Hôm qua,19/7/2011,đứa em trai họ cô cậu với gia đình chúng tôi,gã con gái.Tuần trước nửa,chú em nó đến gia đình gửi thiệp mời và nói rất cảm động:
_Em làm tiệc cưới gã cháu gái,các anh chị cố gắng đến tham dự đông vui.
Từ thị xã An lộc,tỉnh lỵ của tỉnh Bình long cũ,em út đến mời, chẳng lẽ chị em tôi chối từ.Tôi nghĩ,sẳn dịp mình làm một chuyến du hành đến vùng đất lửa một thời.Ba mươi năm đã qua,mình chỉ lo làm ăn để lo cho gia đình và con cái.
8 giờ 30 sáng hôm đó,tôi cùng hai đứa em trai,bà chị và mấy đứa em họ ở Long thành lên tháp tùng,khởi hành bằng chiếc xe 16 chỗ ngồi Transit.Khoảng đường từ nhà đến chỗ tiệc cưới khoảng 100 km đường xe.Từ Chợ đồn đến Chợ Tân ba có hai ngã để đi.Nếu rẽ hướng trái,qua Phú lợi,Thủ dầu một,Ngã tư Sở sao rồi theo quốc lộ 13 đi thẳng.Nếu đi hướng phải,đi xuyên suốt qua quận Tân uyên,đến địa danh Cổng Xanh,tiếp giáp với quận Bến cát,là bắt đầu vào quốc lộ 14 để lên Tây nguyên.Khoảng 10 năm nay,QL 14 đã được nâng cấp,sửa chửa nên các chuyến hành trình về Đak nông,Ban mê thuột,Pleiku,Kontum...,người ta xử dụng tuyến đường nầy nhiều vì đường thoáng đãng,cung đường lại gần hơn.Từ QL14 đi lên Phước long,có những địa danh mà anh em chúng ta không thể nào quên:Bù gia mập,Bù gia phúc,Bù đăng,Bù đốp...Đến trại cai nghiện Bố lá,có một tỉnh lộ ngắn,nối QL14 với QL13 để đến Chơn thành.Từ đó,chúng ta tiếp tục thẳng đến Bình long,An lộc,Lộc ninh và cuối cùng là cửa khẩu Hoa lư giáp ranh với Căm-bốt.QL13 giờ cũng đã được sửa chửa,nâng cấp rộng rãi,nhưng ở đây thuộc vùng cao,không có tiềm lực về công nghiệp nên mật độ xe cộ lưu thông thưa thớt.Từ Biên hòa đến Vũng tàu,khoảng cách cũng ngần ấy mà thời gian xe chạy gấp đôi,4 giờ đồng hồ,so với đoạn đườn nầy.
Chỗ ở của em họ tôi thuộc xã Tân khai,cách An lộc khoảng 7 km.Mùa hè đỏ lửa 1972,khi trận chiến Bình long,An lộc nổ ra,đã có những địa danh đi vào lòng người:Suối Tàu ô,Xa trạch,Xa cam,Xa cát,Tân khai...Nếu chúng ta đọc lại bài bút ký MẶT TRẬN BÌNH LONG của tác giả Võ trung Tín đăng ở trang wed gia đình mũ đỏ,ta sẽ thấy cường độ ác liệt của trận đánh nầy. 75 ngày đêm,từ 2/4/72 đến 17/6/72,một trăm ngàn quân của hai bên,bao nhiêu vũ khí,xe tăng,phương tiện chiến tranh,bom đạn...đỗ vào vùng đất mấy chục cây số vuông nầy.Đối phương đã 3 lần mở cuộc tấn công vào thị xã đều bị đẩy lui. 7 km đường,tính từ Tân khai.17 km đường,tính từ Chơn thành,ta mất hơn 70 ngày đêm để vượt qua.Một ngày ta tiến quân không được 100 m.Người lính của ruộng đồng,sình lầy,SĐ 21,trung đoàn 15 của SĐ 9,phải lên tác chiến ở rừng núi...Ôi ! cường độ khủng khiếp của chiến tranh và sự chịu đựng,hy sinh của người trai thời lửa khói...
Nhà của đứa em họ tôi đi theo tỉnh lộ nhỏ,cách QL13 khoảng 1 km,hướng về Đồi Gió,đồi 169,nơi kỷ niệm muôn đời của những chiến binh Dù,Biệt cách 81.Nơi đó,bây giờ có những mỏ đá đang được khai thác để xây dựng cầu đường.Đứa em tôi lên đây từ sau 1975,và trụ đến ngày nay.Vợ nó người địa phương,cơ ngơi tạm ổn.Sản xuất được 3 đứa con,sau nhà có 300 gốc cao su.Người cậu họ nói:
_Tao lên đây sau nó 5 năm.Tao sản xuất được 5 đứa con,đứa gái út chưa có gia đình.Tao khai phá được một mẫu đất,trồng được 600 gốc cao su.Cách ngày thu hoạch một lần,mỗi lần bán được 1 triệu ba trăm ngàn vnđ,mỗi tháng có 20 chục triệu vnđ,cũng đủ trang trãi.
Đất đai ở đây là vùng đất đỏ ba-dan,phần cuối của dãy Trường sơn nên rất mầu mỡ,người dân làm giàu nhờ cao su tiểu điền.Ở Lộc ninh làm giàu nhờ cây tiêu,cà phê...Thức ăn đặc sản ở đây như:thịt bò,heo rừng,gà rừng...thì rẽ so với đồng bằng,thành thị.Tiệc cưới ở đây đãi toàn những món đó.Cá tôm thì quý hiếm.Dọc đường chúng tôi qua, nhà cửa cũng khá nhiều,xây gạch mái tôn.Cũng có những đại gia lên đây mua cả chục mẫu đất lập trang trại.Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
Đỗ công Luận.20/7/2011.