10:17 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

NHÀ -TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYÊN NHUNG

03 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 20585)

NHÀ

home-content

Lời tác giả:

 Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.

Nguyên Nhung

Lúc gia đình dắt díu nhau sang Mỹ, ông bà Hưng chỉ mong có được căn chung cư hai phòng ngủ , đủ chỗ ở cho hai vợ chồng và ba đưá con. Ai cũng nghĩ, nước Mỹ là miền đất tạm dung cho cuộc đời tỵ nạn, chừng đất nước có tự do lại quay về quê hương, xứ sở.

Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng lòng người không dừng lại được những mơ ước lớn, khi có dịp vợ chồng con cái dẫn nhau đi thăm thú họ hàng, bè bạn. Nhìn nhà người ta phòng lớn, phòng nhỏ, sân trước vườn sau hoa lá xum xuê, cỏ cây lên phơi phới lại thấy ham, về nhà mình ngó cái gì cũng bé như lỗ mũi, cho nên cái mơ ước mua được căn nhà khang trang lại càng thôi thúc lũ trẻ.

Hai vợ chồng đã đứng tuổi thì còn nghĩ ngợi xa gần, ngại ngần trước cái viễn ảnh không tốt đẹp mấy nếu chẳng may… Phải, ở xứ này có nhiều cái “ không may” ấy lắm, nó đùng đùng từ trên trời rơi xuống, từ cái mất ấy nó kéo theo hằng loạt cái mất khác, bao nhiêu người đã dở khóc dở cười vì nhà cao, cửa rộng.

Ông Hưng suy nghĩ thấu đáo hơn, có lẽ ông gìa rồi, lại thêm nhiều năm trong tù thấy được cái mất, cái còn, cái có cái không nên nhìn đời thận trọng hơn, sự ham muốn cũng bớt. Dấu hiệu cái lưng đau ê ẩm mỗi khi trở trời, hai đầu gối sưng to lên khiến bước chân đã chậm lại chậm hơn, ông đã phải dùng đến thuốc “ông gìa chống gậy”, nay mai chắc cũng đến lúc mua cho mình cái gậy chứ chả đùa.

Riêng bà Hưng bị tác động bởi lũ trẻ, cái câu “liệu cơm gắp mắm” mà bà hay dùng làm châm ngôn để an ủi kẻ khác, xem chừng bà cũng không muốn nhắc đến nữa. Ai còn lạ gì, bản chất đàn bà vốn vậy, khi không có thì đành chịu chứ ai chả muốn bằng chị bằng em. May là bà chỉ muốn có tý “nhà”, chứ nếu bà lại muốn tý tuổi xuân, tý hột xoàn, tý quần áo xịn cho bằng người ta thì ông chỉ có nước chết.

Bà thuyết phục ông bằng câu “cái nhà là nhà cuả ta”, rồi “ có an cư mới lạc nghiệp”, chả gì bằng cái nhà cuả ta muốn đóng mấy cây đinh lên tường cũng được. Bà thấm thiá câu độc lập tự do này lắm , một thời đi đâu cũng phải xin phép tạm trú tạm vắng, ngồi chờ dài người ra mới được phép mang chục ký gạo lên Sài Gòn làm quà cho bà con.

Bà Hưng là vua thuộc lòng những câu ca dao tục ngữ, lời hay ý đẹp cho nên mãi rồi ông Hưng cũng phải xiêu lòng trước những lập luận trơn tru của vợ. Đằng sau bà lại có khối đồng minh yểm trợ nên ông thua là cái chắc, đưá nào cũng tỏ ra là mình đủ sức đảm đương việc trả “bill” hằng tháng để có một cái nhà đẹp, to bằng nhà bác Phú, bảnh hơn nhà chú Phong, ngon hơn nhà mợ Phát …

Ông Hưng làm việc cho một hãng lắp ráp điện tử, đồng lương rất khiêm nhượng chỉ đủ “take care” cho vợ và thằng bé con không phải xin tiền trợ cấp xã hội. May mắn thay, thằng con lớn khi qua đây đã trưởng thành nên nhảy ngay đi làm, học thêm mấy lớp đêm để chờ cơ hội tiến thân, nó đủ sức “co-sign” cho ông mua nhà. Riêng đưá con gái làm “Nails”, nghề này đang hốt bạc, rất thịnh hành trong thời điểm mới sang cần có tiền để ổn định đời sống trước đã, sau này học hành cũng không muộn. Con bé biết ít tiếng Anh, lại khéo tay hay làm cho nên có vẻ khấm khá nhất nhà, nó biểu tượng cho nền kinh tế thịnh vượng của gia đình, cũng là đưá ham mua nhà nhất vì cũng đang có một chàng ngấp nghé đi tới hôn nhân, nếu như có nhà cao cửa rộng cũng mát mặt với hai họ đàng trai đàng gái.

