3:33 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

TUI VÀ NÓ - ẨN G

08 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 18801)

Chuyện Ngắn

 TUI VÀ NÓ

NHỮNG NGÀY ĐI HỌC 
Trời mưa. Nó mặc áo mưa đi bộ lên nhà tui. Tui chờ nó vì biết thế nào nó cũng lọt tọt tới. Tui đèo nó trên chiếc xe đạp cuộc, hai đứa đi lang thang dưới cơn mưa của bầu trời Biên Hòa. Ghé xe bò viên trước Biên Hùng ăn bò viên xong, tạt qua xe nước mía uống nước mía cho mát.

Nhà tui cách nhà nó 500 thước. Mỗi ngày đi học nó lên nhà tui, tui chở nó đi học. Ra về tui chở nó về. Suốt năm đệ lục, đệ ngũ 4 tui làm tài xế cho nó. Năm đệ tứ 4, tui có Honda. Tui chở nó bằng Honda. Nhưng năm tứ 4 là năm đáng ghi nhớ với tui và nó. Nó chơi với thằng Cang chuyển trường từ Tân Uyên xuống, tui bang qua chơi với Phạm đình Trọng, Hồ xuân Nghiêm, Trần trung Thu: băng học hành tứ 4. Tụi tui bắt đầu biết suy nghĩ về thân phận đất nước, bắt đầu đọc sách Phạm công Thiện, Bùi Giáng và ngồi quán cà phê Tuyệt ở đường Trịnh hoài Đức nhả khói thuốc để suy tư về cuộc đời. Còn nó vẫn còn khoái ăn bò viên và uống nước mía.

Tui bắt đầu hút thuốc vào năm 15 tuổi và coi Playboy cũng vào tuổi nầy. Có lần đưa nó một điếu Salem, nó bập bập vài hơi rồi sặc sụa, nước mắt nước mũi chảy lòng thòng như con nít.


15 tuổi, tuổi dậy thì. Những biến chuyển về tâm sinh lý làm tui bắt đầu để ý đến đám con gái học Ngô Quyền. Nhà tui đâu vách với cô Nguyễn thị Ngọc Bích, lớp tứ 2. Thấy cô nầy ngồ ngộ, tui bèn xách cái máy chụp hình chờ cô đi học về chụp một pô để làm kỷ niệm. Đi học về, ráng đạp xe về trước để sửa soạn đồ nghề chụp hình nàng. Nó làm phụ tá cho tui. Sau nầy nhắc lại, nó cằn nhằn "Hổng ăn cái giải gì hết mà bắt tao phải về sớm để chụp hình nó, không được ăn bò viên và uống nước mía."

Nó nói đúng. Hổng ăn cái giải gì hết. 

Nó hễ thấy con gái là đỏ mặt. Hút thuốc thì sặc sụa mà ăn bò viên với uống nước mía thì khoái. Nói theo Nguyễn Văn Thạnh ở Montreal thi tui phát triển sớm, nó phát triển chậm. 

Nó học võ Thiếu Lâm. Tui theo nó. Ngặt vì cái chổ dạy võ có vài đứa con gái cứ nhìn lén mà tụi tui phải mặc xà lỏn đỏ để tập. Tui mắc cở bỏ tập. Nó kiên trì. Sau này nó trở thành vô địch Đông Nam Á, một ngôi sao sáng trong làng võ Bắc Phái Thiếu Lâm Tự, con gà nòi của Tổng Cục Quyền Thuật Việt Nam.

Đi đâu tui cũng dắt nó theo như gạc đờ co.

Lên Tân Ba, xuống Cù Lao, chỗ nào có tui là có nó. Nó với tui như bóng với hình. Tui nói gì nó nghe đó. Không bàn cải, không thắc mắc. Nó như vậy đó.

