9:21 CH
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

KIÊM ÁI ĐỌC: “MƯA TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI” - TỰ TRUYỆN CỦA NGUYỄN THIẾU NHẪN

28 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 22858)

KIÊM ÁI ĐỌC: “MƯA TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI” - TỰ TRUYỆN CỦA NGUYỄN THIẾU NHẪN

 

*KIÊM ÁI

 

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như,

 Tố Như

 

Đọc truyện Kiều, có nhiều người cho rằng cụ Nguyễn Du, một trung thần của nhà Lê phải ra làm quan với nhà Nguyễn là một việc làm vạn bất đắc dĩ, do đó Tố Như tiên sinh đã nhân đọc cuốn “Thanh Tâm Tài Nhân” thấy thích hợp với tâm sự của mình mà viết cuốn Đoạn Trường Tân Thanh để gởi gấm tâm sự của mình. Và Truyện Kiều đã trở nên một tuyệt tác phẩm của văn chương Việt Nam. Theo ngu ý của kẻ viết bài này thì sở dĩ Tố Như Tiên Sinh đã tạo nên một thiên tuyệt phẩm này là vì Tố Như đã trãi hết tâm sự của mình, sống thực với tác phẩm của mình.

Thời phong kiến, cha ông chúng ta phải dùng “ý tại ngôn ngoại” để nói điều muốn nói, để tránh cho mình tai vạ. Nhưng đời nay lại khác, khác mà không khác. Đời nay, nhiều người cũng muốn ghi lại tâm sự của mình, cuộc đời của mình. Và cách thông thường là dùng thể loại “Hồi Ký” để ghi lại những gì mình đã trải qua, những việc mình đã làm, những người mình đã gặp gỡ, cộng tác hay phục vụ. Nhưng thể loại Hồi Ký đã bị một số người lợi dụng để bào chữa cho mình, bào chữa cho phe nhóm mình hay để lên án kẻ khác. Những năm gần đây, viết hồi ký đã trở thành một cái mốt để người ta đổ lỗi cho nhau, khiến người đọc thấy hai chữ Hồi Ký thì đã có ác cảm với tác giả, với tác phẩm.

Bên cạnh đó, bên cạnh những người dùng hồi ký để đổ lên đầu người khác những thất bại, những tội lỗi, cũng có người muốn ghi chép lại một cách trung thực những gì xảy ra cho mình, cho người nghĩa là họ muốn viết một cuốn hồi ký đúng nghĩa với hai chữ hồi ký thì lại gặp một trở ngại khác, đó là những người liên quan đến đời mình đang sống. Viết thật thì mất lòng mà viết dối thì lại không còn là hồi ký nữa, không đạt cái tiêu chuẩn của mình, cái ước vọng của mình. Ở trường hợp này, người ta lại theo cách người xưa: viết tiểu thuyết, viết truyện. Tiểu thuyết là thể loại hư cấu, là những chuyện tuy có thể xảy ra nhưng lại không phải là đã xảy ra, vì vậy dùng thể loại này vừa nói lên được sự thật về mình, về người một cách trung thực mà lại không đụng chạm đến người. Nguyễn Thiếu Nhẫn đã chọn cách sau cùng: viết tiểu thuyết. Vì vậy “Mưa Trên Sông Đồng Nai” tuy là tiểu thuyết mà không phải tiểu thuyết hay đúng hơn là một tự truyện.

Như tác giả đã giới thiệu, nhân vật chính của Mưa Trên Sông Đồng Nai là Kha, tuổi Kha bằng với tuổi của chiến tranh Việt Nam, từ 1945 đến … nay. Bối cảnh là Biên Hòa, quê hương của Kha cũng là của tác giả, Saigon và rồi miền Bắc Việt Nam.

Điều mà độc giả ghi nhận đầu tiên khi mới đọc trang đầu là tác giả viết rất thật, có lẽ tác giả chủ trương không viết thì thôi, đã viết thì viết thật. Vì vậy mà có nhiều chỗ trẻ nít không nên đọc hay là như “rate” của các phim tại Mỹ, cần ghi chú hai chữ PG..

Như trên đã nói hoàn cảnh đất nước từ 1945 cho đến khi Kha vượt biên qua tới Mỹ là một giai đoạn chiến tranh của Việt Nam. Kha sống trong bối cảnh đó lại “may mắn” cho Kha là một đứa con nhà nghèo. Thực tình thì không phải gia đình Kha nghèo mà thời cuộc đã đốt của gia đình này một ngôi nhà “ngói đỏ âm dương có những cây cột to đến nỗi một người lớn không ôm hết một vòng tay, có thềm nhà ba bậc cao khỏi ngực” và một vườn bưởi rất lớn - bưởi Biên Hòa, nhưng tiêu thổ kháng chiến đã cướp đi ngôi nhà đó và một ngôi nhà thứ hai cũng bị thiêu rụi, rốt cuộc, dù Kha là một đứa cháu đích tôn, con độc nhất nhưng đi học đôi khi phải thiếu tiền trường.

