HÀNH
TRÌNH TÌM TỰ DO
Huy dắt vội chiếc xe đạp vào nhà, với vẻ mặt đầy nghiêm trọng. Anh đưa mắt đảo thật nhanh về phía cửa trước như để xem có ai theo dõi hay rình mò không? Điều này cũng chẳng có gì là lạ cả, sống dưới chế độ Cộng sản, con người luôn tỏ ra ngờ vực, sợ sệt khi có điều gì sắp xảy đến. Có lẽ, vì tai vách mạch rừng, sự dòm ngó, soi mói luôn bị rình rập, theo dõi từng cử chỉ đến hành động do ngay chính những người láng giềng ở sát cạnh bên mình. Huy thường có thói quen, hễ có sự việc gì quan trọng xảy đến là y như rằng mặt mày chàng tái mét, nhìn nét mặt xanh xao trông thật thảm não hiện rõ trên mặt của chàng. Loan dường như cũng có thể đoán một phần nào sự việc sắp xảy đến.
Khi mọi việc chung quanh không còn gì khả nghi nữa, Huy lấy lại bình tĩnh, anh đưa tay lau những giọt mồ hôi còn lấm tấm đọng trên trán, với giọng nói thật khẽ như sợ có ai nghe được, anh nói:
- Em à! Vào ngay đây anh có việc.
Vợ chàng đang dở tay với công việc nhà bếp, nàng đang lặt những cọng rau, nghe Huy gọi như lời cầu khẩn, nàng quay sang hỏi chồng:
- Có việc gì thì anh nói ngay đi. Cần gì mà làm như quan trọng vậy anh? Có chuyện gì lát nữa bàn có được không?
Huy nhìn nàng im lặng trong chốc lát, mắt chàng vẫn đăm đăm nhìn về phía cửa trước. Vẫn tính hoài nghi, lo sợ Huy đưa mắt đảo thật nhanh lần nữa, rồi trả lời như hối thúc, anh nói:
- Không được. Em cứ vào ngay cứ đã. Cứ bỏ đấy, lát nữa ra làm tiếp.
Thấy giọng nói của chồng đầy vẻ nghiêm trọng, làm Loan không thể chần chờ thêm nữa. Vào đến phòng Huy vẫn chưa thật sự lấy lại bình tĩnh. Chàng im lặng giây lát, nét mặt đầy đăm chiêu, rồi nói:
- Em biết không? Chủ tàu vừa cho biết đêm mai tàu sẽ rời bến. Chuyến đi này rất nguy hiểm. Em có sợ không
Câu hỏi em có sợ không chỉ bằng thừa. Vì chàng biết, ngay chính mình còn sợ nữa, huống chi vợ chàng. Đối với Huy, chàng sợ cũng phải, vì với hơn 10 năm tù cải tạo, đã tạo cho chàng nỗi cực kỳ lo sợ khi nghĩ tới những trại giam, những cơn đói hoành hành mà chàng và những người tù đã phải ăn bất cứ những thứ gì dù biết rằng sau đó sẽ không biết sống chết ra sao? Chàng nghĩ tới những đêm rét lạnh căm trong bộ độ tù mỏng manh, tơi tả. Càng nghĩ tới, càng làm chàng lo lắng hơn. Cuộc sống của đồng bào miền Nam kể từ ngày bọn CS chiếm đoạt lấy, đời sống càng trở nên khó khăn hơn. Các anh em quân nhân đã bị họ lường gạt với 10 ngày lương thực cải tạo, để rồi phải dở khóc, dỡ cười trong lao tù hơn 10 năm. Huy cũng không ngoại lệ. Ngày trình diện đi học tập, chàng đã lo sợ trước viễn ảnh trả thù của bọn người khát máu này. Vợ chàng đã không ngừng khuyên răn chàng phải can đảm chịu đựng. Loan cũng tưởng nếu chỉ 10 ngày lương khô, thì chồng mình cũng sẽ được về sau 10 ngày. Nhưng sự việc có ai ngờ, đã vượt tầm hiểu biết của mọi người, 10 ngày học tập đã trở thành 10 năm. Loan im lặng, nàng cũng đang trầm tư suy nghĩ một việc gì? Rồi bất chợt, quay sang nhìn Huy và hỏi một câu thật ngớ ngẩn, câu này lẽ ra nàng không nên hỏi, vì sự ra đi cả hai đã bàn tính và đều đồng ý cả, nàng lên tiếng:
- Đi thế này nguy hiểm quá! Không biết mình có nên đi không anh?