Không biết con bé cứ rủ rỉ rù rì vào tai mẹ thế nào mà bà mẹ lại hối thúc ông bố đi tìm nhà mua cho bằng được. Ông Hưng lại có một nhược điểm là hay xiêu lòng trước những lời bàn Tôn Thánh Thán của bà, mà kể cũng lạ, xưa nay bà làm gì cũng xong, âu là cái tài của bà vậy. Thằng con trai tính ba phải, nghe cả nhà bàn chuyện nhà cửa thì nó cũng gật gù, đồng ý đóng góp, nhưng không có vẻ tích cực lắm, vì nó đang có kế hoạch riêng, định dành dụm để về Việt Nam đem người yêu sang đây, cũng cần phải có tiền làm đám cưới.

* * *

Phải xem đến cái nhà thứ hai mươi, nghe bao nhiêu lời thuyết giảng của các ông bà ngành địa ốc cả nhà mới quyết định mua một căn nhà bốn phòng ngủ, nhà mười lăm tuổi thuộc loại cũ nhưng sân trước thật rộng, đã trồng sẵn hai cây thông thật cao, nom phong cảnh như Đà Lạt ngày xưa khiến bà Hưng thích lắm. Sau này khi mua nhà xong, ông Hưng mới vỡ lẽ ra cái nỗi lá thông khi nó rụng đầy trên máng xối. Cái sân rộng là con ông ưng ý nhất, bởi vì hồi ở chung cư hàng xóm láng giềng vẫn hay phiền nhau về chỗ đậu xe, mặt sưng mày xỉa lên chả còn tình nghĩa gì cả. Thích nhất là cái “ living-room” thật lớn để tổ chức party, đãi đằng họ hàng, bạn bè những ngày kỷ niệm trong năm tha hồ mà bày biện. Cứ so sánh căn chung cư đang ở, với cái nhà tôn vách ván ở quê nhà thì ôi chao, đúng là không bằng cái nhà bếp của Mỹ.

Lúc xem nhà, ai cũng nao nức trong niềm vui lúc ấy thật gần trong tầm tay, chỉ chịu khó tiết kiệm mỗi thứ một tý thôi là được làm chủ một căn nhà khang trang, tiện nghi trước kia chỉ nằm trong giấc mộng. Mua nhà xong, khi ngồi xem kỹ lại giấy tờ và những cái “bills” gửi về nườm nượp, ông Hưng mới té ngửa vì cứ như thế thì mất đứt tiền lương của ông hằng tháng, chưa kể khoản điện nước , gas, rác rưởi, tiền khu vực, tiền thuế má nhà cửa, trường học, bảo hiểm, cháy chiếc, lụt lội … mỗi năm mấy nghìn, không có trả là bỏ mẹ!

Ông Hưng hãi lắm, nhưng “lỡ đâm lao thì phải theo lao”, cả nhà hoan hỉ thế kia mình rầu rĩ coi không được, có sao thì đã có lũ nhỏ giang tay gánh vác. Nhà đẹp mà đồ đạc sập xệ coi cũng không được, trước tiên là phải vứt ngay bộ sofa cũ, đi mua ngay một bộ mới thật sang thật nhã cho cân xứng với căn phòng khách trải thảm màu xám nhạt tuyệt êm, thay một loạt màn cửa cho những cửa lớn, cửa bé trong nhà. Giàn nhạc Stereo êm dịu, lơ mơ ru hồn người mỗi buổi tối dưới ánh đèn mờ ảo, gì chứ âm nhạc cũng làm cho tâm hồn êm dịu và thư giãn nhiều lắm. Bộ bàn ăn tám ghế bọc nệm, nhằm khi nhà có khách ngồi quây quần quanh đó mà nói chuyện thì không chỗ nào chê. Gắn “cable” cho cái TV lớn mặt phẳng, lại còn phòng Game cho thằng con út, chiếc đàn dương cầm cho “tiểu thư” gõ mãi mà vẫn chẳng ra bản gì. Mọi thứ được phơi ra hằng loạt, dân giả chẳng ra dân giả, quý phái chẳng ra quý phái, cóp nhặt trong mấy cuốn “catalog” của Mỹ, từ nhà này một tý nhà kia một tẹo, bây giờ lèn chặt trong cái nhà rộng gần hai ngàn “square feet”.

