3:11 CH
Thứ Tư
1
Tháng Năm
2024

NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY KỲ 34-35 - NGUYỄN XUÂN HOÀNG

02 Tháng Sáu 20146:26 CH(Xem: 10732)

Kỳ 33

Thật ra, khi viết tập tiểu luận này, Trọng hoàn toàn đứng trên quan điểm duy vật biện chứng có cải đổi nhẹ đi một chút. Dù sao vẫn là lấy chính trị đè bẹp văn chương.

Tôi nói với hắn rằng nhìn ngắm một tác phẩm văn học nghệ thuật tiên quyết là nhìn ngắm bằng con mắt thẩm mỹ học trước khi nhìn ngắm dưới khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội hay đạo đức. Một cái nhìn văn chương có tính cách gượng ép và đàn áp như vậy là một cái nhìn cận thị trí thức, khiến cho người có đôi mắt ấy trở nên một quái nhân với “chiếc đầu” to nhưng “trái tim” teo.

Tất nhiên không ai chịu nổi một bài thơ ca ngợi trăng sao và tình ái đăng trên một tạp chí xuất bản tại thành phố vừa mới qua một trận thiên tai kéo theo cái chết của hàng chục ngàn con người và hàng ngàn gia đình không chốn nương thân. Cái thứ thơ thẩn ấy cũng nên đem chôn sống đi là vừa. Thế nhưng, tôi cũng không ưa những kẻ bạ đâu cũng bô bô cái miệng lập trường quan điểm. Những kẻ chuyên gán ghép để buộc tội kẻ khác, lên án kẻ này, người nọ, thường là những kẻ đang có trong cơ thể hắn đúng thứ bệnh tật đó, nếu không muốn nói hắn là kẻ yếu đuối và thiếu bản lĩnh. Cái điệu bộ trịnh trọng của bọn này làm tôi chết cười.

Phùng, hơn ai hết, biết rõ điều này nơi tôi. Tôi không hiểu tại sao bạn ta lại đặt cho ta một câu hỏi quái đản như thế? Tôi hỏi lại Phùng:

-Tại sao? Tao tưởng dạo này mày bắt đầu quan tâm tới đời sống chính trị rồi chớ?

Phùng vất mẩu thuốc hút dở xuống bàn - hắn luôn luôn làm như vậy dù trước mặt hắn có cái gạt tàn, bởi vì theo hắn cả cái xã hội này đã là cái gạt tàn lớn thì điếu thuốc hay tro thuốc bỏ đâu mà chẳng được.

-Nghe nói mày vẫn đều đặn trình diện ông Phan mà!

-Đừng có móc bạn! Từ thì tao có gặp ông Phan. Nhưng đã sao?

-Đó! Vấn đề là ở chỗ đó! Ông Phan không phải đang là người tạo thời cuộc sao? Không phải ông Phan đang chuẩn bị để làm người số một hay sao? Cái quyền lực trong tay ông Phan hiện chưa tới nhưng chẳng phải là một quyền lực “diều gặp gió” hay sao?

Nghĩ là tôi giận vì thấy tôi vẫn làm thinh, Phùng đùa:

-Chứng chỉ Triết Tây của cô Uyên do ông Phùng phụ trách, còn chứng chỉ Tình Yêu do ông Thăng đảm nhiệm nhé!
Nói xong, Phùng xô ghế đứng dậy, sửa lại gọng kính nâu tụt trên sống mũi, kẹp cuốn sách vào nách.

-Đùa chơi tí, đừng cáu nghe bạn!

-Sư mày! Đồ triết gia điên khùng!

-Thôi, để tao đến chào chủ nhân cái rồi dọt!

Phùng đi, nhưng Nhật vẫn không buông tôi:

-Tưởng mày cũng biết tí ti chứ!

-Biết gì? Tôi giả mù sa mưa.

-Thì tình hình chính trị chớ còn gì?

-Thế mày tưởng thằng Phùng nó nói thật hả?

Nhật cười cợt:

-Đừng quên anh em nghe Thăng!

-Cái gì? Tôi hỏi lại và bật cười.

Bạn tôi thực sự là những tên đùa dai. Những lời chòng ghẹo của chúng làm tôi nhớ lại hôm gặp ông bà Phan. Đó lần duy nhất tôi gặp ông Phan. Ông quá bận rộn đến nỗi câu chuyện mà ông hứa sẽ nói với tôi vẫn còn nguyên trong bóng tối. Tôi cũng không quên những câu hỏi của bà Phan trong bữa cơm. Bà tấn công tôi với mục đích gì? Tại sao Uyên bật lên tiếng kêu ở cuối bữa cơm? Có phải nàng muốn ngăn chận những câu hỏi kế tiếp của bà Phan? Và tôi làm sao quên được lần hôn Uyên. Đôi môi nàng nóng bỏng nhưng còn do dự ngập ngừng và mái tóc dài của nàng che phủ mặt mũi tôi tỏa xuống một mùi hương kỳ diệu của một thân thể trẻ trung tràn trề nhựa sống.

Kỳ 34

Nhật chưa kịp trả lời câu hỏi của tôi, thì Đình, Tâm đã cùng nữ chủ nhân kéo đến.

Nhà văn nữ chìa ly rượu trên tay cho tôi:

-Xin lỗi anh Nhật nhé! Tôi muốn mời anh Thăng thử chút Ngũ Gia Bì này!

-Bà ơi! Bà mời rượu thằng này chẳng khác nào mời thằng Tây húp nước mắm!

-Vậy là anh Thăng không biết uống rượu?

-Đúng! Bà đưa cho tôi. Tôi mới là connoisseur chính cống! Nhật cầm lấy ly rượu.

-Anh Thăng không có ý kiến? Nữ chủ nhân hỏi.

-Đừng hỏi ý kiến của một người không bao giờ có ý kiến! Đình chận lời.

-Cám ơn! Tôi giật ly rượu trên tay Nhật và hớp một ngụm. Chất cay muốn xé cổ. Tôi chuyền ly cho Nhật. Anh ngửa cổ nốc cạn.

-Ngon tuyệt! Nhật chùi mép khen.

Nhà văn nữ hỏi tôi:

-Thế còn anh Thăng? Anh thấy thế nào?

-Cay! Với tôi, rượu không có mùi vị nào khác ngoài vị cay! Rất đắng cay!

-Nó đang đau khổ vì tình, nên rượu vào chỉ có đắng cay! Tâm thêm.

-Tôi có nghe chuyện tình của anh Thăng. Có lẽ tôi sẽ viết một truyện về anh, anh Thăng ạ! Nhà văn nữ hơi phô trương.

-Cám ơn lòng tốt bà chị. Tài năng như bà chị mà viết truyện tình của tôi thì phí phạm quá!

-Đừng mỉa mai tôi, ông bạn! Rồi có lúc ông sẽ đọc truyện về ông trên những dòng chữ của tôi! Nữ chủ nhân không phải tay vừa.

-Chào!

Tôi ngồi lại một mình với Nhật. Tôi không biết làm gì. Mọi người chia ra từng nhóm nhỏ. Tuấn-luật sư vẫn là người to tiếng nhất. Tôi hỏi Nhật khi thấy anh thừ người trên ghế như đang lo nghĩ điều gì.

-Ông Phan là người như thế nào?

Nhật nhìn thẳng vào mắt tôi nghi ngờ. Có lẽ anh nghĩ là tôi hỏi đố anh. Tuy vậy sau cùng Nhật vẫn lên tiếng nói về ông Phan theo cách hiểu biết của anh. Theo Nhật, ông Phan là một tay hiếm hoi trong những người làm chính trị chuyên nghiệp.

-Một tay thủ đoạn, một kẻ tà đạo trong chính trường.

Nhật nói như vậy. Ông Phan tốt nghiệp khóa sĩ quan trường võ bị Dar-el-Beida năm mới hai mươi mốt tuổi, tham gia nhiều trận đánh trong quân đội Pháp. Khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, ông mang cấp bậc trung tá. Người ta nói trong đoàn quân trở về tiếp thu Paris, ông Phan có mặt trong đội danh dự. Nhờ vết thương trong trận Normandie, ông Phan xin giải ngũ, xuống Toulouse mở một tiệm ăn Việt Nam.

Năm 1954, khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và Hà Nội rơi vào tay cộng sản, ông Phan sang lại tiệm ăn ở Toulouse cho một người đồng hương, trở lại Sài Gòn. Người ta thấy ông Phan có mặt trong những buổi tiếp tân quan trọng. Vai trò của người Pháp sắp hết trên bán đảo Đông Dương, ông Phan là người biết rõ điều ấy, nhưng ông vẫn đi lại với Tướng Michel Nguyễn “có vợ đầm, quốc tịch Pháp và là con trai của Đốc Phủ Sứ Maurice Nguyễn” trong chức vụ tổng Tham mưu trưởng quân đội. Ông Phan cũng liên hệ đến nhân vật Sáu Cận, người cầm đầu Bình Xuyên và tin tức báo chí còn cho thấy ông Phan dành nhiều buổi nói chuyện với Đức Hộ Pháp... Sau cùng khi những khuôn mặt này không còn chỗ đứng trong chính trường miền Nam, người ta thấy ông Phan lui tới với ông Cương “em trai của vị tổng thống đầu tiên ở Việt Nam” và uống rượu với Đại Sứ Hoa Kỳ Amberley. Người ta đồn lúc này bà An Hạ, vợ của ông Cương, là tình nhân của Tướng Trần, nhưng nguồn tin thân cận thì nói rằng ông Phan mới là người tình thực sự của người đàn bà lừng lẫy này. Khi bà An Hạ đi Pháp tẩy độc dư luận sau vụ tự thiêu của một hòa thượng, người ta thấy ông Phan có mặt bên cạnh bà đệ nhất phu nhân ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Kỳ 35

Sau đó ông biến mất một thời gian. Người ta nói tổng thống Hoa Kỳ đón ông sang Mỹ ngay khi cử ông Fullerton, nhà ngoại giao và cũng là tay bỉnh bút cừ khôi của tờ Le Monde Diplomatique Pháp đến Việt Nam làm đại sứ.