Điều ghi nhận thứ hai là tuy Kha lớn lên, làm báo, viết lách, phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phải đi tù Việt Cộng rồi vượt biên qua định cư tại Hoa Kỳ, nhưng Kha vẫn giữ một thái độ ung dung, chỉ nói lên sự thật. Và chính vì nói lên sự thật và vì là sự thật nên đã lột tả được tất cả những gì mà người Cộng Sản đã làm trên đất nước Việt Nam suốt chiều dài nửa thế kỷ và cũng suốt cuộc đời của Kha. Và cũng chính vì nói lên sự thật mà độc giả khi đọc “Mưa Trên Sông Đồng Nai” đã thấy rõ đâu chánh, đâu tà. Chỉ có miền Nam mới dung chứa một đứa con trai của một tên Việt Minh trong Quân Đội, lại giữ phần hành về tình báo. Gia đình của Kha là một thảm cảnh của người dân phải sống và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và đã vấp lầm quỉ kế của những kẻ phản bội.

“Mưa Trên Sông Đồng Nai” cũng diễn tả rất thực tình trạng xã hội miền Nam mà tác giả đã sống từ lúc sinh ra cho đến khi bỏ nước ra đi, gần 50 năm trời. Ba lãnh vực mà Kha đã “may mắn” hay “rủi ro” sinh hoạt là giới báo chí miền Nam, Quân Lực VNCH và tù đày sau năm 1975, nhờ đó, đọc “Mưa Trên Sông Đồng Nai” chúng ta biết thế nào là cuộc chiến Việt Nam, thế nào là tù đày Cộng Sản, thế nào là lòng yêu nước của người Việt Nam, và cách đối xử của “người bạn” Đồng Minh

 “Mưa Trên Sông Đồng Nai” tuy là tự truyện nhưng không có một lời nào bào chữa cho chính mình, mặc dù có những sự việc “lỗi lầm”, có những chuyện Kha phải “cuốn theo chiều gió”, Kha vẫn trình bày rất thật, rất thực tế, có sao nói vậy người ơi và để cho người đọc nhận xét và phê phán, có chăng thì cũng “người ta thường tình” thôi. Ví dụ khi nói về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Kha nhận xét: “Sau 9 năm cai trị miền Nam, ông Ngô Đình Diệm, một người yêu nước nhưng không nắm vững thời thế, muốn loại bỏ ảnh hưởng Hoa Kỳ trên chính trường Việt Nam, đã cùng với người em là ông Ngô Đình Nhu gánh lấy cái chết thảm khốc trong một cuộc chính biến mà sau này ai cũng biết là do sự chỉ đạo của Hoa Kỳ với sự hợp tác của bọn tướng lãnh phản phúc của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (trang 155).

Ở một đoạn khác, Kha thuật lại tâm trạng của dân miền Nam khi tiếp xúc với “Xã Hội Chủ Nghĩa của Bác Hồ”: “Có người đập lên vai: “Gặp vợ mà sao mặt mày bí xị vậy?”. Kha quay lại trả lời Tường, vốn là một đại úy lái F.5, ở chung tổ với Kha: “Bà vợ đưa tiền nói cơm tù ăn không nổi thì đi ăn… câu lạc bộ”. Tường cười hích lên: “Ông già tôi còn đã nữa. Ổng mang cho tôi cái áo măng tô tôi mua ở bên Mỹ lúc đi học lái mày bay Con Ma, nói mang vào mặc cho nó ấm. Phải nói mãi là không có chỗ cất, ổng mới chịu mang về.” Nói chung, gia đình ai cũng biết đi cải tạo là khổ sở, nhưng chẳng ai hình dung được cái khổ nó đến mức nào” (Trang 182). Đề cập đến một số người đón gió trở cờ, tác giả viết: “Chế độ Cộng Sản là một chế độ vắt chanh bỏ vỏ. Những Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Chân Tín… đã chỉ được dùng trong buổi giao thời. Tờ nhật báo Tin Sáng sau đó đã phải đình bản sau khi làm tròn nhiệm vụ đánh bóng cho chế độ mới.” (Trang 114).