Huy thở mạnh, rồi thừ người ra như để cố trấn an lấy chính mình. Anh suy tính chuyện này đã lâu, nhưng nghe thuật lại những người vượt biên bị bắt lại, những người không may bị chủ tàu lường gạt, vừa mất hết của, lại phải ngồi tù... Anh cũng cảm thấy chán nản không thua gì Loan, nhưng có điều gì như thúc đẩy làm chàng không thể làm điều gì khác hơn được, chàng quay sang dặn vợ:
- Em hãy nhớ giữ kín chuyện này. Nhớ soạn giùm anh vài ba bộ quần áo, một hai thùng mì và một ít lương khô, còn nước thì chủ tàu họ lo cả rồi. Từ lúc được tin, đầu óc Huy rối loạn và lo âu nhiều hơn. Anh suy nghĩ vẩn vơ, nào là nếu đi được qua Mỹ thì cuộc sống và tương lai có thể khá hơn chăng? Còn như nếu ở lại, với hai bàn tay trắng, việc làm ngày càng thêm khó khăn. Hơn nữa, là sĩ quan của chế độ cũ,từ việc đi đứng, tiêu xài, mua sắm đều bị dòm ngó, theo dõi,...
Chỉ mới trong vòng mấy tháng lo loan tính chuyện vượt biên đã làm nét mặt Huy trông già hẳn lên. Anh trở nên trầm lặng hơn trước. Những làn nét nhăn trên trán như vô tình ăn sâu đậm thêm hơn. Mặt chàng lúc nào cũng héo hắt, nụ cười không còn nở trên đôi môi. Huy cảm thấy sự ra đi này quá nguy hiểm, nếu có sự bất trắc xảy ra, có thể toi mạng như chơi.
Tuy cảnh tù của hơn 10 năm qua, với những cảnh đánh đập, bỏ đói, nằm rừng, nằm bụi bị muỗi đốt... Thêm cảnh bọn Công an luôn rình rập, canh chừng ngày đêm vẫn chưa làm chàng lo sợ như lúc này. Chàng lo cho sự ra đi không thành. Cảnh bắt bớ, tù đày lại tái diễn thì khốn! Huy không sợ cho chính mình, nhưng anh chỉ tội nghiệp cho Loan, vì đối với chàng nếu phải ngồi tù thêm lần nữa điều này không có gì đáng kể, chỉ tội cho Loan khó lòng chịu đựng được những cảnh đói khát, đánh đập, ngủ rừng, ngủ bụi,... Ở đời, cứ việc gì mình càng lo lắng thì y như càng thêm lo sợ, tâm thần cũng nào cũng không yên.
- Biết làm sao đây? Câu hỏi mà chàng đã đặt ra từng giây phút. Kể từ ngày được gọi là khoan hồng giả tạo của bọn người uống máu người không tanh.
