1:23 CH
Thứ Tư
1
Tháng Năm
2024

NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY KỲ 34-35 - NGUYỄN XUÂN HOÀNG

02 Tháng Sáu 20146:26 CH(Xem: 10730)

Kỳ 33

Thật ra, khi viết tập tiểu luận này, Trọng hoàn toàn đứng trên quan điểm duy vật biện chứng có cải đổi nhẹ đi một chút. Dù sao vẫn là lấy chính trị đè bẹp văn chương.

Tôi nói với hắn rằng nhìn ngắm một tác phẩm văn học nghệ thuật tiên quyết là nhìn ngắm bằng con mắt thẩm mỹ học trước khi nhìn ngắm dưới khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội hay đạo đức. Một cái nhìn văn chương có tính cách gượng ép và đàn áp như vậy là một cái nhìn cận thị trí thức, khiến cho người có đôi mắt ấy trở nên một quái nhân với “chiếc đầu” to nhưng “trái tim” teo.

Tất nhiên không ai chịu nổi một bài thơ ca ngợi trăng sao và tình ái đăng trên một tạp chí xuất bản tại thành phố vừa mới qua một trận thiên tai kéo theo cái chết của hàng chục ngàn con người và hàng ngàn gia đình không chốn nương thân. Cái thứ thơ thẩn ấy cũng nên đem chôn sống đi là vừa. Thế nhưng, tôi cũng không ưa những kẻ bạ đâu cũng bô bô cái miệng lập trường quan điểm. Những kẻ chuyên gán ghép để buộc tội kẻ khác, lên án kẻ này, người nọ, thường là những kẻ đang có trong cơ thể hắn đúng thứ bệnh tật đó, nếu không muốn nói hắn là kẻ yếu đuối và thiếu bản lĩnh. Cái điệu bộ trịnh trọng của bọn này làm tôi chết cười.

Phùng, hơn ai hết, biết rõ điều này nơi tôi. Tôi không hiểu tại sao bạn ta lại đặt cho ta một câu hỏi quái đản như thế? Tôi hỏi lại Phùng:

-Tại sao? Tao tưởng dạo này mày bắt đầu quan tâm tới đời sống chính trị rồi chớ?

Phùng vất mẩu thuốc hút dở xuống bàn - hắn luôn luôn làm như vậy dù trước mặt hắn có cái gạt tàn, bởi vì theo hắn cả cái xã hội này đã là cái gạt tàn lớn thì điếu thuốc hay tro thuốc bỏ đâu mà chẳng được.

-Nghe nói mày vẫn đều đặn trình diện ông Phan mà!

-Đừng có móc bạn! Từ thì tao có gặp ông Phan. Nhưng đã sao?

-Đó! Vấn đề là ở chỗ đó! Ông Phan không phải đang là người tạo thời cuộc sao? Không phải ông Phan đang chuẩn bị để làm người số một hay sao? Cái quyền lực trong tay ông Phan hiện chưa tới nhưng chẳng phải là một quyền lực “diều gặp gió” hay sao?

Nghĩ là tôi giận vì thấy tôi vẫn làm thinh, Phùng đùa:

-Chứng chỉ Triết Tây của cô Uyên do ông Phùng phụ trách, còn chứng chỉ Tình Yêu do ông Thăng đảm nhiệm nhé!
Nói xong, Phùng xô ghế đứng dậy, sửa lại gọng kính nâu tụt trên sống mũi, kẹp cuốn sách vào nách.

-Đùa chơi tí, đừng cáu nghe bạn!

-Sư mày! Đồ triết gia điên khùng!

-Thôi, để tao đến chào chủ nhân cái rồi dọt!

Phùng đi, nhưng Nhật vẫn không buông tôi:

-Tưởng mày cũng biết tí ti chứ!

-Biết gì? Tôi giả mù sa mưa.

-Thì tình hình chính trị chớ còn gì?

-Thế mày tưởng thằng Phùng nó nói thật hả?

Nhật cười cợt:

-Đừng quên anh em nghe Thăng!

-Cái gì? Tôi hỏi lại và bật cười.

Bạn tôi thực sự là những tên đùa dai. Những lời chòng ghẹo của chúng làm tôi nhớ lại hôm gặp ông bà Phan. Đó lần duy nhất tôi gặp ông Phan. Ông quá bận rộn đến nỗi câu chuyện mà ông hứa sẽ nói với tôi vẫn còn nguyên trong bóng tối. Tôi cũng không quên những câu hỏi của bà Phan trong bữa cơm. Bà tấn công tôi với mục đích gì? Tại sao Uyên bật lên tiếng kêu ở cuối bữa cơm? Có phải nàng muốn ngăn chận những câu hỏi kế tiếp của bà Phan? Và tôi làm sao quên được lần hôn Uyên. Đôi môi nàng nóng bỏng nhưng còn do dự ngập ngừng và mái tóc dài của nàng che phủ mặt mũi tôi tỏa xuống một mùi hương kỳ diệu của một thân thể trẻ trung tràn trề nhựa sống.

Kỳ 34

Nhật chưa kịp trả lời câu hỏi của tôi, thì Đình, Tâm đã cùng nữ chủ nhân kéo đến.

Nhà văn nữ chìa ly rượu trên tay cho tôi:

-Xin lỗi anh Nhật nhé! Tôi muốn mời anh Thăng thử chút Ngũ Gia Bì này!

-Bà ơi! Bà mời rượu thằng này chẳng khác nào mời thằng Tây húp nước mắm!

-Vậy là anh Thăng không biết uống rượu?

-Đúng! Bà đưa cho tôi. Tôi mới là connoisseur chính cống! Nhật cầm lấy ly rượu.

-Anh Thăng không có ý kiến? Nữ chủ nhân hỏi.

-Đừng hỏi ý kiến của một người không bao giờ có ý kiến! Đình chận lời.

-Cám ơn! Tôi giật ly rượu trên tay Nhật và hớp một ngụm. Chất cay muốn xé cổ. Tôi chuyền ly cho Nhật. Anh ngửa cổ nốc cạn.

-Ngon tuyệt! Nhật chùi mép khen.

Nhà văn nữ hỏi tôi:

-Thế còn anh Thăng? Anh thấy thế nào?

-Cay! Với tôi, rượu không có mùi vị nào khác ngoài vị cay! Rất đắng cay!

-Nó đang đau khổ vì tình, nên rượu vào chỉ có đắng cay! Tâm thêm.

-Tôi có nghe chuyện tình của anh Thăng. Có lẽ tôi sẽ viết một truyện về anh, anh Thăng ạ! Nhà văn nữ hơi phô trương.

-Cám ơn lòng tốt bà chị. Tài năng như bà chị mà viết truyện tình của tôi thì phí phạm quá!

-Đừng mỉa mai tôi, ông bạn! Rồi có lúc ông sẽ đọc truyện về ông trên những dòng chữ của tôi! Nữ chủ nhân không phải tay vừa.

-Chào!

Tôi ngồi lại một mình với Nhật. Tôi không biết làm gì. Mọi người chia ra từng nhóm nhỏ. Tuấn-luật sư vẫn là người to tiếng nhất. Tôi hỏi Nhật khi thấy anh thừ người trên ghế như đang lo nghĩ điều gì.

-Ông Phan là người như thế nào?

Nhật nhìn thẳng vào mắt tôi nghi ngờ. Có lẽ anh nghĩ là tôi hỏi đố anh. Tuy vậy sau cùng Nhật vẫn lên tiếng nói về ông Phan theo cách hiểu biết của anh. Theo Nhật, ông Phan là một tay hiếm hoi trong những người làm chính trị chuyên nghiệp.

-Một tay thủ đoạn, một kẻ tà đạo trong chính trường.

Nhật nói như vậy. Ông Phan tốt nghiệp khóa sĩ quan trường võ bị Dar-el-Beida năm mới hai mươi mốt tuổi, tham gia nhiều trận đánh trong quân đội Pháp. Khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, ông mang cấp bậc trung tá. Người ta nói trong đoàn quân trở về tiếp thu Paris, ông Phan có mặt trong đội danh dự. Nhờ vết thương trong trận Normandie, ông Phan xin giải ngũ, xuống Toulouse mở một tiệm ăn Việt Nam.

Năm 1954, khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và Hà Nội rơi vào tay cộng sản, ông Phan sang lại tiệm ăn ở Toulouse cho một người đồng hương, trở lại Sài Gòn. Người ta thấy ông Phan có mặt trong những buổi tiếp tân quan trọng. Vai trò của người Pháp sắp hết trên bán đảo Đông Dương, ông Phan là người biết rõ điều ấy, nhưng ông vẫn đi lại với Tướng Michel Nguyễn “có vợ đầm, quốc tịch Pháp và là con trai của Đốc Phủ Sứ Maurice Nguyễn” trong chức vụ tổng Tham mưu trưởng quân đội. Ông Phan cũng liên hệ đến nhân vật Sáu Cận, người cầm đầu Bình Xuyên và tin tức báo chí còn cho thấy ông Phan dành nhiều buổi nói chuyện với Đức Hộ Pháp... Sau cùng khi những khuôn mặt này không còn chỗ đứng trong chính trường miền Nam, người ta thấy ông Phan lui tới với ông Cương “em trai của vị tổng thống đầu tiên ở Việt Nam” và uống rượu với Đại Sứ Hoa Kỳ Amberley. Người ta đồn lúc này bà An Hạ, vợ của ông Cương, là tình nhân của Tướng Trần, nhưng nguồn tin thân cận thì nói rằng ông Phan mới là người tình thực sự của người đàn bà lừng lẫy này. Khi bà An Hạ đi Pháp tẩy độc dư luận sau vụ tự thiêu của một hòa thượng, người ta thấy ông Phan có mặt bên cạnh bà đệ nhất phu nhân ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Kỳ 35

Sau đó ông biến mất một thời gian. Người ta nói tổng thống Hoa Kỳ đón ông sang Mỹ ngay khi cử ông Fullerton, nhà ngoại giao và cũng là tay bỉnh bút cừ khôi của tờ Le Monde Diplomatique Pháp đến Việt Nam làm đại sứ.

Sự có mặt của ông Fullerton kéo theo sau đó sự sụp đổ của anh em ông Cương... ông Phan là người luôn luôn chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo nhà nghề. Ông không ngừng học hỏi nghệ thuật lãnh đạo và chủ nghĩa quyền thuật trong các tác phẩm lớn của nhân loại, điều mà trước kia do khả năng văn hóa kém đã không cho phép ông thực hiện được. Ông đã tự học - ngoài tiếng Pháp và tiếng mẹ đẻ - Anh, Tây Ban Nha và Hoa ngữ. Ông nói khá thành thạo tất cả những ngôn ngữ này. Châm ngôn của ông là -Si vis non vobis,- nghĩa là -ở với họ nhưng không theo họ.- Với một bề ngoài xuề xòa, ông Phan là người đòi hỏi kẻ khác nhiều đức tính mà không phải ai cũng có thể có. Ít ai đoán được ông Phan sẽ làm gì sau cái bắt tay thân mật và nồng nhiệt của ông. Ông luôn luôn rào đắp quanh ông những cạm bẫy. Ông muốn làm sụp ai kẻ ấy trước sau sẽ sụp. Điều đặc biệt cái bẫy của ông Phan là một khi đã sụp thì khó mà ngóc dậy được...

Nhật nói về ông Phan như nói về một nhân vật tiểu thuyết của anh. Sự mô tả của Nhật làm cho hình ảnh ông Phan trong tôi mỗi lúc một rõ nét hơn.

-Nhưng ông ấy có phải là một người giỏi không?

Nhật cười:

-Thế nào là một người giỏi?

-Ông Phan có phải là một chính trị gia giỏi không?

-Chính trị đòi hỏi thủ đoạn, liều lĩnh và máu lạnh. Ông Phan có đủ những thứ ấy!

Tôi ngó chăm vào mặt Nhật:

-Mày không ưa ông Phan?

Nhật cười giòn:

-Tại sao mày bắt tao ưa hay không ưa một người chẳng có liên hệ đến tao? Mày nên dành câu hỏi ấy cho chính mày mới phải!

Ừ, mà tôi yêu hay ghét ông Phan vậy? Có lúc tôi thấy tôi ghét ông, ghét cái khuôn mặt mập tròn của ông, ghét những ngón tay ú nhão rịn mồ hôi trong tay tôi, ghét cái hung bạo người ta nói về ông... Nhưng cũng có lúc tôi thích ông... Sự cố gắng cực kỳ khó khăn của ông để làm thành một con người khác. Một tình cảm vô thức nào đó trong tôi nói với tôi rằng ông là mẫu người mà tôi tìm kiếm, khát khao được gặp và đã tìm thấy. Dù sao tôi muốn chấm dứt câu chuyện về ông Phan.

