9:46 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Má, Hương Bưởi Quê Nhà - Hát Bình Phương

23 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 22071)

  Má, Hương Bưởi Quê Nhà

 buoi-large-content

 

 Má Hai! Đó là tên gọi thân thương của tôi dành cho người chị cả của ba tôi. Má Hai cùng với bà Nội tôi đã nuôi anh em chúng tôi từ lúc còn nằm nôi cho đến ngày khôn lớn, suốt một quãng đời niên thiếu của thời còn cắp sách.

 Má Hai tôi được sinh ra ở Cù Lao Phố với dòng sông Đồng Nai bao bọc. Suốt một đời bà sống trong ngôi nhà cổ của ông bà để lại và cuối cùng gửi nắm xương tàn trong khu vườn sau, cạnh hàng dừa và những cây bưởi ngọt ngào tình quê hương.

 Khi sinh ra tôi ở Saigon, ba má tôi bận sinh kế nên phải nhờ người vú nuôi hai anh em tôi trong lúc ba má tôi phải đi làm. Má Hai tôi trong một lần đi Saigon để thăm gia đình em trai út, bà không yên lòng khi thấy anh em tôi sống với người vú nuôi ở nhà. Thế là bà quyết định đem hai chúng tôi về Biên Hoà để nuôi.

 Một thân cò lặn lội, bà vừa nuôi mẹ - bà Nội tôi – hai con gái của bà và hai anh em chúng tôi. Nhà không có đàn ông, bà phải đảm đang hết mọi công việc từ lớn đến nhỏ, má Hai tôi cực biết bao nhiêu! Cũng may là hai chị tôi đã lớn nên có thể giúp bà một số việc nhà và phụ chăm sóc chúng tôi. Đến lúc ba má tôi có thêm ba đứa con nữa thì cũng chính tay bà nuôi nấng từ khi mới sinh ra đến lúc học xong trung học. Quả thật má Hai tôi là một người đàn bà tuyệt vời, đảm đang và đầy tình thương yêu.

 Nghe ba tôi kể lại rằng, đã có một thời dượng Hai ở đây vì má Hai vẫn ở với bà Nội. Sau khi các em trai gái đã lập gia đình và ra ở riêng - ba người em ở Saigon và một người em gái lấy chồng Tàu về Macau làm nghề buôn bán - má là con cả nên nhận trách nhiệm nuôi mẹ và thờ cúng ông bà vì ông Nội mất sớm khi người em út là ba tôi mới lập gia đình. Vì việc làm, dượng Hai tôi phải đổi đi nha Trang. Lúc đó bà có hai con đường để lựa chọn: một là theo chồng về Nha Trang, hai là ở lại Biên Hòa với bà Nội tôi. Bà đã chọn con đường thứ hai, nhờ vậy mà chúng tôi mới có diễm phúc được bà nuôi nấng. Sau đó dượng Hai tôi đi nha Trang làm việc và có thêm một người vợ nữa để gần gũi và chăm sóc ông. Lâu lâu ông về lại Biên Hòa để thăm má Hai và các chị của tôi.

 Cuộc đời của má Hai là như thế đó! Tôi khâm phục lòng hiếu thảo và gương hy sinh của bà. Suốt một đời lam lũ vì mẹ già, các em và đàn con cháu. Từng tấc đất, khu vườn, ngôi nhà, cây cối xung quanh đã in dấu tay bà. Con đường từ nhà ra ngõ đã in biết bao nhiêu dấu chân bà, đã bao lần xuôi ngược đi về. Má Hai tôi, hình ảnh bà mẹ miền Nam đã âm thầm sống một cuộc đời chân chất, thật thà nhưng tấm lòng rộng mở nhờ hương vị ngọt ngào của những trái bưởi Biên Hòa bên dòng sông Đồng Nai bao quanh Cù Lao Phố.

 Tôi nhớ về má Hai với những cái Tết tuy không linh đình nhưng rất trang trọng. Bà đã tự tay nấu bánh tét, bánh ít, làm dưa giá thịt kho với nồi khổ qua hầm để cúng đưa đón Ông Bà vào những ngày Tết Nguyên Đán. Tôi còn nhớ như in hình ảnh bà gánh đôi dóng đi tận bên chợ Đồn để mua về những cặp dưa hấu đỏ, quýt tàu, mãng cầu xiêm, đu đủ... nặng kĩu kịt trên vai. Vườn nhà đã có sẵn trái sung, bưởi, dừa... cho mâm trái cây cúng Giao Thừa và chưng trên bàn thờ.