Là người chồng, người đàn ông trong gia đình nên dù hoàn cảnh nào Huy vẫn không thể ngồi khoanh tay để nhìn sự việc khó khăn đang và sẽ xảy đến. Tuy sức lực chàng ngày nay đã yếu đi nhiều, anh vẫn hy vọng dùng đôi bàn tay gầy ốm yếu để kiếm công ăn việc làm phụ giúp Loan và lo sinh kế. Mọi người, ai cũng đều có hoàn cảnh vui cũng như buồn xảy đến, nhưng Huy thì khác, trách nhiệm, sư an sinh không thể làm anh chùn bước được. Anh chỉ hy vọng, dù rất mỏng manh, vẫn mong đem gia đình vượt thoát xa cảnh khổ của bao năm sống dưới chế độ dã man này. Giờ phút chờ đợi đã đến. Mọi người không ai biết ại Tất cả đều tập trung về địa điểm hẹn. Huy và Loan nằm im lặng sau một bụi cỏ lạu Trạng thái lo lắng, hồi hộp như luôn đeo đuổi bên mình. Bình thường sự chờ đợi nào cũng làm người ta thấy lâu cả. Nhưng hôm nay, sao lâu quá! Huy thầm tự hỏi:
- Không biết tàu có đến không? Hay gặp chuyện gì không ổn chăng? Đầu óc chàng vẫn không ngừng suy nghĩ. Mọi người xung quanh với nét mặt đầy lo âu, sợ hãi. Thỉnh thoảng, một vài cơn gió thổi qua những ngọn cỏ lau chạm vào nhau tạo nên những âm thanh xào xạc như những tiếng nhạc khô khan. Bình thường, trong những đêm hè nóng bức, người ta vẫn mong có những ngọn gió thổi qua để làm xoa dịu đi phần nào cái nóng cháy da của mùa hè oi bức. Nhưng cơn gió thổi giờ đây càng làm mọi người hồi hộp thêm hơn. Mọi tiếng xì sầm hầu như im bặt. Tâm trạng họ lúc này, nếu có ai giỡn la to “chạy” chắc không một ai có đủ can đảm ngồi yên tại chỗ hoặc có khi vừa chạy, vừa la thất thanh cũng nên. Hai giờ lặng lẽ trôi qua, bóng tối như bao trùm cả chung quanh. Thỉnh thoảng một vài tiếng nói thì thầm đâu đó, nhưng chỉ trong giây phút ngắn ngủi bầu không khí lại trở nên yên lặng, tĩnh mịch một các lạ thường, để rồi chỉ nhường lại cho những tiếng gió vi vu nhè nhẹ và những tiếng dế kêu trong đêm vắng. Anh quay sang hỏi Loan:
- Em chắc mệt lắm phải không? Loan nhìn Huy với nét mặt đầy thất vọng. Gương mặt nàng hiện lên qua làn ánh sáng của vầng trăng mờ tỏ. Nét mặt nàng mệt mỏi, nàng không còn thiết tha như lúc ban đầu, nhưng rồi từ tốn nói:
- Em thì không mệt, nhưng hơi lo âu và thấy nguy hiểm quá anh à! Huy nhìn vợ, chàng cũng thấy trong lòng thật bối rối, nhưng vẫn phải trấn an, anh nói:
- Chủ tàu họ phải cẩn thận, vì chỉ một chút sơ suất xảy ra là ngồi tù cả đám. Thôi mình hãy ráng chờ thêm tí nữa xem sảo. Thể nào họ cũng đến mà. Lại thêm một giờ trôi quạ Mọi cảnh vật vẫn nằm yên bất động. Những tiếng thì thầm cũng thưa dần. Sự chờ đợi càng làm mọi người hồi hộp thêm hơn. Có lẽ, nếu không có cuộc vượt biên như giờ này, ai nấy chắc đã đánh một giấc ngủ ngon lành rồi. Sự sắp xếp tuy không đúng hẹn như dự tính, nhưng đã cho thấy sự kiên nhẫn của mọi người. Chuyện xảy đến cũng đã đến, tiếng động cơ nổ của chiếc tàu như làn tia hy vọng bừng lên. Mọi người đều chổm người lên để lắng nghe rõ hơn, tuy tiếng động cơ không nổ to lắm, nhưng cũng đủ nghe thấy trong đêm yên tịnh này. Không ai bảo ai, tất cả như ngồi thấp thỏm không yên. Tuy không ai có cùng chung tâm trạng, nhưng anh biết tất cả đều mong có được một chuyến đi lén lút như hôm nay. Con tàu lù lù hiện ra trước điểm hẹn, rồi ngừng hẳn. Huy cảm thấy yên trí hơn. Nhưng sự an tâm, vui mừng chưa được bao lâu, anh lại thở dài, chán nản vì nhìn thấy con tàu quá bé nhỏ ngoài sức tưởng tượng, mà đoàn người vượt biên thì quá đông. Huy muốn thay đổi ý định, chàng không còn thiết tha gì nữa cả!. Nhưng càng lùi bước, thì hình như có một sức lực vô hình nào đó đang thúc giục anh để tiến về phía con tàu theo đoàn người mà không biết mình sẽ đi về đẩu. Huy hơi mệt, nhưng chàng vẫn cố nở nụ cười để trấn an Loan, chàng không muốn Loan nhìn thấy sự lo lắng đang tràn ngập lòng mình. Mọi người tiến đều nối tiếp nhau để lên tàu trong sự im lặng. Chủ tàu lên tiếng để nhắc nhở liên hồi:
-Xin bà con đừng chen lấn. Cẩn thận. Coi chừng vấp té đấy!
Sau khi mọi người đã lên tàu. Ông chủ tàu làm một vài thủ tục nhắc nhở cần thiết và căn dặn mọi người những việc gì cần làm khi gặp tai biến hoặc điều gì không may xảy ra. Tàu rời bến một cách âm thầm. Huy quay sang nhìn vợ, rồi quay sang nhìn thành phố về đêm, với những ngọn đèn lấp lánh của những cao ốc. Anh nghĩ rằng, chuyến đi này có thể khó có cơ hội quay trở về thăm lại quê hương. Huy bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm của thời xa xưa. Anh nhìn thành phố nơi anh đã trưởng thành và khôn lớn, hai hàng lệ chảy dài trên má lúc nào không hay. Anh nhớ lại hình ảnh người mẹ già, những đứa em dại mà giờ này họ không hay biết gì về chuyến đi này của chàng cả. Huy mơ màng suy nghĩ, chàng nghĩ hết chuyện này lại sang chuyện khác. Bổng chàng giật mình khi nghe tiếng Loan gọi Anh nhìn sang Loan và khẽ hỏi:
-Chuyện gì đó em? Loan nhìn hai hàng lệ còn đọng trên má, nàng cũng biết Huy đang buồn và lo lắng cho chuyến đi này. Nhưng rồi để trấn an cho nhau, nàng nói:
- Em biết, đi thế này nguy hiểm lắm, anh lại buồn và lo lắng nữa. Thôi anh à! Chuyện gì cũng có sự sắp xếp cả. Chúng ta vững tâm cầu nguyện chắc mọi sự sẽ bình an. Huy tuy nghe vợ nói, nhưng tâm trạng chàng lúc này thật bối rối. Anh cố bình tâm quên sự đè nén tâm hồn, quên đi nỗi buồn vương vấn. Một giờ lặng lẽ trôi đi. Thông thường, một giờ khi cùng Loan dạo phố sao quá ngắn ngủi. Chàng suy nghĩ vẩn vơ, những chuyện không may như luôn ám ảnh đầu óc Huy mãi. Mọi người, kẻ đứng, người ngồi la liệt trên sàn tàu, có lẽ vì quá mệt mỏi sau một đêm dài thao thức. Tiếng thì thầm cũng dường như im bặt để nhường lại cho một bầu trời đen xẩm, chỉ còn là những tiếng sóng nước nhè nhẹ vỗ vào thành tàu đang lặng lẽ ra đi. Huy cố nằm im, nhưng vẫn không tài nào nhắm mắt ngủ được. Anh ngước mắt nhìn về bầu trời đen nghịt, với những vì sao lấp lánh. Rồi khẽ đầu cầu xin cho sự ra đi được bằng an, đừng gặp chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Tuy sự vượt biên nào cũng gian nan, nguy hiểm. Nhưng dường như chẳng ai muốn bỏ ý định này cả. Huy cũng như mọi người, tất cả không ít thì nhiều đều đã nghe qua những chuyện hải tặc, cướp bóc, hãm hiếp... Chỉ vì họ nghĩ rằng, những người ra đi ít nhiều đều mang theo tiền bạc, nữ trang,...