-Thôi không phải nói chuyện ông Phan nữa!

Nhật cười:

-Bây giờ làm báo mà không nói về ông Phan thì coi như không biết làm báo!

Tôi đứng dậy, trả ly rượu trên bàn, đột nhiên nhận ra suốt buổi chiều hôm nay mình đã không đốt một điếu thuốc nào. Tôi hỏi Nhật:

-Mày còn thuốc?

Nhật đang vò bao thuốc không trên tay giơ lên cao cười cười.

-Thiệt là vô duyên. Tôi nói:

-Thôi về đây!

-Chưa về được đâu! Nữ chủ nhân chận tôi:

-Phải nghe anh Giang hát một ca khúc mới nhất của anh ấy đã! Cái ông Thăng này!

-Ngồi xuống đây đi ông nội! Nhật đè vai tôi xuống.

Người ta đã mang cây tây ban cầm ra cho Giang. Tôi thấy anh sửa lại gọng kính đang bị tụt xuống sống mũi. Anh so dây, đầu cúi thấp, nhưng mặt hơi nghểnh lên, tai trái nghiêng xuống thùng đàn lắng nghe âm thanh phát ra từ những sợi dây đồng.

Cả phòng bỗng im lặng.

Âm nhạc anh làm tôi nhớ Quỳnh, vô cùng nhớ Quỳnh...

Nhưng những gì Nhật vừa nói về ông Phan làm tôi lo nghĩ hơn. Nỗi ám ảnh về con người ấy to lớn đến nỗi tôi thấy mình như đang bị bạn bè cô lập. Có thật là ông Phan muốn gặp tôi? Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi? Sự thật tôi muốn gì nơi ông?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2013(Xem: 13583)
Xin chào Pleiku, Kontum và Buôn Mê Thuột thân quen! Cho dù mai sau không có dịp về thăm Đất Cao nguyên nữa, tôi vẫn canh cánh bên lòng Món Nợ Cao Nguyên
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13826)
Thời con gái bao giờ cũng đẹp, nhưng tuổi già của mình bây giờ cũng đẹp, cũng hạnh phúc vì cả hai đứa vẫn còn hai cái đuôi. Dù bao gian khổ vẫn hảnh diện và sung sướng bị mình kềm kẹp cho tới bây giờ.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 14598)
Tay ôm poster ghi tên của Bảo, Bác Nhơn nở nụ cười tươi tựa trẻ thơ, nồng nhiệt cổ vũ cho đoàn diễn hành Hướng Đạo có đứa cháu Ngoại yêu dấu của mình.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13684)
dáng điệu dịu dàng của cô gái Pleiku đang loay hoay chuẩn bị cho một ngày mới, “ Giã Từ Pleiku ” của “ còn chút gì để nhớ, để quên …”
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13970)
Một giấc mơ làm tôi không ngủ lại được, tôi lại thức và suy nghĩ viễn vông. Cái gì đến sẽ đến, ai cũng có một lần đến bên bờ sinh tử. Hãy sống cho vui mỗi ngày
18 Tháng Ba 2013(Xem: 15146)
Tất cả những bài thơ trong ba thi tập là những bức tranh sống động có màu sắc lẫn âm thanh, giúp cho người đọc thưởng ngoạn được tất cả những vẻ đẹp, những lời thơ hồn hậu của tác giả
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13278)
Thời Thơ Dại! Ôi! Thời của vô tư, của hành động mà không cần so đo tính toán! Ai cũng đều qua Thời Thơ Dại của riêng mình mà mỗi khi có dịp nhớ lại đều thấy vui buồn lẫn lộn.
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13014)
trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.
10 Tháng Ba 2013(Xem: 14682)
Hội ái hữu Biên Hòa California được chấn chỉnh và thành lập với bao tâm huyết của đồng hương nặng tình xứ Bưởi đã bước qua nhiệm kỳ thứ hai.
08 Tháng Ba 2013(Xem: 13384)
Hôm qua tôi đã nhận rất nhiều lời chúc của bạn bè, con, cháu, học trò ,thân hữu. Tôi hạnh phúc vô cùng vì mình vẫn có được nhiều người quan tâm và thương mến.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14014)
trân trọng cãm tạ hai anh Thiếu Tá Hoàng Ngọc Liên và Hoàng Thọ(mà tôi chưa bao giờ gặp). lời cãm tạ chân thành trong tình nghĩa của một thời chiến đấu bảo vệ HÒA BÌNH và TỰ DO cho quê hương.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14637)
nhiều người đã bỏ xứ ra đi như tôi, lấy xứ người làm quê hương thứ hai của mình. Có lẻ cuối đời, tro bụi của tôi sẽ bay trong trong gió nơi xứ người.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 11898)
Cho đến giờ này họ vẫn đang ở nơi rừng sâu núi thẩm hay tại vùng biển khơi dậy sóng! Không có đền đài lăng tẩm nào cao quý, giá trị và vĩnh cửu hơn lòng dân đâu.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 17718)
ường như đến tuổi xế chiều, nôm na là gần xuống lỗ, người ta dường như nuối tiếc kỷ niệm của ngày xưa.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 13891)
Xin được một lời cám ơn trường lớp, cám ơn Thầy Cô đã hun đúc và dạy dổ chúng tôi nên người, biết sống với tha nhân, biết quý vốn quý nhất trên đời ... TÌNH BẠN
01 Tháng Ba 2013(Xem: 13015)
Chút tình trong thơ văn Trần Kiêu Bạc không những chỉ được gói ghém qua tình mẹ, làng quê trong thơ anh vẫn canh cánh bên lòng về nơi có một thời gian anh đã sống
01 Tháng Ba 2013(Xem: 12829)
Nhà tôi bước đi; tôi nhìn kỹ hai gót chân. Cũng có những vết nứt vì bùn phèn như hai gót chân của chị Lý.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 12620)
anh là một người lính đã hiên ngang bảo vệ quê nhà. Tạ ơn đất nước, tri ân những người lính là săn sóc cho anh thật chu đáo, cho anh có chỗ dựa tinh thần để anh đi hết đoạn đường đời.
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14495)
Từ hôm đó, mỗi lần có những điều không như ý, tôi vẫn nhớ lại lời Cô Hiệu trưởng thời Tiểu học : "Sao lại buồn, phải vui mới đúng..." vì có như vậy tôi mới trân quý thời thơ dại
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14175)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa
17 Tháng Hai 2013(Xem: 13639)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
16 Tháng Hai 2013(Xem: 19402)
Cái phận đi cày thì giờ không có nhiều tui đành âm thầm leo lên xe mà lạng qua lạng lại cho tới phi trường để kịp chuyến bay về nhà. Trong xe buồn lặng câm
13 Tháng Hai 2013(Xem: 13834)
ta sẽ gặp những bạn đồng hành để chia sẻ khó khăn của tâm hồn hay khó khăn của ngoại cảnh. Để cùng nhau thấy cái sinh thành của cuộc đời. Để có lúc chia tay ở ngả ba đường.
09 Tháng Hai 2013(Xem: 18290)
ôi nhìn thấy hai Nàng trần truồng năm tôi 10 tuổi, năm tôi 17 tuổi. Hôm này - một chiều đầu năm 2013 - tuổi Đời Tôi Tám Bó, khi viết những dòng chữ này..
07 Tháng Hai 2013(Xem: 14116)
