BLACK PANTHER: THIẾT GIÁP TỐI TÂN CỦA NAM HÀN
XK2
Black Panther (K2) hiện nay là một trong những mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Hàn Quốc. Mẫu xe tăng này được Cơ quan phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) chế tạo dựa trên những công nghệ nội địa và tiếp nhân kỷ thuật của nước ngoài.
Tổng chi phí cho dự án chế tạo loại xe tăng này trong vòng 11 năm (1995-2006) lên tới 230 triệu USD. Giới quân sự Hàn Quốc cho biết, K2 Black Panther sẽ là thế hệ xe
tăng thay thế cho loạt tăng chiến đấu chủ lực
K1 đã lạc hậu.
Quân đội Hàn Quốc dự trù sẽ sản xuất 680 chiếc X2 Black Panther, bắt đầu từ năm 2011 khi “Báo đen”
được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Tiến trình phát triển
Hàn Quốc hiện có 2 loại xe tăng K1 và
K1A1
có thể được coi là đối thủ xứng tầm của các loại xe tăng Triều Tiên. Tuy nhiên, ngay từ năm 1995, Hàn Quốc đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo loại xe tăng mới nhằm thay thế cho K1 và K1A1. Đặc biệt, Hàn Quốc có tham vọng tự chế tạo xe tăng để hiện đại hóa quân đội và có thể xuất cãng ra nước ngoài.
Cơ
quan phát triển Quốc phòng là cơ quan được giao nhiệm vụ chế tạo một loại xe tăng chiến đấu chủ lực với những công kỷ nghệ nội địa.
Sau
11 năm nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm, dự án này đã tiêu tốn khoảng 230
triệu USD và cho ra mắt sản phẩm đầu tiên. K2 Black Panther có tỷ lệ nội địa hóa lên tới 90%. Các công ty tham gia chế tạo “Báo đen” gồm có Rotem, Samsung Techwin và World Industries Ace Co.
Ban
đầu K2 có hai mẫu được nghiên cứu phát triển, một với tháp pháo có người điều khiển và còn lại là tháp pháo không có người điều khiển. Tuy
nhiên, phiên bản thứ nhất đã bị loại bỏ và Quân đội Hàn Quốc chỉ chế tạo kiểu thứ hai với tháp pháo có người điều khiển.
Trang bị nguyên bản của K2 là pháo nòng trơn 140 mm Rheinmetall. Nhưng sau đó, các nhà thiết kế đã thay đổi bằng loại pháo 120 mm L55.
Năm
2003, ADD đã cho công bố những bức ảnh và thước phim đầu tiên về K2 Black Panther. Đến 2/3/2007, “Báo đen” chính thức được đưa vào sản xuất tại Changwon.
Khả năng cơ động và tấn công
K2 Black Panther được trang bị động cơ 1.500 mã lực (1.100 kW) của Doosan Infracore Co. và STX Engine Co. chế tạo (động cơ xe tăng K1 có công suất 1.200 mã lực – 890 kW).
Trong
giai đoạn thử nghiệm, K2 từng sử dụng động cơ MTU-890 của nước ngoài sản xuất. Với động cơ 1.500 mã lực, K2 có khả năng di chuyển với tốc độ 70 km/h trên đường bằng và có khả năng duy trì tốc độ gần 50 km/h trong điều kiện địa hình bất lợi.
K2 Black Panther có khả năng tăng tốc từ 0 lên 32 km/h chỉ trong vòng 7 giây.
Động
cơ của K2 được coi là nhỏ gọn nhất so với các động cơ có công suất cùng
loại. Nhờ vậy, các nhà thiết kế có thể lắp đặt thêm một động cơ tuốc bin khí 100 mã lực (75kW) phía bên trái xe với vai trò là động cơ phụ. Điều này giúp K2 tiết kiệm nhiên liệu, giảm độ ồn và mức tản nhiệt.
K2
Black Panther có thể bơi vượt sông có độ sâu 4,1 m bằng cách sử dụng một ống thông hơi đặc biệt. Đây chính là điểm khác biệt lớn so với K1 và
K1A1 bởi 2 mẫu xe tăng này chỉ có thể vượt các con sông có độ sâu dưới 2,2 m.