Năm ngày lặng lẽ trôi qua, con tàu vẫn lênh đênh giữa lòng biển cả, trong cơn nắng cháy da như thiêu đốt của buổi trưa hè nắng gắt. Tiếng nói xôn xao của mọi người cũng thưa dần. Ai nấy đều đã mệt lả rạ Cơn khát đã bắt đầu hoành hành. Những tia nắng và sức nóng của mặt trời vẫn mãi vô tình chiếu rọi vào con tàu làm mọi người thêm thấm mệt và khó thở hơn. Vài tấm vải, chăn, mền đã được treo lên từ vài ngày qua để che đi phần nào cơn nắng đang hoành hành. Huy đảo mắt nhìn quanh, anh thấy nét mặt của mọi người đầy nỗi lo âu và thất vọng. Thức ăn, thức uống trên tàu cũng cạn dần. Chủ tàu phải hạn chế tối đa nước uống. Huy thấy cổ họng bắt đầu khô ran, đắng chát. Những cảnh vật xung quanh mờ mờ, ảo ảo vẫn như đang hiện ra trước mặt chàng. Con tàu vẫn tròng trành theo những đợt sóng, lênh đênh trong niềm hy vọng mỏng manh giữa lòng biển cả. Huy choàng tay qua và ôm lấy Loan, như để trấn an nàng. Thỉnh thoảng, chàng lại nghe vài tiếng trách móc, than phiền của một vài người trên tàu: -Biết thế này chẳng dại đi vượt biên. Tiếng người khác lại nói:
-Sắp đến rồi, than trách làm gì chứ! An tâm đi, rồi sẽ đến mà.
Cách xa vài thước, Huy lại nghe tiếng xì sầm qua những lời đọc kinh cầu nguyện của một nhóm người, mà chàng nghĩ họ cũng như tất cả những người khác đều mang chung cùng tâm trạng lo lắng cả. Điều này cho thấy, mọi người đều tìm cho mình một niềm tin riêng bằng cách này hay cách khác. Huy càng bối rối và lo lắng hơn khi nhìn thấy những cảnh đau lòng, những tiếng khóc của một vài em bé vì khát sữa. Những ánh mắt, niềm lo âu của những bà mẹ ôm con trong niềm ưu tư, sầu não đầy tuyệt vọng. Giờ này, nếu có một ly nước hay một chút gì lót dạ thì sung sướng biết mấy. Huy thầm nghĩ như thế! Bổng tiếng la thất thanh làm mọi người hốt hoảng, kinh sợ.
- Hải tặc! - Hải tặc!
Nét mệt mỏi của bao ngày lênh đênh vẫn hiện rõ trên nét mặt mọi người, cộng thêm những nỗi lo âu cho sự ra đi tìm tự do này, giờ lại thêm tai biến sắp xảy đến. Huy đứng cách đấy không xa, khi chỉ nghe vỏn vẹn hai tiếng “Hải tặc”. Tim chàng đập mạnh, đầu óc chàng quay cuồng. Mọi người, ai nấy đều hốt hoảng, một nỗi cực kỳ lo sợ nhưng tất cả chỉ đứng chết trân ra mà không một phản ứng nào cả. Tiếng la hét của những con thú đói như để trấn áp làm tăng thêm sự đe dọa đến tất cả mọi người trên tàu mỗi lúc một gần hơn. Rồi cảnh náo loạn bắt đầu, mọi người kẻ chạy xuôi, người chạy ngược như muốn tìm lấy chỗ trốn. Đàn bà, con gái vội núp sau lưng những người đàn ông chúng tôi, họ như van xin cầu cứu trong tình huống tuyệt vọng.
Huy nhìn quanh. Loan ôm chặt lấy Huy. Tình thế thật cực kỳ bi đát...
Nhìn sự bất lực của những người đàn ông trên tàu trước thảm họa sắp xảy đến. Nhìn sự lo âu sợ hãi của những bà mẹ đang ôm chặt lấy đứa con. Huy cảm thấy thất vọng vì biết mình không thể làm gì khác được để che chở cho Loan. Chàng quay sang nhìn Loan, thấy vợ đang rươm rướm khóc, làm anh thật đau lòng. Nhưng Huy cố lấy bình tĩnh, chàng biết rằng dù những lời an ủi thật đằm thắm đến đâu, dù những lời thương yêu ngọt ngào đến đâu vẫn chỉ là những lời thừa thãi, anh nói: -Anh tin tưởng nơi lòng can đảm và sức chịu đựng của em. Anh hy vọng rằng, chúng ta sẽ gặp may mắn và vượt qua mọi trở ngại khó khăn. Huy lại tiếp:
-Nếu có sự việc gì xảy ra, mong em hãy phó thác cho Bề Trên, hãy vững tâm cầu nguyện, mọi việc sẽ không sao đâu. Mắt vợ chàng bắt đầu tuôn rơi, hai hàng lệ đang lăn tròn trên má. Nàng chỉ gật đầu, không nói.
Tiếng reo hò như vui mừng của những gương mặt đen đúa, những nét mặt dữ dằn của bọn hình người lòng thú, trông họ thật ghê rợn. Nhìn chẳng khác gì những con thú đói đang và sắp giành giật, cấu xé những chú nai con. Họ coi sinh mạng con người như một thú tiêu khiển, như một cái gì thỏa mãn lòng dục tính. Huy tự hỏi: Thượng Đế đâu ?. Bọn hải tặc này, không biết họ có đầu óc để nghĩ rằng sự vui thích của họ hôm nay là sự tủi nhục đối với những đàn bà, con gái vô tội mà hình ảnh này sẽ mãi mãi ôm ấp trong suốt cuộc đời của họ hay không? Họ đã chà đạp lên nhân phẩm con người. Họ đã gây thêm thảm cảnh đau thương hơn. Họ có hiểu rằng đoàn người ra đi hôm nay chỉ vì hai chữ “Tự Do” mà phải liều mình bỏ tất cả, bỏ nước, bỏ gia đình...
Nhưng rồi sự gì đến cũng đã đến. Sự việc đau thương diễn ra một cách quá nhanh chóng và đột ngột cũng trôi đi. Tàu cướp và bọn người hung dữ ấy sau khi xong mọi việc cũng đã đi xa. Mọi người chỉ biết nhìn nhau trong khóc hận. Tiếng kêu than uất nghẹn của những bà mẹ, những bé gái mới vừa tuổi 15.
Giờ đây năm mùa Xuân đã trôi qua, những mùa Xuân tha hương trên đất khách quê người, chúng tôi đã sống trong những chuỗi ngày hạnh phúc. Loan đã cho chào đời một bé gái thật kháu khỉnh. Chỉ tiếc rằng, số phận những người đàn bà, con gái kém may mắn bị một số những người khinh bỉ họ, coi đó như là những gì tội lỗi, xấu xa mà vì hai chữ “Tự Do”. Những người đàn bà, con gái này, lẽ ra họ phải được kính trọng và đáng được đề cao vì sự nhục nhã, hy sinh đáng tiếc đã xảy đến cho họ. Người con gái Việt Nam bất hạnh với thế cuộc, bất hạnh với những nỗi oan khiên trên biển cả, bất hạnh với những lời miệt khi của những người không hiểu cho nỗi đau riêng của họ...
Chúng tôi giờ đây đã hiểu được phần nào về giá trị làm người, và điều quan trọng hơn, đó là sự Tự Do mà dân Việt chúng tôi đã phải trả một giá quá đắt.
Nguyễn Vạn Thắng
Gửi ý kiến của bạn