 Bà còn nuôi heo, gà, vịt để làm đám giỗ Ông Bà hàng năm. Vườn rau với đầy đủ các loại rau thơm, hành, ớt, chanh, bạc hà, rau để nấu canh hầu hết đều có trong vườn nhà. Sau ngày Tết, những thức ăn còn thừa bà đã chế biến thành một món “xà bần” mà khi ăn vẫn thấy ngon và lạ miệng. Món ăn nầy có lẽ là món đặc trưng của người dân miền Nam, nói lên đặc tính xuề xòa, tiết kiệm của người đàn bà Nam bộ.

 Còn một món ăn nữa tôi học được từ má Hai, đó là bún xào tiêu. Món ăn nầy đã theo tôi trong những ngày khó khăn nhất của cuộc đời cũng như thời gian ở Mỹ để nhớ về má Hai. Tôi nghĩ đây cũng là một trong những món ăn đơn giản của người dân miền Nam: bún ăn còn thừa đem xào với dầu, tỏi, nước mắm, chút đường và tiêu. Chỉ cần vài phút là đã có một món ăn đơn giản, thơm ngon mà còn có tính tiết kiệm nữa. Tôi đã làm cho các con ăn nhiều lần và giải thích rằng đây là món ăn tuy đơn sơ nhưng đậm đà hương vị quê hương.

Một kỷ niệm mà tôi không thể nào quên là mỗi năm trước khi đưa Ông Táo về Trời, như thông lệ hàng năm, má lo đi dẫy mả ông bà Cố ở tận Bình Tự. Từ sáng sớm, khi mặt trời chưa ló dạng và ánh trăng còn chiếu sáng dưới trời khuya, hai má con đã ra khỏi nhà với cái cuốc nhỏ, cái rựa và một giỏ đệm đựng nhang, đèn, giấy tiền vàng bạc và trái cây để cúng mộ. Má Hai và tôi đi bộ băng qua những cánh đồng đã gặt hái xong chỉ còn rơm rạ, theo ánh trăng vàng hướng về nơi yên nghỉ của ông bà Cố. Khi đến nơi thì trời đã rạng sáng, tiếng gà gáy sớm đâu đó đánh thức mọi người chuẩn bị cho một ngày mới. Má phát quang rồi dẫy cỏ còn tôi gom lại để đốt. Làm xong má mang trái cây, nhang đèn để cúng tạ mả. Khi hai má con ra về thì mặt trời đã lên cao. Trên đường về, băng qua những cánh đồng,má không quên nhặt phân trâu bò khô về làm phân bón cho vườn rau sau nhà.

 Vườn bưởi của bà Nội tôi có nhiều loại bưởi: bưởi da láng, bưởi thanh, bưởi đỏ, bưởi đường... cho đến bưởi ổi là loại bưởi mà tôi thích nhất vì vừa ngọt lại vừa thơm, tuy trái có dạng nhỏ với cái núm trên đầu. Khi tôi bắt đầu vào trường tiểu học thì khu vườn có những cây bưởi đã lớn mà tôi không biết đã được trồng tự bao giờ? Hương hoa bưởi thoang thoảng bay theo gió một mùi thơm quen thuộc, nhất là về ban đêm. Vườn bưởi tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ cung cấp những quả bưởi ngon để chưng trên bàn thờ mỗi khi giỗ, Tết và là quà biếu cho bà con từ phương xa về thăm.

 Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên đi học vào lớp năm (lớp một), má Hai là người dẫn tôi đến trường Hiệp Hòa A cùng với anh tôi. Tôi cũng bỡ ngỡ, e ấp nắm tay má đi trên con đường làng như cậu bé Thanh Tịnh ngày xưa. Má đợi cho đến khi trống điểm giờ vào học, len lén nhìn tôi qua cửa sổ lớp học một lúc rồi mới ra về.Trưa hôm đó, má đến đón anh em tôi trước khi trống đánh giờ tan học vì má biết tôi đang mong đợi được má dẫn về nhà. Đã hơn 50 năm rồi mà giờ đây nhớ lại, tôi thấy lòng mình nao nao nhớ má.

 Thuở ấy, Cù Lao Phố chưa có điện, ban đêm tôi phải học bài dưới ánh đèn dầu, nhất là vào mùa thi. Thấy các con chịu khó học, má thường khuyên nhủ: “Ráng học cho có cái chữ để cuộc đời con sau nầy khá hơn đời của má”. Ôi! Một lời khuyên thật giản dị với niềm mơ ước đơn sơ của má đã thấm sâu vào tâm hồn tôi cho tới tận bây giờ. Lời dặn dò ấy tôi vẫn ghi nhớ và sau nầy theo bước của má tôi đã khuyến khích các con tôi trên bước đường học vấn. Giờ đây, ở một nơi xa xôi nào đó, chắc má đang mĩm cười hài lòng khi thấy đàn con cháu của má thực sự có một cuộc sống tốt đẹp như lòng mong mỏi của má ngày xưa.

