2:53 CH
Thứ Tư
1
Tháng Năm
2024

Kỷ niệm hôn phối, nhìn lại 'đoạn đường chiến binh'

26 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 13047)
Kỷ niệm hôn phối, nhìn lại 'đoạn đường chiến binh'
blank
Ngày xưa ông bà cụ chúng ta lập gia đình có khi “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó,” hôn nhân trước, tình yêu sau, dần dà “thia lia quen chậu vợ chồng quen hơi,” không yêu thương cũng tình nghĩa. Các cụ đâu có nhớ ngày nhớ tháng lúc lấy nhau, mà cũng không hoài công kỷ niệm cho nhọc công, cứ sinh con, đẻ cháu đầy đàn để nối dõi tông đường là đủ bổn phận. Ngày nay theo Âu Mỹ, bà con cũng ăn mừng kỷ niệm hôn lễ, 10 năm, 20 năm, 50 năm. Sách vở có đặt tên cho những ngày kỷ niệm hôn lễ từ năm thứ nhất cho đến năm thứ 100. Đại khái năm thứ nhất hôn phối gọi là Lễ Giấy (Paper), năm thứ hai gọi là Lễ Bông (Cotton), năm thứ 10 gọi là Lễ Thiếc-Nhôm (Tin-Aluminum), năm thứ 20 kêu bằng Lễ Sứ (China), năm thứ 30 gọi là Lễ Ngọc Trai (Pearl), năm thứ 40 gọi là Lễ Ngọc Thạch (Ruby), năm thứ 50 gọi là Lễ Vàng (Gold), 60 là Kim Cương (Diamond), 70 là Bạch Kim (Platinum) và năm thứ 100 là Lễ “Kim Cương10 Carat” (10 Carat-Diamond.) Lễ sau cùng này chỉ để dành cho Cụ Ông Cụ Bà Bành Tổ, đặt tên thêm cho vui chứ thực tế không hề có.

Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều năm chiến tranh, chết chóc, rồi tù đày, chia cắt, sau tháng 4, 1975 nhiều cuộc chia tay tưởng chỉ là tạm biệt, cuối cùng lại là vĩnh biệt, từ đó ít có cuộc hôn nhân nào vững bền. Trong cuộc đổi đời ngày đó, biết bao nhiêu gia đình chịu cảnh chia ly, tan tác, đưa đến những nghịch cảnh đau lòng khiến hạnh phúc chưa bao giờ trọn vẹn. Rời quê hương nước ngoài, một lần nữa cuộc sống đổi thay, lòng người cũng thay đổi, lại bao nhiêu cuộc hôn nhân tan vỡ. Mấy ai đã đi trọn được một cuộc tình và dưới mái nhà xưa nay chỉ có một hình bóng thân yêu duy nhất.

Cuộc đời này buồn nhiều hơn vui, nên có gì vui thì cứ làm. Người ta tổ chức kỷ niệm 50 làm báo, 50 năm âm nhạc, 50 năm sân khấu, mình không có gì thì kỷ niệm 50 năm lấy vợ. 50 năm không phải là một thành tích, 50 năm chỉ là một đoạn đường. Trong quân đội người ta gọi đó là “đoạn đường chiến binh,” bò dưới hỏa lực, dưới những hàng kẽm gai, chỉ cần ngóc đầu dậy là bị sát thương. Thiên Chúa Giáo thì có “đoạn đường Thánh Giá,” mà Chúa đã chịu khổ nạn để đi qua, hôn nhân cũng không phải là đoạn đường đầy hoa thơm và cỏ lạ hay lót bằng nhung lụa. Còn “bí quyết” để đi cho trọn một đoạn đường dài với chỉ một người thì ca dao tục ngữ dân gian đã nói nhiều rồi, tựu trung chỉ trong một chữ “nhẫn.” Từ xưa đến nay, các bạn có thấy ai làm lễ cưới mà không có một cái nhẫn đeo vào ngón tay không?

Thời nay, việc lập gia đình được người ta tính toán, có công ăn việc làm, làm chủ được một căn nhà mới tính chuyện hôn nhân, hai bên thuộc “môn đăng hộ đối,” anh kỹ sư thì chị cũng phải dược sĩ, nghèo nghèo thì chị “ly” (assembly), anh cũng phải “tách” (tehnician). Ngày xưa cũng có chuyện “phi cao đẳng bất thành phu phụ,” hay “anh chưa thi đỗ thì chưa... động phòng,” chỉ có những anh liều như người viết bài này, 25 tuổi, mới có chút công ăn việc làm, không có tài sản, cũng chẳng có gia tài bố mẹ để lại, đang ở nhà thuê, để ý đến một cô, đã vội vàng về xin bố mẹ đi hỏi cưới cho bằng được, mà không biết “ngày mai sẽ ra sao?”(Qué sera, sera...) Nhà nghèo, lỡ sinh ra trong một gia đình đông con, thi vào sư phạm là con đường ngắn nhất để có cơm ăn, thì tiền đâu mà lo chuyện cưới hỏi, nên một đôi hoa tai ngày cưới cũng phải mượn nhờ bà chị họ. Không lẽ ai nghèo cũng không có được vợ hay sao? Vả lại nghèo giàu vốn do số mệnh, chúng ta có muốn thay đổi cũng khó lòng. Đôi lúc vợ tôi than số phải lấy chồng nghèo, “thiếu trước hụt sau,” câu giải thích của tôi là, nghèo hay giàu đã nằm sẵn trong cung “phu” của vợ, mà tử vi của vợ mình là “thân cư phu,” thì dù lấy ai cũng phải chịu cảnh nghèo là đúng thôi!

