11:34 CH
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

Hồi xưa tui đi học Chương 6 - Con gà con lang thang

10 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 20352)

Người đời thường hay nói tuổi trẻ mau quên, chuyện vui buồn nào rồi cũng theo dòng thời gian mà nhạt nhòa tan biến.

Cũng đúng cũng không. Nhất là đối với một tên nhóc 7,8 tuổi như tui ngày đó.

Bị thầy cô đánh mãi bằng roi mây mỗi ngày nên cái mông nho nhỏ dể thương của tui lúc nào cũng có những lằn bầm tím xanh đỏ dọc ngang như dấu bánh xe in trên bùn tháng hạ, rồi còn bị cô giáo lấy thước khẻ vào lòng bàn tay ngày mấy cái làm cho tui có 2 cái lòng bàn tay đỏ hỏn không thua gì bàn chân con gái còn son vậy mà tui vẫn tính nào tật nấy, tui vẫn đi học trể muôn năm.

Khổ hơn nữa là bây giờ tui đã lần mò leo lên tới lớp ba của ông giáo Bỗ. Cái ông thầy này bặm trợn bự con lại chơi cái roi dài thòn nên uýnh đau lắm chả bù với cái thước của cô Nữ hay là cái roi mây cụt ngũn của thầy Nữa. Nhà của ổng ở sau tiệm may Nam Long gần chợ.Thầy Bỗ làm thầy giáo tự hồi nào hỏng biết mà ổng cũng đã từng quất roi mây lên mông ông già tui.

Ông già tui thường hay khoanh tay cúi đầu chào ổng mỗi khi lên nhà bác Hai Thiện chủ tiệm may để nhậu. Chắc là vì muốn dợt tui cho kỹ lưỡng hơn nữa nên thầy Bỗ bảo Ba tui cho tui ở lại học lớp ba với ổng thêm một năm nữa mặc dù tui dư điểm lên lớp nhì của thầy Hưng ba của thằng Điền trong cư xá Đoàn văn Cự. Cũng nhờ vậy mà tui được làm trưởng lớp năm sau. Đó cũng là lần cuối cùng trong đời tui có được một cái chức vụ gì kêu nghe có vẻ bề thế quyền uy bà con vị nể.

Thỉnh-thoảng tui vẫn còn ráng đứng trước Ty Cảnh-Sát mà đợi nhỏ Mai, cho dù đã 2 năm trời biền biệt chiều trôi, mấy chiếc xe bò giờ cũng không còn được đi qua thành-phố nữa. Thế mà đôi khi vẫn còn một thằng bé con tay cầm khúc bánh mì đứng thẩn-thờ mong đợi bóng dáng một hình bóng thân thương.

Đôi khi tui quên bẳng đi dăm ba tháng, hớn hở vui đùa với lủ bạn trong xóm trong trường chỉ để rồi một sáng nào đó cái gương mặt tròn tròn với hai con mắt buồn dịu vợi lại hiện lên làm cho tui muốn ngồi khụy xuống bên đường với hai hàng lệ rơi .

Những lần như thế tui thường trốn học, giấu cặp trong cái bụi chuối ngoài sau rạp hát Biên Hùng rồi đi lang thang dọc theo đường quốc-lộ 1 mà hồi đó tụi tui nghe người xung quanh kêu là đường đấp mới.

 0O0

Quốc-lộ 1 là con đường chính chạy ngang thành-phố BH rồi đi xa xa lắm, đi tận mãi ra ngòai Bắc, nơi có nhà của ông bà Cố, Má tui bảo như thế cho dù tui chẳng biết Bắc với Nam là cái chi mô. Chỉ biết là ông bà Nội đã chọn Biên Hòa làm quê hương từ nơi xa xôi đó.