Ngày chọn ban, tui ban B, bổng dưng nó xé lẻ qua ban A. Tui nói "bộ mày khùng sao mà mầy qua ban A. Con trai phải đi ban B chớ." Nó kiên quyết xé lẻ qua ban A. Sau nầy nghe nó nói là bạn bè kháo nhau là thằng Nguyễn chí Đức đi ban nào là nó đi ban đó vì nó cọp-dê thằng Chí Đức. Nguyễn chí Đức đi ban B cho nên nó phải qua ban A để chứng minh với bạn bè là nó không có cọp-dê Chí Đức chớ nó học ban nào cũng vậy thôi

Tui Tam B1, nó Tam A1, đôi ngã chia ly, "thôi là hết anh đi đường anh, tình đôi mình chỉ có thế thôi." Nó học buổi sáng, tui buổi chiều; nó buổi chiều, tui buổi sáng.

Nhưng không như vậy mà tụi tui không ngó ngàng gì đến nhau. Mỗi lần gặp nó ngoài đường là tui dơ tay "Ê, đi ăn bò viên" hoặc "Đi ăn nem nướng Hồng Hoa ở chợ Đồn." là nó tháp tùng theo liền.

Năm Tam B1 tui có yêu một con nhỏ học chung lớp. Năm lớp 12, lấy tiền ba má bao nàng đi ăn ở nhà hàng Hạnh Phước, tui rủ nó theo. Nó biết mối tình tụi tui từ đó. Sau nầy tui thường nói với nó "Hồi nhỏ lấy tiền cha mẹ bao gái ăn. Lớn lên làm ra tiền dẩn vợ đi ăn. Gái và vợ cũng chỉ là một con." Nó cười.

Hết trung học, tui lò mò ghi danh Đại Học Đà Lạt. Thành phố thơ mộng. Cứ mỗi sáng chủ nhựt là thấy mấy anh Võ Bị oai phong lẫm liệt trong bộ đồ đại lể đi với mấy em Couvent hoặc Bùi thị Xuân. Phở Bằng với cà phê Tùng làm Đà Lạt thêm lãng mạn.

Nhưng tui vẫn thấy thiếu một cái gì. A, thì ra thiếu nó. Học hành gì mà một tháng tui về Biên Hoà 2 lần. Nhớ nhà quá. Đi xa Biên Hòa quá. Cũng tại mình. Đại Học Sài Gòn gần xịt mà không chịu ghi tên mà lại ghi tên cái đại học xa vời vợi. Học chổ nào mà chẳng được.

Tui bèn đèo nó lên Đà Lạt bằng xe đò Minh Trung. Đêm 24 Noel, ăn reveillon với gia đình một người bạn mới với nó. Có nó tui thấy ấm lòng. Hôm sau đi tới nhà một người bạn gái mới, nó nói chuyện tùm lum, lưu loát, chọc cười thiên hạ. Thiên hạ khoái nó nói chuyện, còn tui không biết nói cái gi. Muốn nói chuyện như nó mà không được. Nó nói chuyện có duyên, con gái khoái nó kể chuyện trên trời dưới đất, còn tui thì câm như hến.

Rồi tui rời Đà Lạt về Biên Hòa để sửa soạn đi Nhựt. Tui mê cái xứ Hoa Anh Đào nầy từ khi còn nhỏ. Mấy cô gái Nhựt trong bộ Kimono làm hồn tui xao xuyến. Giấc mơ của tui khi còn nhỏ là "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhựt." Buổi tối trước khi lên đường, nó đem đến cho tui cái áo choàng (coat) dầy của Hải Quân vì nó biết bên Nhựt lạnh. Tui nói cám ơn nó, bắt tay nó thiệt chặt, vỗ vai nó và hẹn nó năm sau gặp nhau ở Nhựt.

Ước mơ của tui là xong trung học nó qua Nhựt với tui. Giấy tờ ghi danh học tiếng Nhựt tui đã sửa soạn sẳn cho nó. Rồi ta lại gặp ta.

Đùng một cái. Mùa hè đỏ lửa. Nó hết hạn tuổi nộp đơn đi du học. Tui ở bên Nhựt chới với. Thôi rồi, đôi ngã chia ly một lần nữa. Tới năm 75 thì lần này chắc là " Thôi chia ly từ đây. Như Vương Phi xa Đường Minh." Tui và nó bặt tin nhau. 

Buổi sáng thức dậy, bưu điện đưa cái điện tín có vỏn vẹn 4 chữ " Má Ang mất rồi." Tên người gởi là nó. Ở bên bờ đại dương xa xôi, nhìn về Việt Nam nhớ má, nhớ nó mà nước mắt tuôn tràn.