Mỗi tháng, ông Hưng toát mồ hôi vì “bill”. Trước tiên là sau khi mua nhà ít lâu, thằng con trai về Việt Nam thăm người yêu một lần, sang Mỹ nó ngơ ngáo cả tháng. Rồi nó đi xoành xoạch, chả thiết gì nhà với cửa, hễ nói đến tiền là nó gắt, xác ở bên này mà hồn gửi tận bên kia, bây giờ nó phải dành tiền để cưới vợ, về thăm vợ, bảo lãnh vợ và nuôi … cả nhà vợ nó. Đưá con gái ham bay nhảy, nó chả bao giờ vừa lòng với những gì nó có, nghe bạn rủ lên miền Bắc làm nhiều tiền hơn thế là nó đi, nhà cũng phải thuê và mua thêm cái xe mới trả góp hằng tháng, mỗi tháng gửi về góp vô nhà cửa cho cha mẹ đỡ tủi, chứ còn trăm thứ tiêu pha thì nó cần gì nhà.

Căn nhà bốn phòng ngủ bây giờ rộng thênh thang, vào mùa hè nhìn cái hoá đơn tiền điện ông Hưng thấy chóng cả mặt, gần bằng tiền thuê căn chung cư độ trước. Hôm nào lễ lạc , các con về đủ , lũ nhỏ có bạn bè đến chơi, khi anh em xa đến thăm ở lại đôi ngày, nghe tiếng khen thấy cũng mát bụng, cũng hãnh diện với đời, nhưng một năm có mấy dịp khách đến chơi, khách về rồi chỉ còn trơ đôi vợ chồng già ngồi nhìn nhau thở dài thườn thượt.

Ông Hưng lo sốt vó. Tiền nhà cũng ông, tiền điện cũng ông, thậm chí đến cắt cỏ cũng ông. Muà thu lá rụng, trong khi các thi sĩ mơ mộng nhìn lá rơi nhả thơ thì ông Hưng quét lá muốn hụt hơi, vưà quét sân xong chưa kịp uống ly nước nhìn ra sân đã thấy lá rụng bời bời. Còn nhiều thứ lắm chứ, thỉnh thoảng hư cái này hỏng cái kia, có mỗi ngày chủ nhật ông cong lưng đi “home-depot” mua vật dụng sửa chữa, nhưng tài thánh nào mà cái gì cũng sửa được, khi nào cần gọi thợ, nhìn khoản tiền công ông thấy như ai lấy dao cứa đứt ruột. Đúng là “bỏ thì thương, vương thì tội”, lại tiếc đứt ruột cái tiền mình trả bấy lâu nay, toàn tiền lời chứ vốn còn xơi mới tới, toàn tiền mồ hôi nước mắt ...

Càng nghĩ đầu ông càng bạc trắng cả ra, bà Hưng đã phải nhờ người quen giới thiệu giữ vài đứa trẻ để kiếm thêm. Ối chao, buồn thay cho cái tuổi già còn chạy quanh mấy đưá trẻ con, nó mỏi nhừ đôi chân và đau thắt cả lưng, hồi trẻ còn sức lực thì chuyện nuôi con thơ có ăn nhằm gì, nhưng đến tuổi này mà còn phải chăm sóc trẻ, tội cho người già lắm lắm.

Suốt tuần ông Hưng đi cày, tuần nào không có “over-time” ông rầu méo mặt, bà ở nhà còng lưng giữ trẻ không dám than thở lời nào, thỉnh thoảng đấm lưng thùm thụp, bây giờ mới thấm thiá cũng bởi chưa thấu triệt câu “liệu cơm gắp mắm” mà nên tội. Hai thân gìa cùng làm kịch liệt ở cái tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận” sao nó ê ẩm đến thế. Con lớn đi đằng con lớn, con bé đi đằng con bé, chẳng mấy khi “hai con khỉ già” bước vào phòng khách, đặt mình trên ghế sofa mà nghe nhạc, chả mấy khi có thì giờ “enjoy” với nhau, còn đi cho biết đó biết đây thì thôi đừng nhắc tới. Chưa kể thư từ bên Việt Nam gửi sang như bươm bướm, thôi thì kể lể bịnh tật, trách móc đủ điều cũng vì anh em tưởng bên này ông bà hốt ra bạc, qua những tấm hình nhà cửa đồ đạc mà lũ trẻ gửi về để khoe khoang.

