9:02 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

GÀNH XIẾC LÀNG QUÊ - Huỳnh Văn Huê

16 Tháng Hai 20193:19 CH(Xem: 7066)

Truyện năm Kỷ Hợi: GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu) - Huỳnh Văn Huê.


blank
           ( Hình ảnh trên mạng )


Truyện năm Kỷ Hợi: GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ.
   Nơi cái làng quê nhỏ bé, ven một tỉnh lỵ tầm trung... , mỗi năm không biết từ đâu đó có một gánh xiếc sơn đông mãi võ dọn đến trình diễn. Đầu những năm 60, khói lửa chiến tranh chưa lan rộng, cái làng quê phương Nam này có thể nói là còn hưởng được cảnh thanh bình... .
   Như vậy ở làng quê làm sao có rạp hát? Đơn giản thôi, cái rạp chính là ngôi chợ làng cũng nhỏ xíu! Tối đến người ta thắp sáng bằng hai cây đèn  măng - sông, thế là có cái rạp xiếc để mà biểu diễn rồi. 
   Gánh xiếc cũng tính toán hết cả, mùa này việc đồng áng đã xong, sau khi thu hoạch mùa màng, người dân cũng đã có rủng rỉnh chút tiền. Nếu khi đi đến xem xiếc "miễn phí", tiện thể mua vài món thuốc cao đơn hoàn tán, hoặc hàng tiêu dùng là lạ nhưng cần thiết. Được xem xiếc không mất tiền thì mua hàng ủng hộ cho nó... phải lẽ. Mình có vật phẩm để xài, còn gánh xiếc có thu nhập để ... sống!
   Sau bữa cơm chiều thường rất sớm ở làng quê, tiếng trống của gánh xiếc đã bắt đầu giục giã thôi thúc... . Nghe mấy hồi trống, không cần đi ngang, ai cũng biết có gánh xiếc hay gánh hát về làng. Người ta chuyền tai nhau... . Người người, nhiều nhất là đám con nít đã bắt đầu tụ tập... Lần hồi đến chừng hơn 7giờ tối, lượng người đến càng lúc càng đông, đã đủ để có thể bắt đầu cuộc biểu diễn.
   Có màn xiếc bình dân và phổ thông đến mức đến bây giờ ai ai cũng nhớ đó là đi xe đạp một bánh xe, đi vòng vòng, tới lui rồi tăng độ khó bằng cách vừa đạp xe vừa nghiêng người nhặt đồ vật trên mặt đất. 
   Rồi đến màn dùng một que nhỏ như chiếc đũa ngậm trong miệng để giữ thăng bằng mũi gươm nhọn hoắt!
   Tiếng trống vẫn liên hồi giục giã...
   Riêng cái chuyện đánh trống quảng cáo mời gọi người xem cũng có điều thú vị. Thằng nhỏ đánh trống không phải là người của gánh xiếc, nó là người xóm chợ của làng này. Nó vốn... thèm đánh trống! Nhất là cái trống to rất... "ngon" của gánh xiếc. Được dịp nó ra sức đánh trống cho thỏa thích, có khi 2-3 đứa nhỏ còn phải tranh giành nhau nữa kia. Và công việc đánh trống này hoàn toàn không... công! Gánh xiếc chỉ bỏ ra đó một cái trống và một cặp dùi mà không hề tốn một lao động nào.
   Xong hai màn biểu diễn dạo đầu là tới màn... bán thuốc. Người ta quảng cáo một loại thuốc trị đau lưng nhức mỏi. Đúng thời điểm quá đi chứ, sau một vụ mùa vất vả mà!
   Thoạt tiên họ cho mời một người trung niên trong đám đông ra, sau khi thăm hỏi vài câu rồi yêu cầu người đó vén áo đưa lưng ra. Cũng anh chàng biểu diễn xe đạp một bánh khi nãy bây giờ trở thành... thầy thuốc! Anh ta thoa thuốc vào lưng khách mời. Tiếp theo anh ta dùng một cái... muỗng, cạo từ trên xuống dọc sóng lưng. Thật ghê rợn! Thuốc biến thành màu đỏ bầm như máu và được người ta nói là đó là máu độc, đã được hút ra ngoài, như thế bệnh mới khỏi (!?) Mọi người xung quanh - dù có khi đã xem qua tiết mục này rồi - đều ồ lên kinh ngạc và thán phục công hiệu của... thuốc thần !! 
   Nhưng đó là câu chuyện xa xưa đã hơn nửa thế kỷ rồi. Bây giờ dân trí đã khác xưa. Ai cũng biết đó là do phản ứng giữa hai hóa chất với nhau thôi, một học sinh trung học phổ thông cũng biết rõ. Xem thế dân trí thật là quan trọng, người ta chỉ gạt được khi dân trí còn thấp mà thôi! Nên bây giờ đâu ai còn "diễn" trò này. Nhất là bây giờ mà còn đem trò này bày ra để quảng cáo bán thuốc thì sẽ bị pháp luật xử lý ngay. Có chăng là phải ra một công ty dược lớn, có tên tuổi rồi nhờ nhiều đầu mối quan hệ để ra những thứ thuốc cao cấp, tối cần thiết như là báo chí đã đưa tin: vụ thuốc trị ung thư giả !!
   Trở lại màn bán thuốc trị đau lưng nhức mỏi vừa được quảng cáo thật kỳ công kể trên. Những người nông dân sau một vụ mùa vất vả, những lao động đi làm ăn xa xứ mới trở về quê chuẩn bị ăn Tết... Chính những người này là giơ tay mua thuốc nhiều nhất! Đương nhiên là như thế!
   Để thêm phần hào hứng, thuốc được người của gánh xiếc trao cho khách, nhưng "người thu ngân" lại là một... con heo. Tất nhiên phải có người giám sát kỹ hình thức thanh toán này. Bằng chứng là anh chàng bán thuốc tay trao thuốc, mắt luôn đảo nhìn xuống con heo đi cạnh mình, miệng thì dẽo nhẹo luôn nói: cô bác mua thuốc và nếu thấy đoàn diễn hay và con heo... dễ thương thì cho... thêm ít nhiều thì đoàn cũng cảm ơn!
   Thường các đoàn xiếc khác dùng khỉ để diễn trò và thu tiền. Nhưng đoàn xiếc này quả là độc đáo khi dùng "thu ngân" là một ... con heo!
   Con heo được đặt tên Đỏ, có lẽ chỉ ông bầu gánh xiếc mới có quyền này. Con Đỏ được huấn luyện chỉ có mỗi một việc mang trên lưng một cái rổ sâu, giống như con ngựa mang yên vậy... Con Đỏ chắc được cưng và chăm sóc chu đáo đầy đủ lắm. Da vẻ nó sạch bóng và trắng hồng như sáp đèn cầy. Người nó tròn ủm nung núc những mỡ. Dáng đi dạn dĩ đầy tự tin và không e ngại đám đông, bộ óc heo giúp nó đủ để hiểu những người này có bổn phận phải đưa tiền cho nó. Nó được chỉ dạy phải làm bấy nhiêu thôi để được sung sướng tấm thân... heo.
   Những người lao động nông thôn hiền lành chất phác, họ nghĩ đơn sơ: đã xem xiếc không tốn tiền, lại mua được "thuốc hay" để trị bệnh như vậy tiếc gì không đưa thêm mấy đồng bạc lẽ! Chắc rằng ông bầu gánh xiếc cũng biết như vậy qua việc kiểm lượng thuốc bán ra và lượng tiền thu vào. Và số tiền chênh lệch không phải ít, chính vì vậy nên người ta hiểu vì sao mấy nhân viên đoàn xiếc - và kể cả ông bầu nữa - nâng niu con heo tên Đỏ lắm!
   Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu. Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền... . ( còn tiếp )
 
Hùynh Văn Huê ( 25-1-2019 )

Truyện năm Kỷ Hợi : GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.cuối) - Huỳnh Văn Huê.


blank

               ( Hình trên mạng )
 ... Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu. Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền... .
   Một điều có lẽ khá bất ngờ nơi đoàn xiếc này là người thu tiền cuối cùng là một... ông bầu ( thay gì bà bầu như thường thấy nơi vài đoàn khác ). Ông ta ngồi hơi khuất phía sau, mặc một bộ py ja ma không còn mới và hơi luộm thuộm. Nhưng không sao, ông ta là người quyền uy nhất và cũng... giàu có nhất trong "giang sơn" của ông là gánh xiếc, vì ông ta mới chính là chủ mà. Ông ta sai khiến tất cả mọi người. Mọi quyết định là từ ông ta mà ra... , nên phải kiếm được tiền ông ta mới làm bầu và dẫn đoàn xiếc đi biểu diễn đó đây chứ !?
   Chuyện biểu diễn : đã có dàn "diễn viên" mà ông đã tuyển dụng và trả lương rồi. Lực lượng nhân viên dàn cảnh ông cũng lo sẵn đâu đó rồi. Tóm lại chỉ có ông là người xứng đáng nắm giữ hết tất cả.
   Ông ngồi đó đâu phải ngồi chơi, ông ngồi chỗ khuất, quan sát những khách hàng của ông, trong khi họ chỉ tập trung vào các diễn viên, trò biểu diễn, hàng hóa bày bán... . Ông quyết định trò nào nên diễn, hàng hóa nào nên mang thêm ra để... hốt bạc !!
   Ông ngồi đó, thấy con Đỏ mang rổ tiền vào kha khá, ông nhếch miệng cười. Nụ cười mãn nguyện để lộ đến 3-4 cái... răng (bọc) vàng, nhìn sáng chói dưới ánh đèn măng-sông, tuy nhiên dường như không được sạch sẽ cho lắm !
   Các màn xiếc vẫn tiếp tục...
   Hàng hóa, thuốc cao đơn (dỏm) vẫn được bán...
   Con heo tên Đỏ vẫn đều đặn ra vào mang tiền vô cho ông bầu...
   Thời gian qua mau... , hơn 10 giờ đêm ở cái làng quê chưa có điện đóm này như vậy là khuya khoắc lắm rồi... .
   Con heo mang tiền lần cuối của đêm biểu diễn hôm nay vào cho ông bầu. Ông vẫn với cái miệng cười nhếch mép khoe... răng vàng và đặc biệt lần này ông thưởng ngay cho con heo "thu ngân" một ổ bánh mì nhận thịt !!!
  Mấy đứa trẻ nhà quê nghèo khó thiếu thốn nhìn mà thèm thuồng. Trời đất !? Làm con heo mà... sướng như vậy à? Tụi nhỏ còn chưa biết con Đỏ được một anh dàn cảnh (cho các buổi diễn) kiêm luôn công việc tắm rửa ăn uống cho nó. Ông bầu biết rất rõ là ngoại hình con Đỏ có tươi tốt đẹp đẽ, thân thể nó có sạch sẽ người ta mới hứng thú bỏ tiền vô cái rổ nó mang trên lưng chứ ! Nó được ông bầu coi như là... "bộ mặt" của đoàn xiếc vậy. Nó tuy là heo nhưng không ăn cám mà là ăn cơm, có rau, có thịt có cá đàng hoàng, ngang tiêu chuẩn của đám "lính" ông bầu. (Riêng ông bầu gánh xiếc có lẽ phải có tiêu chuẩn cao hơn rồi).
   Có một chuyện bí mật ít người biết, e rằng chỉ có đám con nít nhà quê tò mò tọc mạch nên biết được. Đó là trên chiếc xe tải cũ kỹ của gánh xiếc còn có một cái củi nhốt một con... heo nhỏ nữa. Thì ra đầu óc ông bầu quả... siêu ! Ông lo xa và chuẩn bị sẵn một lực lượng hậu bị !... .
   Được mấy ngày thì gánh xiếc dọn đi nơi khác. Nơi đây "thị trường đã bảo hòa" rồi. Người ta hẹn qua Tết vào tháng giêng (... là tháng ăn chơi ) sẽ quay lại. Ngoài những tiếc mục cũ còn có nhiều mục mới, đặc biệt có trò chơi lô tô.
   Qua Tết như đã hẹn, đoàn xiếc quay trở lại... .
   Tới màn gom tiền, con heo ủn ỉn đi ra, chỉ khoảng gần một tháng mà con Đỏ thay đổi thấy rõ. Nó bây giờ mập ú, đôi mắt... heo của nó vốn ti hí, giờ càng ti hí hơn. Vậy là cũng đủ biết ông bầu vừa qua đã làm ăn thắng lợi lớn.
   Có lẽ trước buổi diễn nó đã được tắm rửa kỹ càng, người ta còn nghe thoảng một mùi nước hoa bình dân-cũng là sản phẩm gánh xiếc rao bán-khi nó xuất hiện. Đặc biệt cái rổ trên lưng dường như được thay với kích thước lớn hơn cho xứng với vóc dáng hiện thời của nó.
   Các màn trình diễn từ lâu nay đều bình thường, duy có doanh thu bán hàng sụt giảm phần nào. Ông bầu kỳ vọng rất nhiều vào màn lô tô. Nhân viên của ông được lệnh "tập luyện" thật kỹ.
   Nhưng... . Đến màn lô tô xui xẻo thế nào mà khách hàng thắng cuộc nhiều quá ! Có nghĩa là về phía gánh xiếc, người tổ chức lô tô bị thua. Chuyện khá ngược đời ! Ông bầu đã quá chủ quan, xem thường những người dân quê mùa nơi đây. Bây giờ thì đã muộn rồi. Có lẽ gặp "cao thủ" từ nơi khác đến, họ có kinh nghiệm và nắm... "thóp" được mánh lới gian lận trong trò lô tô của ông! Người của gánh xiếc đã không qua mặt họ được như đối với dân làng thật thà chất phác... .
   Món cao đơn hoàn tán bán cũng không được bao nhiêu. Gánh xiếc thất thu lại còn thua lỗ nặng vì trò lô tô !!!
   Ông bầu vẫn ngồi trong góc như lâu nay, trước mặt là chai la-ve (bia)con cọp 650ml. Trên mặt cái bàn nhỏ không thấy có mồi. Dưới chân bàn thấy đã có 2 cái vỏ chai... . Sức chứa của cơ thể ông ta cũng đáng nể đó chứ !
   Con Đỏ dường như... hiểu (!?) ý, nó rụt rè rồi lơn tơn chạy vào với cái rổ nhẹ tênh thưa thớt mấy đồng tiền. Ông bầu gom và đếm tiền, miệng ông ta không cười, chỉ nhếch chút xíu môi gầm gừ... . Mấy cái răng vàng lại được dịp... lóe sáng... .
   Tội nghiệp ! Con heo theo thói quen, vô tư đứng chờ ổ bánh mì nhận thịt. Có lẽ đầu óc nó nghĩ rằng từ chiều đến giờ nó vẫn "lao động" như mọi khi, chuyện lỗ lãi nó đâu có trách nhiệm, nó chỉ đi thu tiền cho ông bầu thôi !... . Ông bầu chính là người chịu trách nhiệm chứ! 
   Riêng ông bầu thì ... khác... . Nhìn thấy con heo đứng đó, ông gầm lên... . Tiện tay ông lấy cái vỏ chai bia ném vào con vật đáng thương tội nghiệp.
   Dù có lớp da, lớp mỡ, lớp thịt bảo vệ nhưng cái vỏ chai la-ve bằng thủy tinh vẫn làm nó đau lắm, nhưng chính cái nỗi hoảng sợ còn lớn hơn nhiều. Con Đỏ trong lúc ấy lại chạy ngược trở ra sân diễn. Nó xô ngã mấy đạo cụ, ngã luôn cái bàn nhỏ để lỉnh kỉnh thuốc men, hàng hóa rao bán (mà chưa hết!)... . Đã hết đâu, trong tình cảnh thê thảm như vậy nó còn chạy vòng vòng trong sân với tiếng kêu la đặc biệt của giống loài chính nó và tệ hại hơn nó vừa chạy vừa phóng uế ra thứ phân lỏng rải rác khắp sân !!!...
   Ông bầu không phải hét mà gầm lên ghê rợn như chúa sơn lâm : " D...ẹ...p... ngay đi !... ".
   Người "MC" nhanh trí xin lỗi mọi người và sau đó cùng những nhân viên từ từ thu dọn... .
   Vì mới diễn có một ngày đầu, ông bầu quyết định tiếp tục ở lại nơi này vài ngày nữa. Chắc ông đã nghĩ ra cách gỡ gạc... .
   Trưa hôm sau, ông ăn cơm riêng (với tiêu chuẩn cao như từ trước đến giờ !), trên bàn ăn riêng của ông, ngoài mấy chai la-ve còn có một cái đùi heo tơ quay vàng ngậy. Ngoài ông ra, không ai được hưởng món này đâu, dù chỉ miếng da dính chút mỡ !
   Một người trong gánh xiếc tiết lộ: ngay đêm đó con heo Đỏ đã được bán không chút xót thương cho một lò quay heo địa phương. Ông bầu nằng nặc đòi phải được mua lại cái giò để ông uống la-ve (... cho hả giận !?).
   Rồi cũng đến lúc như vậy thôi. Vòng đời con heo nào cũng kết thúc nơi lò mổ, nhưng con Đỏ đã tận tụy phục vụ ông mà, và nó vẫn còn mạnh khỏe siêng năng tiếp tục công việc mà ?!... . Cái cách ông bầu xuống tay giết con Đỏ và còn uống la-ve bằng  xương thịt của chính nó thật nhẫn tâm vô cùng !!!
   Ông ngồi đó , cái miệng bóng lưỡng lóe sáng răng vàng khi ngoạm từng miếng đùi heo tơ quay. Ông nuốt ực từng ngụm bia lớn với gương mặt bình thản tự tin. Phải rồi, ông đã có lực lượng dự bị rồi, con heo - nghe đâu tên Vàng - được nuôi và huấn luyện sẵn ngoài thùng xe tải sẽ thay thế con Đỏ để tiếp tục gom tiền cho ông! Rồi tiếp theo sau con Vàng lại sẽ có con Tiền con Bạc nào đó với cái tên do ông đặt ra thôi...  ./. ( HẾT )
HUỲNH VĂN HUÊ ( 25/01/2019 )

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10980)
Hãy dạy cho người Tàu viết lại chữ Việt đúng nghĩa có bộ Nhân với 2 âm Búa và Tấn.
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 17652)
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9963)
Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 12110)
Bao lần khó ngủ trong đêm.Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?
05 Tháng Năm 2016(Xem: 10443)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 8790)
Băng Tâm xin thắp nén nhang tưởng nhớ đến các SV Đại Hoc Kinh Thương Minh Đức đã phải giã từ giảng đường
30 Tháng Tư 2016(Xem: 8119)
Sẽ mãi mãi theo chân của tất cả cô chú bác, sẽ sống cho thật xứng đáng là đứa con Việt Nam
30 Tháng Tư 2016(Xem: 10055)
Cầu Gành ơi, Biên Hoà ơi. Bối rối… khi tôi về thăm lại quê nhà.
25 Tháng Tư 2016(Xem: 9653)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì Quốc nạn 30/04/1975
23 Tháng Tư 2016(Xem: 7995)
Du lịch là một thú vui mà nhiều người thực hiện để thỏa mãn mơ ước đi khắp thế giới trước khi không thể nào còn sức để đi xa.
09 Tháng Tư 2016(Xem: 9044)
anh không có tiền tài không mang danh vọng. Nhưng anh đã để lại cho đời một tấm lòng nhân hậu, với bạn bè và cho cả tha nhân. Anh đã có một cuộc đời đáng sống.
06 Tháng Tư 2016(Xem: 12646)
Cảm xúc tình cảm giao động của mọi người có mặt hôm đó vượt chỉ số! Một số đã không cầm được nước mắt lăn dài trên má nhăn nheo!
03 Tháng Tư 2016(Xem: 8667)
Anh Viện đã sống một cuộc đời như thế. Một đời sống có nghĩa có nhân, sẽ mỉm cười mãn nguyện khi lúc ta về…
26 Tháng Ba 2016(Xem: 9530)
Xin cho Tôi chia xẻ nỗi đau, nỗi buồn với Đồng Hương Biên Hòa, trong đó có mấy người em của gia đình, và đông đảo bạn đồng môn Ngô Quyền trong nước hay may mắn sống lưu lạc trên toàn thế giới tự do!
23 Tháng Ba 2016(Xem: 9473)
tương lai đất nước đang chờ các em. Hãy ngẩng cao đầu hướng về hồn thiêng sống núi, như chúng tôi trong đêm “ Tưởng Niệm Đồng Đội”
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8767)
Như vậy cầu Gành đã có tuổi thọ 113 năm. Chúng ta đã gìn giữ như báu vật, vì đó là biểu tượng của vùng đất Biên Hòa, xứ Đồng Nai
12 Tháng Ba 2016(Xem: 7855)
Tôi sẽ thật vui và cùng bạn bè chia sẻ niềm vui đó. Hạnh phúc không ở đâu xa, ở ngay hiện tại khi mình biết chấp nhận và hưởng thụ nó.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 10769)
“Khiết Tâm gọi ta về” ôm lấy những kỷ niệm đẹp, chan hòa tình cảm bạn bè trong đêm Khiết Tâm Không Nước Mắt.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 9024)
Năm anh em tôi xúng xính trong những bộ đồ mới đón Tết. Trên bàn thờ hương đèn rực rỡ. Mùi hăng hăng của hoa vạn thọ lan tỏa mênh mông.
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7672)
Có điều trong số những người khách đến bệnh viện và đến nhà thăm nườm nợp, chỉ có một người bị cấm cửa: đó chính là ông chủ của... "thần tài kiêu binh" !
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7697)
Có điều quái lạ là theo thời gian, con khỉ càng tốt tươi kiêu binh bao nhiêu thì ông ta lại càng... "may mắn" bấy nhiêu.
07 Tháng Hai 2016(Xem: 7646)
Kính gửi đến quý Thầy Cô, quý anh chị đồng môn, quý đồng hương và thân hữu lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 8372)
Mùa Xuân Bính Thân sẽ đem niềm tin đến mọi nơi, mọi người trong ly rượu mừng và tiếng hát đón mùa Xuân mới.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 9391)
Mái chòi nhà ta nửa thiếc, nửa tôn. Vách xọc xệch, nửa ván nửa cà tăng. Nhưng dẫu vậy vẫn là nhà của ta.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 9455)
Gì thì gì, được che lọng cho chồng cũng là một niềm hạnh phúc. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một người vợ lính . Một con chuột nhắt nhỏ nhắn dễ thương.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 12792)
Cố Giáo Sư Dương Hồng Duyệt một nhạcsỉ cựu giáo sư trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 9146)
Xóm Gò còn đâu nữa, nó chỉ còn lại trong tâm khảm của những ai còn sống cho tới bây giờ sau bao đổi thay của thời cuộc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7786)
Đúng là chị Liên và Dung đã có một mùa Xuân trên đất mới vào dịp Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 8774)
Cây Cầy giờ đây không còn nữa, xóm Bửu An cũng không còn, tất cả đã đi vào quên lãng, chỉ còn lại trong tôi một thời trẻ dại
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7885)
gia đình con dân Biên Hòa. Vận nước nổi trôi đã phân tán các thành viên của gia đình chúng tôi, kẻ nơi góc biển - người ngoài chân mây...
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7636)
nhưng tôi tin rằng nếu bỏ quên chiếc xe đạp giống như vậy nửa ngày nơi chốn đông người thì không thể nào tìm lại được
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8424)
Xin cám ơn máu xương, cám ơn công lao những tấm lòng dũng cảm, những người đã chết trong quên lãng
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7512)
Và khi mình có được hạnh phúc, cũng còn bao người đang chịu đựng và cố vượt qua bao nỗi đớn đau…
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7999)
Tôi cũng vậy, cũng cảm thấy lòng vui hơn, ấm áp hơn khi mỗi chiều tan, có bóng trăng tròn treo lững lơ, trôi cùng tôi trên đường về.
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7745)
Chúc mọi người, mọi nhà, các bạn gần xa đều có những ngày lễ Giáng Sinh thật tốt đẹp. Một năm mới vạn sự như ý.
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9312)
Như đang nghiêng cả cõi lòng theo con gió dạt trôi. Nhớ gì mà mắt nghe ầng ậng. Chảy dần…
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9968)
và cũng để soi sáng cho những người yêu thương tìm đến để cùng nhau sống muôn đời bên nhau.
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9958)
cây “đại thụ” duy nhất hiện còn tồn tại, trong ban giảng huấn đầu tiên trung học Ngô Quyền Biên Hòa: Thầy giáo Trần Văn Lộc…
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8994)
Con nói láo để má dùng khi đau yếu. Của một thuở nhà mình túng thiếu.
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8151)
Cám ơn, cám ơn nhiều lắm những tình cảm yêu thương mà đất nước, gia đình, bạn bè và mọi người đã dành cho bà Chín.
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8633)
chúng ta cùng giữ vững màu cờ như người cựu chiến binh Hoa Kỳ ấp ủ và khôi phục lại vinh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8387)
Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8093)
Chúc sức khỏe và bình an. Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8843)
Vĩnh biệt Ba Má dấu yêu của chúng con, cầu mong Ba Má sớm lên Thiên Đàng và phù trợ cho tất cả các ace và các cháu chắt được bình an, mạnh khỏe.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8381)
vòng tay ôm lẻ loi cho mình còn mãi thương nhau.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8838)
Mẹ sẽ mỉm cươi nhìn xuống các con, cháu của Mẹ nơi đây đang tưởng nhớ về Mẹ với tất cả lòng thành kính thương yêu, gửi đến Mẹ hiền từ của chúng con.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8749)
Một người làm việc nơi bệnh viện, chứng kiến nhiều trường hợp chết chóc đáng sợ và những cuộc phân ly tử biệt đau lòng.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 13504)
em ước mơ mỗi ngày được gặp anh, nói với anh những lời nồng nàn yêu thương nhất.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 9067)
chiến tranh bùng nổ tâm thâm độc.lịch sử ngàn năm lưu dấu thơ
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8336)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.