1:53 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

CHÀNG TRAI NĂM XƯA. Nguyễn Thị Thanh Dương

30 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 19080)

CHÀNG TRAI NĂM XƯA.
 ( Viết tặng anh chị X. Houston).
  Nguyễn Thị Thanh Dương
Bà Xuân đang dọn cơm ra bàn, ông ngồi chờ sẵn và cất tiếng hỏi bà:
- Ăn cơm xong bà có đi với tôi ra “Đài chiến sĩ” tham dự buổi “mít tinh” kỷ niệm 30 tháng Tư không?
Bà dửng dưng lắc đầu:
- Coi như ông đi “đại diện” là đủ rồi. Ngồi chung xe với ông từ nhà mình tới đấy mất chừng 10 phút nhưng sẽ là 10 phút căng thẳng và thể nào cũng…cãi nhau.
Ông nhìn bà phân bua:
- Nếu mà bà ngoan ngoãn ngồi yên như người ta thì làm gì có chuyện? tôi chạy chậm bà chê lù đù như gà rù, tôi chạy nhanh bà bảo gìa rồi còn bạt mạng, xe chưa tới bảng stop bà đã bắt tôi chuẩn bị ngừng từ xa, tôi nhường cho người ta thì bà bảo tôi lép vế khép nép, tôi không nhường thì bà chê bất lịch sự, đi đâu mà hấp tấp, vội vàng …ngồi lái xe mà bà cứ khủng bố tinh thần tôi từng giây từng phút như thế, nếu tôi không vững vàng tinh thần thì lạc tay lái từ lúc nào rồi. Nhưng hôm nay tôi vẫn hân hạnh mời bà đi cùng mà…
Bà bĩu môi:
- Gớm, ông phân bua mà dài dòng như đọc điếu văn. Cám ơn lời mời nhé, để tôi ở nhà nằm võng đu đưa vừa coi ti vi vừa ngủ còn sướng hơn.
Hôm nay bà Xuân cho ăn món rau muống luộc dầm quả cà chua chín với vài tép tỏi và thịt thăn kho tiêu, y như món bà đẻ vẫn ăn ngày xưa, bây giờ là món của hai vợ chồng gìa kiêng khem chất béo mỡ màng để bảo vệ sức khỏe vì cả hai ông bà đều cao máu, cao mỡ.
Bà chăm chăm nhìn ông ăn và nói như ra lệnh:
- Ông chan nước rau muống luộc vào cơm, rồi chấm rau vào nước mắm ớt mà ăn chung thì mới ngon.
Ông phản đối:
- Đến ăn uống bà cũng chỉ huy tôi? Tôi có là tù nhân của bà đâu? gần 10 năm trời tù tội cộng sản đủ khổ cuộc đời tôi rồi nhé. Tôi cứ thích húp nước rau riêng, xong ăn rau muống riêng đấy. Việc gì đến bà !
- Ông thật là bướng bỉnh, thế món cà ri chấm bánh mì, ông thử chấm bánh đa có được không hả?
Ông dứt khóat:
- Nhưng không có quy luật nào bắt người ta phải ăn rau muống luộc kiểu của bà cả, tôi ăn kiểu của tôi và thấy ngon là đủ rồi.
Bà xụ mặt ra không thèm nói và nhìn ông nữa. Hai ông bà lặng lẽ ngồi ăn cơm tiếp.
Ăn cơm xong ông Xuân lấy thuốc ra uống, có loại thuốc phải uống mỗi ngày cho đến hết cuộc đời. Coi như thuốc men song hành cùng với thực phẩm nuôi nấng tấm thân gìa.
Ông thay quần áo và mũ nón đi ra cửa thì bà gọi giật lại:
- Khoan đã…đợi tôi một chút…
Ông Xuân mỉm cười hài lòng:
- Cuối cùng thì bà cũng chịu đi với tôi dự cuộc họp kỷ niệm lớn lao này chứ gì?
- Không !!
- Hay là bà bắt tôi ở nhà coi ti vi với bà cho vui?
- Không !!
Bà đưa cho ông mẩu giấy vừa ghi vội:
- Một công đôi ba chuyện, đằng nào cũng một lần lái xe đi, một lần tốn xăng, chỗ mít tinh “Đài chiến sĩ” gần chợ Hồng Kông 4, hội họp xong ông ghé vào chợ mua cho tôi những thứ này, biết ông lẩm cẩm quên trước quên sau tôi đã ghi ra giấy đây, nhớ đừng có lú lẩn mà làm rơi tờ giấy là được rồi.
