5:07 SA
Thứ Năm
2
Tháng Năm
2024

NHỮNG ĐỒI HOA SIM - Nguyễn Thị Thêm

16 Tháng Tám 201411:59 SA(Xem: 18066)
hoasim1NHỮNG ĐỒI HOA SIM.
Thuở ấy mẹ tôi phá đất hoang.
Rừng tre xanh ngắt cỏ bạt ngàn.
Đốt rẫy, khai mương trồng cây trái.
Từng ụ tre gai cháy lửa tràn
Mẹ như lính trận đang xông pha
Thân gầy lọt thỏm giữa đại trà
Lòn lách đốn tre, tay rìu rựa
Gai nhọn đâm chân máu tuôn ra.
Lửa cháy, lửa ơi! Cháy bùng lên
Gió về, ông gió thổi thật to.
Chà tre từng ụ thành tro bụi.
Mồ hôi mẹ ướt , mặt đỏ lơ
Tôi ngồi trong lều vải mẹ căng.
Dưới những tàn sim nhỏ khô cằn.
Nắng trưa hừng hực như lửa cháy.
Ôi thuở khai hoang, thuở nhọc nhằn.
Hai chị em chạy vào rừng sim.
Trái sim ngọt lịm rất dễ tìm.
Mẹ gọi chạy ào về cho kịp.
Sợ mẹ đánh đòn, thót cả tim
Không hiểu sao mỗi lần nghĩ đến má tôi thì kỷ niệm hiện lên rõ ràng nhất là những ngày khai hoang lập rẫy. Hình bóng má tôi chạy lúp xúp bên những ụ tre gai với cái mồi lửa quấn bằng mũ cao su cứ hiện về mồn một trong tôi.
Má ốm nhom, đầu cột cái khăn rằn, nón lá cứ theo gió ụp xuống mặt. Má cột thật chặt cho giử gió, nên cái nón méo xẹo. Quai nón ghì chặt ở càm hiện rõ lằn dây mỗi lần má tôi dở nón ra quạt quạt cho mát.
Thương má tôi lắm. Một mình hùn với các cậu tôi phá rẫy lập vườn. Ban đầu ba tôi không biết, sau thấy má cứ đi về thất thường hỏi ra mới rõ là má tôi muốn kiếm một nơi dưỡng già cuối đời. Khi ba tôi biết để đến nơi thì nọc phân ranh đã đóng xong rồi. Cậu 5 tôi, cậu Tám tôi rồi tới má tôi. Thuở ấy đất còn phì nhiêu dày đặc những tre gai. Phải tìm phương hướng, lòn lách tranh tre cắm nọc thật khó khăn. Cho nên hên xui là điều không thể tránh. Điểm cuối cùng là một con suối nên cứ từ rừng sim đo đạc bằng nhau rà xuống suối để làm ranh từng người. Và cứ thế phát hoang đốt rẫy lập vườn.
Cậu Tám tôi phóng sao không biết, miếng đất thành hình hiện ra một hình tam giác mà điểm nhọn là con suối. Đất thịt màu mỡ chả có, chỉ được đất phần trên là rừng sim rồi hẹp dần về cuối vườn. Đất nhà tôi tương đối đẹp, phần đất thịt và đất rừng sim không sai lệch mấy.
Tôi nhớ mỗi lần đi rẫy, má tôi gánh một đôi gióng. Em tôi thằng 10 ngồi một đầu. Cơm, gạo và những vật dụng cần thiết một đầu. Tôi chạy lúp xúp theo má. Tới nơi. Má lấy một cái bao bột mì đã được tháo ra, cột những đầu góc vào mấy nhánh cây sim và chị em tôi ngồi đó chơi hay nghỉ mệt. Vì là gốc sim rừng thấp lè tè nên khi má tôi ngồi vào thì đầu đụng nóc cái lều nhỏ. Chị em tôi có khi nằm, ngồi hay chạy ra ngoài với má. Cũng có khi kiến về từng đàn cắn hai chị em nổi mận từng dề.
Cho nên sim rừng gắn liền với kỷ niệm ấu thơ của chị em tôi. Chỗ chị em tôi ngồi là một phần rừng hoang chi chít những cây sim và cây mua. Rừng sim này là miếng đất vườn trên, sau này ba tôi trồng điều, mít để phân ranh. Mãng cầu và cà phê trồng xen kẻ nhau rất ngay hàng thẳng lối như trồng cao su. Sau một đợt pháo kích và quân đội Mỹ bắn trái sáng truy kích, vườn trên bị phá hủy đi nhiều. Ba tôi lại quy hoạch mới trồng xoài cát. Những trái xoài to và ngọt biết bao.
Hồi đó em Mười tôi còn nhỏ lắm nhưng vì con nhà nghèo nên biết thân, biết phận rất ngoan luôn nghe lời chị. Má nói “Hai chị em ngồi đây nghe, nắng lắm đừng có ra,chút nữa dịu nắng thì má cho ra phụ” Hai chị em dạ cho má yên tâm ra đốt rẫy. Thế nhưng trời nắng chang chang, ngồi giữa trời với cái bạt vải chịu không thấu nên tôi thường dẫn em vào rừng. Tôi vốn nhát, không dám đi xa, chỉ đi theo đường mòn của thợ rừng để hái cò ke và trái sim, trái mua chín.
hoasim2
Trái sim
Sim chín từng chùm ăn rất đã khát nhưng cái lưỡi đen thùi. Đôi khi trái bị nứt ra có kiến vào, ăn phải phủi phủi đuổi kiến. Mấy trái đó rất ngọt, nhưng đôi khi bị tổ trác phủi không hết, cũng còn dính kiến nằm trong đó chưa ra
Người ta hay ca tụng rừng sim, nhưng thật ra nơi nào có cây sim là đất không được tốt, có lẽ rễ nó hút hết chất màu mỡ của đất. Rễ sim rất chắc, bứng được nó lên để trồng cây cũng tốn nhiều công. Hoa sim có màu tim tím nhẹ nhàng. Nếu không có bài “Màu tím Hoa sim “ của nhà thơ Hữu Loan chắc cũng chẳng có ai thèm để ý và ca tụng đến loại hoa rừng dân dã này đâu.
Sim thường mọc xen lẫn với cây cò ke và cỏ dại, dây leo. Trong rừng người ta hay vào để chặt cây cò ke về làm nọc phóng trồng cao su vì cây cò ke cây khá thẳng và chắc.
hoasim3
Trái cò ke
Trái cò ke khi chín cũng đen và nhai ngọt ngọt, chua chua. Trái cò ke còn được tụi con trai dùng chơi bắn ống thụt. Tôi và em Mười cũng thích vào rừng để đuổi sóc và tìm ổ chim. Thỉnh thoảng chim cũng làm tổ trong những chùm lá sim thấp thấp. Nhưng hai chị em sợ nhất là nghe đồn ở đó có cọp. Có khi chạy ra trối chết vì gặp rắn. Rừng này vào sâu trong cũng có tre gai. Nhưng chỉ có hai chị em thì chúng tôi chỉ la cà ở bìa rừng trống trải để lỡ má có kêu thì chạy về.
hoasim4
Ống thụt.
Sau này vào mùa mưa, vào buổi trưa nghỉ mệt má hay dẫn tôi đi sâu vào khu rừng này để sắn măng. Nơi đây không có đĩa nhưng rất nhiều vắt. Vắt nằm ẩn dưới lá tre. Trời nắng nó như một cọng tre khô, nếu tưởng đó là cây tăm để lấy xỉa răng thì gặp nước ướt nó sẽ tỉnh dây và ngo ngoe ngay.
Má và tôi cũng có dụng cụ để sắn măng. Tôi chỉ đào và sắn những măng mới nhú và dễ nên cái dao cán ngắn hơn. Gặp mấy bụi măng nằm ẩn trong gốc tre gai thì má tôi chặt trống gốc rồi mới sắn bằng cái dao dài.. Có khi thấy mụt măng còn quá nhỏ tính để dành thì đợt sau người khác đã lấy. Thường má tìm một gốc tre trung tâm rồi đổ măng ra cho tôi ngồi lột, còn má đi vòng vòng để tìm măng. Được hai giỏ là hai má con lom khom đem măng ra. Tới bìa rừng má đốn một nhánh tre rồi làm đòn gánh quẩy về.
Có một lần hai má con đang lui cui sắn măng. Bỗng thấy chó Lu vừa rên hử hử vừa lết ra vẽ sợ sệt lắm. Má tôi la to:
- Dìa con ơi ! Ra khỏi đây, dìa lẹ lên. Con Lu nghe mùi của ổng rồi?
- Ổng nào? Mùi gì má? Má tui vừa đi vừa giải thích:
-Là ông Ba Mươi. Chó nó thính nên nó nghe mùi ổng, nó sợ té đái đó con hổng thấy sao..
Hồi đó tuy còn nhỏ nhưng tôi cũng biết ông Ba Mươi là ông cọp. Vì trong xóm tôi thỉnh thoảng ổng lại về làng bắt heo. Dân chúng đánh phèng la,gõ nồi, gõ chảo để làm ồn đuổi ổng đi.
Măng sắn về mẹ con tôi lại bào mõng luộc lên bán măng luộc, còn lại má tôi làm măng chua hay phơi khô bán từ từ.
hoasim5
Trái nhản lồng
Trong rừng này chúng tôi cũng lấy nấm mối vào mùa nấm lên. Nấm mèo mọc trên những thân cây gỗ mục. Lá vang để nấu canh chua Dây xuân sâm để về vò ăn cho mát. Đọt nhãn lồng luộc ăn rất ngon. Dây xanh để làm dây cột rất bền. Dây Hà Thủ Ô để làm thuốc. Ngoài ra còn hái cơ man nào là trái sim, trái cò ke , trái nhản lồng và thỉnh thoảng vài trứng chim về làm quà cho em tôi.
Rừng sim bây giờ đã thành nhà, thành làng, thành xóm. Đất lên như vàng nhưng các anh chị tôi vẫn còn giữ lại mảnh vườn hương quả của cha mẹ. Má tôi thường nói :
-Người ta sống có nhà, chết có mồ. Ai cũng phải có một nơi để an cư lập nghiệp. Má sống ở đây và cũng sẽ chết ở đây.
Vườn nhà tôi đã hứng chịu bao nhiêu lần pháo kích, bao nhiêu trận giao tranh. Nó đồng hành với ba má tôi nhìn thời cuộc đổi thay .
Ba tôi đã mất, má tôi cũng không còn. Các anh tôi lần lượt theo cha mẹ. Tôi và thằng em Út đang tạm dung trên đất Mỹ. Mỗi lần về thăm quê, đứng ở trước nhà nhìn ra vườn trên. Cái đồi hoa sim ngày xưa đó bây giờ lại là một khu vườn tràm thẳng tấp. Chị dâu tôi trồng để giữ đất và khi cây lớn bán cho người ta làm giấy.
Cái gì cũng thay đổi. Những hoa sim tím mộng mơ giờ đi vào kỷ niệm. Mái tóc đen nhánh thật dài của tôi giờ ngắn ngủn và thưa thớt, muối nhiều hơn tiêu. Em tôi giờ đã hưu non và thành ông ngoại. Mọi thứ đều theo luật tuần hoàn của tạo hóa vậy mà biến dạng.
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng. Má tôi mặt đỏ bừng đang đốt rẫy. Và hai chị em tôi tung tăng trong rừng sim vui mừng với những trái sim đầu mùa.
_Những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt.
Nguyễn thị Thêm.
16/8/14
Mời thưởng thức nhạc phẩm "Những đồi hoa sim" để nhìn lại rừng sim tím.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11335)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10927)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13131)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11037)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13345)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12505)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12605)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11975)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15055)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11754)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10713)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10964)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11167)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9998)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11443)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11179)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13878)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10805)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11467)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10257)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12805)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12057)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18023)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12945)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11768)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 12020)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12243)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13093)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12522)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12391)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19100)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12852)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11787)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11601)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12212)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12231)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12211)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12146)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12333)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11838)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13257)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11276)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12338)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11413)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13324)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11075)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 13010)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11810)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12962)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17861)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...