DÂN-THANH-CÔNG VẬN
Trong một bài viết bình giải truyện ngắn “ Sám Hối “ của Thái Bá Tân, bình luận gia Đinh Thạch Bích kết luận: “ Kế đó, tạ tội hay sám hối, không đủ. Tối thiểu phải hành động chuộc tội cụ thể: góp sức dẹp bỏ chế độ VGCS.”
Cứ theo tay cựu vc nằm vùng Hạ Đình Nguyên vừa viết trong bài “Các mác và các bác” thì các quí ông bạn già của Thái Bá Tân hiện đang tìm đọc lại sách Các mác nguyên bản để thâm kíu lại chủ thuyết cs. Chủ thuyết cs mà còn nắm níu như vậy thì làm thế nào “ góp sức dẹp bỏ chế độ VGCS “ cho được ! Cho nên việc các quí ông nhân sĩ, trí thức, công thần cách cái mạng có thể làm được là: Từ “ phản biện trong phạm vi cơ chế “, nghĩa là phê bình đảng trong phạm vi đảng cho phép, cho đến năn nỉ, van xin, “thỉnh nguyện hòa hợp, hòa giải, đổi mới” đảng là hết mức. Mùa hè năm ngoái, các quí vị nầy chơi bạo: Bắt tay với 35 con dê hải ngoại để bên trong dâng “ Thỉnh nguyện thư “, bên ngoài gởi “ Thơ Ngỏ “ có dán cò, gởi đích danh mấy đứa trùm sò vi xi ở ao Ba Đình để có ý kiến dâng lên đảng. Nói chơi bạo là vì các vị vận động được một nhóm trẻ làm lực lượng xung kích, hỗ trợ cho hai cái lá cải vô tích sự. Chẳng ngờ rằng trùm Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Cá Tra kiêm Trùm đảng Hà Nội nắm trúng thóp, lật tẩy, đe nẹt cho một hồi rồi mắng: Các vị trí thức mà ngu hơn bò ! Vậy là ông tướng V và các vị trí thức chủ trì dzụ kiến càng, kiến nghị lủi thủi ra dìa, bỏ cho bọn trẻ ngơ ngáo với cuộc biểu tình lần thứ 12 dang dở !
Cho nên ngay từ đầu, gã cà ngơ tui không ngớt nhắn gởi các bạn trẻ trong nước, đừng để ai lợi dụng mà hãy tiến hành cuộc tranh đấu theo ý hướng của chính mình hoặc nương vào thế của họ để lộn nài, bẻ ống, lộng giả thành chơn. Nay thì nhóm trẻ tuy có sức mẻ như trường hợp Bùi Minh Hằng phải đi “ học tập, giáo dục “ sơ cấp, nhưng cái sườn của nhóm vẫn còn đó, nếu quả quyết chọn con đường khác thì vẫn có thể được.
Con đường khác là con đừng nào vậy?
Đó là con đường CÁCH MẠNG DÂN TỘC, đúng nghĩa trên nền tảng truyền thống dân tộc, khộng hệ lụy vì bất kỳ chủ thuyết ngoại lai nào khác. Truyền thống dân tộc là cái gì?
Đó là truyền thống DÂN TỘC KHAI PHÓNG và NHÂN BẢN phù hợp với trào lưu quốc tế Dân chủ, Nhân quyền đương đại. Nói cho đúng Nhân bản còn đi xa hơn cả Nhân quyền.
Vì vậy, mục tiêu trước mắt là: Giải trừ chế độ độc tài toàn trị cs hiện nay là tảng đá ngăn đường, bít lối nẻo đường tiến lên của dân tộc.
Tôi chọn con đường cách mạng dân tộc nên tôi đứng về phía các bạn trẻ hiện nay đang dấn thân chiến đấu giải trừ tà quyền cs.
Vì vậy, những dòng viết sau đây là để gợi ý về công cuộc vận động cách mạng toàn dân.