Tôi biết những viên chức trong chính phủ miền Nam ngày trước, tuy mang tiếng là lấy vợ đã bốn, năm mươi năm, nhưng thực tế Việt Cộng đã lấy mất của họ, người ít thì vài ba năm, người nhiều có khi mất mươi, mười lăm năm, trong các trại tù tập trung của Cộng Sản sau khi miền Nam thất thủ. Tôi cũng vậy, nếu có một buổi lễ kỷ niệm 50 năm hôn phối, thì thực tế chỉ còn 43 năm. Bảy năm nhiều khi qua như một giấc mộng, nhưng đôi lúc cũng là một thời gian dài uổng phí của tuổi thanh xuân. Sau bảy năm, có lẽ theo nguyên tắc tiếp vận, số đạn dược dành cho khẩu đội nếu không dùng sẽ không được bồi hoàn, và nếu có được bồi hoàn thì qua bảy năm dài, số đạn phơi sương phơi nắng cũng thành đạn lép bất khiển dụng. Cho nên đến tuổi già, dù trên vẫn còn răng, dưới vẫn có túi, nhưng là:

“Hàm răng vẫn có hàm răng rụng
Túi đạn tuy còn túi đạn không!”
 
Bạn có bao giờ tin tử vi, bói dịch, chỉ tay, tướng số không? Trong một đất nước chiến tranh, đầy xáo trộn, bất bình thường như đất nước chúng ta, nhiều khi tướng số, tử vi cũng lộn tùng phèo. Thỉnh thoảng theo bạn bè tôi cũng có đi xem bói hay nhờ quý “Thầy” chấm tử vi, ông nào cũng nói số tôi hai vợ, và các con tôi phải có anh em dị bào. Tự kiểm điểm lại tôi thấy mình cũng thuộc loại “cù lần,” nổi tiếng là “thầy tu,” chỉ biết “cơm nhà, quà vợ,” nhìn lại nửa thế kỷ qua, giờ đây đi đứng đã lụm khụm, quanh quẩn chỉ độc có một bà vợ già, không thể nào có chuyện hai vợ được. Thắc mắc bèn đi tầm sư đến hỏi cho ra lẽ, biết đâu về già sắp xuống lỗ lại có thêm một bà nữa cũng nên!
Ông thầy bói cười ngất mà “phán” rằng: “Ông bỏ vợ đã bảy năm, sau bảy năm ở tù về, lại sống với bà khác, vậy không phải hai vợ là gì?” Bây giờ thì tôi đã hiểu, thời gian bảy năm tù đã hóa giải chuyện hai vợ trong số mạng của tôi. Như vậy cũng có thể hiểu rằng, nếu không có chiến tranh, tù đày chưa chừng tôi cũng có hai vợ, còn “được” hai vợ hay “bị” hai vợ là một chuyện khác! Nhiều ông bạn của tôi đi tù về vợ bỏ hay bỏ vợ cũng vì vận nước, thôi thì cứ cho là chuyện số mạng.

Ở cuối cuộc đời, được như thế này cũng ấm lòng, còn ngày mai ra sao xin nhờ ơn trên. Tôi không cầu xin thêm những điều hiện nay tôi chưa có, tôi chỉ cầu xin đừng mất đi những gì hiện nay tôi đang có, dù đó là những điều rất đơn giản.

