4:54 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

VĂN HÓA KHÁC BIỆT ???

04 Tháng Bảy 20192:08 CH(Xem: 7754)
VĂN HÓA KHÁC BIỆT ???

Đây là câu chuyện thực tế của người già tại Mỹ. Có thể đụng chạm đến những bậc cha mẹ ông bà không chịu để con cháu làm chủ cuộc đời của nó. Có thể mất lòng NHƯNG ĐÂY LÀ SỰ THẬT.

Trong một lần tình cờ, một ông lão châu Á và ông lão châu Âu cùng ngồi xuống hàn huyên, tâm sự. Và bởi văn hoá khác biệt, quan điểm mỗi người cũng không giống nhau, cuộc đối thoại của họ thật khiến người ta phải suy ngẫm…
Viện dưỡng lão và người già
Ông lão châu Á: Đứa con tôi thật là bất hiếu!
Ông lão châu Âu: Chuyện gì xảy ra vậy?
Ông lão châu Á: Nó dám hỏi tôi rằng: “Ba có muốn vào viện dưỡng lão không?”.
Ông lão châu Âu: Viện dưỡng lão rất tốt mà, tôi cũng đang sống tại đó đây này.
Ông lão châu Á: Ông không đùa đấy chứ? Những nơi như thế ông cũng sống được sao?
Ông lão châu Âu: Tại sao lại không?
Ông lão châu Á: Nơi ấy chỉ dành cho những người già neo đơn không nơi nương tựa mà thôi. Tôi có con có cháu đàng hoàng, vậy mà lại phải đến đó ở, thể nào cũng làm trò cười cho thiên hạ, rồi tôi sẽ khổ não mà tổn thọ mất.
Ông lão châu Âu: Không phải thế chứ? Đến một độ tuổi nhất định, sống ở viện dưỡng lão rất thuận tiện, sao có thể bị mọi người chê cười được?
Ông lão châu Á: Tôi thì cho rằng khi đến tuổi, chúng ta nên sống cùng con cháu để được chúng phụng dưỡng chăm lo. Sống ở viện dưỡng lão rất cô đơn và hiu quạnh, chẳng phải là đáng thương lắm sao?

Người Châu Á thường sống gần gũi với con cái, khi già đi con cái có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già, đó là việc con cái báo hiếu cha mẹ.
Ai cũng có cuộc sống của riêng mình
Ông lão châu Âu: Ông muốn sống cùng con cái sao? Tôi sống cùng với con trai mới có 2 tuần mà đã không thể chịu được rồi.
Ông lão châu Á: Sống với con cháu vui vẻ lắm mà, sao lại có thể khó chịu được chứ?
Ông lão châu Âu: Con trai tôi đến 18 tuổi là đã phải ra ngoài sống tự lập rồi. Nó về chơi vài ngày thì tôi rất hoan nghênh, nhưng nếu nó ở đây thời gian dài, lại còn mang theo cả vợ con về thì cuộc sống của tôi sẽ đảo lộn hết cả.
Ông lão châu Á: Tôi thật sự không thể hiểu nổi người phương Tây các ông, vì sao lại vô tình đến như vậy? Con trai vẫn còn trẻ mà ông đã cho ra ngoài tự lập, lại còn để nó đi vay tiền để chi trả học phí nữa. Chẳng trách vì sao đến cuối đời các ông lại phải sống trong viện dưỡng lão!
Ông lão châu Âu: Nó đủ 18 tuổi là đã trưởng thành và cần phải tự lập rồi. Còn việc vay tiền trả học phí là quyết định của cá nhân nó, chúng ta hãy để lũ trẻ học cách làm chủ cuộc đời mình. Hơn nữa, chúng cũng cần phải có sự riêng tư, ông nên cho chúng một không gian riêng của mình.
Ông lão châu Á: Người Tây phương các ông thật kỳ lạ, thế này không được, thế kia cũng không được. Chẳng nhẽ cứ phải cho con ra ở riêng, rồi mình thì sống trong viện dưỡng lão mới là “được” hay sao?
Ông lão châu Âu: Tôi có cuộc sống của tôi, con tôi có cuộc sống riêng của nó. Tôi sống ở viện dưỡng lão cũng có rất nhiều bạn bè, khi gặp rắc rối thì có chuyên gia giúp đỡ. Chúng tôi cần một cuộc sống thoải mái và tự do.
Thế nào là báo đáp công ơn sinh thành?
Ông lão châu Á: Lời ông nói nghe thật phóng khoáng. Cho dù ông chỉ nuôi con đến 18 tuổi, nhưng dẫu sao nó cũng đã kết hôn, đã trưởng thành, cũng tới lúc phải báo đáp công ơn cha mẹ chứ?
Ông lão châu Âu: Báo đáp? Báo đáp gì cơ?
Ông lão châu Á: Đương nhiên là đón ông về ở cùng, để ông an hưởng những ngày tháng cuối đời. Nhưng tiếc là ông lại vào viện dưỡng lão rồi… Có vẻ như con trai và con dâu ông quá thoải mái, chẳng phải gánh trách nhiệm gì với cha mẹ.
Ông lão châu Âu: Trách nhiêm nào cơ? Con tôi không cần có trách nhiệm gì cả.
Ông lão châu Á: Không có trách nhiệm sao? Nếu ông bị bệnh, chẳng lẽ con ông không cần đưa ông tới bệnh viện?
Ông lão châu Âu: Nếu tôi bị bệnh, viện dưỡng lão sẽ đưa tôi đi viện.
Ông lão châu Á: Nếu ông phải vào viện và cần người chăm sóc, chẳng lẽ người đó không phải là con ông?
Ông lão châu Âu: Người Âu châu chúng tôi không có khái niệm con cái phải chăm sóc ở viện. Con tôi chỉ cần tới thăm là tôi vui rồi.
Ông lão châu Á: Nếu ông không trả được viện phí, chẳng lẽ không cần con cái lo?
Ông lão châu Âu: Chúng tôi nằm viện miễn phí, không mất tiền.
Ông lão châu Á: Chà, xem ra các con ông không cần đưa ông đi viện, cũng không cần phải chăm sóc thuốc men. Thế chúng có biếu ông tiền không?
Ông lão châu Âu: Tiền gì? Tại sao phải biếu tiền?
Ông lão châu Á: Đó là cách chúng bày tỏ tấm lòng hiếu thảo với ông.
Ông lão châu Âu: Không, không, không… Tôi không cần con cái phải cho tiền. Tiền của chúng là để nuôi con cái, là để trả các khoản tiền vay, còn nếu có nhiều hơn thì chúng có thể đi du lịch. Chúng tự lo được cho bản thân là tôi hạnh phúc rồi, chứ tôi không cần đến tiền của chúng.
Chăm sóc cháu có phải là trách nhiệm của người già?
Ông lão châu Âu: Nuôi con, dưỡng già có nghĩa là gì? Tôi sinh con là vì tôi yêu trẻ nhỏ, tôi chưa bao giờ hy vọng nó sẽ chăm sóc cho tôi lúc cuối đời. Bây giờ con trai và con dâu tôi đang ở giai đoạn gây dựng sự nghiệp, cần cố gắng làm việc, cần tự lập để có thể tận hưởng cuộc sống.
Ông lão châu Á: Tôi cũng rất yêu con, tôi cũng hiểu khi nó gây dựng sự nghiệp thì rất vất vả. Bởi vậy tôi mới trông con cái cho chúng. Tôi đã hy sinh bao nhiêu cho chúng như vậy, cuối cùng chúng lại muốn tôi vào viện dưỡng lão.
Ông lão châu Âu: Ông còn trông con cho chúng? Thật không thể tin được.
Ông lão châu Á: Sao lại không thể tin?
Ông lão châu Âu: Trông con là việc của cha mẹ chúng, có liên quan gì đến người già chúng ta?
Ông lão châu Á: Các con tôi phải đi làm kiếm tiền, dù gì tôi cũng đã nghỉ hưu thì nên giúp đỡ chúng một chút.
Ông lão châu Âu: Chúng ta cả đời bôn ba, đến tuổi già mới là lúc nghỉ ngơi. Sao ông không tận hưởng thời gian này mà đi nghỉ mát, uống cafe, chơi bóng, đọc sách, làm những việc mà ông thích?
Ông lão châu Á: Nếu tôi không giúp chúng chăm sóc con cái, thì chúng xoay sở thế nào được?
Ông lão châu Âu: Chúng ta cần có cuộc sống riêng của mình. Chúng ta đã nuôi con khôn lớn, trông trẻ không phải là trách nhiệm của chúng ta. Ông vì con vì cháu mà làm bao nhiêu việc như vậy, dường như không có cuộc sống riêng của bản thân, chẳng lẽ tất cả chỉ là để lúc về già có người nuôi dưỡng thôi sao?

Quan điểm của người Châu Âu: trông nom cháu không phải là việc của họ, họ cần có cuộc sống riêng của bản thân.
***
Có lẽ sau khi xem xong cuộc đối thoại giữa ông lão châu Âu và châu Á ở trên, ít nhiều sẽ khiến chúng ta phải suy ngẫm. Quả đúng là, hai nền văn hóa khác nhau đã dưỡng nên trong họ hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên, dù phương Tây hay phương Đông, dù có khác biệt đến đâu, thì có những điểm tương đồng mà phận làm con chúng ta cần phải nhớ:
Người già cũng muốn cuộc sống của mình được trân trọng. Cho dù có sống cùng con cùng cháu hay không thì cha mẹ vẫn cần có những khoảng không riêng: Được ra ngoài tản bộ một chút, hít thở bầu không khí trong lành, hay đôi lúc là gặp gỡ những người bạn già để cùng hàn huyên tâm sự… Là con cái, bạn hãy thấu hiểu và trân trọng những khoảnh khắc quý báu này.
Con cái cần phải báo đáp công ơn sinh thành, đó là giá trị đạo đức, cũng là một nét văn hoá đẹp của người phương Đông. Nhưng “tiền bạc” có phải là thước đo của lòng hiếu thảo hay không? Trong các kinh điển Nho giáo, chữ Hiếu được tóm lược ở ba điều là: “Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹ” (“Lý Hoặc Luận” – Mâu Tử). Bởi vậy, không cần biếu tiền biếu bạc, mà luôn tôn kính và phụng dưỡng cha mẹ bằng tấm lòng thành kính, đó đã là người con có hiếu rồi.
Vì con cái, cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời mình, những mong tháng năm cuối cùng ấy có con cháu sum vầy làm hạnh phúc. Thế nhưng, có khi nào bạn chợt nhận ra rằng: Ta đang biến “niềm vui” ấy thành “trách nhiệm” của người già? Có khi nào ta mải mê với công danh và sự nghiệp, để rồi phó thác tất cả việc nhà cho mẹ cha gánh vác?
Ai ai cũng có cuộc sống của riêng mình, hãy để những ngày tháng tuổi già của cha mẹ là ngày tháng đẹp nhất và ấm áp tình thương yêu…

Nguồn FB
(Tựa bài BBT)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2015(Xem: 10984)
Tự thân anh biết cũng là quá đủ để thầm truy điệu tử sĩ và cám ơn em với tất cả tấm lòng trĩu nặng ân tình
18 Tháng Ba 2015(Xem: 12423)
Những cây bạch đàn lớn lên từ lòng đất từng thấm đẫm máu của những anh hùng Plei-Me. Hình như trong gió, thoảng như ru, có tiếng ai, thiết tha, não nuột
15 Tháng Ba 2015(Xem: 10775)
Tội với những người đã chết mà lượng người chết trên Tỉnh Lộ 7 B là oan khiên đồng hiến tế khởi đầu lần tận diệt Quê Hương
13 Tháng Ba 2015(Xem: 14722)
“Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 40 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11990)
Sự hy sinh cao cả bằng mọi giá dành cho sự thành đạt của con cái họ như là một món quà trả ơn đối với nước Úc
04 Tháng Ba 2015(Xem: 29465)
Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập...
02 Tháng Ba 2015(Xem: 10632)
Không phải là quá sớm để ghi lại một giai đoạn lịch sử trung thực, chứ không phải là “phiên bản” nguỵ tạo mà người cộng sản đã và đang làm
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10164)
Mời ĐHBH đọc câu chuyện TÌNH ĐẸP của 1 Phụ Nữ Xứ Bưởi hiện sống tại Fresno Cali.
25 Tháng Hai 2015(Xem: 10657)
với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 10952)
Biết trả lời sao mẹ yêu dấu của con. Khi con biết ngày về còn xa lắm
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10533)
Câu chuyện trên đã trở thành một kiến thức của thế hệ trẻ và sẽ được truyền bá cho mọi người khác mãi mãi về sau
16 Tháng Hai 2015(Xem: 12208)
Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây
15 Tháng Hai 2015(Xem: 9205)
Bạn tôi là Lập Hoa rủ bạn bè lại chơi nói chuyện và kỷ niệm về Huế Mâu Thân sống dậy trong tôi.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 11578)
Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá mòn nhưng dạ chẳng mòn’ . . .
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 15515)
tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 10273)
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô biên.
20 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14185)
Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11777)
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11169)
chính bản thân tôi cũng mong là mình quên đi được, tha thứ đám mọi rợ đó được. Nhưng làm cách nào để forget, để forgive? Khó trên sức tôi.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10876)
Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10477)
Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."
08 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11169)
tuổi trẻ hải ngoại là hậu phương vững mạnh yểm trợ tuổi trẻ trong nước để đuổi bọn xâm lăng Trung Cộng ra khỏi lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam./.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9909)
Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự gì nguy hiểm.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9667)
Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13132)
Sau cùng là thành tích làm trung tá quận trưởng Dĩ An được giải nhiệm trước 30 tháng tư 1975.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9003)
Cô Kim Hoan lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi. Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 18115)
Tự truyện của tác giả Phạm Khải Tri, xuất bản 2009. Giọng đọc Phạm Chinh Đông. http://phamchinhdong.blogspot.com
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12409)
Bây giờ mới chính là những bài học vỡ lòng cho một trung đội trưởng bộ binh. Hỡi em yêu dấu.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9444)
Dù gặp cảnh cùng quẫn đến đâu nữa cũng giữ vững vàng tư cách xứng đáng của một người Việt Nam.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 102639)
Chúng ta hãnh diện có những khuôn mẫu Việt Nam thành công như thế: trung hậu trong gia đình, dũng cảm trong chiến trường và nhạy bén hiệu quả trên thương trường…
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10377)
Ổng đâu biết rằng, đối với Nhà Nước cách mạng, ổng cũng chỉ là một thứ rác rến mà Nhà Nước đã vứt bỏ trên lề xã hội, không hơn không kém…
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10853)
cho nhau khi mình còn có thể bạn ơi, bởi vì, sau cái "Một Thời Để Nhớ" này thì mình chẳng còn “Một Thời" nào cả...
22 Tháng Mười 2014(Xem: 10444)
Đúng là mùa xuân đang về trước mặt cho con gái và sau lưng là cả một giấc miên trường của đời sống mà người mẹ đã đi qua.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 12201)
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em
09 Tháng Mười 2014(Xem: 10564)
Nếu nói về sự hy sinh của các biệt kích Hoa Kỳ thì phải nói đến sự can trường và lòng dũng cảm của các Anh Hùng thuộc phi đoàn 219 Không Quân Việt Nam
09 Tháng Mười 2014(Xem: 9671)
Công việc còn lại bây giờ là những người lính ấy còn sống sót và trong cuộc sống lưu vong tị nạn này có đích thân bảo vệ được cái danh dự ấy hay không.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 8895)
Đặt bông hoa trên nấm mồ tập thể gửi người tử sĩ vô danh để thấy mình trước sau cũng sẽ vô danh mà thôi.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 11003)
Nếu không, phải chấp nhận sống thanh bần, tri túc, cần kiệm, hay nuơng nhờ vào quỹ xã hội chánh phủ, dù sao... cảm ơn Trời, cũng còn hơn hẳn cuộc sống ở VN
01 Tháng Mười 2014(Xem: 27370)
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng
29 Tháng Chín 2014(Xem: 10865)
Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 10114)
trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu, ‘Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối.’
16 Tháng Chín 2014(Xem: 11469)
Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!
14 Tháng Chín 2014(Xem: 11176)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 11363)
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 21006)
Sài Gòn đã vĩnh viễn bị mất đi bóng dáng hòn ngọc viễn đông một thuở.