Ngày tui về Việt Nam thăm gia đình có nó ra tận phi trường Tân Sơn Nhứt đón. Nó chững chạc ra. Tướng tá cao lớn, đẹp trai ra chớ không còn là 'nhi đồng cứu quốc' như xưa. Ăn nói từ tốn. Nhưng cái tinh nghịch trong ánh mắt ngày xưa vẫn vậy, không thay đổi. Tay bắt mặt mừng. Tui ôm nó, nắm tay nó, vỗ vai nó mà lòng như mở hội. Nó đây rồi. 

Suốt 1 tuần lễ ở Việt Nam tui không ăn cơm nhà. Nó chở tui đi khắp phố phường Biên Hòa, thăm Phạm văn Vàng, Hồ xuân Nghiêm, Trần trung Thu, Phạm đình Trọng, Nguyễn chí Đức..

Nó bấy giờ là một doanh gia. Tui hãnh diện và ngưỡng mộ có một thằng bạn như nó. Ngày trở lại Nhựt cũng có nó ra phi trường đưa tiễn.

Tui kết hôn với người bạn học năm xưa sau 30 xa cách. Năm nào tụi tui cũng về Việt Nam thăm nhà. Người đầu tiên tui bốc máy điện thoại gọi sau khi xuống phi trường TSN là nó rồi sau đó mới tới anh em trong gia đình.

"Đi uống cà phê chớ", tiếng nó lanh lảnh trong điện thoại. Rồi mỗi ngày tui với nó đi hết tiệm nầy qua tiệm khác với cái đám bạn bè tứ 4 năm xưa. Mái tóc có thêm muối nhưng tình tinh vẫn vậy. Vẫn để bạn bè và mấy em trên hết. Người ta nói "Tổ Quốc Trên Hết" còn nó tuyên bố "Bạn Bè và Mấy Em Trên Hết." Cũng vì vậy mà công việc kinh doanh có phần trở ngại. Tính tình nó nghệ sĩ như vậy đó.

Thật tình mà nói, như trong bài "Về thăm bạn cũ", cái động lục thúc đẩy tui về thăm Việt Nam là vì nó. "Ngày nào mầy không còn ở Việt Nam chắc tao không về nữa quá." tui nói với nó như vậy.



QUA MỸ


Cuộc đời không ai lường trước được. Đùng một cái nó qua Mỹ. Tui cũng không hiểu sao cũng lọt tọt qua đến cái xứ nầy. Nó qua Mỹ tháng 8 năm 2007, tui tháng giêng năm 2008. Khi còn ở Nhựt mặc dù xa nhau vạn dậm nhưng tui cảm thấy gần gũi nó. Múi giờ ở Nhựt với Việt Nam chỉ cách nhau có 2 tiếng cho nên khi tui nói chuyện với nó qua điện thoại thi tụi tui cảm thông với nhau hơn là một người ở Mỹ nói chuyện với một người ở Việt Nam. Một người sáng, một người tối. Tâm hồn rời rạc không thống nhứt. 

Qua Mỹ rồi, nó ở Minnesota, tui Cali. Đôi đàng cách trở. "Cùng ngoảnh lại mà cùng chẳng thấy. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu. Lòng tui với nó ai sầu hơn ai."

Cuộc đối thoại với tui với nó không còn ấm áp như ngày xưa. Ngày xưa mỗi lần qua điện thoai, qua Yahoo Messenger, qua Skype, tuy xa mà gần. Dường như nó ở bên cạnh, thấy bóng dáng nó trên Skype mà lòng ấm lại. Hỏi nó " Bữa nay mầy đi đâu? Có gặp tui thằng Lập hôn? Có tiệm cà phê nào mới ở Biên Hòa hôn? Có đi chơi đâu hôn? Nhớ uống dùm tao một ly cà phê nha. Cho tao gi lời thăm cô Kiều ở quán Vì Sao nha.” Nó lanh lảnh "Mới đi uống cà phê với tụi nó về, chút nữa đi nhậu với tụi nó. Hôm trước có đi qua Tân Ba, qua lò gạch của mầy, nhớ mầy."

