GIÔNG BÃO CÁCH MẠNG NỔI LÊN RỒI!
Gió Dân chủ toàn cầu
Gió Cách mạng Ukraine
Giông tố Cách mạng Việt Nam
Ào ạt khởi phát từ Miền Đông
Bình Dương, xứ Thủ, Quê tôi
Hàng vạn công nhân vùng dậy
" Thẹn bốn mươi năm rửa sạch làu làu! "
ĐÂY BÌNH DƯƠNG ANH DŨNG
Kinh Các Mác nói: Đảng cọng sản là bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân vô sản, là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội.
Giờ đây, sau 70 năm trên Miền Bắc, 40 năm ở Miền Nam, người công nhân Việt Nam bị lợi dụng, áp bức, bốc lột đã nhiều, vùng lên phát khởi cách mạng đổi đời, tự cứu mình thoát khỏi gông cùm cọng sản, cứu Đất nước thoát họa xâm lăng đại hán.
CTV Danlambao - Ngày 13/5/2014, hàng vạn công nhân tại các khu công nghiệp Bình Dương đã đồng loạt đình công, xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lược. Do diễn biến quá bất ngờ, cuộc biểu tình lớn chưa từng có của công nhân đã khiến toàn bộ các khu công nghiệp và hệ thống an ninh Bình Dương bị tê liệt hoàn toàn.
Rồi đây ngọn lửa cách mạng ngày càng lan rộng khắp các vùng công nghiệp trên toàn quốc.
Rồi đây khối nông dân, dân oan mất nhà, mất đất sẽ theo nhịp bước công nhân vùng lên đòi lại ruộng đất.
Rồi đây tiểu thương bãi thị đòi lại chợ đã bị tư bản đỏ cướp đoạt.
Rồi đây Sinh viên – Thanh niên vùng lên đòi quyền có việc làm, bảo đảm tương lại.
Bốn lực lượng lớn xã hội kết hợp thành ĐẠI LỰC LƯỢNG DÂN TỘC vùng lên đánh đổ bạo quyền việt cọng phản nước, hại dân, hoàn thành ĐẠI CÁCH MẠNG DÂN TỘC.
MÙA HÈ RỰC LỬA ĐẤU TRANH
BÀI CA QUỲNH LƯU KHỞI NGHĨA 1956
Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Để theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta
Cuối xuân, đầu hè, tình hình trong nước bỗng nhiên sôi động.
“ Trong những ngày cuối tháng 3 đã nổ ra liên tục những cuộc biểu tình của dân chúng phản đối lệnh cưỡng chế thu hồi đất đai của nhà cầm quyền.
Kể từ khi Uỷ ban tỉnh Ninh Thuận cho phép Công ty Quang Thuận khai thác titan đã thường xuyên có các cuộc biểu tình của dân chúng địa phương ở thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, chống lại việc khai thác gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt làm sụt lở mạch nước ngầm, khiến người dân không có nước sạch để sinh hoạt.
Ngày 27 và 28 tháng 3 họ tiếp tục xuống đường. Thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền đã dẫn đến hành động thái quá của dân chúng. Họ tức giận, đập phá nhà của chủ công ty Quang Thuận. Nhà cầm quyền đã điều động công an, cảnh sát cơ động để trấn áp. Dân chúng kháng cự mạnh mẽ. Một số người đã bị bắt, hai thiếu úy cảnh sát bị thương.
Cùng ngày 28 tháng 3 năm 2014, dân chúng tỉnh Đồng Nai dã kéo hàng trăm người về biểu tình ở Sài Gòn phản đối việc thu hồi đất ở Sông Ray.
Ngày 29 tháng 3 tại Hà Tĩnh có khoảng 3.000 người biểu tình chống lại kế hoạch cưỡng chế 180 Ki-ốt của dân ở Hải Phong, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, vì dân cho rằng quyết định cưỡng chế này là trái phép.
Vũng Áng, huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh là một điểm đặc biệt. Rất nhiều người Trung Quốc đến kinh doanh, lao động bất hợp pháp ở đây, biến nơi này thành những "làng" Trung quốc với đầy ắp các biển hiệu bằng tiếng Hoa. Cuộc xô xát giữa người dân với lực lượng công quyền đã khiến cho Nguyễn Văn Bổng, chủ tịch huyện và hai cảnh sát cơ động và một nhân viên điện lực bị thương.