 Với tui ngày đó thì nó là con đường dẫn đến cây cầu Gành, sông Đồng Nai nước chảy chia hai, ai dìa Gia-định Đồng Nai thì dìa. Đi ngược lại thì ra Tam Hiệp, Hố Nai, Phúc Hải nơi có nhiều nhà thờ với mỗi sáng Chủ Nhật trong tiếng chuông ngân, đầy những người lớn lẫn trẻ con ăn mặc đàng-hoàng lịch-sự nắm tay nhau đi lể đầy đường.

Mấy bà bác, mấy chị lớn lẫn tụi con gái ưa huýt hứ đều mặc áo dài trắng trang nghiêm đi dung dăng dung dẻ chật cả quảng đường quốc lộ. Có khi họ còn mang theo những bó hoa đầy màu sắc. Thỉnh thoảng tui thấy mấy thằng bạn tui chạy lúp xúp theo sau lưng mấy đứa con gái.

Lớn lên tui vẫn thích nghe tiếng chuông ngân nga bất kể là chuông chùa hay chuông nhà thờ, đối với tui nghe như là một lời thì thầm nhắn nhủ êm đềm tự cỏi hư-vô.

Hai bên đường thuở xa xưa đó toàn là ruộng lúa dế kêu cóc nhảy, chảy dài đến tận bờ sông, trên đường chỉ thường là những chiếc xe đò liên-tỉnh chạy bằng dầu cặn phun khói mịt mù, chất đầy bao bố, cần xé hay xe đạp, xe gắn máy trên mui với anh lơ xe đeo tòn ten phía sau lúc nào cũng liên miệng la lên cái câu:

-Vô vô em ! 

Bất kể là em nào già hay trẻ. Nhiều khi chỉ là một bà già trầu hom hem chiều nhạt nắng. Bả mà quay lại nheo mắt cười tình thì coi chừng anh hết tòn ten.

Kinh nghiệm máu xương đã dạy cho tui biết là đi lơn tơn trên khúc đường này phải để ý coi chừng mấy chiếc xe đò. Không phải tui sợ bị xe đụng, có bị đụng bao giờ đâu mà sợ? Tui sợ là sợ mấy bà già trên xe phun bã trầu đỏ hỏn như máu làm lem nhem cái áo sơ mi trắng Nguyễn Du của tui. Tui lại phải coi chừng mấy cái lá chuối gói bánh tét, bánh ú hay xu xê gì đó cứ hể thấy tui là cứ bay ào xuống, lạng qua lạng lạng lại để rồi cuối cùng thì ụp dính ngay chóc vô cái mặt nham nhở trước tuổi của tui.

Mà lạ thiệt nha, nhiều lần tui đã phòng bị kỹ càng, vừa thấy mấy cái lá bay ra là tui đã cố sức quẹo cong cái cần cổ né tránh mà vẫn không thoát nạn. Mặc cho tui hết né qua phải rồi đến trái, có khi còn ngồi thụp xuống như con nhà võ lành nghề mà mấy miếng lá quỷ quái vẫn cứ lững lơ theo chiều gió tà tà nhắm ngay cái mặt đẹp của tui mà lạng theo cứ y như là...gái mê trai.

Riết rồi tui chán quá bèn xài chữ Nhẫn của con nhà Phật. Tui không thèm né nữa. Cứ cắm đầu mà đi, miệng lâm râm đọc thần chú úm ba la. Tui áp dụng cái câu thầy Chín đã dạy:

- Mặc cho lá bay trầu nhổ… khách trọc đầu cứ đi.

Vậy mà được việc lắm nha, cái tỷ lệ bị ăn đạn lại thấp hơn rất nhiều. Đúng là người tính hỏng bằng trời ha !

Khác với con đường Trịnh Hoài Đức mà tui đi học hàng ngày, cái đường đấp mới này chẳng có nhà cửa phố xá cây cối chi hết. Chỉ là một con lộ tráng nhựa đen xì thẳng băng xẻ ngang mấy cái ruộng lúa. Cũng vì thế mà rất ít khi có người đi bộ trên quảng đường này, nhiều khi chỉ có mình tui âm thầm gậm nhấm nỗi thù trên lưng ngựa hoang.

Những lúc lang thang ở đây tui thích nhất là nhìn cái xe lửa đến từ Sài Gòn hú còi phụt lên từng bụm khói trắng chạy chầm chậm vô ga trông giống y như là tranh vẻ. Còn thêm một cái mà tui ưa nhìn nữa là cái khúc đường ngắn Công Lý bên tay mặt. Ở đó có nhiều cái nhà to lớn đồ sộ với những cái sân vườn đầy cây cảnh lạ mắt cùng với cái sân tenis bên hông. Lâu quá rồi tui quên mất tên là nhà của ai nhưng tui thường đứng ngắm nghía cái cây kiểng gì có lá trông giống như cây chuối mà lại tỏe ra như cái quạt. Tui có nhiều bạn bè con nhà giàu trên con đường này nhưng không thể nói ra ngay bây giờ là vì tui đang trốn học.

Đôi khi cũng có một vài chiếc xe nhà binh hay xe jeep chạy tà tà ngang qua. Vào những năm tháng ấy chiến-tranh chưa tràn về phố thị, mấy anh lính ngồi trên xe trông rất lè phè, lúc nào cũng tay ôm súng nhưng mắt luôn dõi tìm một bóng áo trắng nữ-sinh hay một em bán nước mía. Hồi đó tui nghĩ hoài mà không sao hiểu nổi tại sao mấy ông lính đều khoái nhìn đàn bà con gái. Chị Gấm có lần bảo chắc là mấy ổng muốn bắn họ. Thiệt hong đó bà, tui thấy mấy ổng cười tươi như hoa mà. Chị xạo vừa thôi chứ !!!

Tui chỉ đi mà thường thì không biết đi đâu, vừa lang thang vừa ngó trời, ngó ruộng, ngó xe. Thấy một con gà của ai chạy băng qua đường tui lại càng buồn tủi. Tui nhớ con gà mái có bộ lông vàng khè của tui năm trước. Nó cũng đã chết rồi, nó được xếp nằm ngay ngắn trên dĩa, hai tay bị bẻ quặt ra đàng sau.. Nó đã thành gà rô-ti. Nhớ đến nó tui lại bực mình Má tui. Cái bà già này !

 0O0

Sau khi dư ra được một số tiền do việc mua rẻ bộ đồng-phục của thằng chết, vài tháng sau khi thấy tui chưa chết theo nó, má tui mua cở chục con gà con mới nở còn nhỏ xíu vàng khè kêu chíp chíp đem về nhà nuôi.

Tui xí phần một con có vẻ có nhiều lông nhất, xin Má tui một sợi chỉ đen cột vô chân làm dấu, tui đặt tên nó là con Mai như để tưởng niệm một chuyện tình đã qua.

Ngày nào đi học về ngang ruộng lúa tui cũng đều bắt vài con trùng hay mấy con cào cào châu chấu, có khi là dế đá thua bị chết trong trường mang về cho con gà Mai của tui ăn. Chắc cũng vì thế mà nó thường hay chạy ra phía trước sân mỗi khi tui về, cái đuôi màu vàng ngoe nguẩy, mỏ mổ lung tung dưới chân. Có khi còn làm một bải vàng khè. Nó có vẻ lớn lẹ hơn tui.

Chị Lan ở gần nhà mỗi khi đi học về thấy tui đang o bế con gà thường hay dừng lại mà chọc quê vài câu cho hã dạ cái chuyện gì không biết.

- Nhỏ mà nuôi gà lớn " nui gái ". hi hi...-

- Kệ tui, sao bà rảnh quá vậy? mà " nui gái " là cái gì?

- Mai mốt lớn như tao thì biết. Chỉ xách cặp đỏng đảnh bỏ đi còn eo éo ngâm thơ:

Em đi anh ở lại nhà

Chiều hôm ve vuốt con gà ngẩn ngơ

Thấy cái mông lắc lư của bả mà tui muốn lượm ngay cục đá bự hoặc là một viên bì kẽm mới đã. Kỳ thiệt nha, tui quậy phá uýnh lộn có tiếng ở cái xóm này mà sao mấy bà mấy chị lẫn tụi con gái cứ hay rề rề đến chọc. Bây giờ già rồi cũng vẫn vậy. Má tui nói tui có số đào hoa từ thuở lên ba. Bả vẫn thường hay khoe khoang với mấy bà bạn rằng là :

- Mới 5 tuổi mà đã tính chuyện dẫn gái dìa nhà.

 Lâu lâu Má tui bảo chị Gấm bắt một con làm thịt khi nhà có cúng giỗ hay bạn bè của ông già tui tới nhậu. Ba tui nhậu dữ lắm, hầu như ngày nào ổng cũng có độ, khi thì trong mấy cái quán cóc ngoài rạp hát, lúc thì trong quán bà Năm cháo lòng trong ga xe lửa, cuối tuần thì lại cáp độ ở nhà.

Có khi ổng nổi hứng rủ mấy chú mấy bác trong phi-trường lấy cái xe jeep chạy tuốt xuống Sài Gòn nhậu trong mấy cái quán thật là mắc tiền, những lần như thế tui thường thấy Má tui ngồi lặng lẽ đếm đi đếm lại cái cọc tiền bả gói trong bọc nylong nhét tận dưới gầm giường.

Tui cũng không hiểu sao ổng ăn nhậu hút sách cả một đời mà bây giờ chỉ còn một năm nữa là đủ 90 mà ổng vẩn còn hút và nhậu rồi lại nhậu với hút. Tuy có phần nào ít hơn lúc xưa vì chắc ổng phá mồi dữ quá nên mấy ông bạn nhậu của ổng hầu hết đã bỏ ổng mà đi nhậu quán xa miền miên viễn.

Giờ thì ổng thường ngồi nhậu một mình trong một góc sân, cặp mắt lừ đừ nhìn mãi tận đâu đâu, ít khi nói một tiếng nào. Mà có nói chi thì chỉ cần một tiếng mở đầu là ai cũng biết hết cả câu chuyện.

Trở lại chuyện con gà Mai, có lẽ má tui thấy tui quá thương mến con gà như một người bạn thân nên bả cho làm thịt những con khác trước mặc dù con Mai của tui mập tròn hơn cả đám. Mập hơn chị Gấm nhiều.

Cái ngày đó rồi cũng phải đến, chưa về đến nhà đã thấy đứa em gái út bỏ chơi trong cái miểu thờ Thần Hoàng bên đường chạy ra mét một câu nghe tê tái cái lòng anh:

- Má làm thịt con Mai của anh rồi.

Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.

Không hiểu sao nhưng tui đã có cái tính suy nghỉ đâu ra đó đàng hòang từ thuở nhỏ, đó chỉ là một con gà, thì đành phải chịu vậy thôi, nhưng nhỏ Mai là con người ! Nên tui cứ nhớ thương trong niềm uất hận.

 0O0

Mãi nghỉ đến con gà tui đã đi đến chân cầu lúc nào không hay.

Vào giờ này bờ sông vắng teo, trên bờ chẳng có một trận đá banh, không có một đám chơi đánh đáo ăn tiền, dưới sông cũng không thấy tên nhóc nào đang tập lội, mấy chiếc ghe nhỏ đã ra giữa dòng câu cá.

Buồn tình tui leo lên cái cây ngay bờ sông có một cái cành bự đâm ra tận mặt nước, tụi tui thường đứng trên đó mà 1,2,3 lông nhông cắm đầu nhảy xuống sông.

Ngồi trên cái cành cây cao đó cho tui một thấy cả một khoảng trời hiền lành đơn sơ mộc mạc của xứ Biên Hòa. Một cảnh trời trăng mây nước êm đềm thanh thản tựa như tranh .

 Thả mắt theo ngược dòng nước chảy, tui thầm nghỉ nếu mình cứ đi mãi qua khỏi cầu Mát, đi qua nhà tù đi luôn qua chợ lên tận trên thượng nguồn thì chắc là sẽ thấy cái chổ khởi điểm của dòng sông, nó ra sao tui muốn biết. Có lần tui nói với thằng Định như thế thì nó lại rụt rè co vòi :

 - Coi mà làm gì ? Thì chắc nó cũng xì xì ra rồi chảy ngoằn ngoèo như con gái đái vậy thôi! Có thể có ma da.

Đúng là cái thằng cù lần như trời đã định. Chuyên môn làm người giang hồ mất hứng.

Nhìn những chiếc ghe thương hồ chở đầy hàng hóa lẫn theo những cái phà chở đầy cát, đá, cây gổ từ từ trôi qua tui ước gì họ dừng lại cho tui quá giang đi theo một ngày, chắc là vui lắm, hay là một cái thuyền con với cái chị chèo bằng chân cũng được, tui muốn theo con thuyền ra tận cuối dòng sông để trông thấy biển.

Ngày đó tui thường tự hỏi sông biển nối liền với nhau sao lại khác màu. Đem hỏi chị Gấm thì bả bảo rằng :

 -Thì khác nên mới kêu là sông với biển !

Hừm, cái bà này lúc nào cũng nói chuyện đơn giản đời em như Năm xe be bự hơn Bảy xe bò. Vậy mà cũng đòi tên Gấm, chắc là cái ông thư ký ở dưới xã đánh máy lộn, có thể là Gấu hỏng chừng. Nói cho vui vậy chớ tui nhớ thương chị Gấm chẳng kém gì nhỏ Mai. Tui không có chị có anh còn chị Gấm đi ở mướn một mình chẵng có ai nên hai chị em thường hay thủ thỉ chuyện trò đũ thứ trên trời dưới đất. Tui hiểu biết hơn mấy tên nhóc cùng tuổi có lẽ là nhờ vào đó.

Chị Gấm tui đã dẫn bầy con đi từ sông ra biển ngày đó rồi đi mãi phương nào chẳng thấy về. Sao ai cũng bỏ tui mà đi đâu hết vậy. Mai này có còn gặp lại hay không?

 0O0

Ngồi thơ thẩn một mình trên cành cây, ngoài bờ sông gió sông lùa qua ống quần sort rộng thùng thình một lúc thấy chán và lạnh, tui tuột xuống quay trở về hướng cũ.

Lần này tui chọn đi theo những cái bờ đê trên mặt ruộng dọc theo đường rày xe lửa cho gần hơn, có thể bắt được vài con dế than ngang tàng trên chiến trận nếu gặp hên.

Ruộng lúa vào lúc này đã gặt xong, nước đã cạn, chỉ còn là những đống rơm màu vàng ối được chất ngay hàng thẳng lối trên mặt ruộng sình lầy đầy những lằn nứt nẻ dọc ngang.

Cứ lo cắm đầu nhìn xuống mặt ruộng tui vấp phải cái cuốc của ai bỏ quên trên bờ đê lộn nhào nguyên con xuống ruộng kêu cái oạch.

Chẳng có đau đớn gì nhiều, chỉ hơi trầy đầu gối chút xíu nhưng cái làm tui lo lắng là bộ quần áo giờ đã lem nhem bùn xình đen thui xám xịt.

Thế này thì bỏ bu rồi, làm sao đi về nhà đây ? Cở này tối thiểu cũng phải chục roi với bà già.

Sợ quá tui ngó quanh quẩn tìm nước để rửa tay chân lẫn giặt sạch quấn áo nhưng thật là khổ cái đời tui, toàn là nước sình đục ngầu đen thùi lùi.

Nghe mùi khét lạn theo gió tui mừng gần chảy nước mắt,

Cở gần vài trăm thước về hướng nhà ga, sau mấy bụi tre một làn khói đen đang bốc thẳng lên trời. Lò Rèn !

Phải rồi, lò rèn của bác Hai, cứ đến đó xin nước giặt đồ.

Như người vừa tìm ra chân-lý, tui cắm đầu chạy.

Bịch ! Lại vắp phải cái cuốc quỷ quái một lần nữa. Chụp lấy cái cán cuốc tui định quăng nó ra xa nhưng bổng đổi ý tui vác nó lên vai chân đi cà nhắc về hướng lò rèn.

Còn tiếp

Hoàng Duy Liệu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14541)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu
27 Tháng Ba 2013(Xem: 13565)
Xin chào Pleiku, Kontum và Buôn Mê Thuột thân quen! Cho dù mai sau không có dịp về thăm Đất Cao nguyên nữa, tôi vẫn canh cánh bên lòng Món Nợ Cao Nguyên
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13814)
Thời con gái bao giờ cũng đẹp, nhưng tuổi già của mình bây giờ cũng đẹp, cũng hạnh phúc vì cả hai đứa vẫn còn hai cái đuôi. Dù bao gian khổ vẫn hảnh diện và sung sướng bị mình kềm kẹp cho tới bây giờ.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 14596)
Tay ôm poster ghi tên của Bảo, Bác Nhơn nở nụ cười tươi tựa trẻ thơ, nồng nhiệt cổ vũ cho đoàn diễn hành Hướng Đạo có đứa cháu Ngoại yêu dấu của mình.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13666)
dáng điệu dịu dàng của cô gái Pleiku đang loay hoay chuẩn bị cho một ngày mới, “ Giã Từ Pleiku ” của “ còn chút gì để nhớ, để quên …”
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13957)
Một giấc mơ làm tôi không ngủ lại được, tôi lại thức và suy nghĩ viễn vông. Cái gì đến sẽ đến, ai cũng có một lần đến bên bờ sinh tử. Hãy sống cho vui mỗi ngày
18 Tháng Ba 2013(Xem: 15135)
Tất cả những bài thơ trong ba thi tập là những bức tranh sống động có màu sắc lẫn âm thanh, giúp cho người đọc thưởng ngoạn được tất cả những vẻ đẹp, những lời thơ hồn hậu của tác giả
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13258)
Thời Thơ Dại! Ôi! Thời của vô tư, của hành động mà không cần so đo tính toán! Ai cũng đều qua Thời Thơ Dại của riêng mình mà mỗi khi có dịp nhớ lại đều thấy vui buồn lẫn lộn.
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13010)
trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.
10 Tháng Ba 2013(Xem: 14679)
Hội ái hữu Biên Hòa California được chấn chỉnh và thành lập với bao tâm huyết của đồng hương nặng tình xứ Bưởi đã bước qua nhiệm kỳ thứ hai.
08 Tháng Ba 2013(Xem: 13380)
Hôm qua tôi đã nhận rất nhiều lời chúc của bạn bè, con, cháu, học trò ,thân hữu. Tôi hạnh phúc vô cùng vì mình vẫn có được nhiều người quan tâm và thương mến.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14006)
trân trọng cãm tạ hai anh Thiếu Tá Hoàng Ngọc Liên và Hoàng Thọ(mà tôi chưa bao giờ gặp). lời cãm tạ chân thành trong tình nghĩa của một thời chiến đấu bảo vệ HÒA BÌNH và TỰ DO cho quê hương.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14626)
nhiều người đã bỏ xứ ra đi như tôi, lấy xứ người làm quê hương thứ hai của mình. Có lẻ cuối đời, tro bụi của tôi sẽ bay trong trong gió nơi xứ người.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 11888)
Cho đến giờ này họ vẫn đang ở nơi rừng sâu núi thẩm hay tại vùng biển khơi dậy sóng! Không có đền đài lăng tẩm nào cao quý, giá trị và vĩnh cửu hơn lòng dân đâu.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 17704)
ường như đến tuổi xế chiều, nôm na là gần xuống lỗ, người ta dường như nuối tiếc kỷ niệm của ngày xưa.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 13881)
Xin được một lời cám ơn trường lớp, cám ơn Thầy Cô đã hun đúc và dạy dổ chúng tôi nên người, biết sống với tha nhân, biết quý vốn quý nhất trên đời ... TÌNH BẠN
01 Tháng Ba 2013(Xem: 13008)
Chút tình trong thơ văn Trần Kiêu Bạc không những chỉ được gói ghém qua tình mẹ, làng quê trong thơ anh vẫn canh cánh bên lòng về nơi có một thời gian anh đã sống
01 Tháng Ba 2013(Xem: 12826)
Nhà tôi bước đi; tôi nhìn kỹ hai gót chân. Cũng có những vết nứt vì bùn phèn như hai gót chân của chị Lý.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 12588)
anh là một người lính đã hiên ngang bảo vệ quê nhà. Tạ ơn đất nước, tri ân những người lính là săn sóc cho anh thật chu đáo, cho anh có chỗ dựa tinh thần để anh đi hết đoạn đường đời.
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14487)
Từ hôm đó, mỗi lần có những điều không như ý, tôi vẫn nhớ lại lời Cô Hiệu trưởng thời Tiểu học : "Sao lại buồn, phải vui mới đúng..." vì có như vậy tôi mới trân quý thời thơ dại
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14143)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa
17 Tháng Hai 2013(Xem: 13624)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
16 Tháng Hai 2013(Xem: 19382)
Cái phận đi cày thì giờ không có nhiều tui đành âm thầm leo lên xe mà lạng qua lạng lại cho tới phi trường để kịp chuyến bay về nhà. Trong xe buồn lặng câm
13 Tháng Hai 2013(Xem: 13814)
ta sẽ gặp những bạn đồng hành để chia sẻ khó khăn của tâm hồn hay khó khăn của ngoại cảnh. Để cùng nhau thấy cái sinh thành của cuộc đời. Để có lúc chia tay ở ngả ba đường.
09 Tháng Hai 2013(Xem: 18264)
ôi nhìn thấy hai Nàng trần truồng năm tôi 10 tuổi, năm tôi 17 tuổi. Hôm này - một chiều đầu năm 2013 - tuổi Đời Tôi Tám Bó, khi viết những dòng chữ này..
07 Tháng Hai 2013(Xem: 14104)
Cái mùi Tết đã mang đến cho anh chị em tôi được hưởng đủ đầy tròn vẹn bao nhiêu mùa Tết chúng tôi có được trong đời… mãi cho đến bây giờ, ba má tôi đã thật sự đi xa…
04 Tháng Hai 2013(Xem: 13481)
Kính chúc quý đồng hương và thân hữu, toàn thể gia đình một năm Qúy Tỵ 2013 An vui + Mạnh khỏe + Hạnh phúc.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 14603)
Biết đến bao giờ, quê hương kia sẽ có được những ngày vui thật sự? Biết đến bao giờ người người sẽ cùng chia sẻ, thương xót và giúp đỡ lẫn nhau?
02 Tháng Hai 2013(Xem: 16130)
Mùa Xuân về tôi xin được thả bay tới tất cả mọi người chùm bóng xanh lơ màu hy vọng, cầu chúc cho tất cả được nhiều sức khỏe, may mắn và an vui.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 14944)
kính chúc Quý Bạn Hữu, Quý Đồng Hương và Gia Quyến những ngày Xuân Hạnh Phúc và Một Năm Mới An Lành, Thịnh Vượng
01 Tháng Hai 2013(Xem: 13480)
Nhìn bóng dáng sau lưng 2 đứa con, đứa 14 đứa 12 đang từng bước nặng nề ra đường phố khi bóng đêm vừa buông xuống, lòng người mẹ quặn đau, từng cơn thắt chặt lại
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 36291)
xin kính dâng hồn thiêng Nguyễn Hoàng Hải, nhà thơ nổi tiếng xứ Bưởi với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên và Tôn Thất Tiến, một nghệ sĩ tài hoa, một thời nổi tiếng về ngón đàn và tiếng hát
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 15831)
Là đồng hương và thân hữu Biên Hòa chúng ta không thể thờ ơ, hãy cùng nhau góp bàn tay yểm trợ: ủng hộ Đặc san Xuân và ghi danh tham dự TẤT NIÊN BIÊN HÒA
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 14984)
Nhìn gương mặt hớn hở của Chi giữa rừng hoa bạt ngàn, anh có cảm tưởng như mùa Xuân đã tới.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 13979)
Bài học vỡ lòng sao cao đẹp quá, cho cô giáo và những đứa trẻ ngây thơ. Từ đó tôi tin rằng tiếng Việt tiếng mẹ đẻ của tôi sẽ không bao giờ mất.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 15368)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ muà xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 18108)
Hy vọng ai đó sẽ có đủ tiền mà làm một cái cửa sổ nhỏ đón chút nắng mùa Xuân cuối đời. Một đời đã có bao lần hiên ngang với nắng trong tim.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 13348)
Tôi nhắm mắt lại, hít một hơi dài và như đang ngửi thấy mùi vị của mâm cơm tất niên dâng cúng gia tiên, má tôi đứng chắp tay lâm râm khấn vái cầu phúc với đất trời.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 19874)
chữ Bé ơi là tín hiệu duy nhất tôi nhận được từ anh ta.Cũng từ dạo đó tôi đã bắt đầu mơ mộng và không còn chăm chỉ học hành như trước nữa...
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 15679)
Rồi tin yêu thắp sáng những vì sao" . . . và vẫn ca tụng tình yêu một cách tuyệt đối " Yêu đương chỉ có một lần, Một lần cũng đáng đem dâng cả đời
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 23809)
Nỗi bất hạnh của các anh em thương phế binh sau biến cố 75 không biết cuộc đời mình sẽ về đâu? Cuộc sống thế nào khi thân thể không còn nguyên vẹn
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 17417)
Nhưng mà tui đâu có ngán, dân chơi Biên Hùng mà! Tui ngó quanh cái tủ một hồi chẳng có ra được một câu nào nghe cho đặng bèn ngước lên trên đầu tủ nhìn bà Nội
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14161)
Tẩt niên, đồng hương Biên Hòa tưởng nhớ đến một người dân Biên Hòa, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, quả cũng là điều chúng ta nên đến tham dự hỗ trợ.
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14110)
Vậy mời bạn hãy làm quen với nhà thơ Thái Thụy Vy qua CD “Hoa Tím Niềm Riêng” để xem mình có “niềm chung” với nhà thơ không nhé!
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 15009)
Người Việt Nam, dù ở trong nước hay sống xứ ngoài, hằng ngày đều nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ, dạy con cháu luân thường đạo lý, chớ nên quên ơn người đã có công giúp mình, chấn hưng nền văn hóa nước nhà, mà hiện nay vẫn còn thọ hưởng
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18958)
Tôi yêu ngôi trường Trung học đầu đời, yêu cái giếng quận và yêu cây me đứng quạnh hiu cuối trường. Cây me đó đã chứng kiến biết bao thế hệ học trò
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 18599)
bến xưa hạt cát vẫn chờ Gầy xương khóc nắng bên bờ đơn côi Sóng nào trả bạn cho tôi Chiều xa biển lạ hẳn ngồi nhớ mưa
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17576)
ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...
03 Tháng Giêng 2013(Xem: 12806)
Qua lăng kính trên, người ta thấy nhà thơ Thái Thụy Vy - bút hiệu của Đỗ Khoa Luật - đã thành công trong cả ba tác phẩm của mình, đã đưa người đọc hòa theo nhịp tim của tác giả
31 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14115)
Mất mẹ Mõi mòn nhớ mẹ đau suốt đời Ai còn mẹ Xin đừng làm mẹ khóc