DÂN VẬN
Thời trước, người bạn đồng học của tôi là cấp chỉ huy thứ hai của Bộ Thông tin-Dân vận-Chiêu hồi. Bạn và ban tham mưu soạn thảo kế hoạch đưa xuống cho anh em tôi ở địa phương thực hiện. Chúng tôi thục hiện theo dường lối “vương đạo,” nghĩa là nói cho đồng bào tôi nghe sự thật với tính cách thông cảm và thuyết phục chớ không như vc theo con đường “bá đạo” cưởng bức và dối trá như người cs Gorbachev nói: “cs chỉ biết tuyên truyền và nói láo.”
Chùng tôi nói cho đồng bào nghe vừa đủ về chính sách quốc gia, về chiến công của QLVNCH ngoài tiền tuyến. Chúng tôi nói thiệt nhiều về những việc thiết thực của đời của dồng bào nơi thôn ấp và vận động đồng bào cùng làm để đem lại “an cư, lạc nghiệp” cho chính đồng bào và gia đình.
Rằng: Muốn ở yên thì phải tổ chức “tự phòng vệ.” Trước hết, là lo lập hàng rào phòng thủ. Chánh phủ cấp kẻm gai, cọc sắt. Cán bộ áo đen Xây dựng Nông thôn hướng dẫn đồng bào chung sức lập hàng rào bảo vệ ấp. Lập rào xong, phải có lực lượng phòng thủ. Đồng bào trong lứa tuổi ngoài tuổi quân dịch và thiếu niên 16, 17 chưa tới tuổi động viên cùng gia nhập hàng ngủ Nhân dân Tự vệ để tự mình bảo vệ thôn ấp của chính mình. Việc võ trang và huấn luyện quân sự do nhà nước lo. Vậy là xong công việc “ Tự phòng.” Giờ đến việc “Tự quản.” Việc của ấp mình, mình lo: Trước hết là cùng nhau dựng lên trụ sở ấp. Chánh phủ cấp ximăng, tôn, gạch. Dân ấp ra công xây dựng. Có trụ sở rồi mới lo bầu Ban Trị sự ấp. Trưởng ấp và ban trị sự là người trong ấp do dân ấp trực tiếp bầu ra để lo điều hành công việc ấp. Vậy là xong phần “Tự quản.” An cư được rồi mới tính tới “Lạc nghiệp.” Đây là mục đích cuối cùng của công cuộc xây dựng, phát triển ấp: “ Tự túc phát triển ấp.” Về chăn nuôi, cán bộ ngành mục súc hướng dẫn và cấp giống để đồng bào thực hiện dự án nhỏ chăn nuôi gà, vịt, heo cúi, đào ao thả cá rô phi. Về nông nghiệp, chánh phủ lo xây đắp đập giữ nước, bà con nông dân ra công đào mương dẫn nước vào ruộng của mình. Ty nông nghiệp cung cấp giống lúa mới Thần nông, tuy hơi cứng cơm mà năng xuất cao. Như vậy là hoàn thành việc xây dựng Ấp “ Đời sống mới” (New Life Hamlet).
Tôi nói lòng vòng việc cũ, ngày xưa làm chi vậy? Là tôi muốn kể cho các bạn trẻ nghe về công việc của một “chánh quyền” phục vụ dân chúng để các bạn có tiêu bản đối chiếu với việc làm của cường hào, ác bá ngày nay, để các bạn làm luận cứ vận động đồng bào đứng lên tranh đấu, đòi lại quyền sống, quyền làm người cho chính mình.
Về phía nông thôn, hiện nay đang có một lực lượng đương trường chiến đấu chống bạo quyền: Lực lượng nông dân bị cường hào, ác bá tân thời cào nhà, cướp ruộng đất. Các nhóm dân vận vì vậy chỉ giúp giới nầy về phương diện phát triển thành “phong dân oan toàn quốc.” Để tăng cường sức mạnh cho phong trào, đối tượng vận động lúc nầy là các “ chuẩn” dân oan, nghĩa là những nông dân có nguy cơ bị trở thành dân oan ở những khu vực cò triển vọng bị “ qui hoạch.”