Giá như, ừ giá như chỉ mua một căn nhà nhỏ trong tầm tay thì đâu nên nỗi, bây giờ ông bà Hưng mới thấm thía bài học nhà cửa, xe cộ trên xứ Mỹ. Ở đây cái gì muốn cũng có chỉ tội nợ nần thôi, lỡ như không lo được thì bao nhiêu tình nghĩa có khi cũng mất theo nhà cửa, xe cộ, nhà “bank” cứ thẳng tay mà kéo xe, lấy nhà, đừng nói đến chuyện tình nghĩa. Ông Hưng có người bạn sang đây năm 75, cũng chịu khó học hành đỗ đạt và có việc làm ngon lành lắm, nhưng cái đận kinh tế xuống mất việc cả hai vợ chồng, chỉ ít lâu sau thì nhà mất mà vợ cũng mất. Bài học còn sờ sờ trước mắt, quả ông cũng mắc bệnh chủ quan khinh địch, cứ tính toán theo kiểu ở Việt Nam, con cái cả đời gắn bó với mái ấm gia đình, cho nên mua nhà to để tính chuyện quây quần một nhà hạnh phúc. Có ngờ đâu lũ nhỏ sang đây học ngay được bài học tự do xứ người, thích chủ nghĩa cá nhân nên không đưá nào có ý muốn sống chung với cha mẹ một nhà như ngày xưa. Ngay lũ nhóc vừa nhấp nhổm vào đại học là cũng muốn tếch đi xa, chả thiết gì nhà với cửa. Nhìn quanh thì bọn Mỹ cũng thế, có đưá nào ở yên một chỗ, chúng nhảy như con thoi, cha mẹ chờ con đủ tuổi cũng đẩy ra đời cho quen cách tự lập, đến khi tuổi già khi không còn trông cậy vào ai được thì họ cũng tự vào nursing-home rồi sống mỏi mòn cho đến khi hắt hơi thở cuối cùng.

Cứ nhẩm tính giờ này ông Hưng đã sáu mươi tuổi, trời cho khỏe mạnh cày liên tục có trả xong cái nhà với tiền nợ mười lăm năm thì cũng chả vui vẻ gì mà hưởng nhà cao cửa rộng. Càng nghĩ ngợi, càng lo lắng, chả mấy chốc đầu ông bà cứ bạc trắng cả ra, thật dại ơi là dại, không có cái dại nào giống cái dại nào. Giá mà bà biết dùng câu “liệu cơm gắp mắm” làm châm ngôn cho cuộc đời mình thì đã không phải vất vả đến thế. Càng lo nhiều lại càng sinh bệnh, đầu nhức, mắt mờ, huyết áp cao, có thuốc tiên cũng không chữa được cái bệnh phiền. Lâu lâu hai vợ chồng già có dịp ngồi với nhau, ông ngó bà, bà ngó ông, nhờ đấm hộ cái lưng, bóp cái chân cho đỡ mỏi, có lẽ đấy cũng là chút êm dịu tình gìa mà ông bà còn lại sau những vất vả lo âu vì nhà, vì cửa.