- Hừm, tôi chưa lẩm cẩm và lú lẩn đâu. Dù say sưa hội họp, dù chen chân giữa đám đông người, tôi vẫn sẽ giữ kỹ mẩu giấy này còn hơn giữ tờ gia phả dòng họ nhà tôi để hoàn thành nhiệm vụ bà giao phó cho nhà cửa êm thắm.
Rồi ông mỉa mai:
- Thì ra bà kết hợp để sai tôi đi chợ cho bà luôn thể đấy. Bà tính toán giỏi quá.
Ông bước ra cửa còn ngoảnh lại cố nói thêm một câu:
- Thế sao ngày xưa bà lại học dốt môn toán hả? Tôi dạy kèm cho bà mà đôi lúc bực cả mình vì cô học trò vừa dốt vừa lười…
Bà nhào ra cửa:
- Này ông có giỏi thì đứng lại. Ngày xưa….
Nhưng ông đã nhanh chân đi khuất rồi. Bà Xuân quay vào nhà, nằm ra võng mà bực mình, chẳng buồn mở ti vi ra xem. Hai vợ chồng bà càng già càng xung khắc, hay cãi nhau dù những chuyện không đâu, chẳng ai chịu nhường nhịn ai.
Bà bỗng nhớ lại chuyện ngày xưa mà ông vừa khơi ra nửa vời…
Ngày xưa bà Xuân là cô thiếu nữ tên Nguyễn Thị Hoa, tiểu thư con nhà giàu, trong một gia đình đông anh chị em. Bố cô Hoa là một công chức hiền lành nho nhã, trong khi mẹ cô Hoa đảm đang tháo vát như đàn ông, một tay bà kinh doanh làm nên nhà cao cửa rộng, nuôi đàn con đông.
Bà xông pha kinh doanh đủ mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực bà hoàn toàn xa lạ, nhưng cứ thấy lợi là bà không từ. Bà đã mua lại một cửa hàng sửa xe gắn máy ở đường Hồng Thập Tự, dù các con trai không đứa nào theo nghề sửa xe. Thợ chánh thợ phụ đều phải thuê mướn hết.
Đó là một tiệm sửa xe gắn máy đặc biệt vì chủ nhân trông coi tiệm là phụ nữ, là mẹ cô Hoa, bà “bổ nhiệm” cô con gái xinh đẹp Nguyễn Thị Hoa lúc ấy đang là nữ sinh trung học ra quản lý cửa tiệm những khi thời gian rảnh rỗi để phụ với bà.
Không ngờ nhờ thế mà cửa tiệm đắt hàng, anh nào đến sửa xe một lần thì thế nào cũng có lần sau dù có khi xe anh không mấy hư hỏng, dĩ nhiên các anh khách hàng này chỉ căn ngày nào có cô chủ ngồi trong quầy, nếu lướt ngang cửa tiệm thấy bóng dáng to đồ sộ của mẹ cô chủ là họ biết hôm ấy cô chủ không có mặt.
Tội nghiệp mấy anh khách hàng si tình, nào biết cô Hoa đã có người yêu, là anh chàng Xuân, sinh viên kiêm thày giáo dạy kèm môn toán tư gia cho cô.
Anh Xuân đẹp trai học giỏi chỉ mỗi tội con nhà nghèo. Anh sinh viên đã bỏ dở chuyện học hành để lên đường nhập ngũ ở Thủ Đức.
Mãn khóa anh Xuân về sư đoàn 21 ở Chương Thiện, đời lính trôi nổi hết Chương Thiện đến Bạc Liêu, rồi rừng U Minh…nơi nào cũng là vùng lửa đạn sinh tử.
Những lá thư tình đầy ắp thương yêu của cô Hoa theo anh Xuân đi khắp mọi nơi, cô vừa lãng mạn vừa chung tình, hứa sẽ yêu anh, lấy anh dù trong hoàn cảnh nào.
Có mấy đám mai mối hỏi cưới cô Hoa, cha mẹ cô rất ưng ý vì các chàng trai kia đều thành đạt, con nhà khá gỉa, tương xứng với gia đình cô, nhưng cô Hoa vẫn cương quyết từ chối.
Khi biết cô Hoa yêu anh Xuân, chàng sinh viên nghèo dạy kèm cho cô Hoa ngày nào, bây giờ lại đời lính chiến nay sống mai chết, mẹ cô nổi giận ngăn cản, bà đã khẳng định: “Thằng Xuân hội đủ những điều kiện để mẹ …không bao giờ gả con gái cho nó, con đừng có mơ”.
Thế mà những lá thư tình vẫn không hề thiếu, không hề vơi đi, vẫn từ tay cô Hoa bay đến chiến trường với anh Xuân, dù anh Xuân đã nhiều lần tự ái khuyên cô Hoa nên vâng lời cha mẹ lấy chồng ở thành phố cho cuộc sống ấm êm, và vì chính anh cũng cảm thấy thương cho Hoa quá, lấy chồng lính chiến là phiêu lưu, bấp bênh biết bao.
Mỗi lần anh Xuân về phép Sài Gòn, anh đi lướt qua cửa tiệm sửa xe gắn máy ở đường Hồng Thập Tự cho cô Hoa trông thấy là cô Hoa đã nhanh chóng cho nhân viên đóng cửa tiệm nghỉ sớm để hẹn hò với người yêu.
Anh Xuân không dám đến nhà cô Hoa đã đành, mà anh cũng không dám vào tiệm sửa xe, vì ngại những tay thợ trông thấy sẽ mách với bà chủ.
Một lần vào lúc 3 giờ chiều, cô Hoa vừa ra lệnh đóng cửa tiệm thì anh thợ chính băn khoăn nói:
- Cô chủ ơi, chúng ta có cái hẹn 5 giờ chiều nay giao xe gấp cho người ta rồi. Anh không quân đẹp trai hay sửa xe tiệm mình đó..
- À, anh có cái xe Vespa mang tới tiệm mình sửa gần chục lần rồi chứ gì? Tiệm mình kiếm bộn tiền sửa xe của anh ta rồi chứ gì?. Không sao đâu, chiều nay không có thì chiều mai anh ta sẽ đến lấy xe.
Anh thợ gãi đầu gãi tai:
- Nhưng cô ơi, chiều mai là ngày bà chủ trông cửa tiệm.
- Tôi hiểu rồi, đừng lo, bảo đảm với anh là chiều mốt có mặt tôi ở đây anh không quân sẽ đến lấy xe và không dám kêu ca phàn nàn gì đâu, chỉ nhìn thấy tôi mỉm cười là anh ta bối rối lên rồi. Anh cứ đóng cửa tiệm về sớm mà đi chơi hay đi nhậu đi, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với mẹ tôi và với anh khách hàng chủ nhân chiếc xe Vespa ấy.
Thế là cô Hoa ra phố gặp anh Xuân, cô sung sướng hãnh diện đi bên anh lính chiến vào quán kem, vào rạp xi nê để tha hồ tâm sự nhớ thương, mà không hề nghĩ đến anh không quân sẽ đứng trước tiệm sửa xe đã đóng cửa một cách tùy tiện và phũ phàng, chủ nhân không một lời giải thích nhắn gởi. Không gặp cô chủ đã đành, mà cũng không thể lấy xe mà xử dụng được.
Mối tình em hậu phương anh tiền tuyến kéo dài cho tới khi anh Xuân đổi về Hậu Nghĩa làm đại đội trưởng sư đoàn 25 bộ binh.
Hậu Nghĩa, Củ Chi cách Sài Gòn không xa nên thỉnh thoảng cô Hoa lên thăm người yêu, nhiều lần hơn anh về phép thăm cô…
Hai người gắn bó keo sơn qúa cuối cùng cha mẹ cô Hoa đành chịu thua, đồng ý cho hai người thành hôn, chính thức nên duyên chồng vợ. Họ đã có một thời tuổi trẻ là tình nhân, là vợ chồng tha thiết và đầm ấm…
Cô Hoa năm xưa đang ngủ thiếp trong võng thì choàng tỉnh dậy khi ông Xuân về tới nhà, lên tiếng gọi oang oang:
- Bà ơi…
Bà mở choàng mắt ra và chợt bàng hoàng buột miệng::
- Anh Xuân !
Ông Xuân ngạc nhiên đặt ngay những túi xách vừa mua ở chợ về và dồn dập hỏi:
- Bà vừa nói gì thế? Tôi có nghe lầm không? Hình như bà gọi tôi là “Anh Xuân”?
Bà hơi bẻn lẻn:
- Chắc tại tôi nằm mơ…
- Ôi, dù chỉ là giấc mơ cũng được, hôm nay nghe bà gọi âu yếm hai chữ “Anh Xuân” tôi sung sướng bồi hồi như thấy cô Hoa bé bỏng, dịu dàng của mấy chục năm về trước, chứ không phải là bà Xuân vừa già vừa đanh đá bây giờ….
Bà ngượng ngùng:
- Vậy hả ông. Nãy vô tình ông nhắc đến ngày xưa nên tôi vừa sống lại một thời qúa khứ, ngày xưa khi tôi và ông mới quen nhau, yêu nhau rồi lấy nhau.
Ông cũng bồi hồi:
- Ngày xưa bao giờ cũng đẹp, nên chuyện cổ tích nào cũng bắt đầu bằng hai chữ “Ngày xưa”. Cứ thế bà nhé, con cái ở xa chỉ có hai vợ chồng gìa, thỉnh thoảng cũng cần cho nhau những lời âu yếm yêu thương như thời trẻ chứ. Bà đừng có lắm lời, khó tính khó nết với tôi nữa nhé..
- Cả ông nữa, cũng đừng bướng bỉnh trái ý tôi nữa nhé?.
Ông Xuân cười gật gù:
- Chắc tại tuổi già làm cho con người thay đổi tính nết thôi, chứ tình yêu xưa vẫn còn đây. Tôi và bà cố gắng đối xử với nhau như lúc trước, được tí nào hay tí ấy…
Rồi ông chỉ vào những bịch chợ:
- Tôi mua đủ những món bà ghi trong giấy rồi. Ngoài ra tôi còn mua cả món bà không dặn là mấy hộp Blueberry mà bà yêu thích vì nó giống như quả sim tím thường làm bà chạnh lòng nhớ đến bài hát “Những đồi hoa Sim” của thuở đang yêu tôi đấy.. Hàng mới bày ra, tươi ngon lắm nên tôi phải mua ngay.
Bả cảm động:
- Thế hả? cám ơn ông đã để ý đến cả sở thích của tôi.
- Thì tôi đáp lại tấm lòng bà thỉnh thoảng làm món gà luộc chấm muối tiêu chanh sở thích của tôi, dù tay bà đã yếu chặt con gà luộc cũng là vất vả.
Bà trìu mến hỏi:
- Thế cuộc họp ở Đài chiến sĩ đông vui không hở ông?
Ông Xuân hào hứng:
- Dĩ nhiên là đông người chứ, giây phút chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, nhìn những người lính mặc quân phục xưa tôi lại bồi hồi nhớ thời mình trai trẻ đã chiến đấu dưới màu cờ thân yêu ấy.
Bà cũng hào hứng theo:
- Lần sau trở đi dù bất cứ hội họp gì của cộng đồng Việt Nam, của lính tráng, tôi sẽ đi với ông, bất chấp ông lái xe thế nào.
Ông Xuân vui mừng:
- Bà đã giao phó cả cuộc đời bà cho tôi thì cứ yên chí, dù lái xe kiểu nào tôi cũng lo an toàn mà. Chuyện lớn chuyện nhỏ, đồng vợ đồng chồng mới vui bà ạ. Tôi cám ơn bà…
Bà lôi những món đồ trong túi chợ ra xếp vào tủ lạnh, ông chồng già dưới mắt bà lù khù và bướng bỉnh vẫn còn nhiệt huyết với quê hương, với đồng đội chẳng khác gì anh Xuân, người lính trẻ hào hùng, xông xáo khắp nẻo chiến trường ngày nào mà bà từng thương yêu và ngưỡng mộ.
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi già đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa, dù hai người đã già.
Bà quay ra dịu dàng nhìn ông và chính bà cũng tưởng như mình đang trẻ lại:
- Anh Xuân ơi, anh vẫn là chàng trai năm xưa của em đấy.
 Nguyễn Thị Thanh Dương
 ( April, 2012)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 2015(Xem: 20445)
Dù rằng đã bị bỏ rơi và tan hàng tại QKI ngày 29/3/1975, nhưng khi về đến Vũng Tầu chúng tôi đã tái tổ chức và tiếp tục chiến đấu bảo vệ đất nước cho đến ngày 30/4/1975.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10986)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12424)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10777)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14726)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11991)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29473)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10633)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10166)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10659)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10954)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10534)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12209)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9207)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11580)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15516)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10275)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14186)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11778)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11171)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10877)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10480)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11170)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9910)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9669)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13134)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9004)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18128)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12412)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9445)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102645)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10384)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10856)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10446)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12204)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10567)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9681)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8896)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 11008)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27371)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10867)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10116)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11471)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11178)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11365)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.