 Nhiều khi nhớ má, tôi âm thầm khẽ gọi hai tiếng “Má ơi!”. Công lao dưỡng dục của má suốt bao nhiêu năm dài tôi chưa có dịp đền đáp thì má đã đi xa... Khi má còn sinh tiền, cuộc đời tôi cùng nổi trôi theo vận nước, khó khăn nghiệt ngã, tưởng như không thể đứng vững trên đôi chân của mình. Thế mà trong những lần hiếm hoi về thăm má, lần nào má cũng khuyên nhủ dặn dò đủ điều, giúp tôi có thêm sức mạnh trong khoảng đời gian khổ đó.

 Bây giờ, tôi may mắn được định cư ở Mỹ, cuộc sống ổn định và bình an hơn lúc còn ở quê nhà. Vậy mà má đâu còn nữa để tôi phụng dưỡng, đền đáp phần nào công ơn của má! Lòng tôi nghe xốn xang, tiếc nuối khôn nguôi. Con nguyện cầu ở miền cực lạc má sẽ được thanh thản, không còn lo toan đủ điều như ngày xưa. Các con, các cháu của má sẽ nghĩ về người Mẹ, người Bà yêu mến với lòng kính trọng và nhớ nhung.

 Một mùa Xuân nữa lại về, vậy là đã 16 năm viễn xứ! Mỗi lần Tết đến, ngồi trầm ngâm bên chiếc bàn với bánh mứt và hoa trái của ngày Tết, tôi thả hồn về những ngày xưa thân ái cũ, khúc phim dĩ vãng như quay chậm lại. Nầy chiếc bánh tét xanh, kia quả dưa hấu đỏ đưa tôi trở về thời tuổi thơ ngày ấy. Tôi miên man liên tưởng đến má Hai với vòng tay ấm áp đã nâng niu, ấp ủ tôi suốt quãng đời niên thiếu với lòng thương yêu vô bờ bến. Tôi khẽ mấp máy đôi môi: “Má ơi, con nhớ má quá!, bất giác hai dòng lệ chảy dài trên đôi má và nghe lòng rưng rưng nuối tiếc.Với con, má mãi mãi là “hương vị ngọt ngào” của những trái bưởi quê hương Biên Hòa yêu dấu...

Tôi diễm phúc có được hai người mẹ để thương yêu: một người sinh ra tôi nơi chốn thị thành với bao công khó và một người mẹ thứ hai nuôi tôi lớn lên ở miền quê hiền hòa gió mát trăng thanh suốt cả một thời niên thiếu. Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó hai câu thơ ca tụng miền đất mũi Cà Mau:

Cà Mau đất mũi phì nhiêu

Bao nhiêu đồng ruộng, bấy nhiêu ân tình

Còn Biên Hòa quê tôi với sông Đồng Nai và Cù Lao Phố vẫn luôn nằm trong ký ức của người dân xứ bưởi nhất là kẻ tha hương:

Biên Hòa xứ bưởi ngọt ngào

Tha phương niềm nhớ Cù Lao khôn cùng

 Mãi mãi dòng sông Đồng Nai thân yêu với những cụm lục bình tím lượn lờ trôi và mùi hoa bưởi luôn ở trong trái tim tôi, người con Cù Lao Phố. Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...

