7:35 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

HỒI XƯA TUI ĐI HỌC - CHƯƠNG 3 ANH BA KHẢ

31 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 21632)

Chương 3 – Anh Ba Khả

Chạy băng qua bên kia dường từ chỗ tui thường đứng đón nhỏ Mai, ngang qua cây xăng Shell có hình con sò vàng óng của nhà thằng Tài Lé, nơi mà 10 năm sau con Tâm, em thằng Tài cứ lấy kiếng cận xuống lau lia lịa mỗi khi thấy tui cỡi chiếc Honda Dame của ông già đến đổ xăng. Không phải nó muốn ngó cho rõ là tui đẹp trai đến cỡ nào mà chỉ vì nó thường hay thối dư tiền lại cho tui rồi bị má nó cho mấy phát vô mông. Có ai tính ăn gian nó đâu? Chỉ tại lúc đó là tui đang tập làm dân chơi miền bưởi nặng, ra cái vẻ bất cần đời trên gương mặt lấm tấm mụn cứ không thèm để ý đến tiền bạc mà chỉ lo liếc cái mông xinh xinh của nó.

Ồ! Hình như tui đang lạc đề ? Xin lỗi bà con nha! Tui có cái tật từ nhỏ là thường hay đi lạc mỗi khi thấy hay nói đến chuyện mấy cái mông tròn trịa phồng phồng. Đến bây giờ già cả mắt đã «kèm nhèm» mà vẫn không khá nổi. Nhiều khi đang chở mông này trên xe lại lo ngó mông kia bên đường để rồi tung vô mông đằng trước, về nhà lại bị mông đè le lưỡi mà vẫn chứng nào tật nấy. Đã vậy có lần đang ở trong hãng buồn tình vô "net" lang thang, thình lình bà xếp lớn (director) bước vào đúng ngay lúc trên mạng hình hiện ra cái gì bự phồng trắng nõn tròn vo, tui lật đật nhấn đủ thứ chỗ, nào là x nào là y mà sao nó vẫn cứ nằm chình ình ra đó phơi mông cùng tuế nguyệt. Kỳ thiệt nha, tắt máy cũng hỏng xong, nó cứ ở đó lại còn bắt đầu từ từ lắc lư nữa chứ , cái em này lì thiệt...tui rủa thầm.


Kẹt quá tui xoay đại cái màn hình vô vách tường vừa kịp lúc bà xếp đứng trước bàn.

- Ủa , màn hình của mày hư hả? Bà xếp ân cần thăm hỏi.
-Dạ...dạ.... Tui ú ớ chịu trận, mồ hôi bắt đầu nhỏ giọt.
Bà xếp bỏ đi qua phòng khác, tui liền quay cái màn hình trở lại coi mà giận tím gan , thì ra là một anh chàng Thái Lan đổi giống! Không biết là số tui có được sao vệ nữ chiếu cố gì hay không mà độ tiếng đồng hồ sau, anh chàng Ấn Độ IT khệ nệ vác tới cho tui cái màn hình mới nhứt trong hãng. Hì hì....đã quá cha! Quả đúng là thánh nhân độ kẻ khủ khờ.

 0o0


Chắc là tại cái "gen" gì đó của Ba tui thôi, nhưng vẫn còn thua hai ông Nội, Ngoại. Một ông có những 3 bà, ông kia thì rất thành thực mà khai báo rằng là:
- Mấy bà thì tùy theo mày định nghỉa thế nào là " bà "!
- ? ? ?
Nội tui là người cẩn thận, đi giang hồ tứ xứ, mỏi gối chồn chân trở lại quê nhà không quên mang theo con cái, chỉ để lại các bà Nội xa vì bà lớn không cho phép. Nghe nói lại thì bà "Nội lớn" rất là chịu chơi khi giải thích như vầy:
-Người ta cày cấy miền xa, cuối mùa gặt lúa mang về nhà, có ai chở ruộng về đâu?
Thế là ông Nội tui đành phải vỗ đùi mà khen:
- Có lý, có lý quá....ha ha ha ha !