Nguyên Nhung

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10493)
Nhìn ra cái đẹp trong những giọt nước mắt và tìm cách lau đi mới thật sự là một con người hiểu đúng nghĩa của tình yêu.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12124)
Thu còn đem tình yêu đến cho đôi lứa yêu thương, và niềm vui đến cho mọi người.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10287)
Tôi nghĩ đó là "Điệu nhảy của yêu thương." xin chia sẻ cùng các bạn.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11471)
Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10726)
Nhà nông còn mượn Thanksgiving làm dịp ăn mừng mùa gặt hái đã xong, thu hoạch tốt và tạ ơn Thượng Đế đã ban ơn lành đến mọi người
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11959)
Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12514)
Trở lại Sài Gòn, những buổi chiều trong quán nước mở trang báo ra đọc thấy tên bạn bè mấy người trên trang cáo phó chết trận cao nguyên.
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11722)
Cám ơn bạn bè gần xa đã cùng tôi san sẻ bao nhiêu vui buồn tâm sự. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11782)
Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10473)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10764)
Những lời thơ nồng nàn, chan chứa làm cho người đọc mường tượng đến một tình yêu vô bờ.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 9533)
Nhìn lại cuộc đời lưu lạc của chính mình, tôi thấy cái chết của Trâm như xa hơn trong thời gian, không gian và tâm cảm.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10567)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11737)
Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10024)
Tôi đến đấy cũng chỉ muốn tìm lại chút kỷ niệm để cảm thấy như chú vẫn còn quanh đây.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10868)
Mời các bạn thưởng thức hình ảnh thu vàng rất đẹp với tiếng hát Lệ Thu trong bản nhạc " Chiếc lá Thu phai"
22 Tháng Mười 2014(Xem: 11285)
nhưng vẫn còn tiếng dương cầm đọng lại trong bài hát kỷ niệm mỗi khi chợt nhớ về hắn.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 9959)
Mẹ tôi bảo rằng tôi cũng có thể làm điều này ngay tại Hoa Kỳ, điều mà tôi đã và đang làm
17 Tháng Mười 2014(Xem: 9820)
Chuyện của em là một câu chuyện não lòng. Tôi không thể nói tên em ra vì đó là niềm riêng sâu kín.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 12677)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Mười 2014(Xem: 10768)
Nhưng ít nhất nó cũng có một thời gian tỏa hương thơm và làm đẹp cho đời.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10466)
Giờ này thầy đã không còn gì ngoài mớ tro tàn. Câu hỏi 'Tại sao ta đến chốn này?"
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11901)
nương áng mây trời gửi đến ''Người đi trên mây'' những lời chưa nói hết thay cho lòng tri ân và thương tiếc vô vàn.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10780)
Thương em thắt cả ruột gan Nhưng thôi nhẹ gánh thiên đàng em đi.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10328)
để Bùi Phương cùng tôi hiên ngang ca lại khúc hát quân hành.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9910)
Là một nhà giáo suốt mười bốn năm từ Trung học Ngô Quyền sang Trung học Pétrus Ký, chấm không biết bao nhiêu bài, anh biết phần kết luận là quan trọng nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9541)
Nguyện hương linh Thầy được phiêu diêu về nơi thanh tịnh.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9759)
Ước gì tôi có thể bơi ngược dòng thời gian để trở về một bến bờ tĩnh lặng, không còn thương cảm trước cảnh đời chia lìa bất tận
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9944)
Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh
14 Tháng Chín 2014(Xem: 10471)
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 15162)
Nhưng chồng tui quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng,
30 Tháng Tám 2014(Xem: 11537)
Theo lời các anh chị kể lại, thì mấy các tiệc “ Hậu – Tiền ” này mới thực sự “ ngộ ” thiệt ngộ!...
30 Tháng Tám 2014(Xem: 10245)
Tôi nhớ lắm, nhớ những anh em tôi vừa được gặp lại hôm qua và những anh em tôi chưa gặp
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12037)
rong ngày cưới , không rõ lệ nhoà trên má tôi là giọt lệ của hạnh phúc hay đau khổ..
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10502)
Tôi ngưỡng mộ gia đình bên chồng có một người cha, người ông như Ôn Viên Ngạc.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12747)
Biên Hòa đất và người, đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp. Biên Hòa có những thâm tình để tim tôi phải liêu xiêu. Một lần nữa, tôi nợ Biên Hoà lời cám ơn
23 Tháng Tám 2014(Xem: 10442)
Nỗi vui mừng không hẵn chỉ dành cho các thành viên tham dự, nhưng chắc chắn sẽ là niềm vui và hãnh diện của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
23 Tháng Tám 2014(Xem: 12926)
nhưng tôi vẫn tiếp tục may mắn, vì có thêm những “ ngày vui không hẹn trước” ở miền Nam Cali…
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12046)
Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10659)
Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15171)
bia thì quá tuyệt vời. Còn cá nhân tôi thì vui vì việc làm thành công và kết quả tốt.
16 Tháng Tám 2014(Xem: 18027)
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng
16 Tháng Tám 2014(Xem: 10249)
Trên đường trở về Bắc Cali, trong lòng không thể không có những bâng khuâng, những ngậm ngùi về cuộc đời của con người
15 Tháng Tám 2014(Xem: 10350)
Ông Phan đã cho tôi rõ tất cả những gì mà lâu nay tôi không biết, mà tôi cũng không thể tưởng tượng nổi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9651)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9925)
Đó là buổi sáng của một mùa Hè được kéo dài do cơn lốc thời sự gây nên. Suốt đêm qua tôi khó ngủ
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11544)
nhưng thôi con không dám hóng thèm nhiều đâu, chỉ xin một ánh nhìn ấm áp ... hay má cầm tay con đi má
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11111)
Bùi ngùi, nhớ đến những mùa Hè nơi quê hương. Mùa Hè của những năm tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường
13 Tháng Tám 2014(Xem: 14153)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian
10 Tháng Tám 2014(Xem: 16628)
Nếu ta không về được Thì con chúng ta sẽ về