4:14 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

THẰNG ĐỰC BIÊN HÒA THỜI THƠ DẠI - LHA

09 Tháng Tư 20208:40 CH(Xem: 7036)
Thằng Đực Biên Hòa thời thơ dại
thơ dại
-Thằng Đực:ĐQM
Má tôi sanh "liền tù tì" ba người con gái, rất mong có một mụn con trai. Khi sanh ra tôi, ba má ăn khao lớn và đặt cho tôi một cái tên trong khai sanh rất đẹp đẻ và "mỹ miều": ĐQM. Nhưng, không bao giời dám gọi cái tên "húy" nầy, vì sợ "Ông Bà?!! quở?!!". Lúc nào cũng gọi là "Thằng Đực", bất kể thời gian và không gian. Một cái tên gọi rất hiển nhiên, vô thưởng, vô phạt. Đã là đực thì "đực", chớ làm sao "cái" được?!, cũng không sợ gọi trùng tên. Nếu trong gia đình hay họ hàng, có ai được gọi là Đực rồi, thì tùy theo giai cấp, thứ tự, trường hợp, mà gọi là "Đực Lớn" hay "Đực Nhỏ". Đực tôi, có lúc được gọi là "Đực Lớn", lúc lại "Đực Nhỏ". Vì lúc nào, ở đâu cũng gọi là "Thằng Đực", nên bạn bè lối xóm, từ nhỏ đến lớn, đều chỉ biết và gọi  "Thằng Đực" mà thôi, không ai biết ĐQM là ai cả. 

-Thời thơ dại ở trường học: 

Đầu thập niên bốn mươi, khi đến tuổi bắt đầu đi học, Đực tôi vào lớp Năm (cours enfantin), với thầy Phú Thành Nên, ở Trường Nam Tiểu Học Biên Hòa (École Primaire Complémentaire de Biên Hòa).

Đôi khi, thầy cũng bỡ ngỡ, vì có một vài thằng bạn, cùng lớp, lại cùng xóm, quen miệng, cứ gọi tôi là "Thằng Đực", chớ không nhớ cái tên đẹp đẻ của tôi trong lớp, là ĐQM.

Trong sổ điểm, thầy ghi tên tôi là: ĐQM

Trên nhãn (étiquette) của tập vở bài làm (cahier de devoirs), thầy có ghi rõ ràng nơi "Appartenant à l'élève":  ĐQM

Nhưng, lại thường bị gọi là "Thằng Đực"...

Thời thơ dại, Đực tôi không thấy "quê", không mắc cỡ, cũng không buồn...

Lớp Năm của thầy Nên ở đầu dãy trệt, phía trái, ngoài ngôi trường chính, cách nhà vệ sinh (có hàng rào bông bụp bao quanh) khoảng chừng mười thước. Vị trí nầy rất thuận tiện cho bọn nhóc, mới bắt đầu đi học, dễ dàng đi làm cái việc "vệ sinh". Nhưng, vào những ngày mưa dầm, nước ngập, lội nước lũm chũm..., không mấy thú vị; đôi khi phải "nín", vì đi chân không, sợ bẩn. Ở ngoài sân, cạnh lớp học, có cái sạp bán bánh kẹo của Bà Hai, lao công nhà trường. Chỉ có Bà Hai mới được bán trong sân trường, còn tất cả các xe, sạp, gánh hàng rong khác, đều phải ở ngoài rào cổng trường. Đực tôi lúc nào cũng mong giời ra chơi để được mua bánh, khoai, xôi, kẹo v.v...

Thời thơ dại, lúc bấy giờ cũng hồn nhiên, vui vẻ, không có việc gì đáng tiếc xảy ra...

Đực tôi lên lớp Tư (cours préparatoire),với thầy Trần Văn Lô, cũng còn ở dãy trệt, cạnh lớp Năm, tiện việc vệ sinh...,tiếp tục ăn hàng rong vào giờ ra chơi...