Cái mùi Tết đã mang đến cho anh chị em tôi được hưởng đủ đầy tròn vẹn bao nhiêu mùa Tết chúng tôi có được trong đời… mãi cho đến bây giờ, ba má tôi đã thật sự đi xa…
04 Tháng Hai 2013(Xem: 13506)
Kính chúc quý đồng hương và thân hữu, toàn thể gia đình một năm Qúy Tỵ 2013 An vui + Mạnh khỏe + Hạnh phúc.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 14618)
Biết đến bao giờ, quê hương kia sẽ có được những ngày vui thật sự? Biết đến bao giờ người người sẽ cùng chia sẻ, thương xót và giúp đỡ lẫn nhau?
02 Tháng Hai 2013(Xem: 16142)
Mùa Xuân về tôi xin được thả bay tới tất cả mọi người chùm bóng xanh lơ màu hy vọng, cầu chúc cho tất cả được nhiều sức khỏe, may mắn và an vui.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 14946)
kính chúc Quý Bạn Hữu, Quý Đồng Hương và Gia Quyến những ngày Xuân Hạnh Phúc và Một Năm Mới An Lành, Thịnh Vượng
01 Tháng Hai 2013(Xem: 13490)
Nhìn bóng dáng sau lưng 2 đứa con, đứa 14 đứa 12 đang từng bước nặng nề ra đường phố khi bóng đêm vừa buông xuống, lòng người mẹ quặn đau, từng cơn thắt chặt lại
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 36307)
xin kính dâng hồn thiêng Nguyễn Hoàng Hải, nhà thơ nổi tiếng xứ Bưởi với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên và Tôn Thất Tiến, một nghệ sĩ tài hoa, một thời nổi tiếng về ngón đàn và tiếng hát
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 15844)
Là đồng hương và thân hữu Biên Hòa chúng ta không thể thờ ơ, hãy cùng nhau góp bàn tay yểm trợ: ủng hộ Đặc san Xuân và ghi danh tham dự TẤT NIÊN BIÊN HÒA
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 15001)
Nhìn gương mặt hớn hở của Chi giữa rừng hoa bạt ngàn, anh có cảm tưởng như mùa Xuân đã tới.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 13999)
Bài học vỡ lòng sao cao đẹp quá, cho cô giáo và những đứa trẻ ngây thơ. Từ đó tôi tin rằng tiếng Việt tiếng mẹ đẻ của tôi sẽ không bao giờ mất.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 15380)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ muà xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 18125)
Hy vọng ai đó sẽ có đủ tiền mà làm một cái cửa sổ nhỏ đón chút nắng mùa Xuân cuối đời. Một đời đã có bao lần hiên ngang với nắng trong tim.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 13355)
Tôi nhắm mắt lại, hít một hơi dài và như đang ngửi thấy mùi vị của mâm cơm tất niên dâng cúng gia tiên, má tôi đứng chắp tay lâm râm khấn vái cầu phúc với đất trời.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 19896)
chữ Bé ơi là tín hiệu duy nhất tôi nhận được từ anh ta.Cũng từ dạo đó tôi đã bắt đầu mơ mộng và không còn chăm chỉ học hành như trước nữa...
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 15689)
Rồi tin yêu thắp sáng những vì sao" . . . và vẫn ca tụng tình yêu một cách tuyệt đối " Yêu đương chỉ có một lần, Một lần cũng đáng đem dâng cả đời
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 23828)
Nỗi bất hạnh của các anh em thương phế binh sau biến cố 75 không biết cuộc đời mình sẽ về đâu? Cuộc sống thế nào khi thân thể không còn nguyên vẹn
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 17428)
Nhưng mà tui đâu có ngán, dân chơi Biên Hùng mà! Tui ngó quanh cái tủ một hồi chẳng có ra được một câu nào nghe cho đặng bèn ngước lên trên đầu tủ nhìn bà Nội
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14173)
Tẩt niên, đồng hương Biên Hòa tưởng nhớ đến một người dân Biên Hòa, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, quả cũng là điều chúng ta nên đến tham dự hỗ trợ.
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14125)
Vậy mời bạn hãy làm quen với nhà thơ Thái Thụy Vy qua CD “Hoa Tím Niềm Riêng” để xem mình có “niềm chung” với nhà thơ không nhé!
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 15027)
Người Việt Nam, dù ở trong nước hay sống xứ ngoài, hằng ngày đều nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ, dạy con cháu luân thường đạo lý, chớ nên quên ơn người đã có công giúp mình, chấn hưng nền văn hóa nước nhà, mà hiện nay vẫn còn thọ hưởng
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18975)
Tôi yêu ngôi trường Trung học đầu đời, yêu cái giếng quận và yêu cây me đứng quạnh hiu cuối trường. Cây me đó đã chứng kiến biết bao thế hệ học trò
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 18607)
bến xưa hạt cát vẫn chờ Gầy xương khóc nắng bên bờ đơn côi Sóng nào trả bạn cho tôi Chiều xa biển lạ hẳn ngồi nhớ mưa
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17605)
ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...
03 Tháng Giêng 2013(Xem: 12818)
Qua lăng kính trên, người ta thấy nhà thơ Thái Thụy Vy - bút hiệu của Đỗ Khoa Luật - đã thành công trong cả ba tác phẩm của mình, đã đưa người đọc hòa theo nhịp tim của tác giả
31 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14129)
Mất mẹ Mõi mòn nhớ mẹ đau suốt đời Ai còn mẹ Xin đừng làm mẹ khóc
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13534)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật. Chúng ta mặc dù xa quê hương nhưng chưa lúc nào quên đất nước.