Ngày xưa, ở Miền Nam, chánh phủ tiến hành hai đợt chính sách “ Người cày có ruộng”. Đợt đầu tiên, chánh phủ truất hữu ruộng đất của điền chủ có trên 100 mẫu, có BỒI THƯỜNG thỏa đáng THEO THỜI GIÁ, rồi nhượng lại cho tá điền, mỗi gia đình 3 mẫu, theo thể thức trả góp. Biện pháp nầy tiến hành chậm chạp vì nông dân dụ dự trong việc vay vốn trả góp. Rút kinh nghiệm, chánh phủ áp dụng thể thức mới: Cấp chứng khoán sở hữu KHÔNG BỒI HOÀN, nghĩa là tặng không mỗi hộ tá điền 3 mẫu đất. Đó là chưa kể việc Ngân hàng nông nghiệp cho vay với lãi xuất thật nhẹ để nông dân mua sắm nông cụ và phân bón làm mùa. Chương trình NCCR vừa chấm dứt năm 1974, nông dân, tân sỏ hữu chủ cầm tờ bằng khoán chưa kịp nóng tay thì lũ giặc đỏ ào vô cướp đoạt lại mất !
Ngày nay, bọn cầm quyền cướp ngày nhân danh “ sở hữu Toàn dân “ biến nông dân thành, không phải là tá điền, mà là nông nô đích thị, bởi vì khi nào nó vui, nó cho làm, khi nào nó muốn bán đất lấy tiền thì nó cào nhà tống khứ đi, lưu linh, không cửa, không nhà, ráng chịu.
Vì vậy, việc vận động nông dân Miền Nam thuộc trường hợp nầy khá thuận lợi, chỉ cần vận động họ tích cực tham gia “ phong trào đòi lại quyền sở hữu đất đai “ là được.
Viết tới đây thì nhận được bản tin nóng: Gần 1,000 dân oan đang kéo về biểu tình trước trụ sở Mặt trận Tổ quốc Hà Nội. Cầu mong cho “ Phong trào Nông dân “ ngày càng mạnh tiến !
THANH VẬN
Về khu vực thành thị, hiện nay còn một lực lượng lớn chưa nhập cuộc: Lực lượng Thanh niên-Sinh viên-Học sinh.
Thời Pháp thuộc, cả Saigon và Miền Đông Nam bộ chỉ có mỗi trường Trung học Trương Vĩnh Ký, tục gọi trường Pétrus Ký. Việt Minh chỉ vận động được một nhóm nhỏ trong trường nầy mà tạo thành phong trào Trần Văn Ơn, gây khó khăn, dây dưa cho đến thời Quốc gia Việt Nam. Vẹm làm được như vậy chỉ bằng vào việc kích động lòng yêu nước của giới trẻ thành thị.Thời VNCH, đám ôn binh Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên và v...v... cũng làm y như vậy mà phá rối cả Đô thành Saigon một dạo !
Ngày trước họ chỉ xu mị, dối trá mà còn làm được như vậy. Ngày nay, chúng ta đứng về phía Chính nghĩa Dân tộc chống tà quyền Duy vật ngọai lai, tại sao không làm được như vậy?! Chỉ vì ngót 40 năm nay, bọn côn đồ cs cai trị thật tàn bạo như chưa từng thấy suốt chiều dài lịch sử dân tộc, khiến cho dân trí tiêu mòn, dân khí suy vong mới ra nong nỗi ! Cho nên các lực lượng vận động cách mạng xóa bỏ độc tài cs cần nỗ lực gợi dậy lòng yêu nước của giới trẻ, không phải chỉ vì nhất thời huy động lực lượng để đánh đổ tà quyền mà còn vì tương lai Đất nước, nung đúc lại sĩ khí để giới trẻ hăng hái tham dự vào công cuộc xây dựng lại đất nước thời hậu cs.
Việc trước mắt, rải truyền đơn kêu gọi đồng bào các giới đứng lên chống phá bạo quyền là ai? Là các chiến sĩ thanh niên, học sinh chớ không phải ai khác. Vận động đồng bào tham dự biểu tình đều khắp và hiệu quả phải là đông đảo giới trẻ thực hiện. Chính lực lượng trẻ nầy là mủi dùi xung kích, xông pha lên trước mở đường cho đồng bào các giới tiến lên.
Ngày trước, ở Miền Nam, khi đất nước lâm nguy, khi bài Quốc ca trổi lên:
Nầy công dân ơi !
