HÃY
VỰC LẠI HÀO KHÍ DIÊN HỒNG
Đó là cái tựa đề của Phương Bích trên Dân Làm Báo hồi mùa hè năm ngoái, khi 11 cuộc biểu tình lịch sử của người yêu nước chống Tàu xâm lăng bị bạo quyền ra tay vùi dập thảm thương tựa hồ đứt đoạn! Kế đó, khi cuộc biểu tình chỉ còn 15 dũng sĩ kiên cường xung trận, bị bọn “chỉ biết còn đảng còn mình” “đứt nhanh” hốt gọn về “nhà khách” Mỹ Đình, cô nhỏ lại hô hoán “ Đừng để lửa rụi tàn e khó nhóm lại!”
Tôi đọc rồi thương lắm nên mới cổ võ rằng: Việc các bạn đang làm còn hùng tráng hơn Hội Nghị Diên Hồng ngày xưa. Ngày xưa chỉ có mấy trăm bô lão dự hội trước sân điện Diên Hồng. Ngày nay, các bạn trẻ dù bị đánh đập, bắt bớ vẫn kiên gan hội họp trước sự chứng giám của Đức vua Lý Thái Tổ nơi công viên đặt tượng nhà vua, không phải một lần mà những 11 lần. Hơn thế nữa, cuộc biểu tình lần thứ 12, khi các vị nhân sĩ bị uy hiếp không còn tham dự được, các bạn vẫn cố gắng tự thực hiện theo ý chí của nhóm trẻ của các bạn. Người ta thường cho rằng cuộc biểu tình lần thứ 12 thất bại. Tôi thì nghĩ rằng, cuộc biểu tình thứ 12 có 2 đặc điểm:
1/ Nó biểu lộ ý chí tự cường của tuổi trẻ.
2/ Nó nêu bật đặc điểm riêng biệt của sức mạnh thanh niên: Phát huy sáng kiến. Khi cuộc biểu tình bị cường quyền bóp nghẹt, 15 thanh niên nam nữ từ rạch Thanh Đa kiên trì tiềm phục, chực chờ cơ hội xung kích. Chiều mùa hè Bến Nghé trời đổ mưa, các bạn nhỏ mở cuộc hành quân đột xuất: Biểu tình thầm lặng trong mưa!
Vậy
đó, tuổi trẻ Việt Nam là như vậy đó!
Mùa
hè năm nay, bọn côn đồ mãi quốc cầu vinh, tuân lịnh
quan thầy Tàu của chúng, bằng mọi thủ đoạn gian trá
kể cả thuê mướn du côn, du đảng ăn chực nằm chờ
ngay trước cửa nhà, ngăn đường bít lối những người
tích cực biều tình nhằm triệt tiêu nỗ lực vận động
biểu tình chống Tàu cướp biển, đảo. Hậu quả là chỉ
thực hiện được 4 cuộc biểu tình nho nhỏ mà thật cam
go, bị đánh đập, bắt bớ, cũng nhiều.
Những ngày u ám mùa thu, chạnh nhớ tựa bài viết Hào khí Diên Hồng mới đưa tay gõ bàn phiếm, lần về lịch sử Hội nghị Diên Hồng từ 700 năm về trước.
Chúng
ta thường hào hứng với tinh thần hùng tráng chống xâm
lăng Hội nghị Diên Hồng nên ít chú ý tới cuộc hội
nghị vô cùng trọng đại, quyết định việc thành bại
của công cuộc chống quân Nguyên xâm lăng lần thứ hai:
Hội nghị Bình Than.
“Hội
nghị Bình Than là
một hội nghị quân
sự do vua Trần
Nhân Tông triệu tập vào năm 1282
để bàn phương hướng kháng chiến khi quân
Nguyên Mông sang xâm lược Việt
Nam lần
thứ hai.
Hội
nghị Bình Than được tổ chức vào tháng 10 âm lịch năm
1282 ở Bình Than, gần vũng Trần Xá[1][2].
Nguyên tác:
- Mùa đông, tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Đọc lịch sử chỉ có mấy hàng đơn sơ, suy gẫm cho kỷ mới thấy tổ tiên chúng ta thật là trí cao, viễn lự. Đúng là bậc cầm vận nước “ Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu.” Chăm lo giữ yên bờ cỏi “ lo trước mối lo của người dân.” Họp triều thần ở nơi khuất lánh dễ giữ bí mật. Bàn luận thấu đáo kế hoạch tấn công, phòng thủ và trấn giữ các yếu điểm chiến lược. Cuối cùng là tổ chức hệ thống chỉ huy tối cao. Công việc hoạch định chiến lược thực hiện cả từ hai năm trước rồi mới đưa ra trước Hội nghị Diên Hồng để bô lão, đại diện toàn dân quyết định “ Chiến – Hòa “.
“Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Hội
nghị này được tổ chức trước thềm điện
Diên Hồng vào tháng
chạp năm Giáp
Thân 1284. , hội nghị Diên Hồng không
bàn đến chiến lược, chiến thuật quân
sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên
hoà.
Hội nghị Diên Hồng được
xem như hội nghị dân
chủ đầu tiên trong lịch
sử Việt Nam. Các phụ lão có thể coi
là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các
phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương
của chính quyền đến người dân.”(2)
Bảy
trăm năm về trước, người Việt Nam chúng ta đã thể
hiện truyền thống Dân chủ đích thật: Vận mệnh đất
nước do người dân tự quyết định:
---“
Trước nhục nước, nên hòa hay nên chiến?”
---”
Quyết chiến!”
---”
Thế nước yếu, lấy gì lo chiến chinh?”
---
“ Hy sinh!”
Tổ
tiên chúng ta đánh thắng quân xâm lược Mông Nguyên là
như vậy.
Còn
như ngày nay, trước họa ngoại xâm kề cận, bọn cộng
sản mãi quốc cầu vinh chỉ biết hội họp nhau đấu đá
tranh giành quyền lực, miếng đỉnh chung, chẳng những
phó mặc vận mệnh đất nước cho chệt Tàu lung lạc,
thao túng mà còn a tòng với chúng đàn áp tàn bạo người
dân yêu nước tỏ ý chí chống Tàu xâm lăng.
“ Độc ác thay! Trúc Nam sơn không ghi hết tội.
Dơ bẩn thay! Nước bể Đông không rửa sạch mùi
Lẽ
nào Trời Đất tha cho, ai bảo thần dân nhịn được!”
(3)
Hãy vực lại truyền thống, hào khí Diên Hồng, vùng lên loại trừ bọn hung tàn cộng sản, giành lại quyền tự chủ, chống xâm lăng!
Nguyễn Nhơn
( Mùa Thu 2012)
-
(2) Theo Wikipedia
(3) Bình Ngô Đại Cáo
-
Nhạc phẩm " Bên Bờ Thiên Mạc" Mai Phạm sáng tác
Đề tài bức họa là cảnh mê tính dị đoan (Trừ ma, yếm quỷ), không ăn khớp với đề tài (HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG)
Rất cám ơn tác giả có bài viết giá trị lịch sữ, đáng để đọc. Kính chào