Dù sao thì mỗi buổi sáng thức giấc, lại có “thêm một ngày nữa để yêu thương!” Cứ bước tới, bước tới, dù không “biết ra sao ngày sau!”
Huy Phương
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười 2011(Xem: 14416)
Thân em như đóa hoa lan Ngươì đời yêu thích muôn vàn đắm say Nhưng rồi chẳng được bao ngày Cánh hoa tàn úa đổi thay hoàn toàn.
29 Tháng Chín 2011(Xem: 12646)
Những người yêu dân chủ và tự do có thể biểu tình để chống những điều có hại cho đất nước và làm tổn thương đến cộng đồng, nhưng chắc hẳn sẽ không áp lực, biểu tình hay hăm dọa buộc nhà chùa phải từ chối lễ cầu siêu cho một người đã chết.
06 Tháng Chín 2011(Xem: 13039)
Nhờ những người như thế mà các hộ gia đình đã lỡ chùn lòng bởi đe dọa rồi kí giấy bỏ đạo giờ lại muốn quay lại với giáo hội. Đọc hết những dòng này, thật khó cho Giáo Hội hầm trú VN biết là bao !!
09 Tháng Tám 2011(Xem: 12757)
Những thói xấu của người mình thiệt ra khá nhiều, nhiều hơn mức bình thường. Người viết bài này chỉ gạn lọc và trình bày một số tính tiêu biểu đã gián tiếp hay trực tiếp đóng góp vào tình trạng đất nước Việt Nam ngày càng xơ xác
04 Tháng Tám 2011(Xem: 15040)
Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 14872)
Đừng hy vọng gì ở cộng sản một sự thay đổi biết điều hay tử tế, và giới nhân sĩ, trí thức Việt Nam trong câu chuyện này, dám nói dám làm vì thật sự họ chưa hết sợ đâu! Tôi không thấy phấn khởi chút nào trước sự việc trên mà cảm thấy mình bị lừa bịp! Xin ơn trên ban cho anh em tôi chút sáng suốt cuối đời!
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 16943)
Ngưòi chính khách cuối cùng đã đi rồi, đem theo cả tiếng bấc tiếng chì. Dân Càn chả cá Hà Nội bây giờ chẳng còn ai. Ngọc Ghẻ chết từ khuya, chỉ còn bác Ngọc Toét ngồi cười ruồi với bác Hùng Xùi ở San Jose. Hai bác đang bàn nhau suôi Nam đón tro cốt anh Kỳ.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 13237)
Tôi không dám nói là hiện nay có nhiều người “ngu” hơn anh, nhưng câu chuyện của anh Việt kiều hóa điên phải vào nhà thương Biên Hòa ở đầu câu chuyện này, quả là một bài học đắt giá, bài học mà nhiều người chưa chịu thuộc.
17 Tháng Bảy 2011(Xem: 14318)
Mai đây, may ra một thiên tài sẽ khám phá được điều gì mới lạ bổ ích cho đời! Hay Lục phủ Ngũ tạng của tôi có thể giúp được ai đó chút hy vọng kéo dài thêm cuộc sống còn tràn đầy yêu thương
28 Tháng Sáu 2011(Xem: 14306)
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 13918)
Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà giải với nội bộ”.
07 Tháng Sáu 2011(Xem: 14619)
Khi bạn yêu một ai đó, hãy cho họ biết, vì bạn không lường trước được ngày mai sẽ ra sao. Hãy học cách xây đắp hôn nhân hạnh phúc. Hãy học cách yêu nhau nhiều hơn, vì người bạn yêu thương chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 14786)
Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những người vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 25671)
Trước hết, hãy cùng nhau thừa nhận một điều: homeless không phải là một cái tội; homeless không phải là một tình trạng bất hợp pháp. Sẽ chẳng một ai bị bắt, bị truy tố, hay bị bỏ tù vì “tội homeless” cả. Là người không có nơi cư trú cố định
22 Tháng Năm 2011(Xem: 14645)
“Một trà, một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. Chừa được thứ nào, hay thứ ấy. Họa chăng chừa rượu với chừa trà.”
16 Tháng Năm 2011(Xem: 14206)
Bà Nhu ra đi hưởng thọ 86 tuổi. Ông Kỳ vẫn còn khỏe mạnh nhưng năm nay cũng đã ngoài 80 tuổi. Một người là phụ nữ nổi tiếng của đệ nhất Cộng Hòa. Một người là nam tử mà vai trò hết sức ồn ào thời đệ nhị Cộng Hòa. Bây giờ viết về hai nhân vật danh tiếng nam và nữ, xem lại sự so sánh có phần khập khiễng
14 Tháng Năm 2011(Xem: 15584)
Không ai có được cuộc sống hoàn hảo cả sau những lần thất bại, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Những người từng trải, dũng cảm và yêu cuộc sống sẽ học được cách xoa dịu vết thương nhanh hơn.
14 Tháng Tư 2011(Xem: 17166)
“mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của mình. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đã chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, thì vâng, xin cho tôi mất gốc.
28 Tháng Ba 2011(Xem: 13601)
Đồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 13133)
Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ý đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này
24 Tháng Hai 2011(Xem: 14368)
Câu “Tôi là người Việt Nam”, do đó, có nghĩa là tôi thuộc về Việt Nam, tôi vui nỗi vui của Việt Nam, buồn nỗi buồn của Việt Nam, tôi còn lưu luyến với quá khứ của Việt Nam và còn khắc khoải về tương lai của Việt Nam.
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 17416)
"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn".
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 14964)
Những người may mắn được làm chủ một cái xe hơi đắt tiền làm gì nên tội, nhưng những kẻ có dã tâm, cầm trong tay cái chìa khóa để vạch nát lên thân xe người khác, là người mang tâm hồn đen tối, ganh tỵ của một con thú điên cuồng.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 40692)
Ai cũng biết, không phải người Việt luôn luôn đi trễ, chỉ thường đi trễ đến nỗi nổi tiếng thế giới thôi, vì thế sau này tự người Việt mới đặt ra câu: “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam”.
14 Tháng Mười Một 2010(Xem: 12206)
Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh.