Năm nay trời nóng hơn mọi năm. Đầu tháng mười vẫn còn nắng ấm. Vào lúc sáng sớm, đi bộ, nhìn nắng vàng hanh, nghe hơi gió lành lạnh, ngửi mùi cỏ khô ... sao mà giống quá cái tiết trời ở quê nhà mấy tháng giáp tết.
Mùa gặt đã xong, trời trở lạnh, những buổi sáng sớm, Ba đốt đống ung bằng rơm khô để sưởi ấm, lửa cháy bập bùng trong sáng sớm mù sương. Xong mùa gặt, đình làng cúng kỳ yên để tạ ơn đất trời mưa thuận gió hòa. Bàn thờ thần hoàng đèn đuốc hoa quả sáng trưng, những mâm xôi và “một miếng thịt làng bằng sàng thịt chợ”.
Lũ trẻ chúng tôi lại được dịp đùa vui, có năm làng cúng đến ba ngày, có cả hát bội ngoài trời, vui chơi cả ngày cả đêm. Chúng tôi được theo ba ra đình coi học trò lễ, theo má ra đình để được cho ăn những miếng gan heo luộc khô giòn. Rồi những ngày cận tết nhà ai cũng chộn rộn, má bắt xâm củ gừng làm mứt có khi ngủ gục xâm cả vào tay chảy máu, rồi mứt dừa, mứt bí, củ kiệu, củ hành ...
Vui nhất là chợ tết, những bà mẹ không phải là dân buôn bán cũng tìm một chỗ nho nhỏ bên đường vào chợ bày hàng bán tết rất vui. Nào dưa hấu bánh tráng, bông thọ mới vừa nở chúm chím... Chị em chúng tôi cũng theo má ngồi chợ với những trái bưởi vàng ươm của vườn nhà được bày bán trông thật bắt mắt. Buôn bán chẳng biết lời lỗ bao nhiêu nhưng cái nhộn nhịp của chợ tết với đủ thứ âm thanh màu sắc thật là vui không làm sao diễn tả được.
Nhưng rồi cực nhất cũng là mấy ngày cận tết. Ba và các anh dọn dẹp nhà cửa, chùi lư sáng bóng. Má và mấy đứa con gái lo sửa soạn quần áo mới, chuẩn bị gói bánh tét, nấu các món ăn ngày tết. Tết đến nhà nào cũng có thịt hầm, thịt luộc, đầu heo ngâm giấm, khổ qua dồn thịt, thịt kho hột vịt. Nhưng cũng có năm má đổi ý không hầm khổ qua, má nói để cho cái khổ nó qua đi. Có khi má cũng không cho hột vịt vào nồi thịt
kho vì sợ cái trứng vịt (con số không) đeo đẳng suốt cả năm. Bây giờ nghĩ lại không biết có đúng không mà cũng thấy ngồ ngộ vui vui.
Làm gì thì làm ngày 30 tết mọi việc phải xong trước lúc giao thừa. Nếu có thiếu nợ ai thì phải trả cho hết không để mắc nợ hai năm làm ăn không khá. Mâm cơm ngày 30 Tết rước vong linh ông bà về cùng ăn Tết. Nghe tiếng pháo nổ đì đùng, đã thấy không khí ngày Tết. Bông mai, bông thọ vàng tươi với đĩa ngũ quả trên bàn thờ sáng trưng, hương trầm thoang thoảng, gia đình con cái tụ họp đủ đầy. Không khí của
ngày cuối năm sắp sửa bước qua năm mới có một cái gì đó thiêng liêng và ấm cúng khiến cho những người trong gia đình gắn bó với nhau hơn, có trách nhiệm với nhau hơn, trút bỏ những buồn phiền của năm cũ để hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
Khi tôi lớn lên, mọi thứ đã đổi khác. Đôi khi chạnh lòng tự hỏi, có phải vì thiếu vắng những cái tết trong không khí thiêng liêng đầm ấm như thế mà đám con trẻ của chúng tôi ngày nay không còn cảm thấy gần gũi với gia đình?
Đám trẻ con ngày nay khi không cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại thường than vãn, trách móc, đổ lỗi cho hoàn cảnh không may mắn, đổ lỗi cho cha mẹ không đem lại cho con cái những điều kiện thuận lợi...
Chúng tôi ngày xưa không như thế. Ngày ấy, cuộc sống cũng đầy những chật vật lo toan. Gia đình nào cũng có những cảnh ngộ buồn vui. Cha mẹ không phải tất cả đều hoàn hảo. Tuổi trẻ chúng tôi cũng trải qua những ưu tư, trăn trở, đau buồn. Nhưng tuổi trẻ chúng tôi ngày ấy đã vượt qua những đau buồn bằng ý thức vươn lên... Và những gì còn lại trong ký ức tuổi thơ là những điều đẹp đẽ, nghĩ lại để mà thương mà nhớ ...
Tôi nhớ dàn bông thiên lý sau vườn nhà Cô tôi (chị của Ba tôi) ở Bình Tự, Cù Lao Phố. Bông thiên lý nở từng chùm xanh ngát, mỗi sáng tỏa hương thơm dịu dàng. Và mùi ngò gai, những cụm ngò gai mọc theo lối đi ra sau vườn. Mùi lá me non của cây me già trước cổng. Tôi nhớ mỗi sáng Cô tôi lấy hai viên cốm to bằng nắm tay cột dính lại với nhau bằng dây chuối treo vào cổ tôi để dụ tôi đi học. Cô tôi chắt chiu từng nải chuối chín đem phơi khô để dành làm quà cho cháu. Mùi bắp rang trộn nước đường nấu với gừng, mùi chuối khô của Cô tôi làm có một hương vị rất riêng không mua ở đâu mà có được. Tôi nhớ căn nhà ba gian của Ngoại tôi ở Gò Cát, Cù Lao Phố. Căn nhà cổ đẹp với những hàng cột
to tròn bằng gỗ đen bóng. Tủ thờ khảm xà cừ tinh xảo. Những bức tranh thư pháp với nét vẽ uyển chuyển như "phượng múa rồng bay". Ông ngoại tôi còn nâng niu treo trên vách những tấm hình chụp chung của từng gia đình, gia đình má tôi, gia đình dì tôi, gia đình cậu tôi. Ông ngoại tôi thường đi ngang qua và dừng lại để ngắm những tấm hình đó. Căn nhà của Ông ngoại tôi là nơi chúng tôi thường lui về thăm viếng.
Đó là nơi dạy chúng tôi biết thành kính tưởng nhớ tổ tiên. Đó là nơi giúp chúng tôi biết đến những mối liên hệ gắn bó họ hàng. Nơi đó, chúng tôi những anh chị em con cô, con cậu, con dì từng được gặp nhau vui đùa trong không khí ấm áp của họ hàng những ngày giỗ tết.
Tôi nhớ xóm nhà tôi ở Chợ Chồm Hỗm, Hãng Dầu. Một mảnh xóm làng nhỏ hẹp mà tình nghĩa hàng xóm láng giềng yêu thương đùm bọc nhau thì vô cùng lớn rộng. Cùng với gia đình Thầy Ký Bình (chúng tôi gọi là Ba, Má Ký), gia đình Bác Năm Chấn và những lần đi chơi xa, tuổi nhỏ chúng tôi biết đến những bãi cát dài, những con sóng lớn ở Vũng Tàu. Chúng tôi cũng biết đến những con dốc dài, rừng thông, khách sạn cao tầng ở Đà Lạt. Mùa Tết Trung Thu, Bác Sáu cạnh nhà mang đến cho chúng tôi những hộp bánh trung thu mấy tầng vẽ hình Hằng Nga rất đẹp. Bác Sáu đã san sẻ cho chúng tôi niềm vui trong trẻo của những đêm rằm tháng Tám. Rồi Bác Bảy, Dì Tư, Bác Giáo cạnh bên nhà với Bác Hai xe hơi, Bác Tám cà phê ... đều là những người hàng xóm tốt bụng, là những người bạn thân tình của Má tôi sẵn lòng giúp nhau khi túng thiếu, an ủi nhau những lúc đau buồn.