Ngày 28 tháng 3 tại Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An cũng đã nổ ra một cuộc biểu tình với quy mô hàng ngàn người, phản đối lệnh cưỡng chế. Ba người bị nhà cầm quyền bắt giữ nhưng được thả ngay sau đó vì sự phản ứng của dân chúng.
Ngày 28 tháng 3 năm 2014, hàng ngàn người dân Đại Từ, Thái Nguyên, biểu tình giữ đất chống lại dự án Núi Pháo, có người đã "khỏa thân" biểu hiện sự phẫn uất, lặp lại trường hợp hai mẹ con bà Phạm Thị Lài trước đây ở Cần Thơ năm 2012.
Cuộc tranh đấu giữ đất của bà con nông dân Dương Nội, Hà Tây diễn ra bền bỉ từ nhiều năm nay. Họ thường xuyên tập hợp lên Hà Nội khiếu kiện và kiên trì bám trụ giữ đất, nhưng không kết quả. Sáng ngày 26 tháng 3, nhận được tin do công an thông báo rằng, hai người dân bị công an bắt giữ đã cắn lưỡi tự tử trong đồn. Đêm 29/3/2014, họ tập trung ở trụ sở công an quận Hà Đông để đòi trả lời về tính mạng của hai người này.
Như vậy vào cùng một thời gian, đã có tới 6 cuộc biểu tình xảy ra từ miền Bắc (Thái Nguyên), miền Trung (Nghệ An, Ninh Thuận) tới miền Nam (Đồng Nai). Một số cuộc biểu tình có quy mô lớn, lên tới hàng ngàn người và đối tượng tham dự không chỉ bao gồm những người có liên quan đến đất đai. Có sự đụng độ với chính quyền và cho thấy thái độ "chùn tay" của nhà cầm quyền trước những lực lượng lớn.(*)
Nóng bỏng hơn hết là “ sự kiện Bắc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh:
HÀ TĨNH (NV) - Xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh vốn đã “nóng” vì dân bắt sáu công an, đánh trả lực lượng giải cứu khiến bốn bị trọng thương, nay còn “nóng” hơn khi dân phá nhà tám cán bộ xã.
Hôm 10 tháng 4, công an Hà Tĩnh đã phải điều động hàng trăm cảnh sát cơ động đến xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà để giải cứu cho sáu sĩ quan công an bị dân chúng bắt, trói lại.
Viên phó giám đốc công an Hà Tĩnh cho biết, trước đó, công an huyện Thạch Hà cử sáu sĩ quan đến xóm Trung Sơn, xã Bắc Sơn để thực hiện lệnh bắt một người bị khởi tố vì “gây rối trật tự công cộng” và có “hàng trăm người dân” đổ đến phản đối lệnh bắt.
Do nhóm sĩ quan công an vẫn thực hiện lệnh bắt và dẫn giải người bị bắt về đồn, dân chúng đã vây cả sáu, trói họ lại. Khi công an Hà Tĩnh điều động lực lượng đến “giải cứu,” dân chúng đã chống trả quyết liệt và 4 trong số hàng trăm cảnh sát “tham gia giải cứu” bị đánh trọng thương, phải chuyển đến bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cấp cứu.
Vụ phản kháng vẫn chưa ngừng ở đó!
Theo chủ tịch xã Bắc Sơn, đêm 10 tháng 4, khoảng 200 người đã đến phá nhà tám viên chức xã: bí thư xã, chủ tịch xã, trưởng công an xã, bí thư đoàn xã,... Trong đó, hai căn nhà của trưởng công an xã và bí thư đoàn xã được mô tả là bị “đập phá tan tành.”
Viên chủ tịch xã Bắc Sơn kể rằng, nhà của ông ta bị tấn công hồi 10 giờ tối. Sau một trận mưa đá, dân chúng lao vào nhà ông ta đập, phá nhiều tài sản, đốt xe hai bánh gắn máy...Viên chủ tịch xã phải đưa vợ con sang nhà hàng xóm lánh nạn. Những người phản kháng còn châm lửa đốt nhà nhưng may mắn là hàng xóm phát giác kịp thời và giúp chữa cháy nên tư gia viên chủ tịch xã chỉ bị cháy một góc.
Sau khi tuần hành, tấn công, đốt phá nhà của 8 viên chức trong xã, dân chúng kéo đến trụ sở xã đập, phá nơi làm việc và một số tài sản trong xã. Đến 1 giờ sáng ngày 11 tháng 4, dân chúng tự giải tán.
Lúc đầu, trao đổi với báo chí, viên phó giám đốc công an Hà Tĩnh không cho biết bất kỳ chi tiết nào liên quan đến vụ “gây rối trật tự công cộng,” khiến công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt một người dân ở xóm Trung Sơn và là nguyên nhân tạo ra xung đột giữa dân với chính quyền. Đến hôm qua, sau vụ dân chúng tấn công, phá nhà tám viên chức xã Bắc Sơn, nguyên nhân phát sinh vụ án “gây rối trật tự công cộng,” làm dân chúng phẫn nộ mới được báo chí tiết lộ.
Theo dân chúng xã Bắc Sơn, cách đây 50 năm, vùng này chỉ có đồi núi, hoàn toàn hoang vu. Năm 1965, chính quyền Việt Nam dồn dân đến đó “khai hoang, lập nghiệp.” Sau năm thập niên định cư, sinh sống ổn định ở đó, năm ngoái, dân chúng được chính quyền thông báo sẽ thu hồi 28 héc ta để giao cho một nhà đầu tư thực hiện “dự án khu nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng.” Nếu dự án này được thực thi, nhiều người dân xã Bắc Sơn sẽ mất sạch ruộng, vườn, nhà cửa, hoàn toàn trắng tay.
Cũng vì vậy, họ đã nhiều lần phản đối với cả chính quyền xã, chính quyền huyện lẫn chính quyền tỉnh. Thay vì nghe dân, xem lại dự án, giống như nhiều địa phương khác, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh chọn một trong những người khiếu nại là ông Trương Văn trường, 30 tuổi, khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng.”
Vụ bắt ông Trương Văn Trường chính là ngòi nổ, tạo ra cuộc phản kháng mang tính chất bạo loạn, kéo dài suốt hai ngày qua.
Trên đây là biểu tình về cưởng chế đất đai. Bây giờ là công nhân đình công:
Sáng nay(03/04/2014), hơn 2000 công nhân công ty Wonderful Saigon Electrics có địa chỉ tại Số 16, đường số 10, Vsip 1, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương(Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapo) đã tiếp tục đình công để đòi hỏi quyền lợi cơ bản cho mình và người thân phụ thuộc.
Wonderful Saigon Electric Co., Ltd. là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài (thuộc Tập Đoàn SUN - S của Nhật Bản). Đã thành lập gần 2 năm và cho đến nay đã xây dựng được 3 nhà máy, trở thành một trong những công ty có vốn đầu tư lớn nhất Khu công nghiệp Việt nam-Singapore.
Trong 03 ngày qua, công nhân của công ty đã tiến hành đình công trước cổng nhà máy để phản đối chính sách thay đổi giờ làm của công nhân. Theo đó, công ty tăng giờ làm việc từ 4 ngày/tuần lên 6 ngày/tuần (cách bố trí theo kíp ca) nhưng chỉ tăng thêm 200.000VNĐ trong lương mà công nhân nhận được.
Bảo vệ công ty xịt hơi cay, công an đánh công nhân
Sáng nay, khi công nhân đình công tới ngày thứ 03 thì bảo vệ công ty đã tiến hành xịt hơi cay vào những công nhân biểu tình trước mặt nhiều công an sắc phục, khi công nhân cố đòi được gặp ban lãnh đạo công ty để nói chuyện.
"Lương như thế đó, thằng nào không làm thì nghỉ": Nguyễn Quốc Thắng
Công nhân tên Thủy tham gia đình công cho hay: “Ông Nguyễn Quốc Thắng là Đại diện công ty Wonderful Saigon Electrics tại Việt Nam nói với đoàn đình công rằng: “Lương như thế đó, thằng nào không làm thì nghỉ, cứ nạp đơn là duyệt cho nghỉ việc hết””. Các công nhân cho biết là công an có đánh công nhân khi công nhân yêu cầu được vào khuôn viên công ty để gặp lãnh đạo.
Được biết, sáng nay Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương sau 03 ngày công nhân công ty Wonderful Saigon Electrics đình công tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, đã tới làm việc với Ban lãnh đạo công ty, nhưng tính đến 12h trưa nay, đoàn làm việc vẫn chưa thấy có động tĩnh gì ở phía trong công ty. Công nhân đã phá cửa để phía trong đòi gặp trực tiếp ban lãnh đạo công ty Wonderful Saigon Electrics nhằm nói rõ tâm tư nguyện vọng của mình.
Công nhân Lương nói với người của Lao Động Việt: "Kinh tế lạm phát, công nhân Wonderful Saigon Electrics làm kịch liệt tăng ca hết mình mà chỉ được có 3.600.000 VNĐ thì thử hỏi làm sao sống?"
Và đây, đồng bào sắc tộc H'mong nhập cuộc:
Bạn đọc Danlambao: Đoạn video clip ghi lại cảnh một nhóm người H'Mông đấu lý gay gắt với lực lượng công an giao thông hiện đang được chia sẻ mạnh trên các mạng xã hội. Thời gian và nguyên nhân diễn ra vụ việc không được nói rõ, nhưng dường như địa điểm mà đoạn clip được quay tại xã Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Theo nội dung clip, do bị công an thu giữ xe gắn máy nên một nhóm người H'Mông đã kéo đến tranh cãi lớn tiếng và đòi xe. Tại những giây đầu tiên là hình ảnh một thanh niên H'Mông đứng hẳn trên xe bán tải của CSGT nằng nặc giành lại chiếc xe máy bị thu giữ, xung quang là một nhóm công an sắc phục và cảnh sát giao thông đứng nhìn một cách bất lực.
Trong lúc giành lại chiếc xe máy bị CSGT thu giữ, xuất hiều nhiều tiếng tranh cãi của những người xung quanh nhắm vào lực lượng công an:
- "Người dân sắp chết đến nơi..."
- "Các ông đừng làm cái trò như thế. Chúng tôi ở đây, các ông làm quá căng thẳng không được đâu. Các ông ở xa lắm, tôi ở đây này."
- "Chỗ này là đường của người ta đi làm"
- "Đường người ta đi làm nương suốt ngày suốt đêm..."
- "Coi đê. Tôi như con trâu đê này"
Sau đó là cảnh một người đàn ông H'Mông đang giành lại chiếc xe gắn máy và khiêng xuống khỏi xe bán tải CSGT. Người này gọi một thanh niên gần đó trợ giúp: "Xuống đây, dắt xe tao xuống"
Hai bên lời qua tiếng lại, khi những cán bộ công an sắc phục có mặt tại hiện trường cho rằng đây là hành động 'cướp' xe thì lập tức bị nhóm người H'Mông phản ứng:
- "Cướp cái gì mà cướp... Tôi già thế này mà cướp à?"
- "Các anh ăn cướp của tôi thì có"
- "Tao đang đi làm đây, như con trâu [...] đây."
- "Các ông phải biết thương dân một tí nghe chưa? Không thiệt hại thì các ông không để yên cho dân được à?"
Sau cùng, những người H'Mông cũng giành lại được chiếc xe gắn máy bị công an thông thu giữ trước đó. Chiếc xe máy được khiêng xuống trước sự bất lực của lực lượng cảnh sát giao thông và công an sắc phục, nhóm người H'Mông tiếp tục đe dọa:
- "Lần sau các anh vào đây [...] còn nhiều hơn nữa. Chúng tôi không tha đâu"
- "Đường dân sinh của chúng tôi, chúng tôi đi làm"
Trong lúc tranh cãi, một thanh niên H'Mông đã rút dao bầu đeo bên hông, xông đến chém nhiều nhát vào một can nước gần đó, sau đó ném lên xe cảnh sát giao thông. Lực lượng công an có mặt tại hiện trường không phản ứng trước hành động khá hung dữ của người đàn ông đeo dao.
Đoạn clip phần tiếp theo xuất hiện một giọng nói kêu gọi: "Bình tĩnh đi, mình đều là công dân Việt Nam cả, bình tĩnh đi..."
Người đàn ông H'Mông đeo dao bầu liền quát: "Thương kiểu gì, thương kiểu này à?". Sau đó, anh ta chỉ vào bộ quân phục của một cán bộ cảnh sát giao thông, rồi chỉ vào áo của mình và đưa ra lời 'đề nghị': "Đổi quần áo đi!".
Một người đàn ông lớn tuổi khác, trước khi bỏ đi cũng lớn tiếng dọa tiếp: "Lần sau các ông [gặp] nhiều hơn chứ không phải thế này đâu nhé. Lần sau còn làm xem, chúng tôi xử tất cả, dân làng này cho chúng mày biết mặt."
Cuối đoạn clip, người đàn ông H'Mông đeo dao tiếp tục lên tiếng nói lý: "Các anh có muốn nhận [...] những cái này không? Mặc áo của nhân dân, ăn cơm nhà nước cũng của nhân dân. Không có dân chúng mày sống chó gì?".
Do video clip quá ngắn nên cũng khó có thể biết chính xác đầu đuôi câu chuyện. Cuối đoạn clip có quay cảnh anh thanh niên H'Mông sau khi giành lại xe liền chở một phụ nữ không đội mũ bảo hiểm bỏ đi. Nhiều khả năng việc bị CSGT thu giữ xe là do không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông.
Nhìn chung, dư luận bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều sau khi đoạn clip được phổ biến. Một số ý kiến khen ngợi lực lượng CSGT tỏ ra kiềm chế, đồng thời phê phán nhóm người H'Mông 'không tôn trọng luật lệ'. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm chê trách sự 'bất lực' của lực lượng CSGT và công an sắc phục có mặt tại hiện trường. Thậm chí, nhiều người còn tỏ ra thích thú với cách phản ứng gay gắt của nhóm người H'Mông khiến lực lượng CA phải 'bó tay'.
Câu phát biểu "Mặc áo của nhân dân, ăn cơm nhà nước cũng của nhân dân. Không có dân chúng mày sống chó gì?" của người đàn ông H'Mông cuối đoạn clip cũng được trích dẫn khá nhiều trên các mạng xã hội.
Chưa hết, ở Cần Thơ miền Tây Nam bộ, một thanh niên vô cớ nã hàng tràn AK vào lực lượng côn an:
Cần thơ !(PLO) – Nam thanh niên sử dụng súng AK báng gấp, có 3 băng đạn, bắn điên cuồng vào lực lượng công an.Khoảng 6 giờ 45 phút sáng 16-4, Công an TP Cần Thơ đã khống chế và bắt giữ một nam thanh niên ngoài 20 tuổi, là nghi phạm sử dụng súng bắn điên cuồng trong khu vực nhà nghỉ 555 (địa chỉ tại số 9 Quốc lộ 91, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ).Nghi phạm hiện đang bị công an lấy lời khai để làm rõ động cơ của việc mang súng vào nhà nghỉ cố thủ và nổ súng loạn xạ. Đến 7 giờ 30 phút, lực lượng công an bắt đầu khoanh vùng khám nghiệm hiện trường.
Cuối cùng là phạm nhân nổi loạn:
CTV Danlambao: Chiều ngày 14/4/2014, hàng trăm tù nhân trại giam K1 - Cái Tàu đã đồng loạt nổi dậy nhằm đưa ra yêu sách, phản đối công an trại giam kỷ luật một tù nhân trong trại.
Trại giam Cái Tàu thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Đây vốn là trại giam khét tiếng khắc nghiệt nằm sâu trong rừng tràm U Minh dày đặc muỗi, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải khi bị giam giữ tại đây từng bị CA cai tù trả thù bằng cách không cho ngủ mùng chống muỗi.
Theo báo Tuổi Trẻ, xung đột bùng phát vào chiều 14/4 sau khi một tù nhân trong trại bị kỷ luật, phía CA cai tù cáo buộc người tù này đã “sử dụng bồ đà trong trại giam”.
“Ngay sau đó, đồng loạt nhiều phạm nhân khác la hét, đập phá vật dụng trong buồng giam, yêu cầu không kỷ luật phạm nhân bị vi phạm”, báo Tuổi Trẻ cho biết.
Trước cuộc nổi dậy của hàng trăm tù nhân, phía công an trại giam đã yêu cầu chi viện từ giới chức cầm quyền tỉnh Cà Mau và bộ tư lệnh cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ.
Sau đó, một trung đoàn cảnh sát cơ động và lực lượng công an địa phương đã được huy động nhằm trấn áp tù nhân Cái Tàu.
Sau nhiều lần nổ súng, cuộc nổi dậy của tù nhân K1 - Cái Tàu đã bị dập tắt nhanh chóng vào rạng sáng ngày 15/4/2014. Hiện không rõ số lượng thương vong sau cuộc đàn áp.
Theo VNExpress, một tù nhân trong trại đã được đưa đi cấp cứu vì bị ngã từ trên lầu xuống đất. Giám thị trại tram Cái Tàu là đại tá Lê Quốc Phấn cho biết đang thẩm vấn 5 tù nhân bị cho là 'cầm đầu' để khởi tố vụ án.
Đáng chú ý, phía CA cáo buộc các tù nhân 'nổi loạn' là để phản đối việc một tù nhân tên Mạnh bị giám thị kỷ luật vì 'sử dụng bồ đà trong trại giam'. Với một hệ thống an ninh nghiêm ngặt trong các nhà tù, việc để các chất kích thích như bồ đà lọt được vào bên trong trại giam quả là một điều hết sức đáng ngờ.
Hồi cuối tháng 6/2013, một cuộc nổi dậy và bắt giám thị làm 'con tin' với sự tham gia của hàng ngàn tù nhân đã diễn ra tại trại giam Z30A - Xuân Lộc (Đồng Nai). Sau cuộc nổi dậy, các tù nhân chính trị bị trả thù và chuyển trại ngay trong đêm, hàng chục tù nhân tham gia cuộc nổi dậy bị tuyên thêm án tù nhiều năm.
Trên đây là toàn cảnh từ Nam chí Bắc tận Tây Bắc, xã hội “ xã hội chủ nghĩa “ An nam đang đi vào hỗn loạn.
Trong bất cứ xã hội nào, BIỂU TÌNH – ĐÌNH CÔNG – BÃI KHÓA – BÃI THỊ là 4 mối lo gan ruột của nhà cầm quyền.
Trong các xã hội Dân chủ, chỉ cần xãy ra những cuộc biểu tình, đình công lớn và liên tục thì chánh phủ dó sụp đổ.
Ở đây, trong chế độ toàn trị việt cọng, dù hung bạo, ngược ngạo lẽ nào,
Khi mà người dân to tiếng chửi mắng nhân viên thừa hành công lực,
Khi mà thanh niên vô cớ nỗ súng vào lực lượng côn an,
Khi mà tù nhân bị ngược đãi, tức giận nổi loạn
Khi mà người dân bắt giữ và phá nhà ngay cả chủ tịch xã và trưởng côn an,
Khi mà cường hào ác bá sợ dân bỏ chạy, lẫn trốn
Thì lúc ấy nhà cầm quyền tê liệt và không còn uy tín để cai trị
Chỉ còn chờ ngày sụp đổ!
Đạo Đức Kinh có câu luận về thuật trị nước: “ Dân ( cùng đường ) không sợ chết! Làm sao lấy chết dọa đó?! “
Câu viết nầy nhằm cảnh cáo các bạo chúa đời xưa rằng: Dùng gươm dáo, bạo lực đàn áp thần dân là không thể được.
Việt cọng dùng bạo lực áp chế, cai trị đã quá lâu. Nay thì người dân cùng đường hết sợ. Ngày tàn của bạo chúa đã đến kỳ!
Tháng Tư Đen tối năm nay là năm chót
Vận Nước dang đi vào lúc Rạng Đông
“ Ngựa lồng Quỉ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi “
Cửu Long Giang!
Ruộng ngọt phương Nam
Lúa trỗ ngập tràn đồng
Dân Lạc Việt nụ cười rạng rở
Nguyễn Nhơn
(*) Lê Diễn Đức: Tức nước nhưng chưa thể vỡ bờ