Thời gian trôi qua, Đực tôi được lên lớp Ba (cours élémentaire), với thầy Lê Văn Chinh. Phòng học lớp Ba được đặt trên lầu, phía trước, thuộc cánh phải của ngôi trường chính (1).

thơ dại 1

(quang cảnh trường Tiểu Học Biên Hòa thập niên 1940) 

Thời gian nầy, tuy tuổi đời có lớn hơn trước đôi chút, nhưng sự thơ dại và lầm lỗi lại nhiều...

Một hôm, giờ ra chơi mà trời mưa dầm. Phần lớn  các bạn cùng lớp đều xuống nhà chơi (préau). Riêng Đực và một vài bạn học khác ở lại lớp. Hết giời chơi, trống đánh vào lớp, Đực mắc tiểu. Xuống nhà vệ sinh thì rất xa (phải đi ngang qua lớp học phía sau, xuống thang lầu, ra khỏi nhà chơi...), vì ngại trời mưa, sợ phải lội nước bẩn v.v...Đực bèn đánh bạo, làm liều, đứng ngay cửa sổ của lớp, ở trên lầu,  mà "tè" xuống mái hiên, phía dưới sân (2), chỗ để xe đạp, bàn ghế cũ, tạp nhạp...

Khi vào lớp học, có bạn  thưa thầy, Thằng Đực làm bậy. Thầy Chinh rất tức giận, bắt Đực nằm xuống sàn, đánh phạt mười lăm thước bảng vào mông đít. Ôi! đau lắm! Nhiều lần Đực lăn tránh đòn, nhưng không khỏi. Đực chịu đựng, không dám khóc. Nhưng, có lẽ thầy còn giận lắm, không tha, mà cũng không có một lời răn dạy, chỉ biết đánh đòn cho đủ số trừng phạt.

Thầy Chinh áp dụng câu châm ngôn "thương cho roi cho vọt"? Tất cả các thầy ở trường, không ai phạt học trò có lỗi bằng cách đánh thước bảng. Thầy Trần Văn Lô, khẻ tay bằng thước kẻ; Thầy Đinh Văn Sái, khẻ tay bằng đủa bếp; Ông Đốc Lê Hửu Vỉnh, véo bắp vế non... Còn thầy Chinh, nếu bắt gặp học sinh có lỗi ở ngoài sân, không có sẵn thước bảng, thầy tát tay hay phun nhổ nước bọt miếng vào mặt. Thầy Chinh tốt nghiệp sư phạm ở Singapore? Không! (ở Singapore, luật pháp thường trừng phạt tội nhân bằng roi đòn *). Phải chi, thầy răn dạy, giải thích lỗi lầm của Đực, để tất cả học sinh trong lớp đều biết, đừng tái phạm. Nhưng không, Thầy chỉ đánh đòn cho hả giận.

Mông đít của Đực bị bầm tím.

 

thơ dại 2

 (mông đít bị bầm-hình minh họa)

 Mỗi chiều, đi học về, Đực được má tắm trong thao nước với sà bông thơm hiệu Cô Ba. Biết trả lời sao nếu má thấy vết bầm? Để giấu má, Đực phải nói dối là bạn rủ đi tắm sông, không tắm ở nhà. Đã ba ngày rồi mà đít vẫn còn bầm. Rầu quá!

Thời may đến...

Sau khi sanh Đực, má hài lòng, vui vẻ có được một con trai nối dõi tông đường (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô), nên "nín" riết trong nhiều năm. Bây giờ, má vừa sanh ra thêm một Đực nhỏ. Còn đang "nằm lửa", yếu đuối, má không tắm  Đực mỗi buổi chiều nữa. Đực tha hồ tắm sông thêm một tuần lễ, đít mới hết dấu bầm. Hú hồn! Thật ra, nếu má biết Đực bị thầy đánh đòn, bầm đít, chắc cũng âm thầm, nuốt lệ, thương con, không đến trường thưa gởi chi cả.