Hát Bình Phương

Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Tám 20127:00 SA
Khách
Frnalky I think that's absolutely good stuff.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10493)
Nhìn ra cái đẹp trong những giọt nước mắt và tìm cách lau đi mới thật sự là một con người hiểu đúng nghĩa của tình yêu.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12124)
Thu còn đem tình yêu đến cho đôi lứa yêu thương, và niềm vui đến cho mọi người.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10287)
Tôi nghĩ đó là "Điệu nhảy của yêu thương." xin chia sẻ cùng các bạn.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11471)
Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10725)
Nhà nông còn mượn Thanksgiving làm dịp ăn mừng mùa gặt hái đã xong, thu hoạch tốt và tạ ơn Thượng Đế đã ban ơn lành đến mọi người
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11959)
Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12513)
Trở lại Sài Gòn, những buổi chiều trong quán nước mở trang báo ra đọc thấy tên bạn bè mấy người trên trang cáo phó chết trận cao nguyên.
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11722)
Cám ơn bạn bè gần xa đã cùng tôi san sẻ bao nhiêu vui buồn tâm sự. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11782)
Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10473)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10764)
Những lời thơ nồng nàn, chan chứa làm cho người đọc mường tượng đến một tình yêu vô bờ.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 9533)
Nhìn lại cuộc đời lưu lạc của chính mình, tôi thấy cái chết của Trâm như xa hơn trong thời gian, không gian và tâm cảm.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10567)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11737)
Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10024)
Tôi đến đấy cũng chỉ muốn tìm lại chút kỷ niệm để cảm thấy như chú vẫn còn quanh đây.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10868)
Mời các bạn thưởng thức hình ảnh thu vàng rất đẹp với tiếng hát Lệ Thu trong bản nhạc " Chiếc lá Thu phai"
22 Tháng Mười 2014(Xem: 11285)
nhưng vẫn còn tiếng dương cầm đọng lại trong bài hát kỷ niệm mỗi khi chợt nhớ về hắn.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 9959)
Mẹ tôi bảo rằng tôi cũng có thể làm điều này ngay tại Hoa Kỳ, điều mà tôi đã và đang làm
17 Tháng Mười 2014(Xem: 9816)
Chuyện của em là một câu chuyện não lòng. Tôi không thể nói tên em ra vì đó là niềm riêng sâu kín.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 12676)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Mười 2014(Xem: 10768)
Nhưng ít nhất nó cũng có một thời gian tỏa hương thơm và làm đẹp cho đời.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10466)
Giờ này thầy đã không còn gì ngoài mớ tro tàn. Câu hỏi 'Tại sao ta đến chốn này?"
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11900)
nương áng mây trời gửi đến ''Người đi trên mây'' những lời chưa nói hết thay cho lòng tri ân và thương tiếc vô vàn.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10780)
Thương em thắt cả ruột gan Nhưng thôi nhẹ gánh thiên đàng em đi.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10328)
để Bùi Phương cùng tôi hiên ngang ca lại khúc hát quân hành.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9910)
Là một nhà giáo suốt mười bốn năm từ Trung học Ngô Quyền sang Trung học Pétrus Ký, chấm không biết bao nhiêu bài, anh biết phần kết luận là quan trọng nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9541)
Nguyện hương linh Thầy được phiêu diêu về nơi thanh tịnh.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9759)
Ước gì tôi có thể bơi ngược dòng thời gian để trở về một bến bờ tĩnh lặng, không còn thương cảm trước cảnh đời chia lìa bất tận
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9944)
Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh
14 Tháng Chín 2014(Xem: 10471)
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 15161)
Nhưng chồng tui quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng,
30 Tháng Tám 2014(Xem: 11537)
Theo lời các anh chị kể lại, thì mấy các tiệc “ Hậu – Tiền ” này mới thực sự “ ngộ ” thiệt ngộ!...
30 Tháng Tám 2014(Xem: 10245)
Tôi nhớ lắm, nhớ những anh em tôi vừa được gặp lại hôm qua và những anh em tôi chưa gặp
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12037)
rong ngày cưới , không rõ lệ nhoà trên má tôi là giọt lệ của hạnh phúc hay đau khổ..
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10502)
Tôi ngưỡng mộ gia đình bên chồng có một người cha, người ông như Ôn Viên Ngạc.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12747)
Biên Hòa đất và người, đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp. Biên Hòa có những thâm tình để tim tôi phải liêu xiêu. Một lần nữa, tôi nợ Biên Hoà lời cám ơn
23 Tháng Tám 2014(Xem: 10442)
Nỗi vui mừng không hẵn chỉ dành cho các thành viên tham dự, nhưng chắc chắn sẽ là niềm vui và hãnh diện của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
23 Tháng Tám 2014(Xem: 12926)
nhưng tôi vẫn tiếp tục may mắn, vì có thêm những “ ngày vui không hẹn trước” ở miền Nam Cali…
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12046)
Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10659)
Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15171)
bia thì quá tuyệt vời. Còn cá nhân tôi thì vui vì việc làm thành công và kết quả tốt.
16 Tháng Tám 2014(Xem: 18027)
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng
16 Tháng Tám 2014(Xem: 10249)
Trên đường trở về Bắc Cali, trong lòng không thể không có những bâng khuâng, những ngậm ngùi về cuộc đời của con người
15 Tháng Tám 2014(Xem: 10350)
Ông Phan đã cho tôi rõ tất cả những gì mà lâu nay tôi không biết, mà tôi cũng không thể tưởng tượng nổi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9651)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9925)
Đó là buổi sáng của một mùa Hè được kéo dài do cơn lốc thời sự gây nên. Suốt đêm qua tôi khó ngủ
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11544)
nhưng thôi con không dám hóng thèm nhiều đâu, chỉ xin một ánh nhìn ấm áp ... hay má cầm tay con đi má
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11111)
Bùi ngùi, nhớ đến những mùa Hè nơi quê hương. Mùa Hè của những năm tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường
13 Tháng Tám 2014(Xem: 14153)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian
10 Tháng Tám 2014(Xem: 16628)
Nếu ta không về được Thì con chúng ta sẽ về