7:39 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

Cổng Chùa Đã Khép hay Cửa Tâm Chưa Mở - Huy Phương

29 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 12636)

Trước tháng 4, 1975, sống tiếng tăm và sau tháng 4, 1975, sống tai tiếng, đến lúc qua đời, ông Nguyễn Cao Kỳ cũng không được yên thân.

blank

Ít nhất có 5 ngôi chùa đã từ chối nhận tổ chức lễ Thất tuần của ông và tiệc chay cho người tham dự. Không lẽ cả ba ngôi chùa đều có Phật tử hay một thế lực nào đó trong bóng tối làm áp lực nên đến phút cuối nhà chùa phải hủy bỏ một buổi lễ hoàn toàn tính cách tôn giáo?

Sự sợ hãi đối với những áp lực này đã đưa đến những lời biện bác quẩn quanh, không hề chính đáng từ phía nhà chùa khi phải giải thích với gia đình ông Nguyễn Cao Kỳ lý do từ chối việc tổ chức lễ Thất tuần. Phải chăng hành động này đã phạm giới vọng ngữ, một trong ngũ giới căn bản của nhà Phật? Sợ hãi là vì còn chấp ngã, chấp trước vào việc sở hữu một số tín đồ, tăng chúng, tài sản, danh tiếng. Sợ mất “chùa của thầy” và “tên tuổi của thầy.”

Dù không nói thẳng ra, nỗi ám ảnh sợ một cuộc biểu tình phản đối có thể xẩy ra trước cổng chùa đã nói lên sự đánh giá thấp cộng đồng người Việt tỵ nạn yêu tự do và dân chủ. Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết. Hành động và ngôn ngữ của ông Nguyễn Cao Kỳ lúc cuối đời đã phản bội lại lý tưởng tự do và dân chủ, lý tưởng của một người từng là lãnh đạo của một phần đất tự do và dân chủ, nhưng như vậy không có nghĩa là ông đáng bị truy đuổi tận cùng cho đến một lễ cầu siêu đơn giản dành cho ông. Nếu chúng ta nhân danh tự do dân chủ mà làm việc áp lực trong bóng tối với nhà chùa thì phải chăng chúng ta tự hạ thấp mình xuống hàng đảng cướp mafia đang cai trị đất nước?

Khi một người được đưa đến phòng cấp cứu của một bệnh viện, bổn phận của các nhân viên y tế là phải cứu chữa kịp thời, không ai hỏi họ theo đạo nào, Phật Giáo, Hồi Giáo hay Thiên Chúa Giáo. Đối với các cơ sở tôn giáo, là nơi lo phần hồn cho con người, có lẽ cũng không nên căn cứ vào sự giàu nghèo, thân, sơ để phân biệt đối xử, dù là với ông đại gia đóng mười lạng bạc hay là dân đen chỉ có mười đồng tiền. Nói về việc không phân biệt này, tâm từ trong tinh thần Phật pháp mang tính chất, “bao trùm tất cả mọi chúng sanh và tự mình đồng hóa với tất cả, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, màu da, nam hay nữ. Chính tâm từ trong Phật Giáo phá tan mọi chấp mê, chướng ngại giữa người và người. Đối với một vị Bồ Tát không có người thân, kẻ sơ, không có kẻ thù người lạ, không có hạng người bị ruồng bỏ, cũng không có hạng người cao sang quyền quý phải sợ sệt không dám động đến.”
Có lẽ hành động những năm cuối đời của ông Nguyễn Cao Kỳ đã làm nhiều người căm phẫn và oán hận. Nỗi căm phẫn và oán hận này cần phải được hiểu và thông cảm vì đó là phản ứng tâm lý bình thường nhất là khi họa mất nước đang chực chờ mà nhà cầm quyền và lũ Việt gian vẫn lo mua quan bán chức cũng như ký kết các hợp đồng bán nước để hưởng lợi. Nhưng, như trong kinh Phật có kể, Anguilimala một tướng cướp theo tà giáo giết 108 người lấy ngón tay xâu làm chuỗi đeo cổ để hy vọng đắc đạo quả thậm chí muốn giết cả mẹ mình mà vẫn được Phật tha thứ. Chúng ta không phải Chúa hay Phật nhưng đều là tín đồ ngày ngày cố gắng thực hành theo lời dạy của các vị này. Lên án hành động xấu ác nhưng vẫn từ bi bác ái với con người đã phạm lỗi, làm hành động xấu ác.

Nếu trong Tân Ước có câu, “Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy”(Colossians 3:13), hay trong Kinh Lạy Cha cũng có câu, “Xin tha thứ những lỗi phạm của chúng con, như chúng con tha thứ những người lỗi phạm tới chúng con,” thì Phật Giáo đặt hành động tha thứ trong tương quan hai chiều giữa kẻ cho và người nhận và nhấn mạnh tới khía cạnh bất tịnh của tâm chấp thủ không biết tha thứ.

