mà mình đã dối lòng mình yêu...”
03 Tháng Mười 2012(Xem: 10089)
Von Braun tin tưởng vào trật tự của Vũ Trụ và cho rằng con người sẽ tới được các thế giới tuy xa xôi nhưng không kém phần đẹp đẽ và huyền bí
02 Tháng Mười 2012(Xem: 9929)
Khi mặt trời vừa khuất bóng, tiếng còi trên đài chỉ huy vang lên để cử hành lễ hạ kỳ. Mọi người đứng nghiêm chào lá quốc kỳ đang hạ xuống, sau đó chiến hạm bật đèn hải hành. Lúc đó các chiến hạm bạn đang tiến đến gần,
02 Tháng Mười 2012(Xem: 11490)
Dù sao thì trên 30 chiến hạm của HQVNCH di tản trước đây đã làm tròn nhiệm vụ ngăn chận giặc thù việt cộng và tàu cộng, giữ yên lòng biển Mẹ trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam
02 Tháng Mười 2012(Xem: 10744)
Bộ ảnh sau đây là những tác phẩm tuyệt vời về tranh thêu…Trong đó ta sẽ cảm nhận được hương vị của mùa xuân, của truyền thống dân tộc Việt về tranh thêu…