Đến mùa gặt cuối cùng thì ba tui có cả thảy là 11 anh chị em trên giấy tờ, phía bà già thì chỉ có 5 vì ông Ngoại tui có ruộng ở vùng xôi đậu gì đó nên chẳng có cày cấy chi nhiều được. Ông tiếc lắm, mười năm trước má con tui đã giúp cho ông Ngoại được an tâm mà tiếp tục cày cấy nơi miền viên miễn bằng cách gom ba thửa ruộng của ông Ngoại tôi lại cùng một chỗ đặt nằm xung quanh ông theo hình tam giác đều. Sáng kiến của đệ tử thầy Chín đó.


Còn phần ông Nội thì đành chịu, ông cày toàn là ruộng xa biên giới mà lại quá bự, tui vác về hỏng nổi. Hơn nữa tui sợ hai con mắt của bà Nội lớn cứ ngó theo tui mỗi lần tui đi vô phòng thờ. Trước sau phải trái gì bả cũng dõi mắt theo như muốn nhắc nhở cái quy luật bất thành văn ngày đó. Có khi hình như tui nghe tiếng bà Nội vọng về:

- Thôi đi ông tướng!

Hai dòng máu đó cuộn trào đổ vào tấm thân nhỏ bé gầy nhom của tui từ thuở sơ sinh, ngày càng chảy mạnh làm cho tui đã bao lần khốn đốn xém bị tẩu hỏa nhập ma trên bước đường nối gót cha ông thực thi giấc mộng vàng "Người cày phải có....nhiều ruộng ".

 0o0


Học trò tiểu học Nguyễn Du thời đó đi học phải mặc đồng phục quần soọc xanh dương, áo sơ mi trắng, bỏ vô quần, bây giờ kêu là đóng thùng bỏ hộp gì đó. Trước khi nhập học cỡ vài tháng má tui chịu chơi dẫn tui ra tiệm may Định ở ngay đường Trịnh Hoài Đức đặt may cho tui 2 bộ láng cóong chứ không thèm cho tui mặc đồ khính của con cô Tám Mập. Cái bà này hà tiện một cây mà chơi được lắm. Mấy ông chú bác bạn lính của ba tui thường hay nói như vậy.

Ngày đó lính Mỹ chưa đến Biên Hòa, nên hai bên đường vùng Dốc Sỏi rất là vắng vẻ, chưa có mấy cái "bar" với cái quầy và mấy cái ghế cao cao lúc nào cũng có mấy chị mặc "mini jupe" trắng đỏ ngồi tréo cằng lắc lư theo tiếng nhạc xập xình, ánh đèn đủ màu chớp chớp ma quái, cũng chưa có quán cà phê "Tuyệt" với cái chị gì đó có gương mặt đẹp và mái tóc dài êm ả như sóng nước hồ thu làm tan lòng bao anh lính trẻ ngang tàng. Trên quãng đường này tui có rất nhiều anh em bạn bè bằng hửu giang hồ, khi nào có dịp tui sẽ kể ra.


Má tui kéo tui đi bên phía tay mặt về hướng chợ, bên kia đường là một biệt thự rộng lớn đấy cây kiểng, chim chóc lẫn chó bự chó nhỏ. Nhà của ông Đỗ Cao Lụa, thân phụ của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, đã quá lâu tui không còn nhớ tên nhưng tui nhớ trong ngôi nhà đồ sộ sang trọng vào bậc nhứt tỉnh lúc đó có một người con gái rất là đẹp. Không những chỉ là đẹp mà còn có một vẻ gì kiêu sa huyền bí qua cái áo sơ mi trắng ngắn tay trên cái quần lụa đen tuyền làm cho tui thấy rụt rè sợ sệt mỗi sáng đi học ngang qua nhưng vẫn thich he hé mắt nhìn. Chị ấy đẹp như người đẹp, tui thường nói với mấy thằng bạn như thế mỗi khi thấy chỉ đứng im lặng ở trước sân vườn vào buổi sáng hoặc chiều. Sau này khi bắt đầu già già tui cũng có được một con vợ đẹp nhưng mà nó thường không bao giờ đứng yên, nhất là cái miệng .


Tui có tội tình chi!?


 0o0

Bị bà già lôi kéo mãi rồi thì cũng đi ngang qua Lò Bò hôi rình, chỗ người ta mổ xẻ thịt bò đem ra chợ bán. Trong xóm đó tui có một người đàn anh dân chơi dao búa nổi tiếng là anh Ba Khả; anh Khả đúng là dân chơi thần tượng của tụi tui thời đó, ảnh học, chơi cái gì cũng đẹp, văn nghệ văn gừng một cây, ảnh học hạng nhứt trong trường, đi sĩ quan Đà Lạt đánh lộn với niên trưởng bị đưa về Thủ Đức, ảnh lại nổi hứng mần luôn sĩ quan huấn luyện bị cho ra binh nhì, buồn tình anh Ba Khả bỏ về Lò Bò làm vua một cõi.


Tui quen với anh Ba Khả là vì một sáng lang thang qua đó bị mấy thằng Lò Bò chơi hội đồng vì cái tội có cái mặt dễ bực dễ ghét chi đó cộng với cái lối thọc hai tay vô túi quần đi nghênh ngang qua đầu hẻm. Ơ hay ! Tui đâu có biểu tụi nó dòm ? Với lại tụi nó có biết đâu rằng, tại thuở ấy, tui mười mấy tuổi, đang độ trổ giò, mấy cái quần thì cái nào cái nầy cũng cụt ngủn, biết bà già chưa có tiền không dám xin, tui đành thọt tay vô túi vừa đi vừa ráng nhấn cái quần xuống cho vừa, đúng là oan ông Địa.

Đang bị tụi nó đấm đá tưng bừng hoa lá tưởng là sắp thành trinh nữ lên thiên đàng thì anh Ba Khả từ trong quán cóc bước ra lừ mắt, cả đám tụi nó hoảng hồn bỏ chạy vô trong hẻm.

Tui theo anh Ba Khả vô nhà ảnh ở tuốt sâu bên trong, phía sau lò mổ bò để cho chị Tuyết, chị Hai của ảnh xức thuốc đỏ vô cái mặt đáng ghét giờ đã thành đáng thương hại của tui, lạ há, sao mà tóc chị Tuyết thơm quá. Về sau khi hơi lớn lớn bắt đầu tập tành đứng ở đầu hẻm hay ngay trước rạp Biên Hùng kênh kênh mấy tên khác xóm, lúc đó tui mới biết rõ cái lý do anh Ba Khả cứu tui ngày đó. Chuyện dễ như ăn cơm sườn, ảnh nói:

- Tao không thích mấy thằng chơi hội đồng! Mà cái mặt mày cũng dễ đục lắm, lúc nào cũng kênh kênh . . hề ..hề..

Anh Ba Khả đã bị mấy anh Quân Cảnh bắn chết!...


Bên kia bắt, bên này bắn, người thân yêu của tui dần dần biến đi đâu mất. Tui không oán thù mấy ông Quân Cảnh, mấy anh đó chỉ thi hành nhiệm vụ, tui biết anh Ba Khả có tội đào ngũ, lại có súng trong người nhưng mà hình như ông Clinton cũng chẳng phải đã trốn lính hay sao? Ổng còn chơi ma ma na na gì nữa đó! Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..


(Còn tiếp)

Hoàng Duy Liệu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10248)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11329)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10535)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 11043)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13851)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13654)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 10614)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 9486)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10808)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10598)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9956)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 49948)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 10564)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9505)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 10046)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9922)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10388)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11314)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 11425)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 9823)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 10550)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11047)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10534)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11267)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10264)
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 12046)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 9630)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10618)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10683)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 9537)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 9271)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 9350)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10319)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 13579)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11172)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10175)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 11494)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 12171)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 10553)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10396)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10843)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9906)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11463)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11766)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10026)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10266)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11066)
Đã hơn 35 mùa Thu đi qua nơi xứ lạ quê người. Lại thêm một năm xa xứ. Nhìn lá thu rơi, chạnh lòng nhớ đến những mùa Thu nơi quê nhà với đầy ắp kỷ niệm
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11570)
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11744)
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11110)
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau