Những Chiến Hạm Hải Quân VNCH còn lại trong Hải Quân Phi Luật Tân năm 2012
Nguyễn Văn Quân.
Biến cố 30-4-1975 đen tối như cơn lốc kéo đến tàn phá miền Nam Việt Nam, lúc bấy giờ đa số các chiến hạm Hải Quân VNCH (HQVNCH) còn đang công tác và trong tình trạng khiển dụng, đã rời khỏi Việt Nam, mang theo khoảng 30000 quân nhân và đồng bào thoát khỏi gông cùm cộng sản. Sau chuyến hải hành cuối cùng đó, đoàn chiến hạm HQVNCH trên 30 chiếc đã đến được Subic Bay, một căn cứ Hải quân của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân.
Trước đây những chiến hạm này được Hoa Kỳ chuyển giao cho HQVNCH trong chương trình viện trợ quân sự để bảo vệ đất nước, giờ thì họ phải thu hồi lại. Sau đó, từ tháng 11 năm 1975 đến năm 1977, Hoa Kỳ lần lượt chuyển giao hết số chiến hạm của HQVNCH di tản cho Hải Quân Phi Luật Tân (HQPLT).
Sau 37 năm, trên 30 chiến hạm của HQVNCH hoạt động trong HQPLT chỉ còn lại 7 chiếc.
Danh Sách các Chiến hạm HQVNCH còn laị trong HQPLT hiện nay:
Dương Vận Hạm LST:
- Zamboanga Del Sur LT-86, nguyên là DVH Cam Ranh HQ.500.
- BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là DVH Thị Nại HQ.502.
- BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là DVH Cần Thơ HQ.801.
- BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802.
Hộ Tống Hạm PCE:
- BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là HTH Đống Đa II HQ.07.
- BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là HTH Chi Lăng II HQ 08.
- BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là HTH Ngọc Hồi HQ.12.
BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là Dương vận hạm Cần Thơ HQ.801
BRP Cotabato Del Sur LT-87, nguyên là DVH Thị Nại HQ.502 đang đại kỳ.
BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802; Zamboanga Del Sur LT-86, nguyên là DVH Cam Ranh HQ.500 và BRP Kalinga Apayao LT-516, nguyên là DVH Cần Thơ HQ.801.
BRP Yakal AR-617, nguyên là Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802.
BRP Sultan Kudarat PS-22, nguyên là HTH Đống Đa II HQ.07.
BRP Miguel Malvar PS-19, nguyên là HTH Ngọc Hồi HQ.12.
BRP Magat Salamat PS-20, nguyên là HTH Chi Lăng II HQ 08.
Bảy chiến hạm của HQVNCH hiện nay còn lại trong HQPLT, có lẽ sẽ bị phế thải trong thời gian ngắn nữa mà thôi vì quá cũ !
Dù sao thì trên 30 chiến hạm của HQVNCH di tản trước đây đã làm tròn nhiệm vụ ngăn chận giặc thù việt cộng và tàu cộng, giữ yên lòng biển Mẹ trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam. Sau biến cố tháng 4 năm 1975, những chiến hạm này đã được các chiến sĩ áo trắng HQVNCH lèo lái không đễ rơi vào tay gịăc cộng, và còn đưa hơn 30.000 quân nhân và đồng bào đến được bến bờ tự do.