Trong cái xóm nhỏ ấy, chúng tôi đã có những người bạn thời thơ ấu, cùng ăn chung với nhau món cà nướng trộn mở hành thơm lừng. Những người bạn thời thơ ấu đã từng chơi chung những trò chơi cút bắt, làm xe lửa, đánh đũa, cờ ruộng ... hoặc múa hát, diễn kịch trong những buổi tối sáng trăng. Không có sự phân biệt giữa giàu nghèo, sang hèn. Không có sự phân biệt giữa một bà vợ ông quận trưởng hay bà vợ của một viên quan chức với một người phụ nữ bình dân. Người dân Biên Hòa quê tôi là thế đó. Ôi! Những người phụ nữ hiền lành, chân chất, nhân hậu, đầy lòng thương yêu.
Tôi nhớ những ngôi trường tiểu học nhỏ xinh ở Biên Hòa. Từ trường sơ cấp Đồ Chiểu đến trường tiểu học Nguyễn Du, Trường Nữ Tiểu Học. Tôi vẫn còn nhớ rõ những khoảng sân trường có cây phượng vĩ cành lá xanh um nở hoa đỏ rực mùa hè. Tôi vẫn còn nhớ rõ từng gương mặt của những Cô Thầy đã dạy tôi từ lớp Năm (lớp Một) đến lớp Nhất (lớp Năm). Cô Huế, Cô Nguyện, Cô Đoàn Trung Dung, Cô Trần Ngọc Anh, Thầy Lộc. Đó là những người thầy đầu tiên của tôi:
Đã qua 50 năm cuộc đời đổi thay dâu bể, chúng tôi vẫn một lòng kính trọng , quý mến những Thầy Cô đã từng dạy ở trường Ngô Quyền, xin được gửi theo đây lời của bài hát "Bụi phấn"
buổi văn nghệ toàn trường cuối năm rất hào hứng mà cũng là dịp để cho bọn con gái chúng tôi bắt chước nhau một chút son phấn điệu đàng. Nhớ những lần cùng nhóm bạn thân đi bán báo xuân, để cho bọn tôi có cớ đi chơi đến tận những vườn trái cây ở Long Thành, Long Khánh ...
Ngoài những hoạt động trong trường, chúng tôi cũng thường rủ nhau đi chơi đủ mọi nơi, mọi chỗ. Lũ nhóc chúng tôi đã có với nhau biết bao nhiêu niềm vui thời thơ ấu tuy đơn sơ nhưng đã để lại trong lòng chúng tôi những mảnh ký ức không thể phai mờ.Tôi nhớ khung cảnh yên ắng của Chùa Hội Phật học và những chiếc lá bồ đề đem ủ đến khi chỉ còn gân lá rồi nhuộm màu mực tím. Nhớ chùm bông sứ trắng ở núi Bửu Long với khoảng trời xanh trên cao bát ngát.
Tôi nhớ Cù Lao Phố nơi chúng tôi thường rủ nhau đi chơi cuối tuần, cây bằng lăng nở bông tím ngắt bên dòng nước Đồng Nai, những ruộng mía, vườn cây ăn trái, chúng tôi vừa bẻ mía, hái trái cây vừa chọc phá nhau vui chơi thỏa thích. Tôi nhớ chiếc băng ghế đá dưới gốc hoàng lan ở nhà Bạch Tuyết trên đường Hàm Nghi, chúng tôi vẫn ngồi đó ngắm dòng nước Đồng Nai chảy về hai ngả. Nhớ Ga Biên Hòa, Biên Hùng, cả bọn thường đến chơi nhà Chị Minh, Chị Mỹ, chạy đuổi bắt nhau và đủ thứ các trò vui. Nhớ món chả lụa kho ở nhà Chị Minh, món cari gà chấm muối ớt ở nhà chị Mỹ và nhớ cả món thịt ba rọi kho mắm ruốc kiểu Bắc ở nhà Thúy Nga. Nhớ Máy Cưa nhà Chị Bài với vòng quay của những chiếc xe đạp ọp ẹp, đèo nhau lên dốc, ướt đẫm mồ hôi, vậy mà vui biết mấy...
Lứa tuổi chúng tôi lớn lên cùng với những biến động của đất nước. Cuộc lấn chiếm miền Nam và những đổi thay trên chính trường đã bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống trong gia đình, ngoài xã hội. Những nỗi niềm ưu tư, lo lắng len vào mỗi gia đình, lại thêm đời sống mỗi lúc càng khó khăn hơn. Điều đó đã tác động ít nhiều đến trí óc non nớt của chúng tôi...và tuổi thơ qua đi lúc nào không biết... Cho đến khi chiến trường vào đến tận thành phố, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh người thân, bạn bè nằm im trong lớp vải liệm trắng tinh sau trận tấn công của VC năm
1968 tại ga Biên Hòa. Rồi lần lượt những người anh trong gia đình, những người bạn học cùng lớp rời bỏ áo thư sinh bước vào đời lính ở cái tuổi 18, 19 hãy còn non nớt. Còn con gái chúng tôi có đứa cầm vội mảnh bằng Tú tài 1 hối hả bước vào đời tìm kế mưu sinh. Mọi niềm vui đã khép lại từ cái ngày tháng 4 đen năm ấy... Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
Nguyễn Thị Ngọc
Mùa gặt đã xong, trời trở lạnh, những buổi sáng sớm, Ba đốt đống ung bằng rơm khô để sưởi ấm, lửa cháy bập bùng trong sáng sớm mù sương. Xong mùa gặt, đình làng cúng kỳ yên để tạ ơn đất trời mưa thuận gió hòa. Bàn thờ thần hoàng đèn đuốc hoa quả sáng trưng, những mâm xôi và “một miếng thịt làng bằng sàng thịt chợ”.
Lũ trẻ chúng tôi lại được dịp đùa vui, có năm làng cúng đến ba ngày, có cả hát bội ngoài trời, vui chơi cả ngày cả đêm. Chúng tôi được theo ba ra đình coi học trò lễ, theo má ra đình để được cho ăn những miếng gan heo luộc khô giòn. Rồi những ngày cận tết nhà ai cũng chộn rộn, má bắt xâm củ gừng làm mứt có khi ngủ gục xâm cả vào tay chảy máu, rồi mứt dừa, mứt bí, củ kiệu, củ hành ...
Vui nhất là chợ tết, những bà mẹ không phải là dân buôn bán cũng tìm một chỗ nho nhỏ bên đường vào chợ bày hàng bán tết rất vui. Nào dưa hấu bánh tráng, bông thọ mới vừa nở chúm chím... Chị em chúng tôi cũng theo má ngồi chợ với những trái bưởi vàng ươm của vườn nhà được bày bán trông thật bắt mắt. Buôn bán chẳng biết lời lỗ bao nhiêu nhưng cái nhộn nhịp của chợ tết với đủ thứ âm thanh màu sắc thật là vui không làm sao diễn tả được.
Nhưng rồi cực nhất cũng là mấy ngày cận tết. Ba và các anh dọn dẹp nhà cửa, chùi lư sáng bóng. Má và mấy đứa con gái lo sửa soạn quần áo mới, chuẩn bị gói bánh tét, nấu các món ăn ngày tết. Tết đến nhà nào cũng có thịt hầm, thịt luộc, đầu heo ngâm giấm, khổ qua dồn thịt, thịt kho hột vịt. Nhưng cũng có năm má đổi ý không hầm khổ qua, má nói để cho cái khổ nó qua đi. Có khi má cũng không cho hột vịt vào nồi thịt
kho vì sợ cái trứng vịt (con số không) đeo đẳng suốt cả năm. Bây giờ nghĩ lại không biết có đúng không mà cũng thấy ngồ ngộ vui vui.
Làm gì thì làm ngày 30 tết mọi việc phải xong trước lúc giao thừa. Nếu có thiếu nợ ai thì phải trả cho hết không để mắc nợ hai năm làm ăn không khá. Mâm cơm ngày 30 Tết rước vong linh ông bà về cùng ăn Tết. Nghe tiếng pháo nổ đì đùng, đã thấy không khí ngày Tết. Bông mai, bông thọ vàng tươi với đĩa ngũ quả trên bàn thờ sáng trưng, hương trầm thoang thoảng, gia đình con cái tụ họp đủ đầy. Không khí của
ngày cuối năm sắp sửa bước qua năm mới có một cái gì đó thiêng liêng và ấm cúng khiến cho những người trong gia đình gắn bó với nhau hơn, có trách nhiệm với nhau hơn, trút bỏ những buồn phiền của năm cũ để hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
Khi tôi lớn lên, mọi thứ đã đổi khác. Đôi khi chạnh lòng tự hỏi, có phải vì thiếu vắng những cái tết trong không khí thiêng liêng đầm ấm như thế mà đám con trẻ của chúng tôi ngày nay không còn cảm thấy gần gũi với gia đình?
Đám trẻ con ngày nay khi không cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại thường than vãn, trách móc, đổ lỗi cho hoàn cảnh không may mắn, đổ lỗi cho cha mẹ không đem lại cho con cái những điều kiện thuận lợi...
Chúng tôi ngày xưa không như thế. Ngày ấy, cuộc sống cũng đầy những chật vật lo toan. Gia đình nào cũng có những cảnh ngộ buồn vui. Cha mẹ không phải tất cả đều hoàn hảo. Tuổi trẻ chúng tôi cũng trải qua những ưu tư, trăn trở, đau buồn. Nhưng tuổi trẻ chúng tôi ngày ấy đã vượt qua những đau buồn bằng ý thức vươn lên... Và những gì còn lại trong ký ức tuổi thơ là những điều đẹp đẽ, nghĩ lại để mà thương mà nhớ ...
Tôi nhớ dàn bông thiên lý sau vườn nhà Cô tôi (chị của Ba tôi) ở Bình Tự, Cù Lao Phố. Bông thiên lý nở từng chùm xanh ngát, mỗi sáng tỏa hương thơm dịu dàng. Và mùi ngò gai, những cụm ngò gai mọc theo lối đi ra sau vườn. Mùi lá me non của cây me già trước cổng. Tôi nhớ mỗi sáng Cô tôi lấy hai viên cốm to bằng nắm tay cột dính lại với nhau bằng dây chuối treo vào cổ tôi để dụ tôi đi học. Cô tôi chắt chiu từng nải chuối chín đem phơi khô để dành làm quà cho cháu. Mùi bắp rang trộn nước đường nấu với gừng, mùi chuối khô của Cô tôi làm có một hương vị rất riêng không mua ở đâu mà có được. Tôi nhớ căn nhà ba gian của Ngoại tôi ở Gò Cát, Cù Lao Phố. Căn nhà cổ đẹp với những hàng cột
to tròn bằng gỗ đen bóng. Tủ thờ khảm xà cừ tinh xảo. Những bức tranh thư pháp với nét vẽ uyển chuyển như "phượng múa rồng bay". Ông ngoại tôi còn nâng niu treo trên vách những tấm hình chụp chung của từng gia đình, gia đình má tôi, gia đình dì tôi, gia đình cậu tôi. Ông ngoại tôi thường đi ngang qua và dừng lại để ngắm những tấm hình đó. Căn nhà của Ông ngoại tôi là nơi chúng tôi thường lui về thăm viếng.
Đó là nơi dạy chúng tôi biết thành kính tưởng nhớ tổ tiên. Đó là nơi giúp chúng tôi biết đến những mối liên hệ gắn bó họ hàng. Nơi đó, chúng tôi những anh chị em con cô, con cậu, con dì từng được gặp nhau vui đùa trong không khí ấm áp của họ hàng những ngày giỗ tết.
Tôi nhớ xóm nhà tôi ở Chợ Chồm Hỗm, Hãng Dầu. Một mảnh xóm làng nhỏ hẹp mà tình nghĩa hàng xóm láng giềng yêu thương đùm bọc nhau thì vô cùng lớn rộng. Cùng với gia đình Thầy Ký Bình (chúng tôi gọi là Ba, Má Ký), gia đình Bác Năm Chấn và những lần đi chơi xa, tuổi nhỏ chúng tôi biết đến những bãi cát dài, những con sóng lớn ở Vũng Tàu. Chúng tôi cũng biết đến những con dốc dài, rừng thông, khách sạn cao tầng ở Đà Lạt. Mùa Tết Trung Thu, Bác Sáu cạnh nhà mang đến cho chúng tôi những hộp bánh trung thu mấy tầng vẽ hình Hằng Nga rất đẹp. Bác Sáu đã san sẻ cho chúng tôi niềm vui trong trẻo của những đêm rằm tháng Tám. Rồi Bác Bảy, Dì Tư, Bác Giáo cạnh bên nhà với Bác Hai xe hơi, Bác Tám cà phê ... đều là những người hàng xóm tốt bụng, là những người bạn thân tình của Má tôi sẵn lòng giúp nhau khi túng thiếu, an ủi nhau những lúc đau buồn.
Trong cái xóm nhỏ ấy, chúng tôi đã có những người bạn thời thơ ấu, cùng ăn chung với nhau món cà nướng trộn mở hành thơm lừng. Những người bạn thời thơ ấu đã từng chơi chung những trò chơi cút bắt, làm xe lửa, đánh đũa, cờ ruộng ... hoặc múa hát, diễn kịch trong những buổi tối sáng trăng. Không có sự phân biệt giữa giàu nghèo, sang hèn. Không có sự phân biệt giữa một bà vợ ông quận trưởng hay bà vợ của một viên quan chức với một người phụ nữ bình dân. Người dân Biên Hòa quê tôi là thế đó. Ôi! Những người phụ nữ hiền lành, chân chất, nhân hậu, đầy lòng thương yêu.
Tôi nhớ những ngôi trường tiểu học nhỏ xinh ở Biên Hòa. Từ trường sơ cấp Đồ Chiểu đến trường tiểu học Nguyễn Du, Trường Nữ Tiểu Học. Tôi vẫn còn nhớ rõ những khoảng sân trường có cây phượng vĩ cành lá xanh um nở hoa đỏ rực mùa hè. Tôi vẫn còn nhớ rõ từng gương mặt của những Cô Thầy đã dạy tôi từ lớp Năm (lớp Một) đến lớp Nhất (lớp Năm). Cô Huế, Cô Nguyện, Cô Đoàn Trung Dung, Cô Trần Ngọc Anh, Thầy Lộc. Đó là những người thầy đầu tiên của tôi:
Trẻ còn ngu dại biết chi
Nhờ thầy răn dạy khắc ghi trong lòng
Mở mang trí hóa cho thông
Uốn tay sửa miệng cái công dẫy đầy
Nhờ ai ta đặng thế này
Ta nên nhớ đến người thầy đầu tiên.
Rời trường tiểu học, chúng tôi được vào học Trường Trung học Ngô Quyền. Nơi đó tôi được học với nhiều Cô Thầy, những Cô Thầy mà chúng tôi rất thương, rất nhớ. Trong số những Cô Thầy kính yêu của tôi, xin được nhắc đến Cô Trần Thị Nguyệt Thu và Cô Phạm Thị Nhã Ý vì hai Cô không chỉ là "Cô giáo mến thương" trong nhà trường. Các Cô còn là người chị lớn đã tạo cho tôi những cơ hội thuận lợi trên đường đời, dìu tôi bước qua những gập ghềnh, gai góc.Nhờ thầy răn dạy khắc ghi trong lòng
Mở mang trí hóa cho thông
Uốn tay sửa miệng cái công dẫy đầy
Nhờ ai ta đặng thế này
Ta nên nhớ đến người thầy đầu tiên.
Đã qua 50 năm cuộc đời đổi thay dâu bể, chúng tôi vẫn một lòng kính trọng , quý mến những Thầy Cô đã từng dạy ở trường Ngô Quyền, xin được gửi theo đây lời của bài hát "Bụi phấn"
Khi Thầy viết bảng bụi phấn bay bay
Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi
trên tóc Thầy ...
Làm sao có thể nào quên ngày xưa Thầy dạy dỗ khi
em tuổi còn thơ ...
Trường Trung học Ngô Quyền là ngôi trường mến thương nơi chúng tôi đã gửi lại đó một thời áo trắng học trò cùng với bạn bè dấu yêu thời niên thiếu. Tôi nhớ con dốc Ngô Quyền áo dài trắng thướt tha những chiều tan học. Tôi nhớ sân trường nơi chào cờ, nhớ dãy hành lang, nhớ lớp học và hai dãy bàn ghế học trò. Ở đó, lũ chúng tôi ngoan ngoãn ngồi im trong giờ học nhưng lại chờ đợi những trò nghịch ngầm sẽ diễn ra cuối giờ học khi tiếng chuông báo hiệu giờ chơi. Tôi nhớ những con bé nữ sinh đệ tứ đang tuổi mộng mơ cũng tập tành làm thơ, viết báo. Nhớ nhữngCó hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi
trên tóc Thầy ...
Làm sao có thể nào quên ngày xưa Thầy dạy dỗ khi
em tuổi còn thơ ...
buổi văn nghệ toàn trường cuối năm rất hào hứng mà cũng là dịp để cho bọn con gái chúng tôi bắt chước nhau một chút son phấn điệu đàng. Nhớ những lần cùng nhóm bạn thân đi bán báo xuân, để cho bọn tôi có cớ đi chơi đến tận những vườn trái cây ở Long Thành, Long Khánh ...
Ngoài những hoạt động trong trường, chúng tôi cũng thường rủ nhau đi chơi đủ mọi nơi, mọi chỗ. Lũ nhóc chúng tôi đã có với nhau biết bao nhiêu niềm vui thời thơ ấu tuy đơn sơ nhưng đã để lại trong lòng chúng tôi những mảnh ký ức không thể phai mờ.Tôi nhớ khung cảnh yên ắng của Chùa Hội Phật học và những chiếc lá bồ đề đem ủ đến khi chỉ còn gân lá rồi nhuộm màu mực tím. Nhớ chùm bông sứ trắng ở núi Bửu Long với khoảng trời xanh trên cao bát ngát.
Tôi nhớ Cù Lao Phố nơi chúng tôi thường rủ nhau đi chơi cuối tuần, cây bằng lăng nở bông tím ngắt bên dòng nước Đồng Nai, những ruộng mía, vườn cây ăn trái, chúng tôi vừa bẻ mía, hái trái cây vừa chọc phá nhau vui chơi thỏa thích. Tôi nhớ chiếc băng ghế đá dưới gốc hoàng lan ở nhà Bạch Tuyết trên đường Hàm Nghi, chúng tôi vẫn ngồi đó ngắm dòng nước Đồng Nai chảy về hai ngả. Nhớ Ga Biên Hòa, Biên Hùng, cả bọn thường đến chơi nhà Chị Minh, Chị Mỹ, chạy đuổi bắt nhau và đủ thứ các trò vui. Nhớ món chả lụa kho ở nhà Chị Minh, món cari gà chấm muối ớt ở nhà chị Mỹ và nhớ cả món thịt ba rọi kho mắm ruốc kiểu Bắc ở nhà Thúy Nga. Nhớ Máy Cưa nhà Chị Bài với vòng quay của những chiếc xe đạp ọp ẹp, đèo nhau lên dốc, ướt đẫm mồ hôi, vậy mà vui biết mấy...
Lứa tuổi chúng tôi lớn lên cùng với những biến động của đất nước. Cuộc lấn chiếm miền Nam và những đổi thay trên chính trường đã bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống trong gia đình, ngoài xã hội. Những nỗi niềm ưu tư, lo lắng len vào mỗi gia đình, lại thêm đời sống mỗi lúc càng khó khăn hơn. Điều đó đã tác động ít nhiều đến trí óc non nớt của chúng tôi...và tuổi thơ qua đi lúc nào không biết... Cho đến khi chiến trường vào đến tận thành phố, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh người thân, bạn bè nằm im trong lớp vải liệm trắng tinh sau trận tấn công của VC năm
1968 tại ga Biên Hòa. Rồi lần lượt những người anh trong gia đình, những người bạn học cùng lớp rời bỏ áo thư sinh bước vào đời lính ở cái tuổi 18, 19 hãy còn non nớt. Còn con gái chúng tôi có đứa cầm vội mảnh bằng Tú tài 1 hối hả bước vào đời tìm kế mưu sinh. Mọi niềm vui đã khép lại từ cái ngày tháng 4 đen năm ấy... Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
Nguyễn Thị Ngọc
Gửi ý kiến của bạn