Ngoài
ra, K2 còn có khả năng vượt chướng ngại vật tuyệt vời khi có thể di chuyển trên đường dốc tới 60 độ và vượt qua vật cản cao 1,3 m.
“Báo
đen” có hỏa lực mạnh với pháo nòng trơn 120 mm, súng máy hạng nặng K-6 12,7 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Chế độ nạp đạn tự động cho phép pháo 120 mm có tốc độ bắn lên tới 15 phát/phút.
Một trong những loại đạn đặc biệt được K2 sử dụng là
KSTAM
(Korean
Smart Top-Attack Munition) với tầm bắn tối thiểu 2 km và tối đa lên đến
8 km. Đạn KSTAM có hệ thống dẫn đường và tránh vật cản riêng với bộ cảm
ứng bức xạ, radar băng tần mm và đầu nổ EFP.
Sau khi bắn ra, đạn KSTAM sẽ được ổn định với 4 cánh trên đuôi và bay thẳng đến khu vực mục tiêu đã tính toán. Khi bay gần đến mục tiêu, một chiếc dù được bung ra giúp viên đạn chuyển động chậm lại và rơi xuống. Trong lúc đó, radar sẽ phát tín hiệu và các cảm ứng có đủ thời gian để tìm kiếm mục tiêu phía dưới. Khi xác định được mục tiêu (cố định hoặc di động), viên đạn sẽ bắt đầu nổ vào trúng “đầu” mục tiêu.
Khả năng linh hoạt đáng kinh ngạc
K2
Black Panther đặc biệt linh hoạt với khả năng “ngồi”, “đứng” và “quỳ” và thậm chí là “cúi đầu” về phía trước với hệ thống chuyển hướng ISU.
Với tư thế “ngồi”, K2 sẽ giảm tối đa tiết diện mặt trước và biến mình thành một mục tiêu thấp, khó phát hiện và khó tiêu diệt hơn.
Trong khi đó, với tư thế “đứng”, K2 có thể nâng gầm cao hơn và giúp vượt địa hình gồ ghề tốt hơn.
Còn tư thế cúi đầu hoặc nghiêng sẽ giúp K2 hỗ trợ cho tháp pháo trong khi ngắm bắn. Hệ thống ổn định thủy lực còn giúp K2 có thể ngắm bắn ổn định trong điều kiện di chuyển với tốc độ cao và ở mọi tư thế.
Cùng
với radar băng tần mm, K2 còn được trang bị các cảm ứng và đo khoảng cách bằng laser cho phép phát giác và tiêu diệt các máy bay chiến đấu bay thấp. Hệ thống kính ngắm nhiệt quang FCS cho phép K2 phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 9,8 km.
K2
còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS và các cảm ứng môi trường bên ngoài nên tổ chiến đấu trong xe có thể nắm chắc địa hình và điều kiện môi trường ngoài xe.
Giáp bảo vệ và khả năng phòng ngự
Để bảo đảm khả năng sống còn trên chiến trường, K2 được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ mềm chống hoả tiển
, 3 thiết bị phát hiện laser từ mọi hướng cho phép xác định kẻ thù tấn công từ hướng nào cũng như các thiết bị theo dỏi radar, laser và gây nhiễu của đối phương.
Lớp
giáp bảo vệ của K2 Black Panther được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp kết hợp với Hệ thống phòng thủ tích cực (ADS) và Lớp giáp phản ứng nổ (ERAB). Bên cạnh đó, K2 còn được trang bị thiết bị tạo khói và hồng ngoại để tăng khả năng phòng thủ.
K2 cũng được trang bị hệ thống Chaff/Flare chống các thiết bị báo động và gây nhiễu radar.
Hệ
thống báo động hoả tiển MAWS với các máy tính tự động phát giác bất kỳ vật thể nào đang bay đến gần xe tăng và kích hoạt hệ thống tạo khói và hồng ngoại làm nhiễu các tín hiệu radar, nhiệt và che khuất tầm nhìn của đối phương.
Ngoài ra, K2 cũng được trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho phép phát giác và tự động dập tắt mọi đám cháy trong xe và được trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại khác.
XEM VIDEO
Gửi ý kiến của bạn