9:41 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Cọp Rằn Chương Thiện - Nguyễn Hữu Hạnh

09 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 10243)
chuongthien-large
Cọp Rằn Chương Thiện


“Cọp Rằn Chương Thiện” tên một vỡ kịch, được ban kịch Trần Hùng dàn dựng ờ hãi ngoại nói về cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng ChươngThiện đã bị tử hình sau khi đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng, khi miền nam thất thủ 1975. Ông xuất thân từ lính cọp “Biệt Động Quân”, cũng có thể ông tuổi Dần sinh năm 1938. Lịch sử đã sang trang, nhưng thời gian vẫn chưa xoá mờ được sự tôn kính và thương nhớ vị anh hùng đã nằm xuống, cho bao oan khiên và tức tưởi của dân tộc. Trong khuôn khổ đặc san xuân Canh Dần, thay vì bàn chữ “canh cô mồ quả” của tuổi Canh Dần lận đận lao đao của bạn bè cùng trang lứa, xin dành một sự trân trọng nhưng không thần thanh hoá một nhân vật, chỉ mong ghi lạì tinh cảm riêng tư nhớ về người anh, người lính trung hậu, nghĩa tình. Hồ Ngọc Cẩn “Cọp Rằn Chương Thiện”.

Vùng đất mang tên anh

Chương Thiện nổi tiếng một thời “ Tam Kiến Nhứt Chương”. Bao gồm 4 Tỉnh thuộc miền Tây Nam Phần, gồm Kiến Hòa, Kiến Phong, Kiến Tường và Chương Thiện. Đặc biệt là với người lính khi ra trường, muốn về miền Tây gạo thơm cá ngọt, đều phải “ lạnh giò” khi nghe nói đến “ Tam Kiến Nhứt Chương”. Chương Thiện là một địa thế hiễm nghèo, sông rạch chằng chịt quằn quèo và lung lác đầm lầy. Nằm giữa Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Rạch Giá. Nơi chuyển quân của VC đánh phá vùng Hậu giang và cũng là nơi dừng quân của bộ đội Miền Bắc, xâm nhập vào miền Nam qua ngã Kampuchia. Khu Trù mật Vị Thanh, Hỏa Lựu được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập, trên Tỉnh Chương Thiện vào cuối thập niên 50, hầu tạo sự trù phú cho người dân quê nghèo ở đây. Nhưng vì là vị trí chiến lươc, VC đánh phá ngày đêm, cuộc sống ngườì dân ở đây càng khốn khó, trong thành phố lính nhiều hơn dân. Ai đã qua Chương Thiện một lần, mới biết thương người dân, người lính, như ngườì viết đã không nở bỏ người lính của mình. Chiến tranh và mất mát,không biết bao nhiêu người đã nằm xuống tại Chương Thiện, trong đó có những người con của Biên Hòa thân yêu ( Cố chuẩn uý Thanh khóa 8/72 quê Tân Hạnh, sau về Hóa An).

Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, là vị Tỉnh Trưởng lâu đời nhứt của Chương Thiện, vớì một trách nhiệm đầy khó khăn. Vì bao gồm 5 Quận, Quận Đức Long nằm ngay Tỉnh lỵ, Quận Long Mỹ nằm trên con đường độc đạo nối liền từ ngã 3 Cái Tắc, mỗi buổi sáng Quân Đội đều phải mở đường, xe cộ mới di chuyển đươc về Cần Thơ; còn 3 Quận Kiên Hưng , Kiên Long và Kiến Thiện, các viên chức muốn di chuyển phải chờ có phương tiện Không Quân, con đường nối liền từ Hỏa Lựu,vể Gìồng Riềng Rạch Giá cũng không xử dụng được.Về mặt Hành quân lãnh thổ, ngoài các đơn vị địa phương luôn cần sự trợ lực của BĐQ, SĐ 21 và SĐ 9 Bộ Binh. Sau mùa hè đỏ lửa 72, các đơn vị BĐQ đươc điều động ra Miền Trung, chỉ còn lại Trung Đoàn 31 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Một mặt lo toàn vẹn lãnh thổ, trong điều kiện đồn bót thu hẹp, đạn dược khó khăn, phài lo an dân học sinh có điều kiện đến trường, dân chúng có điều kiện canh tác, tiểu thương có nơi buôn bán. Nổi lo của dân hiền lành cũng là nổi lo của ông quan đầu Tỉnh có tấm long với dân với nước trên” vùng đất mang tên anh”.

Năm Dần Kỹ niệm

Với cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn,tôi là ngườì Biên Hòa, không phảì là đồng hương, không phải là khóa đàn em của Trường Thiếu Sinh Quân hay Quốc Gia Nghĩa Tữ, cũng không phải là quan, lính thuộc quyền. Nhưng tôi có duyên với 2 lần gặp gỡ, bằng tình cảm thâm trầm, của một ngườì anh dành cho một đưá em, chắc hẵn suốt đời không bao giờ quên được.
“ Hạnh đây phải không? Cố gắng nha em”
Đây là lời nói của lần gặp gỡ lần 2 cũng là sau cùng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẫn. Cũng vào năm Dần cuối năm 1974, tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương SĐ21 BB Chương Thiện. Tôi và một số chiến hữu khác được Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Quân khu IV, gắn anh dũng bội tinh cấp Quân Đoàn tại mặt trận. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tách rời hàng Sĩ Quan cao cấp, đến bên tôi bằng cái vỗ vai thân mật, như một người anh dành cho một đứa em, ông có trí nhớ rất tốt, vì vẫn còn nhớ tên tôi một Sĩ Quan cấp thấp, không dưới quyền và chỉ gặp một lần. Riêng Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam, tôi đã từng nghe tiếng là một cấp chỉ huy nghiêm minh và đạo đức, khi ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB tại Đinh Tường. Năm Dần kỹ niệm với sự gặp gỡ 2 vị Sĩ Quan cao cấp và xứng đáng của QLVNCH, vì cả hai ông đều chọn cho mình mỗi cái chết, như lời Tuyên Thệ trong Lễ ra Trường “Tổ Quốc,Danh Dự vàTrách Nhiệm.” Năm Dần kỹ niệm, trong buổi lễ gắn huy chương, không quân-cách, không vòng hoa của các em nữ sinh, không tiệc ăn mừng, nhưng lòng vẩn vui vì đón nhận huy chương từ cấp chỉ huy cao cấp tại mặt trân, đến tôi một người lính quần nhuộm phèn, áo không tên với mùi thuốc súng

Những ngày tháng sau cùng, vì áp lực nặng nề của địch quân, đơn vị tôi trãi dài tuyến đường xi măng Hà Tiên Rạch Giá, sau rút về Trà ôn Vĩnh Long bão vệ vòng đai Cần Thơ, rồi buông xuôi theo vận nước. Nhớ lại năm Dần kỹ niệm, vẫn khắc ghì hình ảnh 2 vị chỉ huy khả kính kiên cường trong chiến bại.

Người Lính

Tiểu Đoàn 2/31 Sư Đoàn 21 BB là đơn vị của tôi, từ lúc ra trường đến ngày mất nước, chắc nhờ ơn đất nước Đồng Nai hay mang tuổi Canh Dần, nên tôi là một Sĩ Quan trẻ lại sống thọ nhất đơn vị. Dù đã có 2 chiến thương bội tinh và bước chân hành quân qua các vùng Sông Hậu, đứng bên giòng sông Trẹm rừng U Minh Cà Mau, nhớ đến tiểu thuyết của Dương Hà:

“Giòng sông Trẹm muôn đời vẫn đục
Rừng U Minh muôn thuở còn xanh”


Hay cất tiếng ca hành quân với gót chân rướm máu, bước mòn trên kinh xáng Thị Đội, nối dài thẳng tấp từ Cờ Đỏ Cần Thơ về Kiên Bình Rạch Giá.
Nói đến người lính, không làm sao quên đươc chân tình của cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, đối vớì lính cũng như các đàn em xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân, ông luôn hướng dẫn và giúp đở các khoá đàn em, trở thành những cấp chỉ huy tài ba và gương mẫu. Cũng không bỏ thân xác đàn em nằm lại chiến trường; cố Thiếu Tá Nguyễn vũ Địch ( Thiếu Sinh Quân) là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/31 SĐ 21 BB, trong cuộc hành quân chạm địch nặng tại Chương Thiện ông đã tữ thương nhưng thì thể không đươc mang ra khỏi trận chiến, dù không thuộc phạm vi trách nhiệm, nhưng khi được tin tức không tốt của đàn em, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã dùng trực thăng trong chuyến bay đêm mong tìm thân xác của đàn em. Cuối cùng ông cũng cố gắng vận động người dân địa phương, mang về thi thể của Thiếu Tá Địch từ vùng tạm chiếm. Còn Chuẩn uý Trần vĩnh Khiêm cũng xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, cùng đơn vị Tiểu Đoàn 2/31 với tôi, giờ ở phương nào có còn nhớ đến người lính “ anh cã Hồ Ngọc Cẩn”.

Lần đầu vẫn nhớ

Dưởng thương được 2 tuần lể, tôi rời Biên Hòa xuống Sài Gòn rồi trở lại trình diện đơn vị tại Chương Thiện. Vì la cà với những người bạn học củ Đại Học Minh Đức Sài Gòn, hơn nữa đời lính sống nay chết mai, mê chơi nên trể phép. Nhờ sự trể phép tôi mới có cái duyên gặp được Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn.

Nhờ có sự quen biết với Cãi Lương, được đi trên chuyến xe nhà tốc hành, của đoàn Kim Chung khởi hành vào buổi chiều, trên đường đi đến Chương Thiện. Chúng tôi gồm 4 người Bác Hưởng ngườì Bắc lớn tuổi, một thân hữu người Bắc của Tiểu khu BH, soạn giã Ngọc Điệp và tôi. Chúng tôi đến Chương Thiện vào 9 giờ đêm, trong lúc đoàn Kim Chung đang trình diễn tại nhà lồng chợ.Xe chúng tôi đến và chạy thẳng vào dinh Tỉnh Trưởng, một vị Sĩ quan cấp Tá của Tiểu khu ra tiếp đón, trong khi tôi mặc đồ lính mang lon chuẩn uý của SĐ21 BB. Được biết Bác Hưởng trong Ban quản trị Công ty Kim Chung, còn soạn giả Ngọc Điệp đi theo tập tuồng, cho đoàn Kim Chung đang hát ở đây.Lúc đầu tôi cứ nghỉ Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là người Bắc, chắc hẵn quan liêu và khó khăn, nhưng khi được mời ra ăn cơm tối với ông bà Tỉnh Trưởng, nghe được tiếng người miền Nam của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, không biết có sự liên hệ ân tình nào, Đại Tá Cẩn luôn gọi Bác Hưởng, người Bắc có một chân khập khểnh một Đại Ca hai Đại ca. Giọng nói của Đại Tá Cẩn nhẹ nhàng và tình cảm, bà Đại Tá có khuôn mặt nhân hậu nhưng kín đáo. Trong buổi ăn tối gồm ông bà Đại Tá Cẩn, 4 người chúng tôi, Nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu và người chị tên Hồng Châu. Suốt buổi ăn, Đại Tá Cẩn luôn tìm cách hỏi chuyện từng người một, ông khen Tiểu đoàn của tôi đánh giặc giỏi, nhắc đến tên các vị Tiểu Đoàn Trưởng tài ba, như Đại uý Lành, Đại uý Lừng, Đại uý Robert, đồng thời cũng nhắc đên Tướng Lê văn Hưng từng là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Sấu Thần 2/31.Riêng về nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu, Đại Tá Cẩn hỏi về cảm nghỉ đường xá, haì chị em Mỹ Châu lái xuống Chương Thiện, cũng như vai chính trong vỡ tuồng cô trình diễn. Sau 1975 nữ Nghệ sĩ Mỹ Châu có nhiều vỡ diễn, đối diện với những vai Sĩ Quan Ngụy xem là “ Cực kỳ hung ác” chắc chắn cô sẽ không tìm thấy qua hình ảnh “ Cọp Rằn Chưong Thiện” Hồ Ngọc Cẩn. Buổi ăn vẫn kéo dai hơn nữa đêm, vì biết thân mình cấp thấp, lại vừa uống xong 1 chai Courvoirsier, tôi xin phép vào phòng nghỉ sớm.

Một hình ảnh trung hậu và nhân ái của cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tôi vẫn nhớ và thường kể cho những người bạn tôi nghe. Đêm đó chúng tôi ngũ trên lầu trong dinh Tỉnh Trưởng Chưong Thiện, sang ra đã thấy Đại Tá Cẩn với quân phục chỉnh tề, từ dưới cầu thang bước lên đich thân mang thau nước nóng và khăn mời Bác Hưởng người Bắc rửa mặt,( vì lúc bấy giờ không có vòi nước nóng) dù rằng có bà Đại Tá và nhiều người giúp việc. Hình ảnh đó có thể nói lên con người của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, dù đầy quyền uy nhưng vần giữ tình nghĩa thuở cơ hàn, bằng chân tình chân thật của mình.

Còn riêng tôi nặng nợ hơn, chỉ gặp nhau lần đầu Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã dành cho tôi một tình cảm đặc biệt. Khi tôi xuống từ biệt xách balô ra đơn vị, Đại Tá Cẩn mĩm cười và đã chuẩn bị riêng cho tôi một phong thư, hơn 35 năm trôi qua tôi vẫn còn nhớ nằm lòng lời viết của ông. Ngoài bìa thư ông gửi cho Tiểu Đoàn Trưởng của tôi:

Kính gữi : Đại uý Trần Ngọc Điêp
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/31
Bên trong thư bỏ ngỏ như sau:
Kính gửi Anh Điệp.
Tôi có thằng em là Chuẩn uý Nguyễn Hữu Hạnh đang phục vụ dưới quyền anh.
Kính mong được anh giúp đở và xem nó như một đứa em.
Hẹn gặp. Anh em mình sẽ nói chuyện nhiều hơn.
Ký tên
Hồ Ngọc Cẩn

Ba mươi năm nhìn lại, cũng là 35 năm ngày giổ của anh, công và tội sẽ được lịch sữ ngàn năm phán xét, là người có niềm tin vững mạnh, luôn tin tưởng vào quyển năng của Thượng Đế, nơi cỏi vĩnh hằng chắc anh đã tha thứ cho họ những người đã cướp đi mạng sống của anh. Anh ra đi trong tiếng thét gầm của họ, ngoài xa pháp trường cũng còn dân lành nhỏ lệ tiếc thương anh. Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh. Hãy dùng tâm hồn nhân ái soi sáng và dẫn dắt họ tìm con đường ích nước lợi dân. Thương nước thương dân luôn là tấm lòng nhân ái của “ Cọp Rằn Chương Thiện”.

Nguyễn Hữu Hạnh
(Đặc san Biến Hòa California 2010)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2013(Xem: 13555)
Xin chào Pleiku, Kontum và Buôn Mê Thuột thân quen! Cho dù mai sau không có dịp về thăm Đất Cao nguyên nữa, tôi vẫn canh cánh bên lòng Món Nợ Cao Nguyên
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13808)
Thời con gái bao giờ cũng đẹp, nhưng tuổi già của mình bây giờ cũng đẹp, cũng hạnh phúc vì cả hai đứa vẫn còn hai cái đuôi. Dù bao gian khổ vẫn hảnh diện và sung sướng bị mình kềm kẹp cho tới bây giờ.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 14595)
Tay ôm poster ghi tên của Bảo, Bác Nhơn nở nụ cười tươi tựa trẻ thơ, nồng nhiệt cổ vũ cho đoàn diễn hành Hướng Đạo có đứa cháu Ngoại yêu dấu của mình.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13666)
dáng điệu dịu dàng của cô gái Pleiku đang loay hoay chuẩn bị cho một ngày mới, “ Giã Từ Pleiku ” của “ còn chút gì để nhớ, để quên …”
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13952)
Một giấc mơ làm tôi không ngủ lại được, tôi lại thức và suy nghĩ viễn vông. Cái gì đến sẽ đến, ai cũng có một lần đến bên bờ sinh tử. Hãy sống cho vui mỗi ngày
18 Tháng Ba 2013(Xem: 15134)
Tất cả những bài thơ trong ba thi tập là những bức tranh sống động có màu sắc lẫn âm thanh, giúp cho người đọc thưởng ngoạn được tất cả những vẻ đẹp, những lời thơ hồn hậu của tác giả
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13252)
Thời Thơ Dại! Ôi! Thời của vô tư, của hành động mà không cần so đo tính toán! Ai cũng đều qua Thời Thơ Dại của riêng mình mà mỗi khi có dịp nhớ lại đều thấy vui buồn lẫn lộn.
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13010)
trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.
10 Tháng Ba 2013(Xem: 14676)
Hội ái hữu Biên Hòa California được chấn chỉnh và thành lập với bao tâm huyết của đồng hương nặng tình xứ Bưởi đã bước qua nhiệm kỳ thứ hai.
08 Tháng Ba 2013(Xem: 13378)
Hôm qua tôi đã nhận rất nhiều lời chúc của bạn bè, con, cháu, học trò ,thân hữu. Tôi hạnh phúc vô cùng vì mình vẫn có được nhiều người quan tâm và thương mến.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14006)
trân trọng cãm tạ hai anh Thiếu Tá Hoàng Ngọc Liên và Hoàng Thọ(mà tôi chưa bao giờ gặp). lời cãm tạ chân thành trong tình nghĩa của một thời chiến đấu bảo vệ HÒA BÌNH và TỰ DO cho quê hương.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14624)
nhiều người đã bỏ xứ ra đi như tôi, lấy xứ người làm quê hương thứ hai của mình. Có lẻ cuối đời, tro bụi của tôi sẽ bay trong trong gió nơi xứ người.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 11873)
Cho đến giờ này họ vẫn đang ở nơi rừng sâu núi thẩm hay tại vùng biển khơi dậy sóng! Không có đền đài lăng tẩm nào cao quý, giá trị và vĩnh cửu hơn lòng dân đâu.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 17698)
ường như đến tuổi xế chiều, nôm na là gần xuống lỗ, người ta dường như nuối tiếc kỷ niệm của ngày xưa.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 13872)
Xin được một lời cám ơn trường lớp, cám ơn Thầy Cô đã hun đúc và dạy dổ chúng tôi nên người, biết sống với tha nhân, biết quý vốn quý nhất trên đời ... TÌNH BẠN
01 Tháng Ba 2013(Xem: 13006)
Chút tình trong thơ văn Trần Kiêu Bạc không những chỉ được gói ghém qua tình mẹ, làng quê trong thơ anh vẫn canh cánh bên lòng về nơi có một thời gian anh đã sống
01 Tháng Ba 2013(Xem: 12818)
Nhà tôi bước đi; tôi nhìn kỹ hai gót chân. Cũng có những vết nứt vì bùn phèn như hai gót chân của chị Lý.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 12575)
anh là một người lính đã hiên ngang bảo vệ quê nhà. Tạ ơn đất nước, tri ân những người lính là săn sóc cho anh thật chu đáo, cho anh có chỗ dựa tinh thần để anh đi hết đoạn đường đời.
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14483)
Từ hôm đó, mỗi lần có những điều không như ý, tôi vẫn nhớ lại lời Cô Hiệu trưởng thời Tiểu học : "Sao lại buồn, phải vui mới đúng..." vì có như vậy tôi mới trân quý thời thơ dại
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14131)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa
17 Tháng Hai 2013(Xem: 13621)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
16 Tháng Hai 2013(Xem: 19367)
Cái phận đi cày thì giờ không có nhiều tui đành âm thầm leo lên xe mà lạng qua lạng lại cho tới phi trường để kịp chuyến bay về nhà. Trong xe buồn lặng câm
13 Tháng Hai 2013(Xem: 13810)
ta sẽ gặp những bạn đồng hành để chia sẻ khó khăn của tâm hồn hay khó khăn của ngoại cảnh. Để cùng nhau thấy cái sinh thành của cuộc đời. Để có lúc chia tay ở ngả ba đường.
09 Tháng Hai 2013(Xem: 18252)
ôi nhìn thấy hai Nàng trần truồng năm tôi 10 tuổi, năm tôi 17 tuổi. Hôm này - một chiều đầu năm 2013 - tuổi Đời Tôi Tám Bó, khi viết những dòng chữ này..
07 Tháng Hai 2013(Xem: 14102)
Cái mùi Tết đã mang đến cho anh chị em tôi được hưởng đủ đầy tròn vẹn bao nhiêu mùa Tết chúng tôi có được trong đời… mãi cho đến bây giờ, ba má tôi đã thật sự đi xa…
04 Tháng Hai 2013(Xem: 13479)
Kính chúc quý đồng hương và thân hữu, toàn thể gia đình một năm Qúy Tỵ 2013 An vui + Mạnh khỏe + Hạnh phúc.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 14597)
Biết đến bao giờ, quê hương kia sẽ có được những ngày vui thật sự? Biết đến bao giờ người người sẽ cùng chia sẻ, thương xót và giúp đỡ lẫn nhau?
02 Tháng Hai 2013(Xem: 16121)
Mùa Xuân về tôi xin được thả bay tới tất cả mọi người chùm bóng xanh lơ màu hy vọng, cầu chúc cho tất cả được nhiều sức khỏe, may mắn và an vui.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 14934)
kính chúc Quý Bạn Hữu, Quý Đồng Hương và Gia Quyến những ngày Xuân Hạnh Phúc và Một Năm Mới An Lành, Thịnh Vượng
01 Tháng Hai 2013(Xem: 13474)
Nhìn bóng dáng sau lưng 2 đứa con, đứa 14 đứa 12 đang từng bước nặng nề ra đường phố khi bóng đêm vừa buông xuống, lòng người mẹ quặn đau, từng cơn thắt chặt lại
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 36291)
xin kính dâng hồn thiêng Nguyễn Hoàng Hải, nhà thơ nổi tiếng xứ Bưởi với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên và Tôn Thất Tiến, một nghệ sĩ tài hoa, một thời nổi tiếng về ngón đàn và tiếng hát
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 15822)
Là đồng hương và thân hữu Biên Hòa chúng ta không thể thờ ơ, hãy cùng nhau góp bàn tay yểm trợ: ủng hộ Đặc san Xuân và ghi danh tham dự TẤT NIÊN BIÊN HÒA
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 14976)
Nhìn gương mặt hớn hở của Chi giữa rừng hoa bạt ngàn, anh có cảm tưởng như mùa Xuân đã tới.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 13977)
Bài học vỡ lòng sao cao đẹp quá, cho cô giáo và những đứa trẻ ngây thơ. Từ đó tôi tin rằng tiếng Việt tiếng mẹ đẻ của tôi sẽ không bao giờ mất.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 15367)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ muà xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 18104)
Hy vọng ai đó sẽ có đủ tiền mà làm một cái cửa sổ nhỏ đón chút nắng mùa Xuân cuối đời. Một đời đã có bao lần hiên ngang với nắng trong tim.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 13341)
Tôi nhắm mắt lại, hít một hơi dài và như đang ngửi thấy mùi vị của mâm cơm tất niên dâng cúng gia tiên, má tôi đứng chắp tay lâm râm khấn vái cầu phúc với đất trời.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 19870)
chữ Bé ơi là tín hiệu duy nhất tôi nhận được từ anh ta.Cũng từ dạo đó tôi đã bắt đầu mơ mộng và không còn chăm chỉ học hành như trước nữa...
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 15677)
Rồi tin yêu thắp sáng những vì sao" . . . và vẫn ca tụng tình yêu một cách tuyệt đối " Yêu đương chỉ có một lần, Một lần cũng đáng đem dâng cả đời
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 23801)
Nỗi bất hạnh của các anh em thương phế binh sau biến cố 75 không biết cuộc đời mình sẽ về đâu? Cuộc sống thế nào khi thân thể không còn nguyên vẹn
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 17404)
Nhưng mà tui đâu có ngán, dân chơi Biên Hùng mà! Tui ngó quanh cái tủ một hồi chẳng có ra được một câu nào nghe cho đặng bèn ngước lên trên đầu tủ nhìn bà Nội
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14160)
Tẩt niên, đồng hương Biên Hòa tưởng nhớ đến một người dân Biên Hòa, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, quả cũng là điều chúng ta nên đến tham dự hỗ trợ.
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14109)
Vậy mời bạn hãy làm quen với nhà thơ Thái Thụy Vy qua CD “Hoa Tím Niềm Riêng” để xem mình có “niềm chung” với nhà thơ không nhé!
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 15009)
Người Việt Nam, dù ở trong nước hay sống xứ ngoài, hằng ngày đều nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ, dạy con cháu luân thường đạo lý, chớ nên quên ơn người đã có công giúp mình, chấn hưng nền văn hóa nước nhà, mà hiện nay vẫn còn thọ hưởng
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18947)
Tôi yêu ngôi trường Trung học đầu đời, yêu cái giếng quận và yêu cây me đứng quạnh hiu cuối trường. Cây me đó đã chứng kiến biết bao thế hệ học trò
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 18593)
bến xưa hạt cát vẫn chờ Gầy xương khóc nắng bên bờ đơn côi Sóng nào trả bạn cho tôi Chiều xa biển lạ hẳn ngồi nhớ mưa
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17571)
ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...
03 Tháng Giêng 2013(Xem: 12799)
Qua lăng kính trên, người ta thấy nhà thơ Thái Thụy Vy - bút hiệu của Đỗ Khoa Luật - đã thành công trong cả ba tác phẩm của mình, đã đưa người đọc hòa theo nhịp tim của tác giả
31 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14114)
Mất mẹ Mõi mòn nhớ mẹ đau suốt đời Ai còn mẹ Xin đừng làm mẹ khóc
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13499)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật. Chúng ta mặc dù xa quê hương nhưng chưa lúc nào quên đất nước.