3:52 CH
Chủ Nhật
5
Tháng Năm
2024

Những Ngày Cuối Cùng Đời Binh Nghiệp - NGUYỄN MINH CHÂU

03 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 18710)

Những Ngày Cuối Cùng Đời Binh Nghiệp .


blank
Những Ngày Cuối Cùng Đời Binh Nghiệp .
30 tháng 4 năm 1975.
Đây là ngày mà không ai có thể quên được đến khi nhắm mắt lìa cõi trần gian đầy mồ hôi, nước mắt và xương máu, nhứt là với những chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
 Trong phần nầy tôi xin kể lại tâm trạng não nề vào những ngày cuối cùng của các chiến sĩ âm thầm trong bóng tối vì ít được ai để ý tới họ. Đấy là những chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, và các viên chức xã ấp cũng như lực lượng CSQG, cán bộ XDNT ( những chiến sĩ áo đen luôn sống rất gần gủi người dân thôn ấp ), và các chiến sĩ Nhân Dân Tự Vệ đã hy sinh ở lại cố thủ quận Dĩ An tới giờ phút cuối cùng.
Tôi xin ghi ơn những người đã tận tình giúp nước và cộng tác với tôi trong nhiều năm qua và xin thành kính tưởng niệm những người đã hy sinh vì tổ quốc.
Họ là những anh hùng không tên tuổi Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông Không bao giờ được hưởng ánh vinh quang
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Trở về mai nhà xưa – Cuộc bàn giao gắp rút và đơn giản vì tình hình đất nước đang trong cảnh dầu sôi lửa bỏng.
Sau khi bị thương trở nên tàn phế ở Vùng I Chiến thuật rồi được biệt phái qua ngành Hành chánh, tôi làm việc tại quận Dĩ An đươc gần 7 năm, về Đức Hòa hơn 1 năm rồi trở về lại quận Dĩ An đứng một tháng trước ngày miền Nam bị thất thủ.
Buổi lễ bàn giao rất đơn giản, không kèn không trống, được tổ chức tại sân cờ của Bộ chỉ huy Chi Khu. Chủ toạ lễ bàn giao là Đại tá Lưu Yễm và một viên chức trên tỉnh Biên Hoà cùng xuống tham dự với ông. Tại quận thì có Thiếu tá Chi khu phó, ông Phó quận truởng hành chánh, các Xã trưởng, các Phân chi khu trưởng, các sĩ quan Trưởng Ban của Chi khu, các Trưởng Ban trong Văn phòng Hành chánh quận, Chi Cảnh sát và Cán bộ XDNT quận tham dự.
Tôi cũng xin nói thêm là tôi đã làm việc với ba vị Tỉnh trưởng của Biên Hoà là cựu Trung tá Nguyễn Văn Hai gốc Nhảy Dù mới về thay thế cố Đại tá Mã Sanh Nhơn cũng gốc Nhảy Dù đã được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Hậu Nghĩa kiêm Trung Trung Đoàn trưởng của Sư đoàn 25 Bộ binh. Kế đó là cựu Đại tá Cựu Đại tá Lâm Quang Chính, cựu Trung Đoàn trưởng của Sư đoàn 18 và sau cùng là cố Đại tá Lưu Yểm về từ Tỉnh Phước Long. Tôi chỉ gặp ông Lưu Yểm có hai lần khi trở về đây làm việc dưới quyền ông. Các vị nầy đều có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường nên được Tư lịnh Quân đoàn III đề cử làm Tỉnh trưởng để bảo toàn an ninh lãnh thổ trong tỉnh.
Hiện nay tại thành phố San Jose có vài cựu sĩ quan Trưởng Ban của Chi khu và vài vị Xã trưởng và Phân chi khu trưởng như Thiếu uý Nguyễn Văn Gắn và Cảnh sát quốc gia đã từng làm việc với tôi rất lâu năm đã qua diện HO. Chúng tôi rất vui mừng được gặp lại nhau sau những năm tù đày CS và tôi cũng lấy làm hãnh diện là các gia đình của anh em đều được ổn định tốt đẹp.
Ông Quận trưởng bàn giao chức vụ lại cho tôi khi trở về Dĩ An lần thứ hai là Trung tá Nguyễn Thế Thứ, người mà tôi đã bàn giao chức vụ Quận trưởng Dĩ An cho ông ta hơn một năm trước đây để tôi đi nhận chức Quận Trưởng Đức Hoà, Hậu Nghĩa.
Lúc nầy tinh thần tôi bị giao động nhiều vì tình hình đất nước hết sức căn thẳng và tôi cảm thấy vui buồn lẩn lộn. Tôi cảm thấy vui là được gặp lại cảnh cũ, người xưa mà tôi đã làm việc tại đây gần bảy năm. Tôi cảm thấy buồn là vì tôi phải rời bỏ quận Đức Hoà mà tôi cũng yêu mến và ngược lại họ cũng luyến tiếc sự ra đi của tôi, mặc dù tôi chỉ làm việc tại đây chỉ hơn một năm. Tôi phải từ giã vị Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa là cựu Đại tá Tôn Thất Soạn cũng là cựu Tư lịnh Lữ Đoàn TQLC của tôi trướ kia. Tôi cũng đã gặp lại vài anh em của Quận Đức Hoà như Cựu Trung uý Lê Xuân Sang Trưởng phòng Nhân Dân Tự Vệ của quận, cựu Đại uý Cao Thanh Vân Trưởng Ban 3 của Chi Khu Đức Hoà và cựu Trung uý Lên Phân Chi khu Trưởng vv…
Bàn giao chức vụ xong là tôi bắt tay vào việc ngay vì tôi đã nắm vững tình hình lãnh thổ của quận Dĩ An từ lâu rồi. Tất cả mọi đơn vị của Chi khu ráo riết đặt kế hoạch phòng thủ chống chiến xa địch. Căn cứ phòng thủ của Bộ Chỉ Huy Chi khu là căn cứ cũ của lực lượng Đại Hàn rất kiên cố, hơn nữa sau Hiệp đinh Paris đầu năm 1973, các đơn vị Đồng Minh trước khi rút đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều vũ khí đạn dược và gần 100 cây M72 chống chiến xa, do Đại úy Thành Trưởng Ban 4 Chi Khu ngoại giao xin giữ lại, nên anh em chúng tôi cũng yên tâm. Trước ngày 30/4/75, Đại úy Thành có nhắc nhở và đề nghị tôi cho phân phối hết đồ quân tiếp vụ cho trại gia binh, tôi đã chấp nhận ý kiến sáng suốt nầy, nếu chúng tôi bị bao vây cũng có lương thực cầm cự được một thời gian. Cựu Đai úy Thành đã vượt biên sau khi đi tù và gia đình ông nay đang sống tai San Jose.
Một quyết định khó khăn.
Tôi phải ở lại đến giờ phút cuối cùng với anh em chiến sĩ và đồng bào. Tình hình tại quận còn rất yên tịnh, chưa có việc gì xảy ra. Chúng tôi chưa bị quân Cộng sản tấn công và pháo kích, nhưng một số chiến sĩ cũng nao núng vì nghe tin chỗ nầy di tản chiến thuật chỗ kia rút quân, người thì mang gia đình xuống tàu kẻ xuống ghe đánh cá ra khơi, và một số người đã được phi cơ Mỹ cho di tản từ phi trường TSN trước đó mấy tuần. Ông bà ngoại mấy cháu của chúng tôi sợ nguy hiểm đến tánh mạng của mấy cháu nhỏ, nên mang hết về Saigon cho tôi rảnh tay lo nhiệm vụ. Vợ tôi thì nhứt quyết ở lại căn cứ để yểm trợ tinh thần tôi, nên anh em chiến sĩ và đồng bào còn thấy sự hiện diện của vợ chồng chúng tôi cũng bớt hoang mang và lo lắng.
Một điều nữa làm cho tôi đắn đo không thể bỏ quận được là vì trong 7 năm tôi được sát cánh làm việc ngày đêm với anh em Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Viên chức quận xã ấp, Cán bộ CDNT và lực lượng CSQG làm việc trong tình thương mến đậm đà. Các cơ quan và đơn vị hết lòng làm tròn trọng trách nên nhiều năm qua tình hình Dĩ An rất yên tịnh, dân chúng sống thanh bình làm ăn phát đạt. Quân được Dân thương mến và khắng khít thật là tình Dân với Quân như cá với nước. Khi tôi được cấp trên đổi về lại quận cũ, anh em chiến sĩ vui mừng như gặp lại người anh cả đã vắng mặt đi xa mới về, và đồng bào cũng vui vẻ đón nhận tôi như một đứa con biệt ly nay trở về quê cũ, nên tôi xem quận Dĩ An như có mối tình thiêng liêng gắn liền với đời tôi. Tôi hết lòng cám ơn những chiến sĩ và viên chức, lực lượng CSQG và cả lực lượng Dân Dân Tự Vệ đã hăng say cộng tác với tôi trong nhiều năm. Tôi xin nghiêng mình trước những anh linh của những người trong quận Dĩ An đã hy sinh vì nhiệm vụ với tổ quốc.
Đến nay, tôi vẫn còn nhớ mãi Nghĩa quân Nguyễn Văn Giữ, người cận vệ can đảm đã theo tôi suốt bao nhiêu năm. Vì lúc ấy tôi đi đứng phải chống gậy nên ông đã giúp, đỡ đầng tôi trong những lần nhảy trực thăng hay leo đồi lội suối trong các cuộc hành quân, ông luôn bên cạnh để bảo vệ tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo năm 1979 vì bạo bịnh mà không có thuốc chữa. Thỉnh thoảng chúng tôi có gởi qùa về gia đình để đền đáp công ơn ông đã giúp tôi suốt thời gian tôi làm việc tai Dĩ An.
Trong đời binh nghiệp của tôi có ba chiến sĩ cận vệ và luôn luôn sát cánh bên tôi trong các trận mạc nay đã ra người thiên cổ. Ngoài Nghĩa Quân Nguyễn Văn Giữ tôi vẫn còn nhớ và không quên ơn cố Trung sĩ Nguyễn Văn Liễn, trước khi ông tử trận ở quận Bồng Sơn tỉnh Bình Đinh ông là Hạ sĩ thuộc toán Biệt kích của tôi lúc tôi còn là Tiểu đoàn Phó Tiểu đoàn 3 TQLC. Ông nầy đã tận tình lo cho tôi lúc bị tôi bị thương nặng nằm bịnh viện Huế và Đà Nẳng. Còn một chiến sĩ nữa cũng luôn luôn sát cánh cánh bên tôi ngoài chiến trường là Hạ Sĩ I Nhứt Hồ, nhân viên truyền tin của tôi đã bị tử trận ở Vùng I Chiến thuật. Tôi luôn thành kính tưởng niệm và ghi ơn ba chiến sĩ nầy đã giúp tôi rất nhiều.
Đêm Chờ Sáng Và Cũng Là Đêm Cuối Cùng Chấm Dứt Đời Binh Nghiệp Của Tôi Đúng 21 Năm.
Tất cả các chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và Viên chức quận, xã, ấp và CBXDNT cũng như CSQG trong quận đều tuân lệnh Thượng cấp quyết ở lại cố thủ. Nhưng đến đêm 29 rạng 30 tháng 4, chúng tôi bị bỏ rơi chới với vì mất liên lạc với Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu tỉnh Biên Hòa và không biết phải nhận lệnh nơi đâu. Đông Tây Nam Bắc chẳng còn ai yểm trợ, trong khi đó chúng tôi được tin tình báo là một Trung đoàn Cộng sản BV cùng chiến xa T54 đã di chuyển từ hướng Tân Uyên tới rừng Cò Mi phía Bắc quận Dĩ An rồi dừng lại đấy. Chiều hôm đó tôi phải nhờ Pháo binh của Căn cứ TQLC bắn chận mấy trăm quả 105 và 155 ly. Vị chỉ huy căn cứ Sóng Thần giúp tôi lúc đó là Trung tá Ân và cũng là Chi Huy Trưởng TTHL/TQLC. Vị Sĩ quan trực tiếp chỉ huy các pháo đội TQLC bắn yểm trợ là Đại uý Minh TQLC, hiện ông Minh đang sống cùng gia đình tại San Jose.
Chúng tôi tiến thối lưỡng nan, thôi đành phải liều quyết tử thủ tới đâu hay đến đó, đành phó mặc số phận cho Trời định.
Thật là một đêm hãi hùng, hồi họp, tất cả từ quan tới lính súng chống chiến xa, súng đại liên và súng cá nhân cầm tay, thức sáng đêm chờ địch nơi phòng tuyến. Tiếng súng pháo binh và đại bác của chiến xa ta và địch nổ vang dội từ hướng Hậu Nghĩa và căn cứ Sư đoàn 25 BB tại Củ Chi. Nhìn những ánh sáng hỏa châu chiếu chập chờn nơi cuối trời ở phương Tây, phương Đông và phương Bắc, và nhìn về hướng Saigon thấy ánh đèn phi cơ trực thăng lên xuống, chúng tôi đoán là Mỹ đang tiếp tục bốc người của họ di tản, anh em chúng tôi rất não lòng không biết vận mạng quận Dĩ An nói riêng và vận mạng miền Nam sẽ ra sao? Mong chờ đến sáng rồi sẽ tính. Nhưng vào gần sáng toán quân thám thính ở tiền đồn gọi máy báo về Bộ Chỉ Huy Chi Khu là chiến xa địch đã đổi hướng bọc xa lộ vòng đai từ hướng Lái Thiêu trực chỉ Saigon.
Gỉã từ vũ khí trong sự uất hận và tủi nhục.
Quân lịnh buông súng rã hàng
Xé tan đời lính, vạn người khổ đau !
( Trích bài thơ Đêm Cuối Cùng của TN)
Sáng hôm sau lúc10 giờ, tiếng nói Đại Tướng Dương Văn Minh loan báo trên đài phát thanh Saigon ra lệnh tất cả các đơn vị buông súng đầu hàng. Cái tin sét đánh làm cho mọi người từ quan tới lính, cả trại gia binh và dân chúng đều bàng hoàng rơi lệ. Tôi liền dùng máy truyền tin thông báo cho các chiến sĩ và viên chức quận, xã, ấp hủy diệt tất cả tài liệu, hãy rời đơn vị và nhiệm sở với những lời chúc lành cùng họ và gia đình, và nói vài câu giã từ trong nghẹn ngào uất hận, không cầm được nước mắt.
Sau đó vợ chồng chúng tôi và một số anh em chiến sĩ có gia đình tại Thủ Đô rời căn cứ di chuyển về Sàigòn, vì chậm trể sẽ rất nguy hại khi bọn Việt Cộng địa phương vào chiếm căn cứ. Nhưng sau đó chúng tôi được tin là đến chiều hôm đó bọn VC mới dám vào Chi Khu.
Toán di tản của chúng tôi gồm có một xe Jeep, trên xe có tôi, vợ tôi một tài xế và hai cận vệ, Thiếu uý Tâm BCH Chi khu và Đại uý Vân, Giang đoàn trưởng Giang cảnh sông Đồng Nai, tỉnh Biên hoà. Đại uý Vân là em vợ của tôi vì thương chị nên ở lại với chúng tôi trong đêm cuối cùng. Trưa ngày 29/4/75 theo lịnh của Bộ chỉ huy Giang cảnh, Đại uý Vân cho tất cả tàu của Đại đội Giang cảnh về căn cứ ở Nhà Bè nhưng ông ở lại với chúng tôi từ chiều ngày ấy. Nếu ông muốn ra khơi để gặp Đệ Thất Hạm đội thì quá dễ dàng. Theo sau xe Jeep của tôi còn có một chiếc xe GMC và một chiếc Dodge 4x 4 chở các anh em của Bộ chỉ huy Chi Khu đi theo.
Mới ngày nào khi ra phố quận hay vào xã ấp gặp gỡ đồng bào, anh em chúng tôi lấy làm hãnh diện với dân chúng vì công cuộc bình định lãnh thổ được tốt đẹp. Nhờ những sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và công lao nhọc nhằn của các Viên chức xã ấp, Cán bộ XDNT và lực lượng CSQG, nên đồng bào Quận Dĩ An được vui hưởng cảnh thanh bình trong nhiều năm qua.
Nhưng sáng hôm nay, khi chúng tôi đi ngang qua khu phố chợ Dĩ An, đông đảo dân chúng ngậm ngùi đứng nhìn chúng tôi đi qua, tôi cảm thấy xấu hổ mà muốn độn thổ vì nay mình là lính bại trận. Thoáng nhìn nét mặt u buồn của đồng bào tôi biết là họ đang âm thầm, lặng lẻ tiễn đưa và từ giã chúng tôi ra đi trong sự nghẹn ngào và thương tiếc! Anh em chiến sĩ chúng tôi buồn lắm ! vì phải bỏ họ lại trong tình thương và nỗi nhớ.
Ra đến ngả ba Cây Lơn và Quốc lộ số 1, toán BCH chúng tôi tháp tùng đoàn quân di tản của các đơn vị thuộc SĐ18, các đơn vị thuộc căn cứ Long Bình gồm có Công binh, Pháo binh vv.. kẻ đi xe nguời đi bộ lũ lượt đi về hướng Gia Định để về Saigon. Đến gần cầu Gò Dưa xe Jeep của tôi bị vài tên du kích trong làng bắn một quả B40 nhưng không trúng và rơi nằm ngay giữa đường lộ trước đầu xe. Chú tài xế tránh quả đạn và phóng ga chạy nhanh cho ra khỏi tầm mắt mấy thằng du kích nầy. Thật buồn! và bực tức, tôi chửi thầm : Đồ khốn kiếp! trước đây một ngày chúng bây thấy bóng dáng anh em chiến sĩ chúng tao là chúng bây chạy chết cha! Bây giờ theo lịnh cấp trên chúng tao đã buông súng mà chúng bây hành động hèn hạ như thế. Nếu xe Jeep bị trúng một trái B40 thôi thì chắc chắn tôi và vợ tôi với vài anh em bị tiêu mạng.
Trên đường di tản từ Quốc lộ số 1 về Saigon, tới Gia định chúng tôi gặp thấy nhiều xác chết của những người chiến sĩ Dù và BĐQ? nằm rải rác đó đây lẩn lộn cả những thây của dân chúng có cả phụ nữ và trẻ con. Quang cảnh thật là vô cùng thê thảm. Khi về đến Chợlớn chúng tôi vẫn còn nghe lác đác những tiếng súng nổ ở hướng ngả tư Bảy Hiền của các anh em chiến sĩ Nhảy Dù có lẽ tức mình rồi bắn chỉ thiên như có vẻ không bằng lòng tuân lịnh đầu hàng.
Khi về tới nhà cha mẹ vợ tôi gần hãng Beer ở Chợlớn, chúng tôi từ giã các chiến sĩ của Bộ Chỉ Huy Chi Khu Quận Dĩ An để ai về nhà nấy. Các anh em khóc sụt sùi và hứa hẹn hôm nào sẽ trở lại thăm chúng tôi. Nhưng tôi tự nói trong lòng : Than ôi! Nước đã mất rồi, biết ngày mai sẽ ra sao ???
Ngày 30/4/1975 đã chấm dứt đời Binh nghiệp của tôi đúng 21 năm, vì ngày nhập ngũ cũa tôi cũng vào tháng 4 năm 1954.
Vợ tôi đã chứng kiến những sự việc đã xãy ra tại quận Dĩ-An vào những ngày cuối cùng và thấy những thảm cảnh trên đoạn đường di tản về Sàigòn nên viết vài dòng thơ như những lời than thở khi nhớ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 không bao giờ quên./.
Nhớ ngày tháng Tư
Tháng Tư cũng lại trở về
Gợi người viễn xứ vọng về cố hương
Nhớ chăng ngày ấy uất hờn
Lệnh đành buông súng tan hàng đớn đau .
Nhớ chăng ngày ấy thảm thương
Anh hùng tuẩn tiết, giữ tròn thanh danh
Nhớ chăng ngày ấy điêu linh
Gia đình tứ tán, cửa nhà tan hoang
Nhớ chăng ngày ấy hãi hùng
Dắt dìu chạy loạn, xác người ngổn ngang
Nhớ chăng ngày ấy ngậm ngùi
Âm thầm bỏ xứ, mắt nhoè lệ rơi
Nhớ chăng người chẳng ra đi
Mang thân tù tội, lưu đày Bắc phương
Nhớ chăng khổ nhục anh hùng
Thất thời lỡ vận, phải đành tan thương
Nhớ chăng những bậc vợ hiền
Gian truân dầu dãi, gánh gồng nuôi con
Nhớ chăng bụng mẹ còn mang
Con chưa biết mặt, thân cha chết tù
Còn bao cái nhớ đoạn trường
Nhớ đi, nhớ lại không ngừng lệ rơi
Bây giờ lạc mãi trời xa
Mấy mươi năm lẻ, tháng Tư ngậm ngùi ./.

NGUYỄN MINH CHÂU
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Chín 2011(Xem: 19393)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20356)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21397)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20336)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20251)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20894)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 20073)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20138)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20555)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20161)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21660)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 21125)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21919)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20942)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21900)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 21128)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20433)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 21007)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 20067)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19178)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20272)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19590)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20466)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21669)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20425)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19830)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19809)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20581)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19755)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 20032)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 21090)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21071)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21753)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20637)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 21106)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20828)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19582)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20824)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20530)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18988)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19396)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18740)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19690)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21340)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20510)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 19017)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20608)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19366)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18525)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 19005)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?