Còn bây giờ. Hãy nghe cuộc đối thoại giữa tui và nó:

"An-G, khỏe hơn? Ở Cali vui hôn?"
"Khỏe, nhưng Cali đâu có gì vui đâu. Tao không biết ai mà ai cũng không biết tao. Còn mầy ở Minnesota ra sao?"
"Ở đây lạnh lắm. Không có đi đâu hết. Ở nhà thôi. Cuối tuần có mấy đứa em chở đi mua đó lặt vặt."
"Vậy chán bỏ mẹ"
“Ừ, chán lắm"
"Có liên lạc được với thằng nào hôn?"
"Có, mà sao không thấy tụi nó trả lời điện thoại"

Như vậy đó. Còn gì nữa mà tâm sự. Bạn có bao giờ thấy hoa anh đào ở Đà Lạt đem về Biên Hòa trồng chưa? Nó èo uột, éo úa, màu của nó không tươi thắm như ở Đà Lạt. Tụi tui như vậy đó. Cũng èo uột, éo úa, nụ cười của tụi tui không còn tươi thắm như những lúc tui còn ở Nhựt và nó còn ở Việt Nam.

Ngày nó xuống Cali để tham dự đại hội Võ Thuật, tui gặp nó. Dẩn nó về nhà, ngồi tâm sự, hai đứa nói chuyện mà không đứa nào nở được một nụ cười làm thuốc. Nó nói ”Tao muốn ngày phỏng vấn đi Mỹ chậm lại để tao còn ở lại Việt Nam ngày nào hay ngày đó." Ra quán cà phê Việt Nam ở Cali cũng không tìm lại được những ngày ngồi ở quán Vì Sao, Cội Nguồn, Khúc Thị Du. Chủ đề cuộc nói chuyện cũng lanh quanh với câu hỏi " Làm sao sống trên cái đất Mỹ nầy?" Ngày bắt tay nó để nó trở lại Minnesota, tui thấy cay đắng mà chắc nó cũng cảm thấy ngậm ngùi mà không nói.

Tuy ở chung một xứ mà cảm thấy xa cách với nhau. 

Rồi tui đi làm ở một ngân hàng. Mỗi ngày đi làm về, nhớ nó. Cuối tuần, đi uống cà phê với bà xã, thì thầm với người bạn học năm xưa mà bây giờ là người bạn trăm năm "Phải có nó ở đây đấu láo thì vui biết mấy hả Sương?" 

Đi làm hai năm, công việc ổn định. nhưng tui không cảm thấy hứng khởi trong công việc. Rồi suy nghỉ "Cái gì là quan trọng trong cuộc đời còn lại của mình. Ngày đi du học mong được trở lại quê hương làm một cái gì đó. Ngày trở về mới biết mình không làm được cái gì hết. Có phải cuối cuộc đời cái quan trọng nhứt là tình bạn không? " Nghỉ vậy, một bữa đi làm nhớ ông bà ông vải, bổng nhiên nổi khùng vô nói với xếp " I'm going to quit my job in two weeks. You should find someone to replace me ( Tui xin nghỉ việc của tui trong 2 tuần nữa. Bà kiếm người thay thế tui đi)." Bà xếp chưng hửng:" What's happening" Nói với bả là tui có thằng bạn nối khố ở Minnesota, tui lên sống với nó cho đỡ buồn vì ở Mỹ buồn quá. Bả trợn mắt " Vì bạn mà nghỉ việc hả? Chưa nghe chuyện đó bao giờ" "Chưa nghe bao giờ thì bây giờ bà nghe". Bà nói " You know what? You're a Vice President and no one can communicate with clients in 4 languages likes you do...." Biết bà xếp ca bài 'Con cá sống vì nước' nhưng lòng đã quyết, bỏ ngang xương cái job ngon ơ để đi tìm thằng bạn ngày xưa. 

Bà xã ở nhà mở cặp mắt thật bự "Bộ nổi khùng lên rồi chắc. Lên Minnesota rồi lấy gì sống. Nổi khùng lên một lần là đủ rồi." Ý bà xã nói là lần trước khi không, công việc, nhà cửa ổn định ở Nhựt, tự nhiên bay qua Mỹ, ta không biết ai, ai cũng không biết ta, tất cả phải làm lại từ đầu ở tuổi ngũ tuần. Lúc đó phải năn nỉ bả, phải vỗ ngọt bả là qua Mỹ anh mua cho em cái nầy, cái nọ...vân vân và vân vân bà xã tui mới chịu đi, bằng mặt mà chắc nàng không bằng lòng. 