Cơn đau nào rồi cũng qua đi, nhưng những vết bầm trên người, sẽ là dấu ấn suốt đời, không còn dám tái phạm nữa.

Thầy Chinh dạy học giỏi, tận tụy. Học sinh cả lớp đều tiến bộ. Đực cũng được lên lớp vào cuối năm đó. Cám ơn Thầy đã dạy dỗ.

 Ba Đực làm lính Mã tà, rày đây, mai đó. Khi thì bót Long Thành, lúc thì đồn Bà Rá...Thời đó không có "Quân Tiếp Vụ". Đôi ba tuần hay một tháng mới có "xe lương" tiếp tế lương thực một lần. Xe lương là một chiếc xe bò, có mui rộng. Khi nào xe còn chỗ trống mới cho thân nhân quá gian đi theo. Có lần, Đực cũng được theo chiếc xe lương nầy để đi thăm Ba. Phải mất một ngày cho mỗi lượt đi hoặc về. 

thơ dại 3

(xe lương-hình minh họa)

 Thường ngày, Đực ở nhà với má. Đực ham chơi hơn thích học. Mỗi lần bãi trường, má bắt buộc Đực phải đi học thêm ở trường tư, hết trường nầy, đến trường khác, chớ không được ở nhà, rảnh rang, để đi chơi lang thang. 

-Học ở trường GAILLARD (Institution Gaillard). Bọn nhóc chúng tôi thường gọi là trường "Cây Da". Trường tọa lạc trên một con đường vắng, ngõ cụt, gần rạp hát Vạn Khánh Hưng. Trường, chỉ là một căn phố dài, không có sân chơi. Cạnh trường, là nhà của anh Duyên, bạn học cùng lớp. Lợi dụng quen biết, Đực thường hay trèo lên hàng rào tường, có song sắt nhọn, để hái  hoa Ngọc Lan "bông sứ", lấp lánh trên cành, như những hạt ngọc, rải hương ngây ngất.
thơ dại 4

 (hoa Ngọc Lan-hình minh họa)

 Một hôm, động tịnh, chó berger trong nhà chạy ra sủa. Đực vội vã tuột xuống,   áo vướng vào song sắt, nhờ áo rách, Đực thoát thân, không bị chó cắn. Chuyện nhỏ, không sao! Về nhà 'dối mẹ qua đường trượt chân....'.

 -Học ở trường nhà thầy ba Hiệp, thầu khoán, khoảng dưới xóm Tiệm Rượu. Trường chứa đầy gạch, cát, vật liệu xây cất..., không có sân chơi.  Phía sau lớp học, dưới gốc cây dừa, cạnh một cái cầu ván nhỏ, bắt xuống sông Đồng Nai, có treo tấm bảng "CẤM HỌC SINH TẮM SÔNG". Một hôm, giờ ra chơi, Đực bèn cởi hết quần áo, xuống sông bơi lội. Kẻng đánh vào lớp, Đực không hay biết. Ông thầy đứng lớp thấy thiếu, đi tìm. Ra bờ sông, Ông gọi Đực lên và đem hết áo quần vào văn phòng. Trần trụi, trơ trẽn, Đực đi vào văn phòng để nghe quở mắng và xin lại quần áo mặc. Rất may là các bạn học sinh nam, nữ đều ở trong lớp học, không ai thấy "người nhộng" ra sao...

Thời thơ dại! Đực tôi cũng phớt tỉnh, như không có việc gì xảy ra.

 Thuở xưa, các thầy cô rất tận tụy dạy dỗ học sinh ở trường. Chỉ có một vài trò học yếu, hay lười biếng, không thích học như Đực tôi, mới phải đi học tư thêm, vào mùa bãi trường.

 -Thời thơ dại ở nhà và lối xóm. 

Trước biến cố Nhựt đảo chánh Pháp, từ khu hãng dầu vào ga xe lửa, chỉ có một con đường duy nhứt, Quốc Lộ 1 (sau nầy gọi là đường Hàm Nghi), chạy dọc theo bờ sông Đồng Nai, đến Sens unique (bây giờ là công trường Song Phố), quẹo phải, đường Trịnh-Hoài-Đức, đến đường vào ga. Sau khi người Pháp trở lại Đông Dương, họ xây thêm một con đường Quốc lộ 1, chạy thẳng, từ ngã ba hãng dầu, đến ngã năm Biên Hùng bây giờ, thay thế đoạn đường Quốc lộ 1 cũ nói trên. Cư dân thường gọi là đường đắp mới (bây giờ là đường Hà Huy Giáp). Rút kinh nghiệm, đường đắp cũ thấp, sát bờ sông, thường hay bị ngập lụt. Đường đắp mới được xây cao, khoảng hai thước, cách mặt ruộng lúa hai bên. Nhưng, cũng không tránh khỏi bị nước ngập vì trận bão lụt năm Nhâm Thìn 1952. Cư dân phải chèo thuyền trên đường.

Về mùa nắng khô ráo, vào những buổi chiều mát mẻ, thơ mộng, gợi tình, gợi cảm, hai bên vệ đường, thấp dưới ruộng, là nơi hò hẹn lý tưởng của đôi tình nhân, thường là những cặp sồn sồn, đến đó "ăn chè" (cụm từ của báo chí nói về vụ "Phạm Duy đi Nhà Bè ăn chè", tư tình lén lút). Tuổi học sinh thời thơ dại, vào thuở ấy, không có chuyện nầy. Nhưng, tò mò, đôi khi Đực tôi cũng giả vờ đi hóng mát, dạo qua cho biết sự tình...

Vào mùa mưa, hai bên đường đắp mới đều là ruộng lúa ngập nước. Những ngày nghỉ học, Đực thường hay đến đây câu cá. Muốn có tiền sắm một bộ, khoảng hai mươi, cần câu cắm, Đực phải nghĩ ra cách kiếm tiền, chớ má không cho:

   -Bán vỏ con ve sầu lột xác.
thơ dại 5thơ dại 6

(vỏ con ve sầu lột xác-hình minh họa)

 Vào mùa hè, ve sầu reo vang, ran rộ. Sáng sớm, Đực vào vườn Ông Chánh, nơi có nhiều cây đa, cây sao cổ thụ, cao ngất , gỡ vỏ  các con ve sầu lột xác, còn bám trên thân cây. Vài ngày, sau khi đầy một lon sữa bò, Đực đem bán cho tiệm thuốc bắc, được đôi ba đồng. Không biết mấy Ông thầy Tàu mua ve lột để làm gì, chắc nó có công dụng trong y học cổ truyền?!!!

    -Bán cà phê dạo.

 Vào thời kỳ Việt Minh thường hay đặt mìn, đào đường, đấp mô, việc giao thông Saigon-Đà Lạt rất khó khăn, không được suông sẻ. Xe chuyên chở hàng hóa, tiếp liệu nhu yếu phẩm từ Saigon lên Đà Lạt và chở rau cải, bông hoa... từ Đà Lạt về Saigon, phải tập trung thành đoàn (convoi), chờ quân đội Pháp đi mở đường, gỡ mìn, phá mô xong rồi mới được lưu thông. Mỗi tuần chỉ có một lần convoi mà thôi. Đoàn convoi Saigon- Đà Lạt tập trung rất đông, vào buổi sáng, tại đường đấp mới, thời gian lâu hay mau, không nhất định. Khi nào đường sá yên ổn, quân đội Pháp sẽ hộ tống convoi lên đường. Hành khách phải chờ đợi, mệt mỏi. Đực nảy ra ý kiến, bán cà phê dạo. Pha một bình tích cà phê đen với đường tốn một đồng. Nếu bán hết, được mười ly, mỗi ly một đồng (cà phê + đường + công + may rủi). Một lời mười. Nhưng, không mấy khi được lời như vậy. Khách đi trên xe, thường là người Pháp, hay người Việt, nhưng lại nói tiếng Pháp. Đực tôi phải rao hàng "café monsieur..."; "café madame...". Bán được một ly, thường thì, uống xong họ mới trả tiền. Thình lình, còi hụ, đoàn xe bắt đầu lên đường. Có người trả tiền, có người, chẳng những không trả tiền, còn liệng ly xuống đường cho bể. Nhưng, không lỗ!!!. Tệ lắm cũng còn lời được năm, ba đồng, hì! hì!...

 -Thời thơ dại qua đi. 

Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Thời thơ dại rồi cũng qua đi. Vào một buổi chiều mát mẻ, đang đá banh, vui đùa trên cánh đồng khô gốc rạ, Đực trông thấy vài ba anh lớn, mặt đồ bà ba trắng, đi dạo mát trên đường, vừa đi, vừa nói chuyện, vui vẻ, chững chạc, đứng đắn. Đực đoán biết, các anh thuộc lớp lớn, đi học ở Saigon về quê nghỉ hè. Saigon cách Biên Hòa có ba mươi cây số, nhưng Đực chưa bao giờ được diễm phúc, có cơ hội đặt chân đến thành phố hoa lệ, mệnh danh là "hòn ngọc viễn đông" nầy.

Mơ ước đến! Đực vừa xong bậc Tiểu Học. Biên Hòa chưa có Trường Trung Học. Đực sẽ được đi Saigon học tiếp. Má dẫn Đực ra chợ Biên Hòa, đến sạp bán vải của bác phu nhân Trần Văn Kiêu, chủ tiệm vàng ở đầu chợ, mua một sấp vải, để may cho Đực mấy bộ đồ bà ba trắng như các anh lớn, chuẩn bị cho cuộc đời học sinh Trung Học ở Saigon.

 Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa!

Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài...

 LHA

Con dâu Biên Hòa

(Viết theo lời kể của chồng tôi)

  *Hình phạt đánh đòn, hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi tại Singapore, dành riêng cho đàn ông, ở độ tuổi từ 16 đến 50. Người ngoại quốc cũng không thoát khỏi luật đánh đòn. Tai tiếng nhất là trường hợp của cậu học sinh  Mỹ, tên là Michael Peter Fay, 18 tuổi, bị kết án 4 tháng tù, nộp phạt 3,500 SGD và bị đánh đòn 6 roi, về tội xịt sơn đỏ vào xe hơi, ngày 18/9/1993. Vụ việc nầy đã gây phản ứng ầm ĩ trên khắp thế giới vào lúc bấy giờ. Nể mặt Tổng thống Bill Clinton, chính quyền Singapore đã hạ giảm cho cậu ta 2 roi. (nguồn internet).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 2015(Xem: 9424)
Thế là hết một ngày vui, tuy mệt mỏi vì phải cuốc bộ trên những con đường dài, nhưng rất lý thú.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 10649)
Hy vọng đời sống luôn có những người trọng tình nghĩa như những nhân vật trong chuyện
12 Tháng Tư 2015(Xem: 15892)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì quốc nạn 30/04/1975 và những người ngã gục trong lao tù cộng sản.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 11437)
làm thơ Đường Xướng Họa tham gia vào nhiều nhóm tác giả tên tuổi. vừa để tập dợt, vừa học hỏi cầu tiến.
06 Tháng Tư 2015(Xem: 13223)
Có đi vào chiến tranh, có chia xẻ tận tình với nhau những lần sống chết mới thấm thía được nỗi nhớ ấy như thế nào
03 Tháng Tư 2015(Xem: 9274)
Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.
31 Tháng Ba 2015(Xem: 11591)
Cám ơn tác giả Hà Thu Thủy đã gởi đến cho người đọc thông điệp yêu thương và nhân ái với nhiều quyết tâm
29 Tháng Ba 2015(Xem: 10135)
Cuộc chia ly nào cũng đau khổ và tiếc nuối. Ra đi là hết, biết đến bao giờ trở lại. 1954 Cầu Hiền Lương đã chia đôi đất nước.
28 Tháng Ba 2015(Xem: 10918)
Tôi không tin một triệu dân Biên Hòa ai ai cũng đồng tình phát triển thành phố mà quên đi chục triệu dân Sài Gòn.
21 Tháng Ba 2015(Xem: 9323)
Trời bảo, Trời mưa vì buồn thôi Để người thơ thẩn, ngắm mưa rơi
19 Tháng Ba 2015(Xem: 10843)
Chúng tôi có bạn đồng hành, đồng trang lứa, có những người lính, người sĩ quan VNCH cùng lớn lên ở đấy, đang xả thân thay cho chúng tôi
17 Tháng Ba 2015(Xem: 10278)
hình bóng cuả quê hương nằm rải rác suốt ba miền Trung Nam Bắc, nơi nào tôi cũng thấy đáng yêu, càng nghèo càng khổ lại càng thương càng nhớ.
13 Tháng Ba 2015(Xem: 10491)
Tiếc nuối nhớ lại những kỷ niệm xa vời, để mà ngậm ngùi thương tưởng, tìm về một thời “Xuân Thì” đã qua.
09 Tháng Ba 2015(Xem: 11233)
đưa con thuyền bềnh bồng, mênh mông theo làn nước cuộn, thoang thoảng xa xa bài ca vọng cổ não nề, buồn bã chia tay…
08 Tháng Ba 2015(Xem: 16979)
“Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 10649)
Tiển biệt Mẹ người mẹ vĩ đại của chúng con với lòng thương tiếc trọn đời
07 Tháng Ba 2015(Xem: 11441)
Mong cháu tôi nhớ mãi ngày hôm nay để cố gắng học hành, không phụ lòng tin tưởng của cha mẹ cháu và của chính tôi.
28 Tháng Hai 2015(Xem: 10647)
tình cảm anh chị em vẫn tràn trề dù thời gian đã mấy chục năm. Xin cám ơn người Biên Hòa của tôi.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10102)
khi nghe một chiếc lá rụng, một giọt nước rơi, như nhắc nhở mình để biết thương tuổi thơ, tuổi trẻ Việt Nam và biết yêu đất nước mình hơn.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10302)
Định cư ở Mỹ từ năm 1992 nhưng mãi đến giữa năm 2013 mới liên lạc được với vài anh chị đồng hương Biên Hòa
25 Tháng Hai 2015(Xem: 11062)
Tấm lòng nhi nữ thương mà trách. Chẳng trách chi Nàng, trách Hóa công
25 Tháng Hai 2015(Xem: 9592)
Để đắm mình trong Dòng A Mai trong vắt, rồi nửa đêm thao thức, vẳng bên tai xào xạt, sóng bổ ghềnh.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 19209)
Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California và đồng hương đã tham gia cả sự trang trọng và đặc biệt.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10401)
giáng sinh năm nay người mẹ đã mất và người con chỉ biết gởi cho chúng tôi tấm hình để làm kỷ niệm như một lời tri ơn
14 Tháng Hai 2015(Xem: 10571)
Cám ơn Hội Ái Hữu Biên Hòa, cám ơn Ngô Quyền và cám ơn cái quán Cà Phê Cầu Mát dễ thương
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10229)
Anh tôi đã mất lâu lắm rồi, nhưng mỗi khi thấy một người mặc đồ Biệt Động Quân trong những ngày lễ hội, tôi lại nhớ anh tôi vô cùng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10488)
Tôi chịu không nổi cái cảnh bó gối ngồi trong rọ. Bao nhiêu gia đình đã tìm đường chạy khỏi Sài Gòn và đã chạy được khỏi Việt Nam
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10701)
Người Đi Trên Mây của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng có lẽ là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người ta nói hoặc viết về Nguyễn Xuân Hoàng
12 Tháng Hai 2015(Xem: 10587)
Cuộc đời có những buồn vui bất chợt dễ thương để trở thành kỷ niệm đẹp, đều mang một ý nghĩa thiêng liêng.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 10234)
Hy vọng tôi sẽ vượt qua một cách bình an và để lại một nụ cười. Nụ cười mãn nguyện cám ơn cuộc sống quý giá mà ơn trên đã ban cho tôi.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 10006)
Cái chết của người bạn thân thiết là sự đoạn tuyệt đột ngột với quá khứ của mình. Chúng ta không những mất một sự hiện diện mà còn mất cả một phần của cuộc sống
04 Tháng Hai 2015(Xem: 11336)
Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10304)
mong chị hãy thanh thản bước về miền tây phương cực lạc
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 10753)
Cám ơn tác giả Nguyễn Thị Thêm đã cho tôi và những đồng hương độc giả BH thưởng thức một bài thơ hay, đầy ý nghĩa và chứa chan tình tự quê hương.
17 Tháng Giêng 2015(Xem: 10418)
những kỹ niệm, những tình cảm mến thương với chị Chu Diệu Thi, chị Lương Thị Sao bỗng chốc không cầm được nước mắt…
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 9961)
Trong khi những cơn gió Bấc cứ thi nhau thổi phà qua căn nhà trống trước, trống sau đem thêm những cơn lạnh thấu da.
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 8803)
Trong không gian êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói lên điều tự khoái…
14 Tháng Giêng 2015(Xem: 10936)
cho một thi sĩ đã ra đi, nhưng lời thơ còn ở lại và vẫn chứa đựng mênh mang năm tháng cuộc đời .
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10351)
Tiển người đi. Trả lại buồn phiền những ai bi
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10623)
Sáng ngày 1-5, tôi bước ra khỏi bịnh xá, đứng trên Quốc lộ 4 nhìn về hướng Cần Thơ thấy mặt trời lên đỏ rực, báo hiệu một ngày mới
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 10303)
Phong bao tuy nhỏ nhưng mang một ý nghĩ to lớn là người Việt mình độc lập trong đời sống, trong tư tưởng cũng như phong tục tập quán.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 15816)
Nhìn lại, mái tóc đã pha muối tiêu. Tình cảm vẫn như ngày xưa. Xin cám ơn cuộc đời.Một ngày vui qua mau.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 10429)
Tôi thấy mình quá đầy đủ và hạnh phúc. Xin chia sẻ niềm hạnh phúc này đến tất cả các bạn.
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11379)
Thưởng thức lại ca khúc “Lời Con Xin Chúa” không phải để khơi lên “đống tro tàn tang tóc”, mà để cảm thông với những con người đã và đang chịu đau khổ
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9984)
merry Christmas and happy New Yeara
24 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9868)
Gia đình Kiều Oanh xin chân thành gửi lời kính chúc đến quý vị trưởng thượng, quý Thầy cô, đồng hương, cùng các bạn hữu vui đón một mùa Noel an bình, thịnh vượng
21 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14994)
Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9107)
Cám ơn các thân hữu, bạn bè gần xa đã đọc những tâm tình của tui trong năm qua và luôn yêu thương, khuyến khích.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11305)
Giữa hai người yêu nhau mà người con gái vì một chuyện gì đó nhỏ lệ thì người con trai lại hốt hoảng lo âu
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10489)
Nhìn ra cái đẹp trong những giọt nước mắt và tìm cách lau đi mới thật sự là một con người hiểu đúng nghĩa của tình yêu.