Sự có mặt của ông Fullerton kéo theo sau đó sự sụp đổ của anh em ông Cương... ông Phan là người luôn luôn chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo nhà nghề. Ông không ngừng học hỏi nghệ thuật lãnh đạo và chủ nghĩa quyền thuật trong các tác phẩm lớn của nhân loại, điều mà trước kia do khả năng văn hóa kém đã không cho phép ông thực hiện được. Ông đã tự học - ngoài tiếng Pháp và tiếng mẹ đẻ - Anh, Tây Ban Nha và Hoa ngữ. Ông nói khá thành thạo tất cả những ngôn ngữ này. Châm ngôn của ông là -Si vis non vobis,- nghĩa là -ở với họ nhưng không theo họ.- Với một bề ngoài xuề xòa, ông Phan là người đòi hỏi kẻ khác nhiều đức tính mà không phải ai cũng có thể có. Ít ai đoán được ông Phan sẽ làm gì sau cái bắt tay thân mật và nồng nhiệt của ông. Ông luôn luôn rào đắp quanh ông những cạm bẫy. Ông muốn làm sụp ai kẻ ấy trước sau sẽ sụp. Điều đặc biệt cái bẫy của ông Phan là một khi đã sụp thì khó mà ngóc dậy được...

Nhật nói về ông Phan như nói về một nhân vật tiểu thuyết của anh. Sự mô tả của Nhật làm cho hình ảnh ông Phan trong tôi mỗi lúc một rõ nét hơn.

-Nhưng ông ấy có phải là một người giỏi không?

Nhật cười:

-Thế nào là một người giỏi?

-Ông Phan có phải là một chính trị gia giỏi không?

-Chính trị đòi hỏi thủ đoạn, liều lĩnh và máu lạnh. Ông Phan có đủ những thứ ấy!

Tôi ngó chăm vào mặt Nhật:

-Mày không ưa ông Phan?

Nhật cười giòn:

-Tại sao mày bắt tao ưa hay không ưa một người chẳng có liên hệ đến tao? Mày nên dành câu hỏi ấy cho chính mày mới phải!

Ừ, mà tôi yêu hay ghét ông Phan vậy? Có lúc tôi thấy tôi ghét ông, ghét cái khuôn mặt mập tròn của ông, ghét những ngón tay ú nhão rịn mồ hôi trong tay tôi, ghét cái hung bạo người ta nói về ông... Nhưng cũng có lúc tôi thích ông... Sự cố gắng cực kỳ khó khăn của ông để làm thành một con người khác. Một tình cảm vô thức nào đó trong tôi nói với tôi rằng ông là mẫu người mà tôi tìm kiếm, khát khao được gặp và đã tìm thấy. Dù sao tôi muốn chấm dứt câu chuyện về ông Phan.

-Thôi không phải nói chuyện ông Phan nữa!

Nhật cười:

-Bây giờ làm báo mà không nói về ông Phan thì coi như không biết làm báo!

Tôi đứng dậy, trả ly rượu trên bàn, đột nhiên nhận ra suốt buổi chiều hôm nay mình đã không đốt một điếu thuốc nào. Tôi hỏi Nhật:

-Mày còn thuốc?

Nhật đang vò bao thuốc không trên tay giơ lên cao cười cười.

-Thiệt là vô duyên. Tôi nói:

-Thôi về đây!

-Chưa về được đâu! Nữ chủ nhân chận tôi:

-Phải nghe anh Giang hát một ca khúc mới nhất của anh ấy đã! Cái ông Thăng này!

-Ngồi xuống đây đi ông nội! Nhật đè vai tôi xuống.

Người ta đã mang cây tây ban cầm ra cho Giang. Tôi thấy anh sửa lại gọng kính đang bị tụt xuống sống mũi. Anh so dây, đầu cúi thấp, nhưng mặt hơi nghểnh lên, tai trái nghiêng xuống thùng đàn lắng nghe âm thanh phát ra từ những sợi dây đồng.

Cả phòng bỗng im lặng.

Âm nhạc anh làm tôi nhớ Quỳnh, vô cùng nhớ Quỳnh...

Nhưng những gì Nhật vừa nói về ông Phan làm tôi lo nghĩ hơn. Nỗi ám ảnh về con người ấy to lớn đến nỗi tôi thấy mình như đang bị bạn bè cô lập. Có thật là ông Phan muốn gặp tôi? Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi? Sự thật tôi muốn gì nơi ông?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11332)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10925)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13130)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11035)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13342)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12504)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12604)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11974)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15055)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11754)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10713)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10963)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11167)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9995)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11443)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11177)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13878)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10805)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11467)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10257)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12805)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12055)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18023)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12944)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11768)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 12016)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12242)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13093)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12521)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12391)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19096)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12847)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11787)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11601)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12212)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12231)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12211)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12146)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12333)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11837)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13252)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11275)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12338)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11413)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13323)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11075)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 13009)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11808)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12962)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17857)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...