Cũng hiểu, ở Nhựt về Việt Nam chỉ có 5 tiếng, bả mê học tiếng Nhựt hơn tiếng Tây, tiếng U, ra đường có cơm ăn, không có chuyện đồ ăn Nhựt đồ ăn Việt vì đồ ăn Nhựt cũng giống như đồ ăn Việt, quán cà phê khắp nơi, cứ đi 1 cây số là có một tiệm cà phê, không cần lái xe vì giao thông công cộng của Nhựt đứng vào hàng đầu của thế giới, an ninh trật tự vững vàng, đàn bà con gái đi bộ nửa đêm cũng không sao, không có chuyện giận lên xách súng bắn tùm lum như ở Mỹ, sao lại phải đi tới xứ Mỹ làm chi.

Sáu tháng đầu ở Cali, bà xã cứ đòi về Nhựt lại, nằm mơ cũng thấy Nhựt. Nhưng lở rồi. Cũng tại tui. Tất cả cũng tại tui. 

Phải ca bài "Con cá sống vì nước, anh thiếu nó thì anh buồn, sống mà buồn bã thì sống làm chi" nên bà cũng mủi lòng với lại nó cũng là bạn học của bả. Nghe tui nói lên với nó, nó welcome tui, nói là mầy cứ lên đây đi, tao lo cho. Mướn U-Haul chạy một mạch lên Minnesota, gặp nó mừng lủi thủi. Anh em nó welcome tụi tui, đứa lo cái này, đứa lo cái kia. Má nó thì tui đã quen biết từ hồi còn nhỏ nên không xa lạ gì. Tóm lại Châu Về Hợp Phố.


MINNESOTA

 
Mới biết, Minnesota lạnh kinh khủng, mùa đông lạnh dưới 20 độ C. Tất cả đều là đông đá, chỉ trừ trái tim của tụi tui. Rồi cũng quen. Người ta sống mình sống được. Đi mua căn nhà nhỏ, basement chưa làm, để trống không, nó nói "Mày cứ mua đi, tao làm basement cho." Mua xong, nó huy động anh em nó tới làm giúp, đứa lót gạch, đứa sơn nhà, đứa phụ đóng sheetrock. Lúc sửa nhà với nó, nói với nó " Tao ngày xưa cứ ao ước là lúc về già hai đứa tụi mình hợp sức làm chung một cái gì, không ngờ ông trời cho tao sửa nhà chung với mầy." Nó nói "Thì cũng làm chung một việc đó chớ. Lần sau mầy có nói với ổng thì mầy nói cho rỏ ràng là làm chung với nhau là hai đứa mình làm chủ công ty nầy nọ."

Nhà tui, nó ra Goodwill, Salvation Army mua đồ antique trang hoàng cho tui. Phòng ngủ, phòng làm việc, một tay nó làm hết. Bạn bè như nó khó kiếm ra một người thứ hai.

Tui lại làm tài xế cho nó như ngày xưa. Ngày xưa chở nó đi bằng xe đạp, bây giờ chở nó đi bằng xe hơi. Đi uống cà phê với nó có thêm Sương, bà xã tui mà cũng là bạn học của nó. Uống cà phê, ôn lại chuyện cũ, nổ như bắp rang. 



CƯỜI RA NƯỚC MẮT

Gần nó mới khám phá ra nhiều điều. Cười ra nước mắt. Nửa cười nửa khóc.

Hai đứa tính chuyện làm ăn chung. Với tui, làm việc gì cũng phải có bài bản. Trước hết phải viết cái Business Plan trong đó có Mission Statement, Marketing Research, Projected Income Stream...vì đại học Mỹ đã dạy tui như vậy. Còn nó với kinh nghiệm là dân chạy áp phe, nôm na là mì ăn liền, cứ nhào đại vô làm, tới đâu điều chỉnh theo tới đó. Không ai biết được ngày mai, ở đó mà tính với toán. Nó chê tui cứng ngắt trong khuôn khổ sách vở, tui nói nó là thằng làm càn làm ẩu. Bất đồng ý kiến. Xập tiệm.