Theo Phật giáo, tha thứ được xem không chỉ là một hành động làm cho người tạo ác mà quan trọng nhất là làm cho chính mình, người tha thứ, vì những tâm bất tịnh như căm tức và hận thù đều sinh ra phiền não cho tâm và tạo ra ác nghiệp. Tỳ kheo Ajahn Sumedho hiện đang tu tập tại tu viện Phật giáo Vô Úy (Abhayagiri) tại thành phố Redwood Valley miền Bắc California có giảng, “Khi suy nghĩ về nghiệp báo, chúng ta ngộ rằng vấn đề không phải là phục thù mà thực hành tâm từ và xả, bởi vì kẻ gây ra tội ác là kẻ bất hạnh nhất. Đời sống vốn có công lý, nếu chúng ta làm lỗi có thể xã hội sẽ không biết và không trừng phạt, nhưng chúng ta thật ra không trốn thoát được nghiệp quả. Chúng ta sẽ phải đầu thai mãi mãi cho tới khi giải thoát được các nghiệp quả của mình.” Một tỳ kheo khác, Ajahn Pasanno, cũng đang tu tập tại tại tu viện Vô Úy đã giảng, “Nếu chúng ta không tha thứ, chúng ta tiệp tục tạo tác một bản ngã quanh nỗi khổ của chúng ta, và cái bản ngã đó tiếp tục luân hồi. Và đó là khổ.”

Phải chăng việc áp lực các chùa không làm lễ cầu siêu cho ông Nguyễn Cao Kỳ và việc nhượng bộ của nhà chùa trước những áp lực này đã phạm ít nhất 5 trong 10 món tiểu tùy phiền não: Phẫn là tánh thường tức giận khi gặp điều không vừa ý hoặc khi có ai làm trái ý mình. Hận là sự kéo dài của sự giận dữ khiến không quên được những việc không làm vừa ý mình. Phú là tánh thường che giấu những điều xấu hay ác đã làm của mình vì sợ mất quyền lợi hay danh dự và thể diện. Não nghĩa là dễ nổi cơn nóng giận, thịnh nộ khiến có những lời nói thô bạo và hành động tàn ác. Cuống nghĩa là dối trá, là tánh hay dối gạt, lừa dối để bảo vệ hay được lợi dưỡng về danh lẫn tài.

Tứ vô lượng tâm của Nhà Phật là từ bi hỉ xả. Tâm xả là đầu mối vì đó không chỉ là điều kiện để thực hành tâm từ, bi và hỉ thuần thục mà đó còn là sự thực chúng tự do tâm linh. Có không chấp vào cái bản ngã, vào “cái chùa của tôi” mới xả được. Trong tinh thần của Phật giáo, có tâm xả mới được sự vô úy, không sợ áp lực. Đã không có cái ngã thì làm gì có cái để sở hữu để mà sợ mất. Và tha thứ cũng là một cách hành tâm xả. Đạo Phật Việt Nam còn nhấn mạnh đến Bi, Trí, Dũng. Chúng ta có lẽ nên cùng tu tập đức Bi để thấy rõ các nghiệp quả của người đã chết và tha thứ cho ông ta, đức Trí để thấy rõ sự vô minh đã khiến cho ông ta lầm đường lạc lối và sự sân hận của chúng ta chỉ tạo tác đau khổ cho chính chúng ta, và đức Dũng để vượt qua nỗi sợ hãi trước những áp lực trong bóng tối để đi cho trọn vẹn theo lời dạy của đức Phật. Nhà chùa luôn đứng về dân tộc, tự do và dân chủ vì những điều đó khế hợp với Phật Pháp nhưng có lẽ không cần phải làm hành động bày tỏ lập trường chính trị bằng cách “tẩy chay” lễ cầu siêu cho ông Nguyễn Cao Kỳ.

Nhìn một cách đơn giản hơn thì việc cầu siêu cho ông Nguyễn Cao Kỳ cũng là phương tiện giúp cho vong linh ông ta sám hối những tham chấp trong cuộc đời. Người sống trong gia đình được nghe giảng pháp cũng bớt được chấp thủ về danh tiếng và hành động của người quá vãng. Người ngoài gia đình nghe cũng bớt được tâm phẫn hận đối với sự phản bội của kẻ qua đời. Từ chối làm lễ Thất tuần, phải chăng quý chùa đã mất một cơ hội mang đến lợi lạc cho tất cả mọi người.

Ôi thôi, cổng chùa đã đóng! Ba ngôi chùa trong cộng đồng chúng ta đã cùng đóng kín cửa. Thậm chí hai trong ba còn dùng những lời lẽ không thật để thoái thác với một gia đình Phật tử một lễ cầu siêu đơn giản cho một người đã chết. Thà nhà chùa nói thẳng vì nỗi sợ hãi, sợ phải mất tín đồ và cúng dường. Thế nhưng, đã thực hành vô ngã mà còn có cái để giữ và có cái để sợ mất ư? Người viết bài này thú thực tham sân si quá chừng nên thậm chí không dám tự nhận mình là Phật tử hay cư sĩ, nên chắc chắn là không thực hành được các hạnh rất khó nói trên. Thế nhưng một số vị trong tăng già, một trong tam bảo, lại là “viện chủ” ba ngôi chùa lớn trong cộng đồng này mà không có được tâm vô úy, thực hành hạnh từ bi hỉ xả, thì Phật tử biết nương tựa về ai? Lo lắm thay.

Tạp Ghi Huy Phương


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 2011(Xem: 14403)
Thân em như đóa hoa lan Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say Nhưng rồi chẳng được bao ngày Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
26 Tháng Chín 2011(Xem: 13030)
Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
06 Tháng Chín 2011(Xem: 13027)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12744)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 15020)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14852)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16934)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13220)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14295)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14284)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13907)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14604)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14777)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25652)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14633)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14193)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15566)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17149)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13584)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 13117)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14354)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17391)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14955)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40665)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12199)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.