Đứng lên đáp lời sông núi
thì hàng hàng, lớp lớp tuổi trẻ đáp lời:
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc binh đao
Giả nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị, ào ào vó câu
Ngày nay, trên cả ba Miền Đất nước, trước vận nước ngã nghiêng, có lẽ nào giới trẻ mắt lắp tai ngơ, không đứng lên đáp lại tiếng gọi non sông, vì chính nghĩa trừ gian, diệt bạo?!
Thanh niên là “ Rường cột Quốc gia “, Thanh niên là “Người chủ tương lai của Đất nước”. Ngay lúc nầy đây, các bạn hãy hành xử cho xứng đáng là người chủ tương lai của nước Việt, nước Việt của Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh, một thời xưng Quốc hiệu Đại Cồ Việt.
CÔNG VẬN
Đảng csvn tự xưng là bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân nhưng thực tế họ chỉ là mạo danh. Hầu hết cấp lãnh đạo cs không phải là công nhân chuyên nghiệp, nhiều lắm là thiến heo, hoạn lợn hoặc thợ mộc, thơ nề cá thể chớ không phải công nhân xí nghiệp.
Họ chỉ lợi dụng giới công nhân để làm sức mạnh cướp chánh quyền. Họ, trước sau, vẫn không binh vực giới công nhân. Ngay khi họ cầm quyền, làm chủ xí nghiệp quốc doanh, họ vẫn trả lương công nhân bằng đồng lương chết đói: Đầu thập niên 1980s, lương trung bình công nhân khoản 40-60 đồng, tương đương giá tiền 15-20 kí gạo. Ngày nay, còn tệ hơn, khi có tranh chấp lao động, cả nhà cầm quyền lẫn công đoàn vẫn a tòng với chủ nhân ngoại quốc áp chế công nhân. Cứ đơn cử trường hợp anh công nhân Nguyễn Công Nhựt ở Bến Cát, Bình Dương thì biết. Chính chủ nhân xí nghiệp người Hàn sai bảo vệ xí nghiệp bắt dẫn giải anh Nhựt tới đồn công an để lũ đầu trâu, mặt ngựa nơi đây khảo tra cho tới chết !
Trước tình cảnh áp bức, bất công như vậy, việc vận động, tổ chức “ Phong trào Công nhân Tranh đấu “ là thật thuận lợi. Ngày nay, bộ ba hào kiệt Minh Hạnh, Huy Chương, Quốc Hùng, những người tiên phong vận động phong trào công nhân đang lâm vòng lao lý của cường quyền, nhưng tôi tin rằng những nhóm kế tục vẫn kiên trì tiếp tục sự nghiệp của họ.
Khi nào phong trào công nhân được thành hình, khi xung trận, với sức mạnh cơ bắp thợ thuyền, cọng với kềm, búa, mo lết, đọ sức với lực lượng “Thanh gươm và lá chắn” trang bị dùi cui, roi điện thì chưa biết mèo nào cắn miểu nào?
Còn khi lực lượng Thanh niên và Nông dân kéo tới, ba mặt giáp công thì... bọn “chỉ biết còn dảng, còn mình” ắt bại vong.
ĐÔI LỜI TÂM TÌNH THAY LỜI KẾT
Ở đời thường có câu: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.
Nhưng Tiên Điền Tố Như lại khẳng khái ngâm: Thuở nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.
Cậu tôi, chiến sĩ Liên tôn Phục quốc, trước khi vĩnh viễn ra đi, căn dặn cháu: Mình là con dân Đất nước, thấy việc nghĩa, hết lòng làm. Nên, hư, thành, bại Trời, Đất biết !
Trước khi đầu rơi, máu đổ, nghĩa sĩ Nguyễn Thái Học nhắn gởi giới trẻ hậu thế: Không thành công cũng thành nhân !
Lời cuối bài viết nầy là câu tâm tình nhắn gởi các bạn trẻ đang xã thân chiến đấu chống bạo quyền: Tôi ở bên nầy bờ Đại Dương, dẫu không trực tiếp giúp ích gì được cho các bạn, tấm lòng của tôi vẫn ở cùng các bạn.
Nguyễn Nhơn
( Ước vọng Hoa Lài VN )
11/4/2012