Nói chuyện với nó thì y như ông nói gà bà nói vịt. Nó nói "Đột xuất" thi tui "Bất ngờ"; nó nói "đơn vị" thì tui "công ty"; nó nói "chất lượng" thì tui "phẩm chất", nó nói "Đảm bảo" thì tui "Bảo đảm", tới khi nó nói "Thao tác" thi tui hổng biết nó muốn nói cái giống gì.

Thôi rồi. Tui với nó đồng sàng dị mộng. Cũng là tiếng Việt mà ngôn ngữ của nó khác ngôn ngữ của tui. Mà ngôn ngữ khác tất nhiên sự suy nghỉ cũng có phần khác.

Ra đường đèn đỏ không có cảnh sát nó cứ băng ngang, tui chờ đèn xanh mới băng. Hút thuốc xong nó quăng tàn thuốc xuống đường, tui đi tìm gạc tàn thuốc bỏ vô. Không phải tui tốt lành gì mà 40 năm sống ở Nhựt ai sao tui vậy. Một con đường nhỏ ở Nhựt, không có cảnh sát coi chừng, mà mọi người đều chờ đèn xanh mới băng qua. Hút thuốc xong không có gạc tàn thuốc, dụi tàn thuốc, kiếm tờ giấy gói lại, kiếm thùng rác bỏ vô. Ngày mới qua Nhựt, đi chung với một ông đàn anh qua trước, đang đi trên đường gặp 10 yen (khoảng 10 cents) ổng mới lượm lên, đi tới bót cảnh sát, không có ai ở đó, ổng bèn để 10 yen trên bàn rồi kéo tui đi.

Mới qua Nhựt chưa biết ất giáp gì hết, mới hỏi ổng"Sao anh không lấy đại 10 yen cho rồi, đem đến đây chi cho mất công." Ông mới trả lời "Cái gì của mình là của mình, không phải của mình thì nên trả lại dù nó là 10 yen đi nữa." Ổng dạy tui một bài học để đời.

Hơn 30 năm xa cách nhau, tui ở Nhựt, nó ở Việt Nam, rồi đổi đời, tất nhiên nó khác, tui khác. Thấy vậy mà không phải vậy. Nó ăn đồ Mỹ không được, tui sống ở ngoại quốc 40 năm, đồ gì ăn chẳng được. Nó cứ thịt kho, bò kho, bao tử hầm tiêu, còn tui thì sandwidch, onion soup, spaghetti. Với tui, đến xứ nào học ngôn ngữ và văn hóa xứ đó. Với nó, không thèm. 

Nó nói không ra một câu tiếng tiếng Mỹ cho ra hồn. Hỏi nó, nó nói học tiếng Mỹ chừng nào mới giỏi đây, khỏi học luôn. Tới tiệm cà phê hay quán ăn Mỹ là tui order hết, nó chỉ ngồi ăn. Hỏi nó vậy làm sao mà mầy đậu tú tài 2 được. Nó trả lời là "làm sao để môn Anh văn khỏi bị zero là được, nửa điểm cũng được, rồi lấy môn Vạn Vật hệ số 4 đập qua, vậy là xong." A, là ra vậy.

Nó lải nhải như một con ểnh ương "Tao tốt nghiệp đại học chính quy". tui 'chơi' nó "Vậy mà tao tưởng mày tốt nghiệp đại học du kích chớ." Thôi thì, bạn mình không biết tiếng Mỹ thì mình đóng cửa dạy bạn, không ai vạch áo cho người xem lưng. Xách cuốn sách tiếng Mỹ tới nhà nó, dạy nó bài đầu tiên " Who's she. She's my wife." Nó đọc tiếng Mỹ như tiếng Tây và mất căn bản từ hồi nhỏ. Hỏi gặn nó, nó mới 'bật mí' là hồi đi học tới giờ Anh Văn là thầy Tồn đuổi nó ra khỏi lớp học vì tội "quậy". Thầy Ngô Đức Tồn, nếu thầy có tình cờ đọc qua bài của em viết thì thầy có biết chăng là vì cơn giận của thầy ngày xưa mà bây giờ thằng bạn của em nó mất căn bản đến nổi mẫu tự tiếng Mỹ nó đọc như là le francais elementaire, bây giờ em có dạy nó tiếng Mỹ thì em phải bắt đầu bằng A,B,C. Sau đó không thấy nó tích cực trong việc học tiếng Mỹ, tui cũng bỏ qua. Nó sống ở Mỹ mà không biết tiếng Mỹ là tại tui. Lỗi tại tui.