Đọc “Mưa Trên Sông Đồng Nai” người ta cũng khám phá được một vài điều lý thú. Một người dân thường như ông nội Kha, tuy không dài dòng văn tự mà chỉ nói vài hàng đã diễn tả hết tâm trạng của người Việt Nam đối với Việt Minh Cộng Sản: “…ông nội Kha nhận được tin báo từ “những người phía bên kia” thông báo Kha có tên trong đoàn thiếu nhi được ra miền Bắc học tập vì người cha là liệt sĩ. Ông nội vò nát tờ giấy báo tin trong tay, nói: “Thằng con tao nó hy sanh như vậy là đủ rồi, tao không muốn cháu nội tao phải chết bờ, chết buội như thằng cha nó.” (Trang 63). Có con đi theo Việt Minh chết, Việt Minh “ưu đãi” cho cháu nội ra Bắc học tập mà ông già lại có một quyết định dứt khoát, vì ông ta đã biết Việt Minh là ai sau khi đã là chứng nhân của 9 năm kháng chiến. Trong khi đó thì: “Phải hàng chục năm sau, những Lý Chánh Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín mới sáng mắt ra để viết nhật ký Sống Thẳng, Nói Thực, để đọc kinh Sám Hối vì đã tiếp tay rước kẻ cướp vào nhà.” (Trang 115).

Tác giả cũng rất vô tư khi viết về sinh hoạt xã hội miền Bắc: “Quán phở quốc doanh có cô bán hàng mặt khó đăm đăm. Gọi hai tô phở. Cô bán quán múc nước lèo đổ vào hai tộ phở đã bày sẵn thịt, mang ra. Hóa hỏi xin rau, giá. Cô bán quán bèn bưng hai tô phở vào, vừa hất thịt qua một bên, bánh phở một bên, đổ nước lèo vào nồi vừa nói: “Chả có rau, giá gì cả. Ăn thì ăn, không ăn thì thôi”. Sau này Kha có hỏi những người sinh trưởng ở miền Bắc, được biết ở miền Bắc ăn phở không có rau, giá. Nếu có chỉ là vài cọng húng quế. Có điều cái thái độ đối xử với khách hàng của cô bán quán phở quốc doanh ở Hà Nội năm 1980 quả có điều khó hiểu” (Trang 252)

Một đứa bé mới 5 tuổi đã thấy máu lửa, từ thuở ra đời cho đến khi được tin cha chết chưa bao giờ thấy mặt người cha, 12 tuổi mẹ từ giã đi lấy chồng khác, chỉ nương nhờ tình thương của ông nội. Thế mà Kha vẫn sống như những đứa trẻ khác trong xóm Kỷ Niệm, vẫn học hành có thể nói đến nơi đến chốn, bởi vì “Định mệnh là những điều đã sắp đặt sẵn mà con người không thể cưỡng chống lại được”. (Trang 241). Nhưng không biết giữa định mệnh và hoàn cảnh xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, cái nào ảnh hưởng lên cái nào? Tình cảm, tình dục, tình yêu, sự nghiệp con người bị ảnh hưởng của định mệnh hay hoàn cảnh? Cuộc đời tình dục cũng như tình ái của Kha làm cho người đọc khó phân biệt được. Những điều mắt thấy tai nghe từ tấm bé về tình dục ảnh hưởng tới con người ra sao, tình cảm được un đúc ở xã hội miền Nam đã ảnh hưởng thế nào với đứa con trai sinh ra và lớn lên theo chiều dài của cuộc chiến?

Đọc hết cuốn “Mưa Trên Sông Đồng Nai”, độc giả có dịp nhìn lại bản thân mình, so sánh với cuộc đời của Kha, với hoàn cảnh đất nước Việt Nam, hiểu được Việt Nam về người, về hoàn cảnh và định mệnh… của một con người Việt Nam để rồi tự hỏi cuộc đời vui hay buồn, hạnh phúc hay chỉ là bể khổ và nơi mình sinh ra, lớn lên, chứng kiến những gì đã xảy ra để rồi nhận chân được một điều Quê Hương không phải giàu, đẹp mà được người đời mến mộ, thương nhớ, mà người ta yêu mến Quê Hương mình vì… đó là Quê Hương, đó là nơi đã cưu mang mình, đã cho mình tất cả, kể cả định mệnh.

 

 KIÊM ÁI

 

Mỗi quyển giá 18$US. Muốn mua sách xin gửi chi phiếu đề trả Tiếng Dân về: P.O.Box 2123 – Santa Clara, CA 95055-2123. Nhà xuất bản chịu cước phí.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9931)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15683)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10684)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10198)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10714)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18511)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12361)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11909)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10730)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10891)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12275)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10685)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10303)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10803)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12995)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10936)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9853)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9631)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 10005)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 10003)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9491)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10204)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10728)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10586)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10062)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10716)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16433)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 10056)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10433)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9310)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9995)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10615)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8739)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9971)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9939)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10730)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11523)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10686)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8753)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 11025)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10691)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 11059)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10924)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22371)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16745)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10315)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9093)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10561)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10205)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10994)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.