Nó, vô địch đông nam á bắc phái thiếu lâm tự, từng ra miền trung thách tất cả võ sỉ miền trung, lên võ đài chưa một lần nào thua địch thủ, bài quyền nào nó đi cũng rất đẹp, điệu nghệ như phượng múa rồng bay. Bây giờ tới phiên nó dạy tui võ thiếu lâm. Nó dạy tui bài "Cương Đao Phạt Mộc". Sau đó thấy tui cũng không tích cực gì cho lắm với võ nghệ, nó cũng lơ luôn. Cho nên bây giờ 2 đứa tui, một đứa chỉ biết "Who's she. She's my wife" và một đứa "Cương Đao Phạt Mộc". 

Hỏi nó "Sao mầy không dạy tao bài khác mà chỉ có "cương đao phạt mộc" không vậy, chẳng thấy phạt mộc đâu hết mà tao cứ phạt bà xã tao không hà." Nó cười nói tại thấy mầy không tích cực học nên tao không có dạy tiếp. Lỗi tại tui.

Nhiều khi tui cố ý chọc giận nó, chọc quê nó mà nếu người khác chắc giận lắm mà nó cứ vẫn cười hề hề, bỏ qua. Đi uống cà phê với bà xã, lúc nào cũng có nó, tụi tui 3 đứa. Mấy cô bán cà phê Starbuck chắc ngạc nhiên vì lúc nào cũng thấy 2 ông 1 bà, nghỉ là chắc nó còn độc thân, chưa vợ. Nào ai biết đâu rằng nó có tới 2 bà. Hỏi nó " Tụi tao thằng nào cũng chỉ có 1 bà mà còn thấy ớn, kham không nổi, mà mày có tới 2 bà. Bí quyết nào mầy chỉ anh em học tập coi." Nó cười cười " Thì cũng như mầy chạy chiếc Citroen, lâu lâu mày cũng muốn chạy thử chiếc Mercedes." Bạn nào muốn chạy thử Mercedes thì chạy chớ tui nói thiệt cho tiền tui không không dám mó mé tới chiếc Mercedes. Chỉ có nó dám can đảm. Tứ 4 không hề thiếu hào kiệt.

Năm nầy 2013 nó về Việt Nam ngày 17 tháng 1 thăm bạn bè và mấy em. Nó rủ tui về chung. Nó nói khích tui về chung với nó. Không được, nó 'động viên' bà xã tui để cho tui về với nó. Nhưng tui xin miễn năm nầy mà nói với nó "Mầy về Việt Nam nhớ cho tao gởi lời thăm Nguyễn Chí Đức với con nhỏ bán chè ngoài chợ. Hỏi nó có chồng chưa, nếu chưa thì làm mai cho Chí Đức. Chồng sửa xe, vợ bán chè, vậy là hạnh phúc rồi, tao như nó lấy con nhỏ bán chè liền, nói Chí Đức chờ gì nữa mà không lấy vợ, gần hết đời rồi mà nó cứ ôm thằng cha Krisnamurti hoài, có ngày làm con ma không vợ đó."

Cô bán chè trước tiệm sách Huỳnh Hiệp. Cô bán chè Tào Sọn và chè Đậu. Hỏi cô "Sao cô bán có 2 loại chè vậy?" Cô trả lời "Dạ, tại em chỉ biết nấu có hai loại chè nầy thôi." Câu trả lời mộc mạc, chân thành mà hay đáo để. Lần nào về VN cũng ghé qua chợ mua chè của cô. Ngày đi cô nói "Năm sau về mua chè của em nữa nha." Xin thất hẹn với cô năm nay.

Ngày xưa, đưa nó một điếu Salem, nó sặc sụa, nước mắt, nước mũi chảy ròng ròng mà bây giờ đi uống cà phê, cứ 15 phút là phải chạy ra ngoài để rít một hơi vì Starbuck no smoking. Sợ nó chết sớm thì tui solo nên qua trang Diển Đàn hỏi Nguyễn Hồng Đức làm sao để nó cai thuốc. Thằng Đức không trả lời thì PDT nhào vô phang một bài thơ :

" ANG bạn bè lâu năm mà mày không biết gì.
nó càng hút thuốc thì nó càng đấu láo.
mày bảo nó bỏ hút thuốc thì coi như nó câm.
mày muốn có người đấu láo hay câm????"
pdt

Nó vẫn còn hút thuốc vì vẫn còn đấu láo.

Ngày xưa, gặp con gái thì đỏ mặt tía tai mà bây giờ quá xá, ra đường thì mấy em bu đầy, về nhà thì 2 bà xa luân chiến. Bí quyết nào mà nó có số đào hoa như vậy?

Tui nghiên cứu nó. Gặp đàn bà con gái, bất cứ lứa tuổi nào, từ 10 tuổi đến 80 tuổi nó nói chuyện nầy qua chuyện khác, không để người đối diện cảm thấy cô đơn, không có khoảng trống im lặng trong cuộc nói chuyện của nó. Bí quyết của nó thu gọn trong 4 chữ 'Mật Ngọt Chết Ruồi'.

Mà nó cái gì cũng biết. Từ chuyện trồng sâm, chuyện bị chó cắn chích thuốc gì, đến chuyện đồ cổ, chuyện chính chị, chính em, chuyện cây cối, chuyện ăn uống, cái gì cũng biết, mà biết để diễn tả một cách rành rọt, lưu loát, mà không bao giờ chỉ trích người khác. 

Mà có chỉ trích đi nữa, người bị chỉ trích vẫn thấy hài lòng với cách chỉ trích của nó.Còn tui chỉ trích ai thì người đó đỏ mặt, chút nữa là bị phang đôi dép vào mặt. 

Nó có khiếu kể chuyện vui. Câu chuyện tầm thường mà qua cách kể chuyện của nó, thiên hạ lắng nghe và cười. Nó là ngôi sao sáng, là trung tâm của bạn bè. Đi đâu chơi thiếu nó là cuộc chơi phải đình lại cho tới khi có mặt nó. Còn tui thì "thiếu mợ chợ vẫn đông." 

Nó như vậy đó. Tính tình nghệ sĩ. Tốt với bạn bè. Tốt với mấy em. Luôn luôn tích cực trong cuộc sống. Nó tuyên bố " Hể ông trời cho mình muối thì thế nào ổng cũng cho mình đường để pha cho ngọt." Ngồi uống cà phê với nó không ai có cảm giác chán chường cuộc đời nầy mà thấy phấn khởi trở lại.

Kinh nghiệm sống đầy mình. Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay."



blank
Tui
blank

Tới đây bạn cũng đoán ra nó là ai rồi chớ. Khỏi nói bạn cũng biết nó là Nguyễn Phùng Phước, người bạn tri âm, tri kỷ của tui và cũng của bạn nữa đó. Chấm hết.


Ẩn-G, Minnesota Tết Quý Tỵ 2013
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10244)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11328)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10532)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 11043)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13843)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13652)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 10608)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 9483)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10803)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10597)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9952)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 49941)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 10562)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9505)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 10042)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9918)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10383)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11314)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 11424)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 9823)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 10549)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11044)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10533)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11266)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10261)
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 12045)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 9629)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10617)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10682)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 9536)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 9271)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 9349)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10319)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 13576)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11172)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10175)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 11493)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 12170)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 10553)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10396)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10836)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9906)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11462)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11764)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10021)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10265)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11063)
Đã hơn 35 mùa Thu đi qua nơi xứ lạ quê người. Lại thêm một năm xa xứ. Nhìn lá thu rơi, chạnh lòng nhớ đến những mùa Thu nơi quê nhà với đầy ắp kỷ niệm
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11570)
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11741)
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11107)
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau